Chương 20
Người của mặt trận

Trong suốt thời kỳ hoạt động của tôi trước 1975, tôi không có một cuộc tiếp xúc chính thức nào với người của MTDTGPMN. Tôi chỉ được biết ai, trong số những người có quan hệ với mình là cán bộ cộng sản sau ngày 30-4-1975. Còn trước đó tôi chỉ đoán mò như trường hợp nhà báo Nguyễn Vạn Hồng (tức nhà thơ Cung Văn), vì anh đã đọc cho tôi nghe tác phẩm “Thăm lúa” của nhà thơ Trần Hữu Thung và nói bài thơ này đoạt giải thưởng ở Vácxava (Ba Lan). Anh Hồng vô tình để lộ tông tích của mình hay đây là sự cố tình vì đã đánh giá được thái độ chính trị của tôi? Sau 1975 tôi cũng quên hỏi anh về chuyện này. Nhưng có một người từ đầu năm 1975 đã để lộ mình là người của Mặt Trận. Tuy không nói thẳng ra “tôi là người của Mặt Trận”, nhưng cái cách anh Huỳnh Bá Thành bày tỏ quan điểm chính trị của mình, đặc biệt đối với Hiệp định Paris cùng những gợi ý về phương pháp đấu tranh chống Thiệu, rồi sau cùng là những tuyên truyền trực tiếp về chính sách của MTDTGPMN đối với trí thức... khiến cho tôi không thể kết luận khác hơn: Anh là người của Mặt Trận. Tôi chỉ nói riêng với vợ tôi về sự nhận định này. Khi anh Huỳnh Bá Thành nói về Hiệp định Paris, anh nói rất bài bản và sâu sắc. Sau khi quân đội Sài Gòn mất Phước Long, Thành càng thể hiện không còn dè dặt với tôi. Số người ra đi chính thức mỗi lúc một nhiều hơn do tình hình bất ổn và có lẽ Thành ngại tôi cũng sẽ ra đi chăng? Có những hôm, Thành bỏ ra cả buổi để nói chuyện với tôi về... chính sách của Mặt Trận đối với những người trí thức. Trường hợp trí thức tiêu biểu đi theo Cách mạng gần nhất mà anh kể ra để thuyết phục tôi là luật sư Trịnh Đình Thảo. Anh kể rằng luật sư Thảo quen ăn bánh mì hơn là cơm. Trong rừng, anh em biết ý của bác Thảo, cố gắng làm bánh mì để phục vụ cho bác. Thành cố gắng tạo sự yên tâm cho tôi về thái độ của Mặt Trận đối với những người trí thức. Thật sự lúc đó tôi chỉ quan tâm những chuyện kể của họa sĩ Ớt để xác định anh là ai, hơn là am hiểu các chủ trương của Mặt Trận. Thực tâm mà nói tôi không tìm kiếm ở những chuyện kể của anh Thành một bảo đảm chính trị hay an toàn cá nhân cho mình sau này. Vả lại tôi không nghĩ mối quan hệ giữa tôi và Thành là sự móc nối chính thức. Chưa bao giờ Huỳnh Bá Thành đặt thẳng vấn đề... “làm việc cho Mặt Trận” với tôi. Có anh Thành hay không có anh Thành, tôi vẫn chọn lập trường chính trị mà tôi đã chọn. Trước khi họa sĩ Ớt để lộ anh là người của Mặt Trận, tôi đã dấn thân vào con đường chính trị của mình.
Nhưng điều không thể chối cãi là từ khi có những cuộc trao đổi với Thành, tôi cảm thấy mình bớt cô đơn hơn. Tôi là người chẳng bao giờ dư dả tiền bạc. Những tháng cuối cùng trước 30-4-1975, tôi gặp khó khăn thật sự. Tiền điện không đóng đúng kỳ hạn thường bị Nhà Đèn đến cắt. Một hôm Huỳnh Bá Thành mang một số tiền khá lớn trao cho tôi bảo rằng của mẹ anh. Anh muốn giúp tôi trả mấy tháng tiền điện chưa thanh toán và cả tiền thuê bao điện thoại. Sau này, nhắc chuyện cũ, Thành cười cười nói với tôi “Không phải tiền của mình đâu”. Anh chỉ nói thế, tôi muốn hiểu sao cứ hiểu.
Cho đến cái xe DS 21 của tôi đưa vào garage Citroen sửa và sơn lại, cũng không có tiền lấy ra. Lúc này vợ tôi làm ăn thất bại, nợ nần nhiều nơi, phụ cấp dân biểu khá lớn nhưng vẫn không đủ xoay trở. Thấy mỗi sáng tôi đi họp hành bằng taxi tốn kém và nguy hiểm, Huỳnh Bá Thành đề nghị mỗi ngày anh đến đưa tôi đi bằng chiếc ô tô LaDalat của anh và do anh tự lái. Thế là mỗi sáng Thành đều đến đưa tôi vào Dinh Hoa Lan. Trong khi tôi vào bên trong họp thì Thành ở bên ngoài, anh ghé vào căn nhà trước cổng dùng làm văn phòng thường trực, nơi khách muốn gặp ông Minh phải liên hệ trước tại đây. Nơi đây cũng lo việc in ấn các tài liệu của nhóm ông Minh. Huỳnh Bá Thành dùng thời gian chờ tôi để tìm hiểu các hoạt động của nhóm ông Minh và khi có tài liệu quan trọng được quay roneo thì Thành cũng kín đáo lấy một bản. Chuyện đó không khó lắm vì người phụ trách văn phòng này là cựu dân biểu Dương Văn Ba, còn người lo khâu quay roneo là Triệu Bình, em ruột của nhà báo Cung Văn - Nguyễn Vạn Hồng, đều rất thân thiết với Thành.
Sau khi mất Phước Long và tình hình quân sự, chính trị càng trở nên căng thẳng, để phòng ngừa các biến động, tướng Nguyễn Khắc Bình, chỉ huy trung ương tình báo, đã tiến hành bắt giữ tất cả các những người có liên lạc với cộng sản mà trước đây Trung ương tình báo biết rõ nhưng vẫn... “để đó”. Hàng loạt nhà báo như Kiên Giang - Hà Huy Hà, Tô Nguyệt, Văn Mại, Quốc Phượng, Sơn Nam, v.v... và các “phần tử chống Thiệu” ngoài Quốc hội như linh mục Nguyễn Ngọc Lan, kỹ sư Châu Tâm Luân…đều bị bắt trong một ngày: Nhưng riêng Huỳnh Bá Thành không sao cả, dù rằng anh là loại nhà báo chống Thiệu nằm trong danh sách đen. Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi. Riêng anh Hồ Ngọc Nhuận nghi rằng Thành làm việc cho Trung ương tình báo (TƯTB) của Nguyễn Khắc Bình. Anh đề nghị không cho Thành vào phòng thường trực của Dinh Hoa Lan nữa. Do đó có mấy hôm Thành phải ngồi ngoài xe chờ tôi. Tôi cũng không biết tại sao cuộc bố ráp của (TƯTB) lại để lọt lưới Thành. Có lẽ lý do đơn giản là Thành chưa bị lộ. TƯTB chủ yếu bắt các phần tử có hồ sơ liên với cộng sản. Sau này tôi mới biết cha Lan cùng một số trí thức khác như Châu Tâm Luân đã từng ra vùng giải phóng tiếp xúc với Mặt Trận. Các nhà báo như Nguyễn Vạn Hồng, Trương Lộc... dù có quan hệ với Mặt Trận, nhưng không bị lộ cũng không bị bắt trong đợt đó.
Sau này anh Hồ Ngọc Nhuận có kể lại: có lần anh Nhuận nghe họa sĩ Ớt bị cảnh sát bao vây trước rạp Olympic trên đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) đúng khi anh đang lái xe đi ngang qua. Cảnh sát bao vây khá lâu nhưng không bắt, không biết tại sao... “Nghĩ cũng tức cười: sau 30-4-1975 và nhất là sau những gì anh viết, anh kể, ai cũng biết Ớt là một cán bộ chl huy đionym>
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Phụ Lục
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!6319_22.htm!!!p vụ cách mạng, mà tôi lại nghi anh là công an chế độ cũ! Và khi anh nói anh đi về quê thì chắc là để đi đến một nơi bí mật nào đó mà tôi cứ theo cản…”
    Có một vài bài báo viết sau ngày 30-4-1975 cho rằng anh Huỳnh Bá Thành đã vận động trực tiếp tướng Dương Văn Minh “đầu hàng”. Tôi không biết các tác giả này căn cứ và đâu nhưng là người cận kề ông Minh cho đến ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, tôi biết Thành không có cuộc gặp gỡ nào trực tiếp với ông Minh để “vận động ông Minh đầu hàng”. Anh Dương Văn Ba là người 24/24 giờ có mặt tại Dinh Hoa Lan và là người từng để Thành đến lánh nạn tạm ở chỗ anh cũng xác nhận chưa bao giờ có cuộc tiếp riêng nào mà ông Minh dành cho Huỳnh Bá Thành.
    Theo nhận xét của riêng tôi, dù Huỳnh Bá Thành không vận động trực tiếp ông Dương Văn Minh đầu hàng, điều đó cũng không thay đổi bao nhiêu những đóng góp cho cách mạng về nhiều mặt của anh trước 1975. Tôi không có tư cách để đánh giá các mặt công tác của anh cho Mặt Trận nhưng với những gì Thành làm được trên báo chí công khai và những ảnh hưởng của anh với những người đối lập hướng về Mặt Trận thì rõ ràng rất lớn. Cây cọ biếm họa Ớt trước năm 1975 chống Thiệu và chống Mỹ công khai - dứt khoát sẽ được đặt vào một vị trí xứng đáng trong lịch sử báo chí Việt Nam. Sau 30-4-1975, các tranh biếm họa của Ớt, cũng được tập hợp in lại và thỉnh thoảng nhắc lại nhưng thật sự vẫn chưa có một nghiên cứu, đánh giá đúng mức về giá trị báo chí và các tác động chính trị - xã hội sâu sắc mà các bức tranh đã tạo ra khi chúng xuất hiện trước 1975. Mỗi tranh của Ớt là một bài xã luận nặng ký chống Mỹ, chống chính quyền. Còn trong cách Thành vận động tôi “hãy tin vào Mặt Trận”, và thời điểm chưa có gì bảo đảm “Miền Nam được giải phóng”, tôi đã nhận ở anh sự chân thành và đoan quyết của mặt người hết lòng vì lý tưởng. Trước 1975, Thành là người duy nhất bắt nhịp cầu không chính thức giữa tôi và “cái bờ bên kia vừa xa vừa lạ”. Một hôm sau khi nghe Thành tuyên truyền về chính sách của Mặt Trận đối với giới trí thức, tôi nói với anh: “Mình chỉ có mỗi một ao ước là được thấy đất nước hòa bình, thống nhất. Lúc đó mình được làm một công dân bình thường, có một công việc gì đó trong khu phố của mình là hạnh phúc rồi”. Đến bây giờ nhớ lại câu nói đó với Thành, tôi tưởng như nó vừa được nói hôm qua.
    Khi đến nhà tôi, thỉnh thoảng Thành nói chuyện với Nguyễn Hữu Thái đang trốn lệnh truy nã của chính quyền Thiệu được tôi che giấu trên lầu ba. Thành cũng bàn việc gì đó với nhà báo Trương Lộc. Phía sau nhà Trương Lộc và phía sau nhà tôi liền nhau. Tôi biết cả ba là người tốt nên không hề tìm hiểu họ bàn với nhau chuyện gì. Vợ tôi làm mai cho Trương Lộc lấy vợ là cô con gái của một gia đình nhà giáo hiền lành và thân thiết với chúng tôi. Với gia đình Thành, chúng tôi cũng có quan hệ tốt. Tôi biết vợ Thành khi hai người mới lấy nhau (trước năm 1975). Gia đình chị Thành ở Mỹ Tho (Tiền Giang). Khi tổ chức đám cưới và rước dâu, anh Thành xuống Mỹ Tho bằng chiếc xe ĐS 21 của tôi. Hai vợ chồng tôi cũng có mặt trong ngày vui của vợ chồng Thành.
    Trong những ngày căng thẳng gần 30-4-1975, cảnh sát của Thiệu mở nhiều cuộc bắt bớ nhắm vào những người thân cộng hoặc có dính líu với cộng sản, tôi và Trương Lộc đã thiết kế một đường dây báo động mật kéo từ nhà tôi sang nhà Trương Lộc. Nếu có xe cảnh sát nửa đêm đến lúc soát nhà tôi, tôi sẽ giựt giây báo động qua bên nhà Lộc, tức thời Lộc mở cửa để đón Hữu Thái qua nhà Lộc. Còn ngược lại nếu cảnh sát đến xét nhà Trương Lộc thì anh sẽ giật dây báo động, tôi sẽ mở cửa sau để anh tuồn sang nhà tôi. Nhưng may mắn là cho đến ngày 30-4-1975, chúng tôi chưa bao giờ phải sử dụng hệ thống báo động này.
    …Những ngày cuối, trước khi quân giải phóng vào Sài Gòn, tôi không gặp Huỳnh Bá Thành. Nhưng chỉ ít ngày sau 30-4-1975, Thành đến nhà tôi. Có lẽ anh lo tôi hoang mang trước sự đổi thay đột ngột. Anh vẫn thế, thân quen và tình cảm. Anh có đề nghị tôi viết một bài báo cho báo Sài Gòn Giải Phóng. Tôi có viết nhưng bài báo không thấy xuất hiện. Tôi coi chuyện ấy bình thường thôi. Sự hòa nhập đòi hỏi phải có thời gian. Nhưng Thành và tôi vẫn giữ tình bạn như xưa cho đến ngày Thành bị nhồi máu cơ tim qua đời giữa lúc anh trở thành người thành đạt trong chế độ mới về nhiều mặt. Trong những năm tháng đất nước còn khó khăn, lúc tôi làm ở báo Tuổi Trẻ, thu nhập chỉ đủ xoay xở tối đa trong nửa tháng, Thành gặp tôi và gợi ý: “Anh nên đưa gia đình đi nghỉ ở Vũng Tàu ít ngày cho thư giãn. Anh cứ sử dụng chiếc xe LaDaLat của tôi. Tôi sẽ đổ xăng đầy đủ cho anh”. Lúc này, Huỳnh Bá Thành đang là phó tổng biên tập báo Công An TP. Hồ Chí Minh. Chiếc xe LaDaLat - một kỷ niệm giữa tôi và Thành! Thành đã từng đưa tôi đi họp mỗi sáng tại Dinh Hoa Lan bằng chiếc xe đó. Tôi không biết Thành có cố tình làm như thế để nhắc với tôi rằng tình bạn giữa hai chúng tôi vẫn như ngày nào? Khi tôi ngồi trên chiếc xe LaDaLat của Thành, tự lái đưa vợ con lần đầu ra Vũng Tàu sau ngày 30-4-1975, tôi nghe lòng mình ấm lên một tình cảm lạ kỳ.
    ...Tôi đã chứng kiến từ đầu sự vận động của Huỳnh Bá Thành để chuyển tờ tin nội bộ Sở Công An TP. Hồ Chí Minh thành tờ báo Công An phát hành rộng rãi, và sau đó là sự mày mò để tìm ra một công thức và một vị trí phù hợp cho tờ Công An giữa làng báo TP. Hồ Chí Minh và cả nước. Ngành công an xuất bản một tờ báo công khai là điều chưa từng có trước đó. Cho nên khi nó xuất hiện và trở thành một hiện tượng báo chí với số phát hành mỗi ngày một tăng - chỉ một thời gian ngắn là đạt số lượng cao nhất nước - hiện tượng đó không dễ dàng được mọi người đón nhận và đánh giá giống nhau. Đồng thời, bản thân tờ báo khai thác một thể loại quá mới mẻ đối với mặt bằng báo chí, không thể tránh được những sơ hở, va vấp. Thành đã phải đối phó trước sự phê bình và chỉ trích từ nhiều phía. Kể cả từ chính các đồng nghiệp.
    …Ngày Thành nằm xuống vì một cơn nhồi máu cơ tim, quan tài anh được quàn tại tòa soạn báo Công An trên đường Nguyễn Du, tôi đã đến viếng anh lần cuối. Tôi viết vào sổ tang: “...bạn ra đi mang theo một phần ký ức của tôi”.
    Anh là một nhà báo hết lòng với nghề và là một người trung thành với lý tướng mình đã chọn. Và với tôi, Thành là một người bạn trước sau như một.

    Truyện Hồi ký không tên ---~~~cungtacgia~~~--- !!!6319_22.htm!!!p vụ cách mạng, mà tôi lại nghi anh là công an chế độ cũ! Và khi anh nói anh đi về quê thì chắc là để đi đến một nơi bí mật nào đó mà tôi cứ theo cản…”
    Có một vài bài báo viết sau ngày 30-4-1975 cho rằng anh Huỳnh Bá Thành đã vận động trực tiếp tướng Dương Văn Minh “đầu hàng”. Tôi không biết các tác giả này căn cứ và đâu nhưng là người cận kề ông Minh cho đến ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, tôi biết Thành không có cuộc gặp gỡ nào trực tiếp với ông Minh để “vận động ông Minh đầu hàng”. Anh Dương Văn Ba là người 24/24 giờ có mặt tại Dinh Hoa Lan và là người từng để Thành đến lánh nạn tạm ở chỗ anh cũng xác nhận chưa bao giờ có cuộc tiếp riêng nào mà ông Minh dành cho Huỳnh Bá Thành.
    Theo nhận xét của riêng tôi, dù Huỳnh Bá Thành không vận động trực tiếp ông Dương Văn Minh đầu hàng, điều đó cũng không thay đổi bao nhiêu những đóng góp cho cách mạng về nhiều mặt của anh trước 1975. Tôi không có tư cách để đánh giá các mặt công tác của anh cho Mặt Trận nhưng với những gì Thành làm được trên báo chí công khai và những ảnh hưởng của anh với những người đối lập hướng về Mặt Trận thì rõ ràng rất lớn. Cây cọ biếm họa Ớt trước năm 1975 chống Thiệu và chống Mỹ công khai - dứt khoát sẽ được đặt vào một vị trí xứng đáng trong lịch sử báo chí Việt Nam. Sau 30-4-1975, các tranh biếm họa của Ớt, cũng được tập hợp in lại và thỉnh thoảng nhắc lại nhưng thật sự vẫn chưa có một nghiên cứu, đánh giá đúng mức về giá trị báo chí và các tác động chính trị - xã hội sâu sắc mà các bức tranh đã tạo ra khi chúng xuất hiện trước 1975. Mỗi tranh của Ớt là một bài xã luận nặng ký chống Mỹ, chống chính quyền. Còn trong cách Thành vận động tôi “hãy tin vào Mặt Trận”, và thời điểm chưa có gì bảo đảm “Miền Nam được giải phóng”, tôi đã nhận ở anh sự chân thành và đoan quyết của mặt người hết lòng vì lý tưởng. Trước 1975, Thành là người duy nhất bắt nhịp cầu không chính thức giữa tôi và “cái bờ bên kia vừa xa vừa lạ”. Một hôm sau khi nghe Thành tuyên truyền về chính sách của Mặt Trận đối với giới trí thức, tôi nói với anh: “Mình chỉ có mỗi một ao ước là được thấy đất nước hòa bình, thống nhất. Lúc đó mình được làm một công dân bình thường, có một công việc gì đó trong khu phố của mình là hạnh phúc rồi”. Đến bây giờ nhớ lại câu nói đó với Thành, tôi tưởng như nó vừa được nói hôm qua.
    Khi đến nhà tôi, thỉnh thoảng Thành nói chuyện với Nguyễn Hữu Thái đang trốn lệnh truy nã của chính quyền Thiệu được tôi che giấu trên lầu ba. Thành cũng bàn việc gì đó với nhà báo Trương Lộc. Phía sau nhà Trương Lộc và phía sau nhà tôi liền nhau. Tôi biết cả ba là người tốt nên không hề tìm hiểu họ bàn với nhau chuyện gì. Vợ tôi làm mai cho Trương Lộc lấy vợ là cô con gái của một gia đình nhà giáo hiền lành và thân thiết với chúng tôi. Với gia đình Thành, chúng tôi cũng có quan hệ tốt. Tôi biết vợ Thành khi hai người mới lấy nhau (trước năm 1975). Gia đình chị Thành ở Mỹ Tho (Tiền Giang). Khi tổ chức đám cưới và rước dâu, anh Thành xuống Mỹ Tho bằng chiếc xe ĐS 21 của tôi. Hai vợ chồng tôi cũng có mặt trong ngày vui của vợ chồng Thành.
    Trong những ngày căng thẳng gần 30-4-1975, cảnh sát của Thiệu mở nhiều cuộc bắt bớ nhắm vào những người thân cộng hoặc có dính líu với cộng sản, tôi và Trương Lộc đã thiết kế một đường dây báo động mật kéo từ nhà tôi sang nhà Trương Lộc. Nếu có xe cảnh sát nửa đêm đến lúc soát nhà tôi, tôi sẽ giựt giây báo động qua bên nhà Lộc, tức thời Lộc mở cửa để đón Hữu Thái qua nhà Lộc. Còn ngược lại nếu cảnh sát đến xét nhà Trương Lộc thì anh sẽ giật dây báo động, tôi sẽ mở cửa sau để anh tuồn sang nhà tôi. Nhưng may mắn là cho đến ngày 30-4-1975, chúng tôi chưa bao giờ phải sử dụng hệ thống báo động này.
    …Những ngày cuối, trước khi quân giải phóng vào Sài Gòn, tôi không gặp Huỳnh Bá Thành. Nhưng chỉ ít ngày sau 30-4-1975, Thành đến nhà tôi. Có lẽ anh lo tôi hoang mang trước sự đổi thay đột ngột. Anh vẫn thế, thân quen và tình cảm. Anh có đề nghị tôi viết một bài báo cho báo Sài Gòn Giải Phóng. Tôi có viết nhưng bài báo không thấy xuất hiện. Tôi coi chuyện ấy bình thường thôi. Sự hòa nhập đòi hỏi phải có thời gian. Nhưng Thành và tôi vẫn giữ tình bạn như xưa cho đến ngày Thành bị nhồi máu cơ tim qua đời giữa lúc anh trở thành người thành đạt trong chế độ mới về nhiều mặt. Trong những năm tháng đất nước còn khó khăn, lúc tôi làm ở báo Tuổi Trẻ, thu nhập chỉ đủ xoay xở tối đa trong nửa tháng, Thành gặp tôi và gợi ý: “Anh nên đưa gia đình đi nghỉ ở Vũng Tàu ít ngày cho thư giãn. Anh cứ sử dụng chiếc xe LaDaLat của tôi. Tôi sẽ đổ xăng đầy đủ cho anh”. Lúc này, Huỳnh Bá Thành đang là phó tổng biên tập báo Công An TP. Hồ Chí Minh. Chiếc xe LaDaLat - một kỷ niệm giữa tôi và Thành! Thành đã từng đưa tôi đi họp mỗi sáng tại Dinh Hoa Lan bằng chiếc xe đó. Tôi không biết Thành có cố tình làm như thế để nhắc với tôi rằng tình bạn giữa hai chúng tôi vẫn như ngày nào? Khi tôi ngồi trên chiếc xe LaDaLat của Thành, tự lái đưa vợ con lần đầu ra Vũng Tàu sau ngày 30-4-1975, tôi nghe lòng mình ấm lên một tình cảm lạ kỳ.
    ...Tôi đã chứng kiến từ đầu sự vận động của Huỳnh Bá Thành để chuyển tờ tin nội bộ Sở Công An TP. Hồ Chí Minh thành tờ báo Công An phát hành rộng rãi, và sau đó là sự mày mò để tìm ra một công thức và một vị trí phù hợp cho tờ Công An giữa làng báo TP. Hồ Chí Minh và cả nước. Ngành công an xuất bản một tờ báo công khai là điều chưa từng có trước đó. Cho nên khi nó xuất hiện và trở thành một hiện tượng báo chí với số phát hành mỗi ngày một tăng - chỉ một thời gian ngắn là đạt số lượng cao nhất nước - hiện tượng đó không dễ dàng được mọi người đón nhận và đánh giá giống nhau. Đồng thời, bản thân tờ báo khai thác một thể loại quá mới mẻ đối với mặt bằng báo chí, không thể tránh được những sơ hở, va vấp. Thành đã phải đối phó trước sự phê bình và chỉ trích từ nhiều phía. Kể cả từ chính các đồng nghiệp.
    …Ngày Thành nằm xuống vì một cơn nhồi máu cơ tim, quan tài anh được quàn tại tòa soạn báo Công An trên đường Nguyễn Du, tôi đã đến viếng anh lần cuối. Tôi viết vào sổ tang: “...bạn ra đi mang theo một phần ký ức của tôi”.
    Anh là một nhà báo hết lòng với nghề và là một người trung thành với lý tướng mình đã chọn. Và với tôi, Thành là một người bạn trước sau như một.
    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Talawas
    Được bạn: ms đưa lên
    vào ngày: 8 tháng 10 năm 2005

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--