Người đàn bà đợi ở bến xe

Sau khi li dị, Toản quyết định không lấy vợ nữa. Anh không thổ lộ ý tưởng ấy với ai, gom tiền mua một căn hộ trong khu chung cư "hác lem". Sắm sửa các thứ tối thiểu trong nhà xong, anh thành tay trắng. Nhưng Toản tự thấy được an ủi là từ nay trong nhà anh không có đàn bà. Ðàn bà, với anh là chị vợ cũ, người anh đã yêu khi chưa biết thế nào là tình yêu. Ðã cưới khi chưa biết thế nào là hôn nhân. Ðầu tiên anh mất ăn mất ngủ vì nụ cười lộ hai hàm răng trắng và đều, khi chị cho anh hôn, anh nhớ mãi vị ngọt của nụ hôn đầu tiên trong đời, khi anh cùng chị đi chơi ngoại thành mắc mưa, phải đứng với nhau ba tiếng đồng hồ trong một cái điếm canh đê, anh bàng hoàng chạm phải da thịt cùng làn sóng lạ lẫm đang dâng lên khắp nơi trên thân thể chị. Và sau đêm đó ở cái điếm canh đê chị đòi anh cưới. Chị nói không thể sống mà không có anh. Còn anh, anh thèm thuồng nhớ lại chuyện xẩy ra trong điếm canh đê, anh muốn làm như thế một lần nữa, lần nữa. Và anh cưới chị, hai người ở trong căn hộ cơ quan phân phối cho anh khi còn độc thân, những ngày đầu tiên tuyệt vời, anh đi làm về đã thấy một mâm cơm trên bàn còn trên tấm trải giường màu hoa lựu là chị nằm đọc cái gì đó, khi mặc một bộ váy ngủ, khi không mặc gì cả để đón anh và anh bỏ mặc mâm cơm, đổ xuống chị như một cây chuối bị đốn bởi niềm đam mê. Giờ thì anh không còn nhớ gì đến những chuyện đó nữa, nụ hôn, cái điếm canh đê trong cơn mưa, bộ váy ngủ và những làn sóng dâng lên nhấn chìm anh trong phút chốc. Anh chỉ còn nhớ một người đàn bà. Anh nhớ chị lục tìm trong áo khoác anh cái ví, chị rút tệp giấy bạc kỳ lương còm của anh ra, chị thấp nước bọt lên ngón tay, đếm từng tờ rồi bĩu môi nhìn anh đang ngồi bó gối trên chiếc ghế dựa cũ xin của cơ quan, anh co rúm lại trong sự bất lực về mình, về cái nghề bạc bẽo và công việc bèo bọt của anh ở cơ quan nơi có người kiếm tháng năm bảy trăm đô còn những loại như anh chỉ lĩnh năm bảy trăm ngàn tiền Việt. Anh nhớ những lần chị vùng dậy ngồi lên vặn người rồi ra nhà tắm trút bỏ một cách kiên quyết những gì anh đã cho chị như thải một thứ ô nhiễm độc hại nhất, chị nói chị sẽ không bao giờ có con với một thằng "giẻ cùi" và hối là đã nhẹ dạ. Anh nhớ nét mặt lạnh và tỉnh bơ khi chị bắt đầu giai đoạn ra phố sau bữa cơm tối, về rất muộn, vốn "sĩ" và nhu nhược, anh không hỏi chị đi đâu cho đến một đêm chị không về, cho đến một ngày, sau khi anh đi công tác vào Sông Bé bảy tháng, khi anh về, chị trâng tráo nói với anh là chị đã có thai được ba tháng rồi. "Bây giờ anh muốn làm gì thì làm, tuỳ anh" Anh nhớ câu nói ấy và chỉ nhớ câu nói ấy với nét mặt trâng tráo thách thức sáng ngời khoái cảm của người ăn vụng.
Anh mừng là căn hộ mới của anh không có đàn bà.
Như mọi buổi chiều, anh ra bến xe buýt cách cơ quan không xa để chờ xe về nhà. Chiếc Honda 81 anh đã phải "đi ở" để trả nốt số nợ mua căn hộ vào năm ngoái. Anh đã quen không đi xe máy mà đi xe buýt, chìều nào anh cũng đi chuyến xe cuối cùng chưa bao giờ bị nhỡ. Anh nghiệm ra nhu cầu của con người có chất cao-su, giả định không còn xe buýt mà phải đi bộ thì anh cũng sẽ đi bộ một cách vui vẻ như khi chuyển từ xe máy sang xe buýt. Anh ngồi lên chiếc ghế của trạm đợi xe dọc đường trong đầu nhâm nhi cái ý nghĩ A.Q rằng mình "dùng" xe buýt nhà nước còn sướng gấp vạn mấy thằng đi xe máy đội mũ sắt mồm bịt khẩu trang như lính cứu hoả đang vật lộn với bụi đường và đồng loại. Cho nên anh quên không nhìn thấy một người đàn bà ôm đứa con nhỏ đang co ro ngồi tít một đầu ghế. Trời rất lạnh, có mưa nhỏ rơi tí tách lâm thâm trên mặt đường. Khi nhìn ra chỉ có mình và người đàn bà ôm con nhỏ chờ chuyến xe vét qua trạm này, anh luống cuống như chính anh vừa hẹn chị ta ra đây với anh chứ không phải tình cờ. Anh đỏ mặt vì lạnh, vì bối rối. Sau ngày ly hôn anh không đi với người đàn bà nào ngoài phố. Trong các cuộc họp cơ quan, anh đứng dậy đi chỗ khác ngay nếu có một cô mắt xanh mỏ đỏ hay cả bà tạp vụ xồ xề ngẫu nhiên ngồi xuống cạnh mình. Anh chưa hề nói với ai là anh không ưa gần phụ nữ. Chỉ anh biết là, mỗi lần nói chuyện với họ, ngồi bên họ là anh lại thấy lại, nhớ lại chị và câu nói tỉnh bơ đầy vẻ hân hoan.
Ðường phố đã lên đèn. Dãy đèn cao áp vàng khè trong mưa. Người đàn bà bế con ngồi xích lại gần anh, nhìn anh khẩn khoản:
- Nhờ ông bế hộ cháu một tẹo, tôi đang lo là không còn chuyến xe nào nữa.
- Chị đi đâu? - anh hỏi - nếu xe đến thì sao?
- Tôi đi một chút thôi. Nếu xe đến thì ông đặt cháu xuống ghế giúp tôi.
Anh không nỡ chối từ. Vốn ít tò mò,anh cũng không hỏi chị đi đâu. Anh nhận đứa bé từ tay chị. Thằng bé khoảng chẵn năm, má đỏ hồng, ngủ say sưa trong mớ quần áo ấm không sang trọng gì lắm nhưng cũng không thể nói là tồi. Mùi sữa, mùi hơi thở trẻ con phả vào anh làm anh bừng tỉnh.
- Nhờ ông trông hộ cái túi.
Chị nói rồi chạy vào trong mưa. Anh nhìn theo, thấy chị đến chỗ bức tường bao một cái sân chơi. Chị ta ngồi xuống, mất dạng trong bóng tối của bức tường đổ xuống một vệt dài và anh hiểu chị gửi con cho anh để làm gì. Anh xấu hổ, tự trách mình sao lại nhìn theo chị. Vừa lúc đó chiếc xe buýt quen thuộc mang số 56 trờ tới. Thấy chỉ có mình anh ôm đứa bé ngồi trên ghế đợi, anh phụ xe lao đầu ra: Chờ xe thì lên! Anh không trả lời. Trên tay anh đang có thằng bé và cạnh anh là cái túi của người đàn bà. Làm sao anh có thể để lại hai thứ đó trên chiếc ghế. Chiếc xe buýt không dừng, tăng ga rời trạm chờ. Anh nhìn theo, dửng dưng. Ði bộ về nhà mất khoảng nửa giờ nhưng trời lạnh thì cũng chẳng ngại. Anh ôm chặt thằng bé vào lòng vì thấy nó cựa quậy trong vòng tay. Anh ngồi như thế một lúc. Anh không lo lắng gì về phần mình mà chỉ lo cho người đàn bà. Liệu chị ta có tiền để gọi một chiếc xe ôm hay không?
http://eTruyen.com

TieuBoiNgoan : sưu tầm
Nguồn: Vnthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 30 tháng 8 năm 2005

Thu xếp xong cho hai mẹ con, tôi trở lại nhà hộ sinh. Cô y tá được mọi người gán cho cái tên " hộ pháp" đang chống hai tay vào hông làm ầm ĩ bên giường cô gái tội nghiệp. Cạnh đó một người đàn bà bụng chửa vượt mặt đang đứng chống tay vào tường kêu rên. "Cô tròn cô vuông rồi thì về. Giường hết sạch rồi, chúng tôi thu xếp cho khách thế nào đây?" Tôi hiểu ra, bước tới trước mặt "hộ pháp":"Tôi đến đón cô ấy đây" Hộ pháp cười rất tươi: "Xin anh cả tiền viện phí". Ði xe máy bên cạnh chiếc xích lô của hai mẹ con, tôi nghĩ: "Tôi đón thêm một bé không phải máu mủ của tôi về nhà thì cũng chẳng đau khổ được hơn. Tôi đã tới tột cùng đau khổ rồi." Kinh dịch nói đại ý: đau khổ đầy tràn thì sẽ tới niềm vui!
Vợ tôi không có phản ứng gì. Có lẽ cô ấy đã biết tính tôi, lặng lẽ chấp nhận tỷ số một đều. Còn tôi thì tận dụng hết mười ngày phép để làm nốt nhiệm vụ một nhà từ thiện, một ma xơ đầy lòng trắc ẩn. Hai đứa bé lớn dần lên trong nhà tôi mà không hề biết có một cơn bão đang chuyển động trong đáy lòng của ba con người chắc chúng không hiểu nổi. Ðến ngày thứ năm, cô gái đã đi lại được khá bình thường. Cô ngỏ ý muốn đi chợ. Cô bế đứa bé sang giường vợ tôi và ra đi. Tôi không nài cô cầm tiền. Cô có tiền và chắc cũng muốn "thanh toán" nợ nần bằng bữa chợ. Trưa hôm đó, sau khi lên Uỷ Ban lấy được con dấu đỏ, tôi trở về nhà, và sửng sốt nhìn thấy trên mâm cơm giữa các đĩa thức ăn nấu công phu, một đĩa xa lát Nga. Tôi đã từng tốt nghiệp nghề rừng ở đại học I-a-cút tuy ở đó các thầy không dạy tôi phải bắn bọn lâm tặc ở chân hay trên ngực. Một cuộc đời hiện ra, tuổi thanh xuân, du học, rừng xibêri, tình yêu, tuyết trắng và thịt hun khói. Và người sản phụ trẻ không ai săn sóc ngồi đối diện bỗng trở nên khác hẳn. Nỗi cô đơn không còn làm đôi mắt cô tối sầm như mọi hôm. Chắc hẳn cô ta vui vì biết tôi đang vui. Chiều hôm đó, tôi quyết định ngồi với cô một lúc trên một khúc gỗ mục ngoài sân và hỏi chuyện cô. Vợ tôi à ơi ru con trong nhà. Chắc cô ấy cũng đang nhớ tới người tình mặc áo sơ mi trắng và thơm mùi xà bông Luz.
Một chuyện tình khá "thời đại": chung vốn đi Nga làm ăn, yêu nhau, giấu không cho người yêu biết mình có thai vì "sợ nó bắt phá" mất. Một sáng tỉnh dậy không thấy ai quanh mình ngoài cái thai vượt mặt trong bụng và vài ngàn mỹ kim trong người. Vốn liếng chung đã được ông "người yêu" chuyển thành đô sạch sành sanh và biến mất. Người ta bảo ông ta về nước trong chuyến máy bay ngày hôm đó. Thế là về và đi tìm chàng Ðông Gioanh, may ra còn kịp đến nhà hộ sinh. Tứ cố vô thân.
Trưa hôm đó tôi ăn hết đĩa xa lát Nga một mình. Tôi chắc cô ấy đã hỏi dò ai đó biết tôi từng ở Nga và chút hành động đầy nữ tính để trả ơn người đàn ông "trượng phu" đã dám đón về nhà mình để hầu hạ hai đứa trẻ không phải con mình và một người đàn bà không quen biết. Các bạn sẽ tưởng tượng được tôi cảm động như thế nào vì từ ngày có vợ đến nay, tôi vẫn phải tự khâu lấy những chiếc khuy đứt của mình. Khi người ta không yêu chồng thì chuyện đó cũng chẳng có gì lạ.
Chúng tôi lỵ dị sau đó một năm. Tôi chờ và chính vợ tôi đã khởi động mọi thủ tục. Nàng có thể đã ân hận nhưng quá biết tính nết tôi, nàng cho rằng sự "bỏ qua" của tôi chẳng qua chỉ là một hình thức đối xử. Chi bằng đã không yêu thì chẳng cần níu kéo. Tôi đồng ý để nhà lại cho vợ tôi, con của nàng và ba khối gỗ hồng sắc mua từ mấy năm trước đang chất đống đầu hồi định làm một cái isba kiểu Nga ở góc vườn. Không ngờ gỗ lại bền hơn giấc mộng gia đình của tôi. Có lẽ đó là gỗ của một anh lính kiểm lâm.
Trước đó tôi đã đón hai mẹ con người đàn bà đã làm tôi cảm động vì một đĩa xa lát Nga lên rừng. Ðơn giản vì nàng không biết ở đâu, về đâu và cũng vì tôi muốn thế. Ðất rộng, người thưa, gỗ không thiếu, tha hồ ở. Thằng bé rất kháu, lớn nhanh trên đất rừng và khi nó bắt đầu gọi tôi bập bẹ mấy tiếng "bố, bố" gian lận thì tôi cưới nàng. Không thể nuôi sự dối trá quá lâu. Tôi nghĩ thế.
Kim Giang 10. 2000
--!!tach_noi_dung!!--

Tieuboingoan : sưu tầm
Nguồn: Vnthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 30 tháng 8 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--