HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ
Dịch và chú thích
CHƯƠNG VIII

1. Dịch chi vi thư dã bất khả viễn.
Vi đạo dã lũ thiên
Biến động bất cư,
Chu lưu lục hư,
Thượng hạ vô thường,
Cương nhu tương dịch
Bất khả vi điển yếu,
Duy biến sở thích.
Dịch:
Sách dịch không thể quên (1)
Đạo Dịch thường biến thiên.
Biến động không ngừng.
Xoay quanh sáu cõi (2)
Thăng giáng không nhất định (3)
Cương nhu (dương âm) thay nhau.
Không dùng làm khuôn mẫu bất dịch được (4)
Có biến hoá mới thích hợp.
Chú thích: Tiết này có âm tiết, có vần gần như thơ, đại ý bảo Dịch là Biến Dịch.
(1) Không thể quên hay không thể rời được vì Dịch là sách hướng dẫn ta trong mọi việc hằng ngày. Có người hiểu là Dịch không xa rời âm dương được. vì căn bản của Dịch là âm dương.
(2) Lục hư ở đây có thể hiểu là 6 hào trong mỗi quẻ.
(3) Vì “dương” thẳng mà cương có khi giáng; âm giáng cũng có khi thăng.
(4) Điểm yếu là khuôn mẫu bất dịch cho mọi việc mọi thời được.
2. Ký xuất nhập dĩ độ,
Nội ngoại sử tri cụ.
Dịch: (Dịch) ra vào có chừng mực.
(việc) trong (việc) ngoài, (Dịch) khuyên ta phải thận trọng.
Chú thích: Tiết này tối nghĩa, e sót chữ hay lầm Phan Bội Châu không dịch.
3. Hựu minh ư ưu hoạn dữ cố,
Vô hữu sư bảo,
Như lâm phụ mẫu.
Dịch: (Dịch) lại làm cho (ta) rõ sự lo lắng và nguyện ước.
(Cho nên) ta tuy không có thầy mà như được cha mẹ săn sóc (vì có Kinh Dịch).
Chú thích: tiết này Phan Bội Châu cũng bỏ.
3. Sơ suất kỳ từ nhi quĩ kỳ phương.
Ký hữu điển thường,
Cẩu phi kỳ nhân,
Đạo bất hư hành.
Dịch: Mới đầu do lời (Thoán từ, Hào từ) mà đắn đo ý nghĩa,
Khi thấy qui tắc rồi,
Nhưng nếu không phải là người (sáng suốt) thì cũng không thi hành đạo (dịch) được.
Chú thích: Hai câu cuối có thể hiểu là:
Nhưng nếu không có người (sáng suốt)
Thì đạo (Dịch) không thể sáng tỏ được.

Truyện Kinh dịch - Đạo của người quân tử Lời nói đầu của VNthuquan Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 chương 7 !!!7355_94.htm!!! Đã xem 1904814 lần. --!!tach_noi_dung!!--

HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ
Dịch và chú thích
CHƯƠNG X+XI

--!!tach_noi_dung!!--
1. Dịch chi vi thư dã, quảng đại tất bị: hữu thiên đạo yên, hữu nhân đạo yên, hữu địa đạo yên, kiêm tam tài nhi lưỡng chi, cố lục. Lục giả, phi tha dã, tam tài chi đạo dã.
Dịch: Sách Dịch bao là (rộng lớn) gồm đủ cả: có đạo trời; có đạo người, có đạo đất, gồm cả ba ngôi (tam tài là trời, người, đất) mà nhân hai lên, cho nên thành ra sáu hào. Sáu hào không có gì khác là đạo của ba ngôi.
Chú thích: Mỗi đơn quái có ba hào trỏ ba ngôi: hào trên cao là trời, hào giữa là người, hào dưới là đất. Một trùng quái gồm nội quái và ngoại quái, tức hai đơn quái, cho nên nói là “nhân hai lên thành sáu hào”.
Nhưng xét trọn trùng quái thì có khi người ta cho hào 5,6 là trời, hào 3, 4 là người, hào 1, 2 là đất.
2. Đạo hữu biến động, cố viết hào. Hào hữu đẳng, cố viết vật. Vật tương hạp cố viết văn. Văn bất đáng, cố cát hung sinh yên.
Dịch: đạo có thay đổi biến động, nên sáu vạch trong quẻ gọi là hào. Hào có bậc (cao thấp) trong quẻ, cho nên nó tượng trưng sự vật. Sự vật (cương nhu) xen nhau, cho nên có những đặc tính của mỗi hào. Đặc tính của mỗi hào có khi không thích hợp với vị trí của nó, cho nên mới sinh ra tốt xấu.
Chú thích: Tiết này rất tối nghĩa (Phan Bội Châu chỉ dịch mỗi câu đầu), mỗi người hiểu một khác. Chu Hi không giảng thế nào là “văn”. Chúng tôi miễn cưỡng dịch. Có lẽ bỏ, không dịch 3 câu sau như Phan Bội Châu thì hơn.
Chữ hào có nghĩa là (âm dương) giao nhau, sinh biến động.
CHƯƠNG XI
Tiết độc nhất.
Dịch chi hưng dã. Kỳ đương Ân chi mạt thế, Chu chi thịnh đức da? Ðương Văn vương dữ Trụ chi sự da? Thị cố kỳ từ nguy. Nguy giả sử bình, dị giả sử khuynh, kỳ đạo thậm đại, bách vật bất phế. Cụ dĩ chung thủy, kỳ yêu vô cữu, thủ chi vị Dịch chi đạo dã?
Dịch: Đạo Dịch hưng thịnh lên (1) vào cuối đời nhà Ân, lúc đức nhà Chu đang thịnh ư? Vào lúc vua Văn Vương có chuyện với Trụ đấy ư? Vì vậy mà Thoán từ (của Văn vương) có giọng nguy sợ. Hễ có lòng nguy sợ thì (tìm cách) khiến cho nguy thành yên; mà (ngược lại) hễ có lòng khinh dị (coi thường) thì tự gây cho mình sự sụp đổ. (đạo trời như vậy mà) đạo Dịch (cũng vậy) thật to lớn, không bỏ một vật nào không xét tới (Biết) lo sự (thận trọng) từ đầu tới cuối là để không mắc lỗi, như vậy là đạo Dịch chăng?
Chú thích: (1) Tác giả chương này dùng chữ “hưng” có lẽ là ngầm bảo rằng dịch đã có từ trước (đời Phục Hi), đến đời Văn Vương mới thịnh lên.
(2) Ám chỉ vụ Văn Vương bị Trụ giam trong ngục Dữu Lý.
--!!tach_noi_dung!!--

đánh máy: Huyền Băng, sửa chữa và hiệu đính: Trương Củng, vnn, mọt sách
Nguồn: Vnthuquan-Thư viện Online
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 1 tháng 3 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--