Nhà nghiêu cứu Trần Bạch Đằng Đọc Hồi ký không tên

Tên tuổi Lý Quí Chung không xa lạ gì với giới trí thức TP. HCM và miền Nam, bây giờ càng gần gũi hơn với những người hâm mộ bóng đá qua các bài viết mà anh ký tên Chánh Trinh.
Vào tuổi 64, anh viết hồi ký - Hồi ký không tên. “Không tên” nhưng vẫn “có tên” bởi mọi hồi ký đều do một người, một nhóm người nhớ lại và ghi chép những gì mà đời mình đã trải qua, đương nhiên kèm theo suy nghĩ về thế sự, nhân tình và, không loại trừ, tâm sự. Tập hồi ký có mặt rất nhiều tên mà tôi hiểu tác giả chọn tên cho tập hồi ký này đã hàm ý khái quát “số thành” của những cái tên được thể hiện trong dòng chảy của năm tháng, những cái tên hóa thân vào sự kiện – mà không ít sự kiện nằm trong một quá trình chuyển động dữ dội của Sài Gòn và miền Nam, của Việt Nam – đặc biệt 15 năm (1960-1975) đất nước ta đối mặt với Mỹ, đối mặt trên chính trường, trên chiến trường. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả và Nhà xuất bản đề nghị tôi viết lời giới thiệu tập hồi ký này, bởi hầu hết sự kiện cùng nhân vật được nhắc trong hồi ký, bản thân tôi có biết, có tiếp xúc, thậm chí, về sự kiện, có chịu trách nhiệm với cương vị - trong thời gian ấy – người phụ trách phong trào cách mạng Thành phố Sài Gòn. Cho nên, những gì anh Lý Quí Chung kể lại, ít nhiều tôi hiểu – hiểu cả phần chiều sâu. Tuy nhiên, đọc lại hồi ký, tôi vẫn cảm ơn tác giả đã hệ thống, không theo logic hình thức mà bằng “chuỗi” diễn tiến của tình thế và tác giả giúp tôi nhớ lại quá khứ chưa xa lắm song chưa phải người trong cuộc nào cũng đánh giá chính xác. Giá trị lớn nhất của hồi ký là tác giả “kể chuyện” một cách giản dị, rõ ràng, “lớp lang”, dù chỉ thông qua thực tế thu hẹp liên quan đến cá nhân mình. Có thể còn một số điều cần trao đổi thêm với tác giả, chủ yếu chung quanh hiện tượng và bản chất của một số sự kiện, song đó là thu nhận của tác giả trong một thân phận cụ thể - Lý Quí Chung không thuộc một gia đình truyền thống cách mạng, hay có chân trong đội ngũ quần chúng trỗi dậy từ Cách mạng Tháng Tám, hay nằm trong tầng lớp bị áp bức bóc lột thậm tệ, càng không phải là… “một Việt Cộng nằm vùng”. Anh “đại diện”- nếu hiểu chữ “đại diện” theo nghĩa chẳng do ai bầu mà là sự đương nhiên – cho lớp trung gian của xã hội, “trung gian” cả về kinh tế lẫn chính trị.
Lý Quí Chung sinh năm 1940. Anh vào đời đúng lúc đất nước ta vừa dứt được ách đô hộ của Pháp, đang đứng trước sự đe dọa của đô hộ Mỹ. Anh Chung, trong tuổi sinh viên, tiếp cận với những năm cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm và trải dài suốt cuộc chiến tranh khốc liệt vào bậc nhất của Việt Nam, cho đến tận ngày 30-4-1945. Độ dài của hiện thực chiến tranh tuy gói gọn ở anh Chung có 15 năm, song lại đúng vào lúc lịch sử đặc quánh những nội hàm rất tiêu biểu.
Trước đây, tôi chưa gặp anh, song đã biết tiếng anh trong hai trường hợp mà tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Trường hợp thứ nhất, tôi đọc trên báo Tiếng Dội bài của nhà báo vốn rất quen thuộc với tôi là Trần Tấn Quốc – người được giới báo chí Sài Gòn vào những năm 60 suy tôn là “đại trưởng lão” trong làng báo – viết một bài nói về các nhà báo trẻ ở Sài Gòn, đặc biệt đánh giá cao Lý Quí Chung, khi ấy Lý Quí Chung ký tên là Nguyễn Lý. Ông Quốc viết, đại ý: Làng báo Sài Gòn xuất hiện nhiều cây viết tài năng và ông cảm thấy mình khó sánh kịp, bởi “cái bóng đồ sộ của Nguyễn Lý” – tôi nhớ câu này và chữ “cái bóng đồ sộ” theo cách nhìn của ông. Tôi biết Trần Tấn Quốc khi ông còn mang trên Trần Chí Thành, từng hoạt động cộng sản lâu năm, bị tù Côn Đảo, một nhà báo trí thức khá kiêu kỳ đã đánh giá Lý Quí Chung như thế và điều đó khiến tôi suy nghĩ. Trường hợp thứ hai, trên báo Tiếng Nói Dân Tộc, Lý Quí Chung có viết một bài xã luận nói về Quốc hội Sài Gòn, anh là dân biểu: Rất xấu hổ khi làm “cây kiểng” cho chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Tất nhiên, tôi còn đọc những tờ báo mà Lý Quí Chung hoặc cộng tác hoặc làm chủ bút, tôi đọc khá nhiều. Bấy giờ, tức vào những năm 60 và đầu những năm 70, báo chí Sài Gòn khá nổi bật trong đấu tranh chống Mỹ và chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Nhiều tờ báo đăng bài của các dân biểu đối lập, nhất là nhóm Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Văn Minh, Dương Văn Ba, Nguyễn Văn Binh, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan… Báo chí đối lập là hiện tượng độc đáo của Sài Gòn trong suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chỉ nói báo chí công khai, trong khi báo chí nửa công khai, nhất là của sinh viên, học sinh và các hội đoàn, thì gần như “tràn ngập lãnh thổ”. Những tờ báo do các dân biểu đối lập “chịu trận” quy tụ rất đông số trí thức có tinh thần dân tộc. Lý Quí Chung có mặt trên các bài xã luận với phong cách riêng. Anh không “dữ dội” như Nguyễn Ngọc Lan – khi Nguyễn Văn Thiệu phản đối khẩu hiệu chống Mỹ cứu nước của Mặt trận Giải phóng, Nguyễn Ngọc Lan bấy giờ còn là linh mục, đã “hiến kế” cho tổng thống, đảo ngược khẩu hiệu của Mặt trận Giải phóng thành “chống nước, cứu Mỹ” – cũng không mang tính chất nghiên cứu như linh mục Trương Bá Cần về thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cũng không “chua” và “sát rạt” như Tư Trời Biển (Ngô Công Đức). Anh Chung nhạy bén ở khía cạnh thời sự.
Sau ngày đất nước thống nhất, tôi gặp anh Lý Quí Chung thường hơn, và gần đây, gặp trong một vài cuộc hội thảo về bóng đá. Do vậy, ở một chừng mực nào, tôi hiểu anh. Anh đã sống dưới chế độ cách mạng ngót 30 năm, dài hơn thời gian chạm mặt với chế độ cũ, nếu tính chỗ xuất phát từ một Lý Quí Chung 20 tuổi. Không có gì đặc biệt khi trong tập hồi ký hoặc nói thẳng hoặc ẩn chứa ưu tư của một trí thức trước thời cuộc, song Lý Quí Chung hướng về phía trước, hướng về những khám phá, hướng về nghĩa vụ. Tôi cho rằng tập hồi ký là nỗ lực của Lý Quí Chung để tự hiểu mình, tự đặt mình trong vận nước và, thật đáng quý, tự vượt qua chính mình. Ở cái tuổi 64, cái “ngộ” ấy chắc chưa viên mãn, song nó là cái nền cho một hồi ký khác – tôi hy vọng sẽ viên mãn hơn.
Thật ra, giới lớp trí thức Sài Gòn như Lý Quí Chung, “phơi phới sống với chế độ mới” là chuyện không thể có, tức không thể đòi hỏi. Rồi đây độc giả sẽ còn đọc nhiều hồi ký nữa của nhiều nhân vật có mặt lúc này lúc khác giữa lòng Sài Gòn. Những tư liệu ấy – nếu được đọc với sự phê phán và lòng bao dung – sẽ thêm cho pho sử hiện đại nước ta các khía cạnh không phải là không thú vị.
Cách mạng Việt Nam đa dạng. Góp vào bức tranh đa dạng ấy những đường nét riêng, tôi xem đó là cống hiến của Lý Quí Chung.
Với xác tín như thế, tôi giới thiệu Hồi ký không tên của Lý Quí Chung.

8-2004

T.B.Đ

Truyện Hồi ký không tên ---~~~cungtacgia~~~--- !!!6319_17.htm!!!!!!6319_2.htm!!! Đã xem 130658 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Nhà nghiêu cứu Trần Bạch Đằng Đọc Hồi ký không tên

--!!tach_noi_dung!!--
Tên tuổi Lý Quí Chung không xa lạ gì với giới trí thức TP. HCM và miền Nam, bây giờ càng gần gũi hơn với những người hâm mộ bóng đá qua các bài viết mà anh ký tên Chánh Trinh.
Vào tuổi 64, anh viết hồi ký - Hồi ký không tên. “Không tên” nhưng vẫn “có tên” bởi mọi hồi ký đều do một người, một nhóm người nhớ lại và ghi chép những gì mà đời mình đã trải qua, đương nhiên kèm theo suy nghĩ về thế sự, nhân tình và, không loại trừ, tâm sự. Tập hồi ký có mặt rất nhiều tên mà tôi hiểu tác giả chọn tên cho tập hồi ký này đã hàm ý khái quát “số thành” của những cái tên được thể hiện trong dòng chảy của năm tháng, những cái tên hóa thân vào sự kiện – mà không ít sự kiện nằm trong một quá trình chuyển động dữ dội của Sài Gòn và miền Nam, của Việt Nam – đặc biệt 15 năm (1960-1975) đất nước ta đối mặt với Mỹ, đối mặt trên chính trường, trên chiến trường. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả và Nhà xuất bản đề nghị tôi viết lời giới thiệu tập hồi ký này, bởi hầu hết sự kiện cùng nhân vật được nhắc trong hồi ký, bản thân tôi có biết, có tiếp xúc, thậm chí, về sự kiện, có chịu trách nhiệm với cương vị - trong thời gian ấy – người phụ trách phong trào cách mạng Thành phố Sài Gòn. Cho nên, những gì anh Lý Quí Chung kể lại, ít nhiều tôi hiểu – hiểu cả phần chiều sâu. Tuy nhiên, đọc lại hồi ký, tôi vẫn cảm ơn tác giả đã hệ thống, không theo logic hình thức mà bằng “chuỗi” diễn tiến của tình thế và tác giả giúp tôi nhớ lại quá khứ chưa xa lắm song chưa phải người trong cuộc nào cũng đánh giá chính xác. Giá trị lớn nhất của hồi ký là tác giả “kể chuyện” một cách giản dị, rõ ràng, “lớp lang”, dù chỉ thông qua thực tế thu hẹp liên quan đến cá nhân mình. Có thể còn một số điều cần trao đổi thêm với tác giả, chủ yếu chung quanh hiện tượng và bản chất của một số sự kiện, song đó là thu nhận của tác giả trong một thân phận cụ thể - Lý Quí Chung không thuộc một gia đình truyền thống cách mạng, hay có chân trong đội ngũ quần chúng trỗi dậy từ Cách mạng Tháng Tám, hay nằm trong tầng lớp bị áp bức bóc lột thậm tệ, càng không phải là… “một Việt Cộng nằm vùng”. Anh “đại diện”- nếu hiểu chữ “đại diện” theo nghĩa chẳng do ai bầu mà là sự đương nhiên – cho lớp trung gian của xã hội, “trung gian” cả về kinh tế lẫn chính trị.
Lý Quí Chung sinh năm 1940. Anh vào đời đúng lúc đất nước ta vừa dứt được ách đô hộ của Pháp, đang đứng trước sự đe dọa của đô hộ Mỹ. Anh Chung, trong tuổi sinh viên, tiếp cận với những năm cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm và trải dài suốt cuộc chiến tranh khốc liệt vào bậc nhất của Việt Nam, cho đến tận ngày 30-4-1945. Độ dài của hiện thực chiến tranh tuy gói gọn ở anh Chung có 15 năm, song lại đúng vào lúc lịch sử đặc quánh những nội hàm rất tiêu biểu.
Trước đây, tôi chưa gặp anh, song đã biết tiếng anh trong hai trường hợp mà tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Trường hợp thứ nhất, tôi đọc trên báo Tiếng Dội bài của nhà báo vốn rất quen thuộc với tôi là Trần Tấn Quốc – người được giới báo chí Sài Gòn vào những năm 60 suy tôn là “đại trưởng lão” trong làng báo – viết một bài nói về các nhà báo trẻ ở Sài Gòn, đặc biệt đánh giá cao Lý Quí Chung, khi ấy Lý Quí Chung ký tên là Nguyễn Lý. Ông Quốc viết, đại ý: Làng báo Sài Gòn xuất hiện nhiều cây viết tài năng và ông cảm thấy mình khó sánh kịp, bởi “cái bóng đồ sộ của Nguyễn Lý” – tôi nhớ câu này và chữ “cái bóng đồ sộ” theo cách nhìn của ông. Tôi biết Trần Tấn Quốc khi ông còn mang trên Trần Chí Thành, từng hoạt động cộng sản lâu năm, bị tù Côn Đảo, một nhà báo trí thức khá kiêu kỳ đã đánh giá Lý Quí Chung như thế và điều đó khiến tôi suy nghĩ. Trường hợp thứ hai, trên báo Tiếng Nói Dân Tộc, Lý Quí Chung có viết một bài xã luận nói về Quốc hội Sài Gòn, anh là dân biểu: Rất xấu hổ khi làm “cây kiểng” cho chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Tất nhiên, tôi còn đọc những tờ báo mà Lý Quí Chung hoặc cộng tác hoặc làm chủ bút, tôi đọc khá nhiều. Bấy giờ, tức vào những năm 60 và đầu những năm 70, báo chí Sài Gòn khá nổi bật trong đấu tranh chống Mỹ và chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Nhiều tờ báo đăng bài của các dân biểu đối lập, nhất là nhóm Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Văn Minh, Dương Văn Ba, Nguyễn Văn Binh, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan… Báo chí đối lập là hiện tượng độc đáo của Sài Gòn trong suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chỉ nói báo chí công khai, trong khi báo chí nửa công khai, nhất là của sinh viên, học sinh và các hội đoàn, thì gần như “tràn ngập lãnh thổ”. Những tờ báo do các dân biểu đối lập “chịu trận” quy tụ rất đông số trí thức có tinh thần dân tộc. Lý Quí Chung có mặt trên các bài xã luận với phong cách riêng. Anh không “dữ dội” như Nguyễn Ngọc Lan – khi Nguyễn Văn Thiệu phản đối khẩu hiệu chống Mỹ cứu nước của Mặt trận Giải phóng, Nguyễn Ngọc Lan bấy giờ còn là linh mục, đã “hiến kế” cho tổng thống, đảo ngược khẩu hiệu của Mặt trận Giải phóng thành “chống nước, cứu Mỹ” – cũng không mang tính chất nghiên cứu như linh mục Trương Bá Cần về thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cũng không “chua” và “sát rạt” như Tư Trời Biển (Ngô Công Đức). Anh Chung nhạy bén ở khía cạnh thời sự.
Sau ngày đất nước thống nhất, tôi gặp anh Lý Quí Chung thường hơn, và gần đây, gặp trong một vài cuộc hội thảo về bóng đá. Do vậy, ở một chừng mực nào, tôi hiểu anh. Anh đã sống dưới chế độ cách mạng ngót 30 năm, dài hơn thời gian chạm mặt với chế độ cũ, nếu tính chỗ xuất phát từ một Lý Quí Chung 20 tuổi. Không có gì đặc biệt khi trong tập hồi ký hoặc nói thẳng hoặc ẩn chứa ưu tư của một trí thức trước thời cuộc, song Lý Quí Chung hướng về phía trước, hướng về những khám phá, hướng về nghĩa vụ. Tôi cho rằng tập hồi ký là nỗ lực của Lý Quí Chung để tự hiểu mình, tự đặt mình trong vận nước và, thật đáng quý, tự vượt qua chính mình. Ở cái tuổi 64, cái “ngộ” ấy chắc chưa viên mãn, song nó là cái nền cho một hồi ký khác – tôi hy vọng sẽ viên mãn hơn.
Thật ra, giới lớp trí thức Sài Gòn như Lý Quí Chung, “phơi phới sống với chế độ mới” là chuyện không thể có, tức không thể đòi hỏi. Rồi đây độc giả sẽ còn đọc nhiều hồi ký nữa của nhiều nhân vật có mặt lúc này lúc khác giữa lòng Sài Gòn. Những tư liệu ấy – nếu được đọc với sự phê phán và lòng bao dung – sẽ thêm cho pho sử hiện đại nước ta các khía cạnh không phải là không thú vị.
Cách mạng Việt Nam đa dạng. Góp vào bức tranh đa dạng ấy những đường nét riêng, tôi xem đó là cống hiến của Lý Quí Chung.
Với xác tín như thế, tôi giới thiệu Hồi ký không tên của Lý Quí Chung.

8-2004

T.B.Đ
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Talawas
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 8 tháng 10 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--