Bàn về lý thuyết Nhà nước của Karl Marx
Chương 5 & 6
Những nghịch lý của chuyên chính vô sản

Quan niệm “chuyên chính vô sản” của Marx, mới thoạt nhìn thì có vẻ hợp lý, phù hợp với logic; nhưng nếu xem xét kỹ, chúng ta thấy nó chứa đựng nhiều điều nghịch lý:
1.
Trước hết là vấn đề thời hạn của chuyên chính vô sản. Trong quan niệm của Marx, chuyên chính vô sản chỉ là một hình thức nhà nước mang tính chất cách mạng và tạm thời. Nhưng bao giờ thì chấm dứt nền độc tài của giai cấp vô sản? Làm thế nào để đề phòng sự lạm dụng của những kẻ nhân danh giai cấp vô sản kéo dài thời hạn của chuyên chính vô sản ra quá mức cần thiết, thậm chí kéo dài vô hạn?
Theo lập luận của Marx và Engels, chuyên chính vô sản được thiết lập nhằm mục đích trấn áp giai cấp tư sản, xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Như vậy, sự tồn tại của chuyên chính vô sản liên quan đến hai điều kiện: kẻ thù giai cấp (giai cấp tư sản) chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Về điều kiện thứ nhất: nếu coi sự hiện diện của kẻ thù giai cấp là điều kiện để duy trì chuyên chính vô sản thì không thể ngăn cản những người cộng sản cầm quyền viện đủ mọi lý do để kéo dài thời hạn của chuyên chính vô sản, bởi vì ngay cả khái niệm kẻ thù giai cấp cũng hết sức mơ hồ. Hãy thử xem xét trường hợp của nước Nga:
Trước Cách mạng tháng Mười, Lenin tỏ ra rất lạc quan. Trong Nhà nước và cách mạng, ông cho rằng việc đàn áp giai cấp bóc lột là việc tương đối dễ dàng, vì đây là sự trấn áp của đại đa số (nhân dân) đối với một thiểu số (bọn bóc lột). Ông viết:
… việc đa số người hôm qua là nô lệ làm thuê trấn áp thiểu số người bóc lột, là việc tương đối dễ dàng, đơn giản, tự nhiên, nên sẽ rất ít tốn máu hơn việc trấn áp những cuộc khởi nghĩa của nô lệ, của nông nô, của công nhân làm thuê, nên, đối với nhân loại, sẽ ít tốn kém hơn nhiều. Sự trấn áp ấy có thể dung hợp với việc mở rộng chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân khiến sự cần thiết phải có một bộ máy trấn áp đặc biệt cũng bắt đầu mất dần.(Lenin, Nhà nước và cách mạng, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1974, tr. 145)
Đến cuối năm 1918, do ảnh hưởng của cuộc nội chiến, giọng điệu của Lenin đã bớt lạc quan hơn. Ông đánh giá rằng: “… theo lệ thường thì trong bất cứ cuộc cách mạng sâu sắc nào cũng thế, bọn bóc lột vẫn duy trì được trong nhiều năm những ưu thế thực tế to lớn hơn những người bị bóc lột, nên phản kháng lại một cách lâu dài, dai dẳng, liều mạng”. (Lenin, Cách mạng vô sản và tên phản bội Cau-xky, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1974, tr. 49). Chẳng những thế, ông còn báo động về hy vọngmưu đồ phục hồi chủ nghĩa tư bản của bọn bóc lột, nguy cơ này tồn tại trong suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Nhưng không phải chỉ có giai cấp tư sản và bọn địa chủ. Ông còn cảnh báo rằng “đằng sau bọn tư bản bóc lột là quảng đại quần chúng tiểu tư sản, tầng lớp mà hàng chục năm kinh nghiệm ở tất cả các nước đã chứng tỏ rằng họ ngập ngừng và dao động…” (Sđd, tr. 50).
Đến năm 1920, sau khi giành được chiến thắng trong cuộc nội chiến, ông lại nêu thêm một kẻ thù mới, đó là sức mạnh của tập quán, sức mạnh của nền tiểu sản xuất:
Vì đáng tiếc là hiện nay, trên thế giới, nền tiểu sản xuất đang còn chiếm phần rất, rất lớn, mà nền tiểu sản xuất thì từng ngày, từng giờ, luôn luôn đẻ ra chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản một cách tự phát và trên những quy mô rộng lớn. Vì tất cả những lẽ đó, nên cần phải có chuyên chính vô sản; và không thể nào chiến thắng được giai cấp tư sản nếu không có một cuộc chiến đấu lâu dài, kiên trì, quyết liệt, nếu không có một cuộc chiến đấu sống mái đòi hỏi phải có tính kiên định, kỷ luật, quyết tâm, một ý chí thống nhất và không gì lay chuyển nổi. (Lenin, Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1973, tr. 13)
Như vậy là có thêm một nguy cơ mới để bào chữa cho chuyên chính. Lenin còn nêu thêm một định nghĩa khác về chuyên chính vô sản:
Chuyên chính vô sản là một cuộc đấu tranh kiên trì, đổ máu và không đổ máu, bạo lực và hoà bình, bằng quân sự và bằng kinh tế, bằng giáo dục và bằng hành chính, chống những thế lực và những tập tục của xã hội cũ. Sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và hàng chục triệu người là một sức mạnh ghê gớm nhất. (Sđd, tr. 52)
Giờ đây chuyên chính vô sản không chỉ nhằm để đối phó với một thiểu số bóc lột như đã nói trong Nhà nước và cách mạng mà còn nhằm để đối phó với một nền sản xuất nhỏ, thậm chí với một kẻ thù vô hình (tập quán) ở hàng triệu, hàng chục triệu người. Từ chỗ là tạm thời, chuyên chính vô sản bắt đầu được kéo dài tuổi thọ. Từ chỗ chỉ có một nhóm nhỏ kẻ thù tương đối cụ thể, rõ ràng, giờ đây chuyên chính vô sản đã có hàng triệu, hàng chục triệu kẻ thù không có hình thù rõ rệt.
Không có gì là khó hiểu nếu sau khi Lenin mất đi, Stalin lại tiếp tục tạo ra nhiều kẻ thù mới, nhiều lý do mới để kéo dài thời hạn của chuyên chính vô sản. Và khi quan niệm chuyên chính vô sản được vận dụng vào những nước kém phát triển hơn cả nước Nga, nhất là những nước đã trải qua nền quân chủ tập quyền hàng nghìn năm (như Trung Quốc hay Việt Nam chẳng hạn), thì chúng ta có thể hình dung được sự tuỳ tiện trong việc sáng tạo ra những kẻ thù hay các thế lực thù địch muôn hình muôn vẻ để kéo dài tuổi thọ của chuyên chính vô sản.
Về điều kiện thứ hai, nếu giả định rằng chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa làm phát sinh ra Nhà nước, thì sự tiêu diệt chế độ tư hữu tất yếu sẽ dẫn đến sự tiêu vong của Nhà nước. Thế nhưng, nếu giả thuyết nói trên sai, nghĩa là Nhà nước có một nguồn gốc độc lập, không liên quan đến lĩnh vực kinh tế; thì việc xoá bỏ chế độ tư hữu, tập trung tư liệu sản xuất của toàn bộ xã hội vào tay Nhà nước sẽ không làm cho Nhà nước tự tiêu vong, mà ngược lại, sẽ làm cho Nhà nước ngày càng bành trướng hơn nữa, vì nắm được trong tay cả quyền lực chính trị lẫn quyền lực kinh tế. Về điều này thì nhân loại đã từng có quá nhiều kinh nghiệm, rõ rệt nhất là chế độ quân chủ tập quyền ở phương Đông (như ở Trung Quốc, Việt Nam,… chẳng hạn) với đặc điểm là quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc về Nhà nước và sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tư liệu sản xuất tập trung trong tay Nhà nước sẽ giúp cho Nhà nước chuyên chính vô sản có điều kiện trở nên chuyên chính hơn nữa và giả thuyết về sự tiêu vong của Nhà nước suy cho cùng chỉ là một ảo tưởng hay tệ hơn nữa, một lời hứa hẹn mang tính chất lừa bịp.
2. Nghịch lý thứ hai nằm ngay trong khái niệm giai cấp vô sản.
Theo định nghĩa của Marx, giai cấp vô sản bao gồm những người lao động làm thuê trong xã hội hiện đại, do không có tư liệu sản xuất nên phải bán sức lao động để nhận tiền lương của chủ tư bản. Khi nói đến vô sản, Marx muốn nói đến công nhân công nghiệp, những người lao động làm thuê trong các công xưởng, nhà máy. Ông cũng tiên đoán rằng giai cấp vô sản sẽ ngày càng chiếm số đông trong xã hội tư bản, trong khi các giai cấp trung gian (như tiểu tư sản thành thị, nông dân) sẽ ngày càng tàn lụi đi cùng với đà phát triển của sản xuất công nghiệp.
Nếu định nghĩa công nhân là những người làm công ăn lương (wage-earner) thì thoạt nhìn vào các nước công nghiệp phát triển hiện nay, quả thật giai cấp công nhân ngày càng chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội: hầu hết mọi người đều trở thành người làm công ăn lương, tiểu chủ và thợ thủ công ngày càng ít, nông dân lại càng hiếm hơn. Thế nhưng, người làm công ăn lương ngày nay bao gồm từ các thợ mỏ, công nhân quét dọn trong các bệnh viện, những nhân viên điện toán, những công chức thâm niên, các giáo sư đại học, các cầu thủ bóng đá cho đến những nhân viên bảo vệ các hộp đêm, thậm chí vũ nữ thoát y, v.v... Có tình hình đó là vì tỷ lệ của sản xuất công nghiệp ngày càng giảm trong khi khu vực dịch vụ ngày càng tăng lên. Đó là hiện tượng phổ biến ở tất cả các nước phát triển cao, đánh dấu sự ra đời của các xã hội hậu - công nghiệp (post-industrial societies) [1].
Ngược lại, nếu định nghĩa công nhân là những công nhân công nghiệp thì giai cấp công nhân ngày nay lại giảm đi rất nhiều so với tổng số lao động trong xã hội. Lấy ví dụ nước Anh, nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử. Thống kê cho thấy vào cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, trong tổng số 29,5 triệu lao động ở Anh, chỉ có 2% thuộc khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, 27% thuộc khu vực công nghiệp, trong khi có đến 71% lao động làm việc trong khu vực dịch vụ [2]. Tỷ lệ của công nhân trong các công xưởng giảm đi, kèm theo đó là sự giảm bớt số lượng công nhân trong các ngành công nghiệp nặng truyền thống (như công nghiệp sắt thép chẳng hạn). Ở châu Âu ngày nay, chủ nghĩa tư bản không cần đến một giai cấp công nhân đông đảo mà cần một giai cấp công nhân với số lượng ít hơn, được trả lương cao và cực kỳ năng động, một giai cấp công nhân có tay nghề cao. Ngày nay, những công nhân có tay nghề cao này tạo thành một tầng lớp sống tương đối sung túc, một “tầng lớp quý tộc” thật sự của giai cấp vô sản, hội nhập một cách hoàn hảo vào nền kinh tế thị trường, và cùng dự phần vào sự phồn thịnh của xã hội tiêu thụ. (Donald Sassoon, Sđd, tr. 655-656)
Sự thay đổi về số lượng và cơ cấu của giai cấp công nhân như đã nêu trên tất nhiên sẽ làm thay đổi tính chất, đặc điểm của giai cấp công nhân hiện đại. Như vậy cái nhìn của Marx một thế kỷ rưỡi trước đây về một giai cấp vô sản chủ yếu là công nhân công nghiệp, bị bóc lột đến tận xương tuỷ, có tính tổ chức, kỷ luật cao như một đội quân, liệu có còn phù hợp với giai cấp công nhân trong xã hội hiện đại hay không?
Có thể nói giai cấp vô sản trong quan niệm của Marx là một khái niệm triết học mang tính chất trừu tượng, giả tưởng hơn là một khái niệm khoa học. Giai cấp vô sản trong cái nhìn của Marx là một giai cấp thuần nhất, có cùng những điều kiện sinh hoạt như nhau, chịu cảnh bóc lột như nhau, có cùng tình cảm, tư tưởng như nhau; trong khi trong thực tế, giai cấp công nhân sống ở các quốc gia khác nhau, thuộc các chủng tộc khác nhau, mang tâm lý dân tộc, tín ngưỡng khác nhau, điều kiện sinh hoạt cũng không hoàn toàn giống nhau (kỹ năng lao động, trình độ tay nghề khác nhau, do đó mức sống cũng khác nhau). Thực tế lịch sử cho thấy giai cấp vô sản không phải là một giai cấp thuần nhất về tư tưởng, không phải là một khối thống nhất về ý chí và hành động, có kỷ luật tựa như kỷ luật trong các công xưởng. Nếu để cho họ tự do suy nghĩ và hành động, tự do lựa chọn con đường phải theo, họ sẽ chấp nhận nhiều trào lưu tư tưởng khác nhau, đi theo nhiều tổ chức công đoàn, đảng phái chính trị khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Vậy thì trong số những tổ chức, những trào lưu tư tưởng ấy, ai là người xứng đáng nhất đại diện cho giai cấp vô sản?
Một câu hỏi khác: lấy gì bảo đảm nền chuyên chính vô sản là chuyên chính của toàn thể một giai cấp? Vì quyền lực chính trị không phải là cái có thể phân chia đồng đều một cách tuyệt đối, vì xã hội còn có nhà nước bao giờ cũng có sự phân chia giữa kẻ bị trị người cai trị, vì mọi chính quyền (dù là chính quyền được gán cho cái mỹ từ nhân dân) đều phải có cấp trên cấp dưới, cho nên làm thế nào ngăn ngừa được tình trạng quyền lực chính trị rơi vào tay một thiểu số hay một cá nhân?
Trong Nội chiến ở Pháp và trong nhiều tác phẩm khác, Marx bác bỏ những nguyên tắc của chế độ đại nghị [2] (Sđd, T. IV, tr. 96)
Điều cần nhấn mạnh là Marx hoàn toàn bác bỏ quan niệm coi bộ máy nhà nước như một bộ máy chuyên môn hoá, đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ để quản lý một cách có hiệu quả. Ông tán dương việc Công xã giao công tác hành chính nhà nước cho quần chúng công nhân:
Đã mất đi cái ảo tưởng trước kia cho rằng việc quản lý hành chính và chính trị là những điều bí mật, là những chức năng siêu việt mà người ta chỉ có thể giao phó vào tay của một đẳng cấp thạo việc gồm những kẻ ăn bám nhà nước, những tên mật thám được trả lương hậu và những kẻ hưởng lộc thánh, chúng được đặt vào những chức vụ cao, thu hút trí thông minh của quần chúng và quay trí thông minh đó trở lại chống quần chúng ở những bậc thang đẳng cấp thấp. (…) Nó [Công xã] đã lập tức biến các chức năng công cộng - quân sự, hành chính, chính trị - thành những chức năng thật sự công nhân, chứ không phải thành những thuộc tính bí mật của một đẳng cấp thạo việc… (“Dự thảo lần thứ nhất của Nội chiến ở Pháp”, Sđd, T. IV, tr. 35-36)
Xoá bỏ bộ máy hành chính do đó cũng đồng nghĩa với việc xoá bỏ đội ngũ công chức (mà Marx gọi là “đẳng cấp thạo việc”). Đồng thời với việc xoá bỏ bộ máy hành chính kiểu cũ, Công xã cũng thủ tiêu luôn chế độ đại nghị:
Chế độ đại nghị ở Pháp đã đến giờ tận số. (…) Dưới thời đế chế, với Hội nghị lập pháp và Thượng nghị viện của nó (…) chế độ đại nghị chỉ là một trò hề đơn giản, một vật phụ thuộc đơn giản của chế độ độc tài dưới hình thức thô sơ nhất. Từ đó, chế độ đại nghị đã chết hẳn ở Pháp và cuộc cách mạng công nhân chắc chắn sẽ không làm cho nó sống lại từ đống tro tàn của nó. (Sđd, T. IV, tr. 33)
Thay cho chế độ đại nghị với nguyên tắc phân chia quyền lực (séparation des pouvoirs) là một nhà nước tóm thâu cả quyền hành pháp và quyền lập pháp trong tay:
Công xã không nên là một cơ quan đại nghị [3], mà phải là một cơ thể hành động, vừa hành chính, vừa lập pháp. (Sđd, T. IV, tr. 92)
Tính độc lập của ngành tư pháp, một đặc điểm của chế độ tam quyền phân lập, cũng bị bác bỏ, bởi vì tính độc lập này chỉ là hình thức, dùng để che đậy sự phụ thuộc vào quyền hành pháp:
Các viên chức tư pháp đều mất hết cái vẻ độc lập bề ngoài được dùng chỉ để che đậy sự phục tùng hèn hạ của họ đối với tất cả mọi chính phủ nối tiếp nhau mà họ đã lần lượt tuyên thệ trung thành để rồi về sau lại bội phản. Cũng như các công chức khác trong xã hội, từ nay trở đi, họ đều phải được công khai bầu lên, chịu trách nhiệm và có thể bị bãi miễn. (Sđd, T. IV, tr. 93)
Nhưng làm thế nào để một bộ máy tập trung quyền hành như thế không trở thành một bộ máy quan liêu? Theo Marx, Công xã bao gồm những uỷ viên hội đồng thành phố (conseillers municipals) được bầu lên từ các khu phố của Paris, theo thể thức phổ thông đầu phiếu: “Họ là những đại biểu có trách nhiệm và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào”. Mặt khác, “đa số uỷ viên của Công xã tất nhiên phải là những công nhân hoặc là những đại biểu được thừa nhận của giai cấp công nhân” (Sđd, T. IV, tr. 92). Nói cách khác, đó là một chính phủ của giai cấp công nhân:
… về thực chất, nó [Công xã] là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh của giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế. (Sđd, T. IV, tr. 97)
Marx cho rằng Công xã đã áp dụng những biện pháp có hiệu quả để chống chủ nghĩa quan liêu: bất cứ viên chức nhà nước nào cũng phải được bầu và có thể bị bãi miễn, luôn luôn đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân, lĩnh lương ngang với công nhân:
Công xã loại bỏ hoàn toàn hệ thống đẳng cấp chính trị và thay thế những ông chủ ngạo mạn của nhân dân bằng những đầy tớ luôn luôn có thể bị bãi miễn; thay thế một trách nhiệm tưởng tượng bằng một trách nhiệm thật sự, vì những người được uỷ nhiệm này luôn luôn hành động dưới sự kiểm soát của nhân dân. Họ được trả lương như những người công nhân lành nghề, 12 li-vrơ mỗi tháng, tiền lương cao nhất không quá 240 li-vrơ một năm, tiền lương mà theo một nhà khoa học có uy tín là giáo sư Huxley thì chỉ cao hơn một chút so với 1/5 tiền lương của một công chức của Hội đồng giáo dục ở Luân-đôn. (Sđd, T. IV, tr. 35)
Mặt khác, Công xã áp dụng nguyên tắc “công khai hoá” mọi hoạt động của mình:
Nhưng Công xã không hề tự cho mình là không bao giờ sai lầm, như tất cả các chính phủ cũ vẫn thường tự nhận là như thế. Công xã công bố tất cả những báo cáo hội nghị của mình, thông báo tất cả những hoạt động của mình, nói cho công chúng biết tất cả những khuyết điểm của mình. (Sđd, T. IV, tr. 106)
Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn (72 ngày) và trong một hoàn cảnh đặc biệt (thù trong, giặc ngoài), nhưng Công xã không phải chỉ là khuôn mẫu chính quyền của riêng thủ đô Paris, mà còn là hình mẫu có thể áp dụng cho toàn nước Pháp:
Tất nhiên là Công xã Pa-ri phải là kiểu mẫu cho tất cả các trung tâm công nghiệp lớn ở Pháp. Chế độ của Công xã một khi đã được thiết lập ở Pa-ri và ở các trung tâm thứ yếu rồi thì cả ở các tỉnh, chính phủ tập quyền cũ cũng phải nhường chỗ cho cơ quan tự quản của những người sản xuất. Trong một bản phác hoạ ngắn gọn về tổ chức quốc gia mà Công xã chưa kịp xây dựng tỉ mỉ thêm, người ta đã khẳng định dứt khoát rằng Công xã cần phải trở thành hình thức chính trị của ngay cả những thôn xóm nhỏ nhất, và quân đội thường trực ở các miền nông thôn cũng phải được thay thế bằng một đội dân cảnh với thời hạn nghĩa vụ quân sự rất ngắn. Một hội đồng đại biểu đóng ở tỉnh lỵ phải quản lý những công việc chung của tất cả các công xã nông thôn trong tỉnh, và các hội đồng hàng tỉnh đó, đến lượt chúng, lại phải cử đại biểu đi tham dự Nghị viện quốc gia đóng ở Pa-ri; các đại biểu đều phải nghiêm khắc tuân theo một mandat impératif (chế độ uỷ nhiệm tuyệt đối) của các cử tri của mình và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào. (Sđd, T. IV, tr. 93-94)
Công xã cũng là chính phủ dân tộc chân chính, đồng thời là một chính phủ mang tính chất quốc tế:
Vậy nếu Công xã là đại biểu chân chính của tất cả những thành phần lành mạnh của xã hội Pháp, và do đó là chính phủ dân tộc chân chính thì do chỗ Công xã đồng thời là chính phủ của công nhân, là người chiến sĩ dũng cảm đấu tranh để giải phóng lao động, nên Công xã cũng hoàn toàn có đầy đủ tính chất quốc tế. Trước mắt quân đội Phổ, cái quân đội đã sáp nhập hai tỉnh của nước Pháp vào Đức, Công xã đã sáp nhập công nhân toàn thế giới về phía nước Pháp. (Sđd, T. IV, tr. 103)
Công xã là chính quyền của một giai cấp (giai cấp công nhân), nhưng lại là một chính phủ dân tộc chân chính. Công xã là một chế độ độc tài, nhưng lại là một chính quyền thật sự dân chủ: “Công xã đã cung cấp cho nền cộng hoà cái cơ sở của những thiết chế thật sự dân chủ” (Sđd, T. IV, tr. 97).
Tất cả những mâu thuẫn đó (chuyên chính - dân chủ, giai cấp - dân tộc, quốc gia - quốc tế) đều được giải quyết một cách ổn thoả, bởi vì Marx đã từng phát biểu trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: “Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của tuyệt đại nổi tiếng Proudhon. Cả hai đều là những nhà cách mạng hiến cả cuộc đời cho giai cấp công nhân. Cả hai đều là những nhà triết học mơ mộng, không tưởng, ước mơ một xã hội không còn có nhà nước, trong đó con người được tự do một cách tuyệt đối. Nhưng trong khi Proudhon từ khước bạo lực, từ khước mọi biện pháp cưỡng bức, mọi hình thức chuyên chế thì Marx lại chấp nhận bạo động và chọn một giải pháp phi dân chủ (dù xét về mặt lý thuyết, chỉ là tạm thời).
Sự phát triển của lịch sử loài người đã cho thấy nền dân chủ của xã hội hiện đại là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài. Lúc đầu nó chỉ là nền dân chủ của một thiểu số người trong xã hội. Những nhà tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thiết lập nó dựa vào kinh nghiệm của chế độ dân chủ của giai cấp chủ nô Hy Lạp – La Mã. Nhưng khác với nền dân chủ cổ đại, nền dân chủ hiện đại ngay từ đầu đã tuyên bố quyền bình đẳng về chính trị của mọi công dân trong xã hội. Tất nhiên lúc đầu nó chỉ mới là sự bình đẳng trên giấy tờ, bình đẳng về mặt pháp lý, chưa được thực hiện đầy đủ, trọn vẹn trong thực tế. Nhưng một khi quyền bình đẳng ấy được tuyên bố thì mọi cá nhân, mọi tập thể, mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội đều có thể đấu tranh để thực hiện quyền bình đẳng ấy. Do đó, theo thời gian, cùng với sự trưởng thành của mỗi xã hội, mỗi dân tộc, nền dân chủ ấy sẽ ngày càng mở rộng cho mọi cá nhân, mọi tầng lớp, mọi giai cấp trong xã hội. So với thời của Marx và Engels, giai cấp công nhân ở các nước phát triển ngày nay được hưởng đầy đủ hơn các quyền công dân và quyền con người, chính là nhờ quá trình phát triển ấy của nền dân chủ hiện đại.
Ngược lại, nếu người ta tuyên bố một nền độc tài (dù là một nền độc tài tập thể hay một nền độc tài giai cấp) thì việc mở rộng dân chủ đương nhiên trở thành đặc quyền của một thiểu số nắm quyền lực chính trị. Khi nào mở rộng, mở rộng đến mức nào, hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của kẻ cầm quyền, mà thói thường thì kẻ cầm quyền đều không thiết tha mở rộng dân chủ, vì lo sợ mất địa vị thống trị của mình, mất đặc quyền, đặc lợi của gia đình mình, phe nhóm mình. Bất cứ một nền chuyên chính nào cũng đẻ ra một đẳng cấp cầm quyền với những đặc quyền, đặc lợi dành riêng cho những thành viên của nó. Nếu không có những cuộc đấu tranh đòi dân chủ, không bao giờ đẳng cấp cầm quyền lại tự ý mở rộng dân chủ, tự ý ban phát quyền lợi chính trị cho mọi người dân. Đó là lý do giải thích tại sao ở tất cả các nước áp dụng chuyên chính vô sản, lại không có được sự tiến bộ về mặt dân chủ.
Sự gán ghép một cách khiên cưỡng hai khái niệm dân chủ và chuyên chính làm cho chủ nghĩa Marx trở thành một học thuyết hai mặt: một mặt là đấu tranh ôn hoà, chấp nhận những giá trị dân chủ; mặt thứ hai là dựa vào bạo lực vũ trang, ngả theo xu hướng chuyên chính. Tình hình đó tất yếu dẫn đến một cuộc đấu tranh nội bộ, làm phát sinh ra hai xu hướng: cải cách và cách mạng. Nhìn bên ngoài, cuộc đấu tranh giữa hai trường phái này bắt nguồn từ những vấn đề mang tính chiến thuật, sách lược như vấn đề phương pháp cách mạng chẳng hạn. Nhưng trong thực chất, đó là sự xung đột giữa hai cách nhìn khác nhau xung quanh vấn đề nhà nước và dân chủ. Phái cách mạng muốn xoá bỏ, đập tan nhà nước cũ để thực hiện chuyên chính vô sản trong khi phái cải cách từ bỏ quan niệm chuyên chính vô sản hay làm thay đổi nội dung của nó theo hướng tiếp thu những giá trị của nền dân chủ hiện đại.
Chương VI
Cuộc đấu tranh giữa hai phái - cải cách và cách mạng
Engels mất vào năm 1895. Vài năm sau, trong lòng Đảng dân chủ - xã hội Đức, chính đảng mạnh nhất của phong trào công nhân lúc đó, những người mác-xít bắt đầu chia thành hai trường phái tư tưởng khác nhau: phái cải cách và phái cách mạng.
Sự hình thành của phái cải cách trong phong trào mác-xít bắt đầu trước hết từ Eduard Bernstein (1850-1932), người thường được coi là cha đẻ của chủ nghĩa xét lại (revisionism). Trong những năm sống lưu vong ở nước Anh, Bernstein đã gần gũi với những người thuộc phái Fabian (Fabianism) và chịu ảnh hưởng những tư tưởng cải cách của phái này. Cuối những năm 1890, ông công bố những quan điểm của mình qua một loạt các bài báo đăng trên tạp chí Neue Zeit, gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi trong nội bộ Đảng dân chủ - xã hội Đức. Sau đó, ông gửi một lá thư cho hội nghị của đảng họp tại Stuttgart vào tháng 10 năm 1898, và vài tháng sau, cho xuất bản tác phẩm Những tiền đề của chủ nghĩa xã hội và những nhiệm vụ của Đảng dân chủ - xã hội (bản dịch tiếng Anh có nhan đề là Evolutionary Socialism - Chủ nghĩa xã hội Tiến hoá).
Theo Bernstein, chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang một giai đoạn mới với những đặc điểm mới vượt ra ngoài dự kiến của Marx và Engels như: hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa có khả năng tự-điều chỉnh tránh được khủng hoảng, chế độ dân chủ đại nghị tạo điều kiện cho giai cấp công nhân có thể đấu tranh một cách hoà bình trong khuôn khổ của nhà nước hiện hành; sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các tổ chức độc quyền và các phương tiện giao thông, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các nhóm xã hội trung gian song song với xu hướng tập trung sản xuất, v.v… Căn cứ vào tình hình mới đó, ông đã trình bày một loạt luận điểm nhằm xét lại, điều chỉnh chủ nghĩa Marx.
Sự thách thức quan trọng nhất của Bernstein đối với chủ nghĩa Marx chính thống nhằm vào mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Đối với những người mác-xít chính thống, chính mục đích sau cùng của chủ nghĩa xã hội xác định những nguyên tắc của hoạt động thực tiễn trước mắt chứ không phải ngược lại. Bernstein đã tìm cách cắt đứt sự ràng buộc đó giữa mục đích cuối cùng và hoạt động thực tiễn hàng ngày. Đối với ông, chủ nghĩa xã hội không phải là một mục đích mà là một quá trình tiếp diễn không ngừng:
Tôi thành thật thừa nhận rằng tôi đặc biệt ít nghĩ đến, hoặc quan tâm đến, cái thường được gọi là “mục đích cuối cùng của chủ nghĩa xã hội”. Mục đích ấy, dù như thế nào, cũng không là gì đối với tôi, phong trào là tất cả. Và nói đến phong trào, tôi hiểu đó vừa là phong trào chung của xã hội, nghĩa là tiến bộ xã hội, vừa là những hoạt động và tổ chức về chính trị và kinh tế dẫn đến sự tiến bộ đó. (Trích theo: Donald Sassoon, One Hundred Years of Socialism, Fontana Press, Harper Collins Publishers, London, 1997, tr. 17-18)
Về vấn đề nhà nước và dân chủ, Bernstein tin vào những phương pháp của chế độ dân chủ hơn là chuyên chính vô sản, nhằm đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Ông tin vào các phong trào công đoàn và hợp tác xã như những phương tiện để đạt được tiến bộ. Ông định nghĩa dân chủ như một sự vắng mặt của chính quyền mang tính giai cấp, mặc dù nó chưa bao hàm sự xoá bỏ tuyệt đối các giai cấp. Ông coi quyền đầu phiếu phổ thông như “sự thay thế cho một cuộc cách mạng bằng bạo lực”:
Với một giai cấp công nhân kém phát triển về số lượng và văn hoá, quyền bầu cử phổ thông có thể được coi như quyền lựa chọn “đao phủ”. Tuy nhiên, với sự phát triển về số lượng và kiến thức của giai cấp công nhân, nó trở thành phương tiện để biến những đại biểu của nhân dân từ chỗ là những người chủ của nhân dân thành những người đầy tớ thật sự của nhân dân. (Trích theo: Harry W. Laidler, History of Socialism, Thomas Y. Crowell Company, New York, 1968, tr. 251)
Bernstein đánh giá chuyên chính vô sản là một thuật ngữ lỗi thời, nếu muốn sử dụng nó thì phải tước bỏ ý nghĩa hiện hành và gán cho nó một cách giải thích khác nhằm làm giảm nhẹ ý nghĩa đó. Ông viết:
Chuyên chính của các giai cấp thuộc về một nền văn minh thấp hơn, và tạm gác qua một bên tính thiết thực và tính khả thi của nó, thuật ngữ đó chỉ có thể được coi là một sự thụt lùi, một di chứng của tổ tiên trong lĩnh vực chính trị (political atavism [4] ) (Trích theo: Harry W. Laidler, Sđd, tr. 252)
Coi chủ nghĩa xã hội là người thừa kế đích thực của chủ nghĩa tự do (liberalism), ông tin tưởng rằng sự phát triển của chủ nghĩa tự do sẽ tạo ra khả năng một sự quá độ hoà bình lên chủ nghĩa xã hội – một khả năng trước kia chưa hề có:
Chế độ phong kiến, với những tổ chức và hội đoàn (corporations) cứng nhắc của nó, cần phải bị phá huỷ ở hầu khắp mọi nơi bằng bạo lực. Những tổ chức tự do của xã hội hiện đại khác hẳn với những tổ chức nói trên chính ở chỗ chúng mềm dẻo và có khả năng thay đổi, phát triển. Không cần phải phá huỷ chúng, mà chỉ cần phát triển thêm một bước nữa. Để đạt được điều đó, chúng ta cần có tổ chức và hành động mạnh mẽ, nhưng không cần đến một nền chuyên chính cách mạng. (Trích theo: Harry W. Laidler, Sđd, tr. 253)
Trước mắt, theo Bernstein, Đảng dân chủ - xã hội phải trở thành một đảng mang tính chất cải cách, một đảng đấu tranh cho sự biến đổi xã hội bằng những phương tiện của một cuộc cải cách về dân chủ và kinh tế.
Mặc dù bị chính thức phê phán, ảnh hưởng của Bernstein ngày càng mở rộng, nhất là trong hàng ngũ những lãnh tụ công đoàn và trong giới trẻ.
Người đại diện cho phái mác-xít chính thống lúc đó là Karl Kautsky (1854-1938) đã kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Marx, phê phán kịch liệt những quan điểm của Bernstein. Nhưng Kautsky đã phê phán chủ nghĩa xét lại như thế nào?
Mặc dù nhấn mạnh rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể đạt được bằng một cuộc cách mạng chứ không phải bằng một chuỗi các biện pháp cải cách như Berstein đã nghĩ, nhưng Kautsky lại quan niệm cách mạng không nhất thiết phải là một cuộc biến động bằng bạo lực, mà là một hình thức biến đổi nào đó nhằm đưa giai cấp bị áp bức kiểm soát được chính quyền. Trong thực tế, Kautsky cho rằng đối với giai cấp công nhân, bạo lực là một vũ khí yếu ớt, không hiệu quả bằng những phương pháp hoà bình như: quyền tự do tổ chức, tự do báo chí và quyền phổ thông đầu phiếu. Những phương pháp hoà bình, bao gồm chế độ nghị viện, đình công, và tuyên truyền báo chí, bảo đảm được một cơ hội thành công lớn hơn trong những nước có trình độ dân chủ cao hơn, trong những tập thể có lòng tin vững chắc vào chính mình và vào lý tưởng của mình. Ông cũng thừa nhận tác dụng của những biện pháp cải cách như: công đoàn, hợp tác xã, pháp chế lao động, quốc hữu hoá một số ngành phục vụ công cộng. Ông viết:
Dân chủ đối với giai cấp vô sản cũng như ánh sáng và không khí đối với cơ thể; thiếu chúng giai cấp vô sản không thể phát triển quyền lực được. (Trích theo: Harry W. Laidler, Sđd, tr. 266)
Trong tác phẩm Cách mạng xã hội (Social Revolution), Kautsky mô tả một cách khái quát về viễn cảnh một nhà nước vô sản “một ngày sau thắng lợi của cách mạng”, đúng ra là một hay hai thập niên sau khi giai cấp vô sản nắm chính quyền. Ông đặt ưu tiên hàng đầu cho việc xoá bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến: mở rộng quyền đầu phiếu phổ thông đến mọi cá nhân và thiết lập quyền tự do báo chí, tự do hội họp, nhà nước độc lập hoàn toàn đối với giáo hội, bãi bỏ quyền thừa kế, thiết lập quyền tự trị hoàn toàn đối với mọi cộng đồng cá nhân và bãi bỏ chủ nghĩa quân phiệt. Ngoài ra, ông còn nêu các giải pháp như: giải tán quân đội thường trực để thay bằng nhân dân tự vũ trang, cải cách chế độ thuế bằng cách đánh thuế thu nhập luỹ tiến và thuế tài sản, tăng thêm và cải thiện các trường học, nâng lương cho nhà giáo, mọi trẻ em đều được nuôi duỡng, ăn mặc tốt như nhau và được hưởng các phương tiện học tập như nhau nhưng giáo dục phải phù hợp với tâm tính đa dạng của trẻ,... (Harry W. Laidler, Sđd., tr. 269)
Điều đáng nói nhất là do ảnh hưởng mạnh mẽ của những quan điểm xét lại đối với phong trào đương thời, cho nên trước năm 1914, những nhà dân chủ - xã hội lỗi lạc nhất – kể cả Kautsky, mặc dù về mặt chính thức vẫn còn đặt lòng tin vào chủ nghĩa Marx, nhưng trong hoạt động thực tiễn hàng ngày đã áp dụng những biện pháp cải cách xã hội mang tính chất thực tiễn, hoà bình như thể họ chấp nhận về bản chất những bài học của trường phái xét lại (Harry W. Laidler, Sđd., tr. 256 niệm Chuyên chính vô sản">
  • Chương 2
  • Chương 3 & 4
  • Chương 5 & 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10 & Kết
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!6320_3.htm!!!).
    Việc các nhà mác-xít chính thống ở Đức ngả dần sang lập trường của phái cải cách đã dẫn đến sự đoạn tuyệt về mặt lý luận giữa Rosa Luxemburg - đại biểu của cánh tả trong Đảng dân chủ - xã hội Đức, với Kautsky vào năm 1910 [5].
    Riêng V. I. Lenin thì trước năm 1914 chưa có mâu thuẫn quan trọng nào với Kautsky về mặt lý luận. Vốn là một người hâm mộ Karl Kautsky, Lenin chỉ bắt đầu mâu thuẫn với nhà lý luận mác-xít này trong thời gian chiến tranh thế giới lần I. Cuộc xung đột về lý luận này bộc lộ một cách đầy đủ nhất trong tác phẩm hàng đầu của Lenin là cuốn Nhà nước và cách mạng, được viết ngay trước cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và được xuất bản vào năm 1918, sau khi cuộc cách mạng thành công. Mặc dù còn dở dang (chưa hoàn thành phần hai, nói về kinh nghiệm của những cuộc cách mạng ở Nga), nhưng tác phẩm này đã trình bày khá đầy đủ quan niệm của Lenin về vấn đề nhà nước.
    Xét về thực chất, phần lớn những luận điểm Lenin trình bày trong tác phẩm chỉ là giải thích lại những quan điểm của Marx và Engels. Như ông đã viết ở đầu tác phẩm, mục đích của tác phẩm là “khôi phục học thuyết chân chính của Marx về nhà nước” nhằm chống lại sự xuyên tạc, “cải biến” chủ nghĩa Marx của các nhà tư tưởng tư sản, tiểu tư sản và nhất là chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội hiện đại trong phong trào công nhân thế giới (mà tiêu biểu là Karl Kautsky, lãnh tụ của Đảng dân chủ – xã hội Đức).
    Trong tác phẩm này, Lenin coi tư tuởng cách mạng bạo lực là “nền móng của toàn bộ học thuyết của Mác và Ăng-ghen” (Nhà nước và cách mạng, sđd, tr. 35). Ông phê phán quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, tức là “cái quan niệm mơ hồ về một sự thay đổi chậm chạp, đều đều, tuần tự, không có đột biến, không có bão táp, không có cách mạng” (Sđd, tr. 28).
    Về chuyên chính vô sản, Lenin coi đây là tiêu chuẩn phân biệt những người cơ hội chủ nghĩa với những người mác-xít chân chính, vì những người cơ hội chỉ thừa nhận đấu tranh giai cấp mà thôi:
    Kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp không thôi, thì kẻ đó vẫn chưa phải là một người mác-xít, kẻ ấy có thể vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ tư tưởng tư sản và chính trị tư sản. Đóng khung chủ nghĩa Mác trong thuyết đấu tranh giai cấp là cắt xén, xuyên tạc chủ nghĩa Mác, thu nó lại thành cái mà giai cấp tư sản có thể tiếp nhận được. Chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mác-xít. Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mác-xít và người tiểu tư sản (và cả tư sản lớn) tầm thường. Chính phải dùng viên đá thử vàng ấy mà thử thách sự hiểu biết thực sự và sự thừa nhận thực sự chủ nghĩa Mác. (Sđd., tr. 55)
    Về thái độ đối với bộ máy nhà nước cũ, như ta đã biết, sau Cách mạng 1848, Marx đã đặt vấn đề phải đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản. Nhưng trong “Thư gửi Ludwig Kugelman ngày 12.4.1871” (Tuyển tập, T. IV, tr. 547), Marx lại nói: “đó là điều kiện tiên quyết của mọi cuộc cách mạng nhân dân thật sự ở lục địa”. Điều đó có nghĩa là ngoài phạm vi của lục địa châu Âu, vẫn còn có những trường hợp ngoại lệ (như Anh, Mỹ). Giải thích lại đoạn văn đó, Lenin viết:
    Vào năm 1871 điều ấy rất dễ hiểu, vì hồi bấy giờ nước Anh còn là kiểu mẫu của nước thuần tuý tư bản chủ nghĩa, nhưng không có chế độ quân phiệt và, trong một mức độ lớn, không có chế độ quan liêu. Vì vậy, Mác trừ nước Anh ra, ở đó cách mạng và ngay cả cách mạng nhân dân xem chừng thực hiện được và đã có thể thực hiện được, mà không cần có điều kiện tiên quyết là phá huỷ “bộ máy nhà nước sẵn có”.
    Giờ đây, trong năm 1917, trong thời kỳ đại chiến đế quốc chủ nghĩa lần thứ nhất, sự giới hạn đó của Mác không còn tác dụng nữa. Lúc này nước Anh cũng như nước Mỹ (…) đã hoàn toàn rơi tuột vào cái vũng đầy bùn đẫm máu của toàn châu Âu với những cơ quan quân sự – quan liêu, những cơ quan này bắt tất thảy phải lệ thuộc vào nó và trấn áp hết thảy. Giờ đây ở Anh cũng như ở Mỹ, “điều kiện tiên quyết cho bất cứ cuộc cách mạng thật sự nhân dân nào” là đập tan, là phá huỷ “bộ máy nhà nước sẵn có”… (Sđd., tr.62)
    Như vậy, việc đập tan, phá huỷ bộ máy nhà nước cũ trở thành quy luật chung cho tất cả các cuộc cách mạng vô sản trong thời đại mà Lenin gọi là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc (imperialism, impérialisme).
    Về nội dung của chuyên chính vô sản, Lenin dựa vào những bài học mà Marx rút ra từ thực tiễn của Công xã Paris, và coi đó là những kinh nghiệm hoàn toàn có thể áp dụng được vào các cuộc cách mạng đương thời, nhất là vào trường hợp của nước Nga. Đó là những biện pháp như: xoá bỏ quân đội thường trực, xoá bỏ bộ máy công chức, thực hành chế độ tuyển cử và bãi miễn đối với mọi viên chức nhà nước kể cả hành pháp, lập pháp và tư pháp, trả lương cho viên chức nhà nước ngang với lương công nhân, v.v… Nhìn chung, Lenin muốn xoá bỏ chế độ đại nghị để thay bằng một nền dân chủ trực tiếp tương tự như chế độ dân chủ thời nguyên thuỷ. Ông đã dành nhiều trang để biện luận, mô tả tỉ mỉ những biện pháp đó, với hy vọng là đem áp dụng chúng vào trường hợp của nước Nga. Hình thức chính quyền vô sản tương tự như Công xã Paris, theo Lenin, chính là các Xô-viết (Soviets) đại biểu cho công nhân và binh sĩ, được hình thành trong cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, nghĩa là lúc lật đổ Nga hoàng. [6]
    Cuộc xung đột về mặt lý luận, tư tưởng giữa Lenin, đại diện cho phái cách mạng và Kautsky, đại diện cho phái cải cách, đã là tiền đề cho sự phân hoá của phong trào mác-xít nói riêng và phong trào xã hội chủ nghĩa nói chung: phái cách mạng trở thành những người cộng sản (Quốc tế III), tách khỏi phái cải cách tức những người dân chủ - xã hội (Quốc tế II). Sự phân hoá này có nguồn gốc sâu xa từ chính chủ nghĩa Marx. Trong một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề nhà nước, hai ông đã tạo ra những khái niệm hết sức hàm hồ, không rõ nghĩa, có thể giải thích theo nhiều hướng khác nhau.
    Như chuyên chính vô sản chẳng hạn. Chuyên chính vô sản là chuyên chính của một giai cấp mang một sứ mệnh lịch sử, và theo dự kiến, giai cấp đó sẽ ngày càng chiếm đa số trong xã hội. Nhưng những nghịch lý chứa đựng trong bản thân khái niệm chuyên chính vô sản đã làm cho khái niệm trở nên hàm hồ, không rõ nghĩa. Vì vậy, Lenin và những người cộng sản hiểu chuyên chính vô sản nghiêng về phía chuyên chính, còn các nhà dân chủ - xã hội thì tuyên bố khái niệm đó đã lỗi thời hoặc tìm cách giải thích nó nghiêng về phía dân chủ.
    Hoặc như vấn đề phương pháp cách mạng chẳng hạn. Lúc sinh thời, mặc dù tán dương con đường cách mạng bằng bạo lực, cả Marx và Engels luôn luôn dành ngoại lệ cho một số nước (nhất là các nước Anh, Mỹ,..), mà hai ông hy vọng là cách mạng vô sản có thể diễn ra bằng con đường hoà bình. Năm 1872, Marx đã phát biểu tại Hà Lan như sau:
    Chúng tôi biết rằng cần phải chú ý đến những chế độ, phong tục và truyền thống của các nước khác nhau, và chúng tôi không phủ nhận rằng hiện có những nước như Mỹ, Anh - và nếu tôi hiểu biết rõ hơn những chế độ của các bạn thì có thể thêm vào đó cả Hà-lan nữa, - ở đây, công nhân có thể đạt tới mục đích của mình bằng phương pháp hoà bình. Nhưng nếu đúng là như thế đi nữa thì chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trong đại đa số các nước trên lục địa, bạo lực vẫn phải là cái đòn bẩy của cuộc cách mạng của chúng ta; và có lúc sẽ phải dùng đến bạo lực để thiết lập một cách triệt để sự thống trị của lao động. (“Về Đại hội La Haye”; Tuyển tập, T. IV, tr. 210-211)
    Sau khi Marx mất, Engels vẫn còn lặp lại quan điểm này. Năm 1891, khi phê phán cương lĩnh Erfurt của Đảng dân chủ - xã hội Đức, Engels đã viết:
    Ta có thể quan niệm được rằng xã hội cũ có thể tiến lên xã hội mới một cách hoà bình, trong những nước ở đó cơ quan đại diện nhân dân tập trung tất cả quyền hành trong tay; ở đó Hiến pháp cho phép người ta muốn làm gì thì làm khi người ta được đa số nhân dân làm hậu thuẫn; trong những nước cộng hoà dân chủ như Pháp và Mỹ, trong những nước quân chủ như Anh, là những nước, ở đó ngày nào việc sắp chuộc lại triều vua cũng được đưa ra bàn cãi trên báo chí, ở đó triều đại ấy bất lực không chống lại được ý chí của nhân dân. (“Góp phần phê phán dự thảo cương lĩnh của Đảng dân chủ - xã hội 1891”, Tuyển tập, T. VI, tr. 497)
    Cũng trong đoạn văn vừa trích, Engels không tán thành việc công bố quan điểm này ở Đức, là “nơi mà chính phủ hầu như nắm toàn bộ quyền lực, nơi mà Quốc hội cùng các cơ quan đại diện khác đều không có thực quyền” vì điều đó không cần thiết, và làm như thế là “lột chiếc lá nho che cho chế độ chuyên chế và đem thân thể của chính mình để che sự trần truồng của chế độ chuyên chế”. (Sđd, T. VI, tr. 497-498)
    Nhưng thái độ của Engels đối với phong trào ở Đức đã thay đổi trong vài năm sau đó, do việc Đảng dân chủ - xã hội Đức nhờ vào quyền đầu phiếu phổ thông mà giành được số phiếu rất lớn trong các cuộc bầu cử. Phấn khởi trước thành quả của cuộc đấu tranh hợp pháp của đảng này, ông đã viết vào năm 1895 như sau:
    Ngay từ bây giờ, chúng ta đã có thể trông cậy vào 2 triệu 25 vạn cử tri. Nếu tình hình đó cứ tiếp diễn như vậy thì từ nay cho đến cuối thế kỷ, chúng ta sẽ tranh thủ được bộ phận lớn nhất trong các tầng lớp trung gian trong xã hội, tức là những người tiểu tư sản và những người tiểu nông, và chúng ta sẽ lớn lên cho đến khi trở thành lực lượng quyết định ở trong nước, trước nó tất cả những lực lượng khác, dù muốn hay không, cũng đều phải chịu khuất phục. (…)
    Lịch sử thế giới trớ trêu đã làm đảo lộn tất cả. Chúng ta, những “người cách mạng”, những “người lật đổ”, chúng ta phát triển bằng những biện pháp hợp pháp thì tốt hơn rất nhiều là bằng những thủ đoạn bất hợp pháp và sự lật đổ. (“Lời mở đầu cho tác phẩm của Karl Marx Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850”, Tuyển tập, T. VI, tr. 620)
    Có thể hiểu đó là sự khuyến khích Đảng dân chủ - xã hội Đức đi vào con đường đấu tranh hợp pháp, sử dụng các biện pháp hoà bình.
    Do chỗ Marx và Engels tự nhận lý thuyết của mình là chủ nghĩa xã hội khoa học, cho nên phái cải cách không ngần ngại sửa chữa, xét lại lý thuyết đó cho phù hợp với sự phát triển của tình hình. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà Bernstein, cha đẻ của chủ nghĩa xét lại, đã nhận xét rằng trong các tác phẩm của Marx, ông tìm thấy tính chất nhị nguyên (dualism), do chỗ các công trình này vừa nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, vừa nhằm minh chứng cho một lý thuyết được xác lập từ lâu - trước cả khi tiến hành việc nghiên cứu. Ông cho rằng trong hệ thống của Marx vẫn còn lại cặn bã của chủ nghĩa không tưởng (utopianism) [7].
    Ngày nay, xem xét lại các công trình của Marx và đem đối chiếu với thực tế lịch sử, chúng ta thấy nhận xét trên của Bernstein không phải là một ý kiến hoàn toàn thiếu căn cứ. Trong khi phê phán các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng tiền bối, do định kiến, do phạm phải sai lầm nghiêm trọng về phương pháp luận, Marx cũng trở thành một nhà không tưởng. Và vì ông tự nhận lý thuyết của mình là “chủ nghĩa xã hội khoa học”, ông đã trở thành nhà không tưởng gây nhiều tai ương cho nhân loại hơn bất cứ nhà không tưởng nào khác.

    [1]Donald Sassoon, One Hundred Years of Socialism, Fontana Press, Harper Collins Publishers, London, 1997, tr. 651-654.
    [2]"United Kingdom Labor", Microsoft® Encarta® Encyclopedia 2001. © 1993-2000
    [3]Parliamentarianism, parlementarisme. Marx dùng danh từ này theo nghĩa rộng, nhằm để chỉ toàn bộ nền dân chủ hiện đại, bao gồm cả hai hình thức: chế độ nghị viện (parliamentary system, régime parlementaire) kiểu Anh và chế độ Tổng thống (presidential system, régime présidentiel) kiểu Mỹ.
    [4]Atavism, atavisme: nguyên là một khái niệm sinh học dùng để chỉ sự xuất hiện trở lại một vài đặc điểm của tổ tiên đã biến mất trong các thế hệ trung gian.
    [5]Rosa Luxemburg (1871-1919) là một nhà nữ cách mạng Đức gốc Ba Lan. Là một đại biểu của cánh tả trong Đảng dân chủ - xã hội Đức, bà bảo vệ lập trường cách mạng, bảo vệ chủ nghĩa Marx. Mặc dù hướng về cách mạng Nga, bà vẫn phê phán Lenin và Đảng bolshevik về một số vấn đề như: chính sách nông nghiệp, quyền dân tộc tự quyết, và các biện pháp độc tài,… Luxemburg mặc dù là một gương mặt tiêu biểu cho phái cách mạng nhưng vẫn giữ vững lòng tin vào chế độ dân chủ và chống lại quan niệm tập trung dân chủ của Lenin (Encyclopædia Britannica 2000).
    [6]Các Xô-viết ở Nga xuất hiện lần đầu trong cuộc Cách mạng năm 1905, nhưng vào thời đó chỉ bao gồm đại biểu của công nhân.
    [7]Harry W. Laidler, Sđd., tr. 254.

    Truyện Huyền thoại về một nhà nước tự tiêu vong ---~~~cungtacgia~~~--- !!!6320_3.htm!!!).
    Việc các nhà mác-xít chính thống ở Đức ngả dần sang lập trường của phái cải cách đã dẫn đến sự đoạn tuyệt về mặt lý luận giữa Rosa Luxemburg - đại biểu của cánh tả trong Đảng dân chủ - xã hội Đức, với Kautsky vào năm 1910 [5].
    Riêng V. I. Lenin thì trước năm 1914 chưa có mâu thuẫn quan trọng nào với Kautsky về mặt lý luận. Vốn là một người hâm mộ Karl Kautsky, Lenin chỉ bắt đầu mâu thuẫn với nhà lý luận mác-xít này trong thời gian chiến tranh thế giới lần I. Cuộc xung đột về lý luận này bộc lộ một cách đầy đủ nhất trong tác phẩm hàng đầu của Lenin là cuốn Nhà nước và cách mạng, được viết ngay trước cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và được xuất bản vào năm 1918, sau khi cuộc cách mạng thành công. Mặc dù còn dở dang (chưa hoàn thành phần hai, nói về kinh nghiệm của những cuộc cách mạng ở Nga), nhưng tác phẩm này đã trình bày khá đầy đủ quan niệm của Lenin về vấn đề nhà nước.
    Xét về thực chất, phần lớn những luận điểm Lenin trình bày trong tác phẩm chỉ là giải thích lại những quan điểm của Marx và Engels. Như ông đã viết ở đầu tác phẩm, mục đích của tác phẩm là “khôi phục học thuyết chân chính của Marx về nhà nước” nhằm chống lại sự xuyên tạc, “cải biến” chủ nghĩa Marx của các nhà tư tưởng tư sản, tiểu tư sản và nhất là chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội hiện đại trong phong trào công nhân thế giới (mà tiêu biểu là Karl Kautsky, lãnh tụ của Đảng dân chủ – xã hội Đức).
    Trong tác phẩm này, Lenin coi tư tuởng cách mạng bạo lực là “nền móng của toàn bộ học thuyết của Mác và Ăng-ghen” (Nhà nước và cách mạng, sđd, tr. 35). Ông phê phán quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, tức là “cái quan niệm mơ hồ về một sự thay đổi chậm chạp, đều đều, tuần tự, không có đột biến, không có bão táp, không có cách mạng” (Sđd, tr. 28).
    Về chuyên chính vô sản, Lenin coi đây là tiêu chuẩn phân biệt những người cơ hội chủ nghĩa với những người mác-xít chân chính, vì những người cơ hội chỉ thừa nhận đấu tranh giai cấp mà thôi:
    Kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp không thôi, thì kẻ đó vẫn chưa phải là một người mác-xít, kẻ ấy có thể vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ tư tưởng tư sản và chính trị tư sản. Đóng khung chủ nghĩa Mác trong thuyết đấu tranh giai cấp là cắt xén, xuyên tạc chủ nghĩa Mác, thu nó lại thành cái mà giai cấp tư sản có thể tiếp nhận được. Chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mác-xít. Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mác-xít và người tiểu tư sản (và cả tư sản lớn) tầm thường. Chính phải dùng viên đá thử vàng ấy mà thử thách sự hiểu biết thực sự và sự thừa nhận thực sự chủ nghĩa Mác. (Sđd., tr. 55)
    Về thái độ đối với bộ máy nhà nước cũ, như ta đã biết, sau Cách mạng 1848, Marx đã đặt vấn đề phải đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản. Nhưng trong “Thư gửi Ludwig Kugelman ngày 12.4.1871” (Tuyển tập, T. IV, tr. 547), Marx lại nói: “đó là điều kiện tiên quyết của mọi cuộc cách mạng nhân dân thật sự ở lục địa”. Điều đó có nghĩa là ngoài phạm vi của lục địa châu Âu, vẫn còn có những trường hợp ngoại lệ (như Anh, Mỹ). Giải thích lại đoạn văn đó, Lenin viết:
    Vào năm 1871 điều ấy rất dễ hiểu, vì hồi bấy giờ nước Anh còn là kiểu mẫu của nước thuần tuý tư bản chủ nghĩa, nhưng không có chế độ quân phiệt và, trong một mức độ lớn, không có chế độ quan liêu. Vì vậy, Mác trừ nước Anh ra, ở đó cách mạng và ngay cả cách mạng nhân dân xem chừng thực hiện được và đã có thể thực hiện được, mà không cần có điều kiện tiên quyết là phá huỷ “bộ máy nhà nước sẵn có”.
    Giờ đây, trong năm 1917, trong thời kỳ đại chiến đế quốc chủ nghĩa lần thứ nhất, sự giới hạn đó của Mác không còn tác dụng nữa. Lúc này nước Anh cũng như nước Mỹ (…) đã hoàn toàn rơi tuột vào cái vũng đầy bùn đẫm máu của toàn châu Âu với những cơ quan quân sự – quan liêu, những cơ quan này bắt tất thảy phải lệ thuộc vào nó và trấn áp hết thảy. Giờ đây ở Anh cũng như ở Mỹ, “điều kiện tiên quyết cho bất cứ cuộc cách mạng thật sự nhân dân nào” là đập tan, là phá huỷ “bộ máy nhà nước sẵn có”… (Sđd., tr.62)
    Như vậy, việc đập tan, phá huỷ bộ máy nhà nước cũ trở thành quy luật chung cho tất cả các cuộc cách mạng vô sản trong thời đại mà Lenin gọi là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc (imperialism, impérialisme).
    Về nội dung của chuyên chính vô sản, Lenin dựa vào những bài học mà Marx rút ra từ thực tiễn của Công xã Paris, và coi đó là những kinh nghiệm hoàn toàn có thể áp dụng được vào các cuộc cách mạng đương thời, nhất là vào trường hợp của nước Nga. Đó là những biện pháp như: xoá bỏ quân đội thường trực, xoá bỏ bộ máy công chức, thực hành chế độ tuyển cử và bãi miễn đối với mọi viên chức nhà nước kể cả hành pháp, lập pháp và tư pháp, trả lương cho viên chức nhà nước ngang với lương công nhân, v.v… Nhìn chung, Lenin muốn xoá bỏ chế độ đại nghị để thay bằng một nền dân chủ trực tiếp tương tự như chế độ dân chủ thời nguyên thuỷ. Ông đã dành nhiều trang để biện luận, mô tả tỉ mỉ những biện pháp đó, với hy vọng là đem áp dụng chúng vào trường hợp của nước Nga. Hình thức chính quyền vô sản tương tự như Công xã Paris, theo Lenin, chính là các Xô-viết (Soviets) đại biểu cho công nhân và binh sĩ, được hình thành trong cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, nghĩa là lúc lật đổ Nga hoàng. [6]
    Cuộc xung đột về mặt lý luận, tư tưởng giữa Lenin, đại diện cho phái cách mạng và Kautsky, đại diện cho phái cải cách, đã là tiền đề cho sự phân hoá của phong trào mác-xít nói riêng và phong trào xã hội chủ nghĩa nói chung: phái cách mạng trở thành những người cộng sản (Quốc tế III), tách khỏi phái cải cách tức những người dân chủ - xã hội (Quốc tế II). Sự phân hoá này có nguồn gốc sâu xa từ chính chủ nghĩa Marx. Trong một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề nhà nước, hai ông đã tạo ra những khái niệm hết sức hàm hồ, không rõ nghĩa, có thể giải thích theo nhiều hướng khác nhau.
    Như chuyên chính vô sản chẳng hạn. Chuyên chính vô sản là chuyên chính của một giai cấp mang một sứ mệnh lịch sử, và theo dự kiến, giai cấp đó sẽ ngày càng chiếm đa số trong xã hội. Nhưng những nghịch lý chứa đựng trong bản thân khái niệm chuyên chính vô sản đã làm cho khái niệm trở nên hàm hồ, không rõ nghĩa. Vì vậy, Lenin và những người cộng sản hiểu chuyên chính vô sản nghiêng về phía chuyên chính, còn các nhà dân chủ - xã hội thì tuyên bố khái niệm đó đã lỗi thời hoặc tìm cách giải thích nó nghiêng về phía dân chủ.
    Hoặc như vấn đề phương pháp cách mạng chẳng hạn. Lúc sinh thời, mặc dù tán dương con đường cách mạng bằng bạo lực, cả Marx và Engels luôn luôn dành ngoại lệ cho một số nước (nhất là các nước Anh, Mỹ,..), mà hai ông hy vọng là cách mạng vô sản có thể diễn ra bằng con đường hoà bình. Năm 1872, Marx đã phát biểu tại Hà Lan như sau:
    Chúng tôi biết rằng cần phải chú ý đến những chế độ, phong tục và truyền thống của các nước khác nhau, và chúng tôi không phủ nhận rằng hiện có những nước như Mỹ, Anh - và nếu tôi hiểu biết rõ hơn những chế độ của các bạn thì có thể thêm vào đó cả Hà-lan nữa, - ở đây, công nhân có thể đạt tới mục đích của mình bằng phương pháp hoà bình. Nhưng nếu đúng là như thế đi nữa thì chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trong đại đa số các nước trên lục địa, bạo lực vẫn phải là cái đòn bẩy của cuộc cách mạng của chúng ta; và có lúc sẽ phải dùng đến bạo lực để thiết lập một cách triệt để sự thống trị của lao động. (“Về Đại hội La Haye”; Tuyển tập, T. IV, tr. 210-211)
    Sau khi Marx mất, Engels vẫn còn lặp lại quan điểm này. Năm 1891, khi phê phán cương lĩnh Erfurt của Đảng dân chủ - xã hội Đức, Engels đã viết:
    Ta có thể quan niệm được rằng xã hội cũ có thể tiến lên xã hội mới một cách hoà bình, trong những nước ở đó cơ quan đại diện nhân dân tập trung tất cả quyền hành trong tay; ở đó Hiến pháp cho phép người ta muốn làm gì thì làm khi người ta được đa số nhân dân làm hậu thuẫn; trong những nước cộng hoà dân chủ như Pháp và Mỹ, trong những nước quân chủ như Anh, là những nước, ở đó ngày nào việc sắp chuộc lại triều vua cũng được đưa ra bàn cãi trên báo chí, ở đó triều đại ấy bất lực không chống lại được ý chí của nhân dân. (“Góp phần phê phán dự thảo cương lĩnh của Đảng dân chủ - xã hội 1891”, Tuyển tập, T. VI, tr. 497)
    Cũng trong đoạn văn vừa trích, Engels không tán thành việc công bố quan điểm này ở Đức, là “nơi mà chính phủ hầu như nắm toàn bộ quyền lực, nơi mà Quốc hội cùng các cơ quan đại diện khác đều không có thực quyền” vì điều đó không cần thiết, và làm như thế là “lột chiếc lá nho che cho chế độ chuyên chế và đem thân thể của chính mình để che sự trần truồng của chế độ chuyên chế”. (Sđd, T. VI, tr. 497-498)
    Nhưng thái độ của Engels đối với phong trào ở Đức đã thay đổi trong vài năm sau đó, do việc Đảng dân chủ - xã hội Đức nhờ vào quyền đầu phiếu phổ thông mà giành được số phiếu rất lớn trong các cuộc bầu cử. Phấn khởi trước thành quả của cuộc đấu tranh hợp pháp của đảng này, ông đã viết vào năm 1895 như sau:
    Ngay từ bây giờ, chúng ta đã có thể trông cậy vào 2 triệu 25 vạn cử tri. Nếu tình hình đó cứ tiếp diễn như vậy thì từ nay cho đến cuối thế kỷ, chúng ta sẽ tranh thủ được bộ phận lớn nhất trong các tầng lớp trung gian trong xã hội, tức là những người tiểu tư sản và những người tiểu nông, và chúng ta sẽ lớn lên cho đến khi trở thành lực lượng quyết định ở trong nước, trước nó tất cả những lực lượng khác, dù muốn hay không, cũng đều phải chịu khuất phục. (…)
    Lịch sử thế giới trớ trêu đã làm đảo lộn tất cả. Chúng ta, những “người cách mạng”, những “người lật đổ”, chúng ta phát triển bằng những biện pháp hợp pháp thì tốt hơn rất nhiều là bằng những thủ đoạn bất hợp pháp và sự lật đổ. (“Lời mở đầu cho tác phẩm của Karl Marx Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850”, Tuyển tập, T. VI, tr. 620)
    Có thể hiểu đó là sự khuyến khích Đảng dân chủ - xã hội Đức đi vào con đường đấu tranh hợp pháp, sử dụng các biện pháp hoà bình.
    Do chỗ Marx và Engels tự nhận lý thuyết của mình là chủ nghĩa xã hội khoa học, cho nên phái cải cách không ngần ngại sửa chữa, xét lại lý thuyết đó cho phù hợp với sự phát triển của tình hình. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà Bernstein, cha đẻ của chủ nghĩa xét lại, đã nhận xét rằng trong các tác phẩm của Marx, ông tìm thấy tính chất nhị nguyên (dualism), do chỗ các công trình này vừa nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, vừa nhằm minh chứng cho một lý thuyết được xác lập từ lâu - trước cả khi tiến hành việc nghiên cứu. Ông cho rằng trong hệ thống của Marx vẫn còn lại cặn bã của chủ nghĩa không tưởng (utopianism) [7].
    Ngày nay, xem xét lại các công trình của Marx và đem đối chiếu với thực tế lịch sử, chúng ta thấy nhận xét trên của Bernstein không phải là một ý kiến hoàn toàn thiếu căn cứ. Trong khi phê phán các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng tiền bối, do định kiến, do phạm phải sai lầm nghiêm trọng về phương pháp luận, Marx cũng trở thành một nhà không tưởng. Và vì ông tự nhận lý thuyết của mình là “chủ nghĩa xã hội khoa học”, ông đã trở thành nhà không tưởng gây nhiều tai ương cho nhân loại hơn bất cứ nhà không tưởng nào khác.

    [1]Donald Sassoon, One Hundred Years of Socialism, Fontana Press, Harper Collins Publishers, London, 1997, tr. 651-654.
    [2]"United Kingdom Labor", Microsoft® Encarta® Encyclopedia 2001. © 1993-2000
    [3]Parliamentarianism, parlementarisme. Marx dùng danh từ này theo nghĩa rộng, nhằm để chỉ toàn bộ nền dân chủ hiện đại, bao gồm cả hai hình thức: chế độ nghị viện (parliamentary system, régime parlementaire) kiểu Anh và chế độ Tổng thống (presidential system, régime présidentiel) kiểu Mỹ.
    [4]Atavism, atavisme: nguyên là một khái niệm sinh học dùng để chỉ sự xuất hiện trở lại một vài đặc điểm của tổ tiên đã biến mất trong các thế hệ trung gian.
    [5]Rosa Luxemburg (1871-1919) là một nhà nữ cách mạng Đức gốc Ba Lan. Là một đại biểu của cánh tả trong Đảng dân chủ - xã hội Đức, bà bảo vệ lập trường cách mạng, bảo vệ chủ nghĩa Marx. Mặc dù hướng về cách mạng Nga, bà vẫn phê phán Lenin và Đảng bolshevik về một số vấn đề như: chính sách nông nghiệp, quyền dân tộc tự quyết, và các biện pháp độc tài,… Luxemburg mặc dù là một gương mặt tiêu biểu cho phái cách mạng nhưng vẫn giữ vững lòng tin vào chế độ dân chủ và chống lại quan niệm tập trung dân chủ của Lenin (Encyclopædia Britannica 2000).
    [6]Các Xô-viết ở Nga xuất hiện lần đầu trong cuộc Cách mạng năm 1905, nhưng vào thời đó chỉ bao gồm đại biểu của công nhân.
    [7]Harry W. Laidler, Sđd., tr. 254.
    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Talawas
    Được bạn: ms đưa lên
    vào ngày: 8 tháng 10 năm 2005

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--