14
Hàng lậu

Hai ngày sau những biến cố chúng tôi vừa kể trên, và trong khi từng giờ từng phút ở đại bản doanh người ta chờ đợi Đại tướng Monck trở về thì một chiếc thuyền nhỏ của Hoà Lan, gồm có mười thủy thủ, đến bỏ neo ngoài bờ biển Schevenigen, cách đất liền khoảng một tầm đại bác. Lúc đó đang giữa đêm và nước thủy triều dâng lên trong bóng tối dày đặc - đây là lúc tốt nhất để đưa hành khách và hàng hoá lên đất liền.
Vịnh Scheveningen làm thành một vòng cung rộng lớn, nó không sâu lắm, và nhất là không được an toàn mấy cho nên người ta chỉ thấy có những chiếc thuyền Flamand và các thuyền Hoà Lan được thủy thủ kéo lên bờ trên các cây lăn - như ngày xưa Virgile đã nói. Khi nước triều lên, đổ dồn vào đất liền, tàu bè không dám đi sát vào bờ, vì dễ bị sa lầy rất khó kéo ra.
Có lẽ vì lý do này mà chiếc xuồng tách ra ngay khi thuyền bỏ neo, và tiến vào bờ với tám thuỷ thủ, ở giữa họ người ta nhận thấý một vật hình thuôn đài như một thùng lớn hay một thứ bành hàng.
Bờ biển vắng vẻ không một bóng người, vài ngư dân nhà ở trên cồn cát đã yên giấc. Người lính canh duy nhất gác bờ biển (một bờ biển không được canh gác kỹ lắm, vì lẽ tàu lớn không thể vào được nơi đây), tuy không thể hoàn toàn noi gương những ngư dân để lên giường nằm, nhưng cũng bắt chước họ đánh một giấc ngay trong chòi canh, cũng ngon lành như những kẻ ngủ trên giường. Vì thế tiếng động duy nhất người ta có thể nghe được là tiếng rít của từng cơn gió đêm lạnh lẽo qua những đám cỏ hoang mọc trên đồi cát. Nhưng những kẻ đang tiến vào bờ hẳn là những con người đầy nghi kỵ, vì cảnh im lặng thật sự và cái vẻ hoang vắng này không hề làm họ yên tâm chút nào; do đó chiếc xuồng của họ, trông chỉ như một điểm đen trên đại dương, lướt sóng không một tiếng động- họ tránh không dùng mái chèo và cặp sát vào đất liền ở nơi gần nhất.
Vừa nghe đáy xuồng chạm đất, một người nhảy ra sau khi đã cho một hiệụ lệnh ngắn ngọn, chứng tỏ ông ta thường quen chỉ huy. Tuân theo lệnh này, nhiều người mang những khẩu sung "mút" lấp lánh dưới ánh sáng yếu ớt của mặt biển phản chiếu lên và cẩn thận khiêng lên bờ cái vật hình thuôn dài đã nói mà trong đó chắc đựng thứ hàng lậu gì. Tiếp đó người đã phóng lên bờ trước nhất kia, liền chạy xéo về phía làng Scheveningen, tiến đến chỗ khu rừng nhô ra xa nhất. Đến nơi, ông ta tìm ngôi nhà mà đã một lần chúng ta thoáng thấy sau lùm cây và đã được giới thiệu như là một nơi tạm trú, một chỗ ở rất khiêm tốn của kẻ được người ta lịch sự gọi là "Vua nước Anh".
Tất cả đều đang yên ngủ cũng như ở những nơi khác, ngoại trừ một con chó lớn - thuộc giống chó mà các ngư dân làng Scheveningen thường dùng để kéo những chiếc xe chở cá của họ đến La Haye - con chó sủa lên dữ dội ngay lúc nó nghe thấy tiếng những bước chân của người lạ mặt vang lên trước các cửa sổ Nhưng những tiếng sủa báo động này thay vì làm cho người mới đến sợ hãi thì trái lại có vẻ làm cho ông ta vui mừng, vì chúng có thể thay tiếng gọi vô hiệu của ông để đánh thức những người ở trong nhà. Vì thế người lạ mặt chờ đợi cho đến khi những tiếng sủa vang rền và kéo dài của con chó đủ để gây hiệu quả, lúc đó ông ta mới cất tiếng gọi. Nghe tiếng ông, con chó càng sủa mạnh hơn. Liền đó bên trong nhà có tiếng người bảo con chó im. Rồi khi nó đã ngưng sủa thì có một giọng yếu ớt khàn khàn và lễ phép đưa ra:
- Ông muốn hỏi ai?
- Tôi muốn gặp Hoàng đế Charles Đệ nhị. - người lạ mặt đáp.
- Để làm gì?
Tôi muốn nói chuyện với ông ấy.
- Ông là ai?
- Ồ! Chán quá, ông hỏi quá nhiều, tôi không thích nói chuyện qua cánh cửa.
- Ông chỉ cần cho tôi biết tên ông là được rồi.
- Tôi cũng không thích xưng tên của mình ngay ngoài đường, hơn nữa, xin ông yên tâm, tôi sẽ không ăn thịt con chó của ông đâu, và tôi cũng cầu nguyện Chúa cho nó đừng ăn thịt tôi.
Người bên trong hỏi tiếp bằng một giọng kiên nhẫn và tò mò, như giọng của một ông già:
- Có lẽ ông mang tin tức đến?
- Tôi mang đến những tin tức rất bất ngờ? Tôi xin trả lời là tôi mang tin tức đến và tin thật bất ngờ nữa. Này, mở cửa đi chứ?
Người già lên tiếng tiếp:
- Thưa ông, ông có thật tin rằng những tin tức đó đáng để đánh thức Nhà vua dậy không?
- Chúa ơi! Ông bạn thân mến của tôi. Hãy kéo then cài cửa ra, tôi bảo đảm rằng ông sẽ không phải hối tiếc đâu. Tôi không phải là kẻ tầm thường, đây là lời nói danh dự của tôi?
- Thưa ông, dầu vậy tôi cũng không mở cửa nếu ông không xưng tên ra.
- Điều này cần lắm sao?
- Đó là lệnh của chủ tôi, thưa ông.
- Thế thì, đây là tên của tôi nhưng tôi xin báo trước rằng tên của tôi sẽ chẳng cho ông biết thêm được điều gì hết.
- Mặc kệ cứ nói đi.
- Được! Tôi là hiệp sĩ d'Artagnan.
Ông già ở bên cánh cửa kêu lên:
- Ôi! Chúa ơi, ông D Arlagnan! Còn sung sướng nào bằng! Nãy giờ, tôi vẫn tự bảo rằng giọng nói của ông sao nghe quen thuộc quá.
- Lạ! Người ta biết cả giọng nói của tôi ở đây! Thật hân hạnh quá.
- Ô vâng! Chúng tôi biết chứ, - ông già vừa nói vừa rút then cài cửa ra.
- Và bằng chứng là đây.
D'Artagnan bước vào, và trong ánh sáng của chiếc đèn lồng trên tay ông già, ông nhận ra ngay kẻ đối thoại cứng đầu của mình. Ông kêu lên:
- Chúa ơi! Parry đây mà? Đáng lẽ tôi phải biết chứ!
- Tôi biết, - Monck lạnh lùng nói.
- Vào thời điểm đó, tôi có một số tiền lớn bằng vàng, và hôm trước ngày xảy ra chiến tranh, có lẽ do linh cảm thấy trước sự việc sẽ diễn tiến thế nào vào ngày hôm sau, nên tôi đem giấu số vàng đó trong căn hầm chính của tu viện Newcastle, dưới toà tháp mà đứng đây ngài thấy rõ cái đỉnh chóp lóng lánh dưới ánh trăng. Thế là kho vàng của tôi đã được chôn nơi ấy, và hôm nay tôi đến đây yêu cầu ngài cho phép tôi được đào nó lên trước khi xảy ra trận chiến do phía bên kia đem qua. Một quả mìn hay một trò đùa chiến tranh nào đó có thể phá huỷ toà lâu đài làm tứ tán kho vàng của tôi hay làm lộ ra cho đám binh sĩ đến chiếm đoạt hết.
Monck rất am hiểu con người. Nhìn qua tướng mạo, ông thấy người này đủ mọi nghị lực, mọi lý trí, rất là kín đáo, như thế thì điều mà quý tộc Pháp kia tiết lộ là cả một sự tin tưởng hào hiệp, và do đó Monck cảm thấy xúc động thật sự. Ông nói:
- Đúng là ông đã nghĩ tốt về tôi. Nhưng mà số tiền đó có đáng cho ông liều thân không? Hơn nữa, ông có nghĩ rằng nó vẫn còn nằm nguyên nơi ông đã chôn đấy không?
- Vẫn còn nguyên tại đó ngài đừng nghi ngờ gì cả.
- Xong một câu hỏi, nhưng còn câu nữa. Tôi đã hỏi ông rằng số tiền đó có thật lớn lắm để ông phải liều mình như vậy không?
- Nó thật sự rất lớn, vâng rất lớn thưa ngài, vì đó là số tiền một triệu cất kín trong hai cái thùng gỗ.
- Một triệu! - Monck kêu lên, lần này thì đến lượt Athos nhìn ông ta chăm chăm và thật lâu.
Monck nhận ra điều đó, và trở lại nghi ngờ. Ông nghĩ thầm: "À thì ra người này muốn giăng bẫy mình"
- Vậy thì, thưa ông, - Monck lại tiếp, - theo như tôi hiểu thì ông muốn lấy về số tiền ấy, phải không?
- Xin ngài giúp cho.
- Ngay hôm nay?
- Ngay đêm nay, vì tình hình mà tôi vừa giải thích cùng ngài xong.
Monck phản đối:
- Nhưng mà thưa ông, tướng Lambert ở chỗ tu viện ông cần, còn gần hơn là tôi, vậy tại sao ông lại không hỏi nhờ ông ấy?
- Bởi vì, thưa ngài, khi ta hành động trong những tình huống quan trọng, ta phải hỏi nơi bản năng của ta trước hết. Thế mà tướng Lambert không gây cho tôi một cảm giác tin cẩn nào như đối với ngài.
- Thôi được! Tôi sẽ cho tìm lại số tiền của ông với điều kiện nó còn ở đó, tại vì, cũng có thể nó không còn ở đó nữa. Từ 1648, mười hai năm trôi qua rồi và biết bao biến cố đã xảy ra.
Monck nhấn mạnh đến điểm này để xem nhà quý tộc Pháp này có chụp lấy lối thoát giương ra không, nhưng Athos đến cả nhướng mày cũng không. Ông nói quả quyết.
- Thưa ngài, tôi bảo đảm với ngài, rằng hai thùng đó không đổi chỗ cũng không đổi chủ đâu.
Câu trả lời làm Monck mất một nỗi ngờ nhưng điều ngờ khác lại mới phát sinh, chắc người Pháp này là một mật sứ được gửi đến để xúi người bảo trợ của Quốc hội làm điều sai quấy, vâng chỉ là một miếng mồi quyến rũ, và còn chắc chắn hơn nữa là người ta muốn dùng miếng mồi này làm động lòng tham của ngài Đại tướng.
Nhất định không có vàng, Monck định bắt quả tang nhà quý tộc Pháp về tội nói dối, lừa gạt và sau đó ông sẽ rút ra khỏi bước sơ sẩy mà kẻ thù muốn ông chui vào thế là ông sẽ nổi danh ngay.
Xếp đặt ý trong đầu, Monck nói với Athos:
- Thưa ông, ông cho phép tôi được mời ông tối nay chứ?
Athos nghiêng mình trả lời:
- Thưa ngài vâng. Tôi rất hân hạnh được ngài dẫn dắt.
- Còn ông thì càng lịch sự hơn khi nhận lời thành thật như thế. Các đầu bếp của tôi không nhiều và cũng không có kinh nghiệm lắm, toán tiếp tế hôm nay đã đi về tay không, đến nỗi là nếu không có một anh đánh cá cùng quê hương với ông đi quẹo vào căn cứ của tôi thì ông Đại tướng Monck hôm nay sẽ đi ngủ không ăn bữa tối. Theo lời người đánh cá nói thì hôm nay tôi có cá tươi.
Sau khi Monck nói lời xã giao mà không mất vẻ thận trọng như thế, người ta dọn ra trên một cái bàn gỗ thông những thứ mà ta có thể nghĩ là một bữa ăn tối. Ông ra hiệu mời Bá tước De La Fère ngồi vào bàn, đối diện với ông. Chỉ có một món cá nấu nhừ dành cho vị thượng khách nổi tiếng, hứa hẹn nhiều cho cái bao tử đang cồn cào hơn là cho vị giác khó tính.
Trong khi húp, nghĩa là trong khi ăn món cá nấu rượu bìa hạng bét đó, Monck hỏi chuyện về những biến cố mới nhất của vụ loạn Fronde, vụ ngài De Condé làm hoà với nhà vua, chuyện cuộc hôn nhân có lẽ sẽ xảy ra giữa nhà vua và công chúa Marie Thérèse. Nhưng ông né tránh, và chính Athos cũng tránh mọi lời có dính dáng xa gần về quyền lợi chính trị ở giữa Anh, Pháp, Hà Lan đang kết hợp, hay nói đúng hơn, đang làm chia rẽ các xứ này.
Trong buổi chuyện vãn này, Monck nhận ra một điều ông thấy ngay từ lúc mở lời trao đổi, đó là ông đã gặp một người rất có tư cách. Chẳng thể nào là một tên gián điệp, nhưng Monck lại thấy Athos cùng lúc vừa quá tế nhị lại rất cương quyết nên kết luận Bá tước là một tay âm mưu.
Và khi họ rời bàn ăn, Monck hỏi:
- Ông thật sự tin vào kho vàng của ông à?
- Thưa ngài vâng.
- Ông tin chắc là sẽ tìm ra đúng nơi ông đã chôn nó không?
- Tôi nghĩ là thấy.
Monck nói:
- Vậy thì thưa ông, vì tò mò, tôi sẽ đi cùng với ông. Tôi càng cần phải theo ông vì ông sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi trong trại mà không có mặt tôi hay phụ tá của tôi.
- Thưa Đại tướng, tôi không chịu làm phiền ngài, nếu tôi thấy không cần ngài đi theo, nhưng vì việc ngài đi theo đối với tôi không những là vinh dự mà còn cần thiết nữa, nên tôi xin nhận lời.
Monck hỏi Athos:
- Có cần đem người theo không?
- Thưa Đại tướng, tôi nghĩ là vô ích, nếu ngài cũng thấy không cần. Hai người và một con ngựa cũng đủ chở hai thùng gỗ xuống chiếc thuyền theo tôi tới đây.
- Nhưng chắc còn phải cuốc, đào, hốt đất, bửa đá, và ông không tính làm một mình phải không?
- Thưa Đại tướng, chẳng cần đào cuốc gì cả. Kho vàng được chôn dưới hầm gian nhà mồ của tu viện, dưới một cục đá được niêm phong bằng một vòng sắt to, khi mở ra thấy có bốn bực cấp thấp. Hai cái thùng nằm trong đó, nối đầu nhau và được trét một lớp thạch cao có hình dáng một quan tài. Ngoài ra còn có một ghi chú cho tôi dễ nhận ra cục đá. Trong công việc tế nhị và cần tin tưởng này, tôi không muốn giữ bí mật gì đối với ngài cả. Đây là lời ghi trên mộ bia:
"Hic jacet venerabilis Petrus Gllillelmlls Scotl, Canon Honorab. Coventlls novi Castelli. Obiit quarlà et decimá die, Feb, ann. Dom. MCCVIII. Requiescal in pace"
(Đại khái: Mộ của một bậc tướng già, chết năm 1028, và lời cầu chúc yên nghỉ).
Monck không thốt lên lời, ông kinh ngạc, phần bởi sự trùng hợp kỳ diệu của thân xác con người này và cách thức cao cả trong vai trò người ấy đóng, phần khác bởi tấm lòng trung thực khi người ấy bày tỏ yêu cầu, trong trường hợp mang một triệu đồng tức là có hi vọng bị ăn dao găm giữa một toán quân coi chuyện cướp bóc như chuyện phục hồi vương quyền vậy.
Ông nói:
- Tôi sẽ đi cùng ông, cuộc phiêu lưu này có vẻ thật kỳ diệu. Để tôi cầm đuốc cho.
Nói xong, Monck đeo kiếm ngắn, súng lục và cử động đó cho thấy bên dưới chiếc áo ngoài có một lớp giáp sắt để bảo vệ cho ông tránh khỏi nhát dao của kẻ sát nhân.
Athos thì làm ngược lại. Ông tháo dao găm ra đặt lên bàn cởi đai đeo gươm ra để nằm bên dao và ông tự nhiên mở áo như để tìm kiếm chiếc khăn tay, nhưng để lộ ra dưới áo sơ mi vải ba-tít mỏng bộ ngực trần của ông, không có cả khí giới tấn công lẫn khí giới tự vệ nào hết.
Monck nghĩ:
- Thật là một con người kỳ lạ, hắn không mang vũ khí nào hết, vậy thì đàng kia hắn có đặt ổ phục kích không?
Như đoán được ý nghĩ của Monck, Athos nói:
- Thưa Đại tướng, chính là ngài muốn chỉ có hai chúng ta cùng đi, thế thì tốt thôi, nhưng mà một người chỉ huy giỏi không bao giờ nên hành động liều lĩnh, trời đã về đêm rồi, đường qua đầm lầy có thể gặp nhiều nguy hiểm, ngài nên cho người cùng đi theo.
- Ông nói có lý, - Monck nói, và gọi - Digby! Năm mươi người với kiếm và súng mút?.
Và ông nhìn Athos.
- Thế thì khá ít, - Athos nói, - nếu có gì nguy hiểm, còn nếu chẳng có gì xảy ra thì quá nhiều.
Monck nói:
- Tôi sẽ đi một mình, Digby! Tôi không cần ai hết. Nào chúng ta đi!
Athos và Monck từ trại đi băng tới sông Tweed, trên phần đất mà Digby đã dẫn những người đánh cá từ sông Tweed đến căn cứ. Quang cảnh nơi đây, những sự thay đổi do con người đem lại, đã tác động mạnh mẽ đến óc tưởng tượng tinh tế và sống động của Athos. Athos chỉ chăm chú nhìn những nơi hoang vắng này, Monck lại chỉ nhìn Athos đang đưa mắt khi thì nhìn lên trời khi thì nhìn xuống đất, tìm kiếm, suy tư, thở dài.
Lúc nhận được lệnh sau cùng của ông Đại tướng, và nhất là nghe theo giọng điệu mà ông ra lệnh, Digby lúc mới đầu có hơi xúc động.
Anh ta bước theo các tay đi dạo đêm ấy khoảng hai mươi bước thì thấy Đại tướng quay lại tỏ vẻ như lấy làm lạ tại sao lại không tuân lệnh ông. Người sĩ quan cận vệ hiểu ra anh đã thiếu kín đáo nên trở về lều.
Anh ta cho là Đại tướng muốn kín đáo đi kiểm tra việc bố trí canh phòng như kiểu bất cứ tay chỉ huy có kinh nghiệm nào cũng phải làm trong đêm trước khi xảy ra chiến trận. Anh ta giải thích trường hợp Athos có mặt là để làm nhiệm vụ người cấp dưới cho chủ tướng nghe những gì chưa hiểu. Athos chắc là một tay gián điệp, và dưới mắt Digby, phải là một tay gián điệp đem tin tức đến cho Đại tướng biết rõ tình hình.
Sau gần mười phút đi giữa các căn lều, các chòi gác càng gần bản doanh càng sít nhau, Monck tiến vào một con lộ chia ra làm ba ngả- lối phía trái bên bờ sông, lối giữa đi đến tu viện Newcastle nằm giữa đồng lầy, lối phía phải đi xuyên qua các hàng phòng thủ ngoài của Monck nghĩa là gần với quân của Lambert nhất.
Bên kia sông có một điểm tiền tiêu của Monck canh chừng quân địch, quân số có một trăm năm chục người Scotland.
Khi có động thì họ bơi qua báo cáo ông. Tuy nhiên vì khoảng sông ấy không có cầu và vì lính của Lambert cũng như lính của Monck chẳng ai ham xuống nước, nên Monck chẳng phải lo lắm về phía này.
Bên này sông, cách tu viện khoảng chưa đầy năm trăm bước, dân đánh cá ở lẫn lộn ngay giữa khu lều của đám lính lân cận cùng ở chung với vợ con trong ấy.
Monck đi với Athos xuyên qua khung cảnh mờ mờ chiếu bằng hai nguồn sáng: nguồn sáng bạc của trăng và nguồn sáng đỏ nhạt của các đống lửa trại đang tàn nằm nơi ngã tư. Đến chỗ này, ông dừng lại và hỏi bạn đồng hành.
- Ông nhận ra đường đi chưa?
- Thưa Đại tướng, nếu không lầm, thì con đường phía phải thẳng ngay tới tu viện.
- Đúng đấy, nhưng chúng ta phải cần ánh sáng khi phải chui xuống đường hầm.
Monck quay mặt lại, nói:
- Ô hình như Digby vẫn theo ta. Thây kệ, bắt hắn đi tìm lửa cái đã
- Thưa Đại tướng, đúng là đằng xa kia có người theo sau ta từ nãy giờ.
Monck kêu lên:
- Digby! Digby! Lại đây ngay đi.
Nhưng thay vì tuân lệnh, bóng đen kia lại có vẻ giật mình, đi thụt lùi mà không tiến tới, rồi khom mình xuống và biến mất phía bờ đê bên trái, theo đường đến chỗ ở của những người đánh Monck nói:
- Hình như không phải Digby.
Cả hai đều nhìn theo cái bóng mất đi kia, nhưng Monck và Athos không quan tâm lắm. Chuyện một ngườle='height:10px;'>
- Vâng, Parry đây, ông d'Artagnan thân mến, chính tôi đây! Được gặp lại ông, thật mừng quá!
D'Artagnan siết chặt tay ông già:
- Ông đã nói rất đúng: thật mừng quá! Ông sẽ báo cho Nhà vua hay chứ!
- Nhưng thưa ông thân mến, Nhà vua đang ngủ.
- Chán quá! Đánh thức ông ấy dậy, tôi bảo đảm với ông là Nhà vua sẽ không rầy ông đâu.
- Ông bá tước bảo ông đến đây, phải không?
- Bá tước nào?
- Bá tước De La Fère.
- Athos? Không, tôi đến đây là tự ý tôi. Nào, Parry, đánh thức Nhà vua nhanh lên! Tôi cần gặp Nhà vua?
Parry nghĩ không phải chần chừ lâu hơn nữa, ông ta đã biết d'Artagnan từ lâu, ông biết, mặc dầu là dân Gascon, ông này không bao giờ hứa quá những gì có thể làm được. Ông băng qua một cái sân và một khu vườn nhỏ, xoa dịu con chó cứ muốn xông vào cắn người hiệp sĩ, rồi đến gõ cửa căn phòng trệt của một biệt thự nhỏ.
Liền đó một con chó nhỏ trong phòng cất tiếng sủa phụ hoạ với con chó lớn ở ngoài sân.
D'Artagnan tự nhủ: "Vì vua tội nghiệp! Cận vệ của ông chỉ có bấy nhiêu đó; sự thật là ông đã được chúng bảo vệ rất sốt sắng.
- Có chuyện gì vậy? - ông hoàng hỏi từ cuối căn phòng.
- Thưa ngài, có hiệp sĩ d'Artagnan đem tin tức đến.
Liền đó, có tiếng động trong căn phòng, một cánh cửa mở ra và ánh đèn sáng khắp dẫy hành lang cùng khu vườn.
Ông hoàng đang làm việc dưới ánh sáng đèn. Những giấy tờ để rải rác trên bàn giấy, và ông đang thảo một lá thơ. Rất nhiều chữ bị gạch bỏ chứng tỏ ông đã bỏ công rất nhiều khi viết.
Ông quay mặt ra nói:
- Xin mời hiệp sĩ vào. - Rồi trông thấy người ngư dân, ông hỏi, - Parry, anh nói hiệp sĩ d'Artagnan ở đâu?
D'Artagnan đáp:
- Thưa Hoàng thượng, ông ta đang ở trước mặt ngài đây.
- Ăn mặc thế này à?
- Vâng. Xin Hoàng thượng hãy nhìn tôi: Hoàng thượng không nhận ra tôi là kẻ mà Hoàng thượng đã trông thấy ở Blois, trong phòng ngoài của vua Louis XIV sao?
- Thưa ông có chứ, và tôi cũng còn nhớ đã khen ngợi ông rất nhiều.
D'Artagnan nghiêng mình rất lịch sự:
- Đó chỉ là bổn phận của tôi khi biết là công việc có dính dáng đến Hoàng thượng.
- Ông nói là ông đem tin tức đến cho tôi, phải không?
- Thưa Hoàng thượng, phải.
- Chắc là của vua nước Pháp?
D'Artagnan đáp:
- Ồ! Thưa Hoàng thượng không, chắc Hoàng thượng cũng đã nhận thấy vua nước Pháp chỉ nghĩ đến mình ông ấy thôi.
Charles II ngước nhìn trời. D'Artagnan nói tiếp:
- Không, thưa Hoàng thượng, không. Tôi đem đến những tin tức, sự kiện của cá nhân. Tuy nhiên tôi mong rằng Hoàng thượng sẽ chịu nghe những sự kiện và tin tức này với ít nhiều hảo ý.
Xin ông cứ nói.
- Thưa Hoàng thượng, nếu tôi không lầm thì lúc ở Blois, Hoàng thượng đã nói đến những khó khăn của Hoàng thượng về vấn đề nước Anh.
Charles II đỏ mặt, ông nói:
- Thưa ông, tôi chỉ kể điều đó với một mình vua nước Pháp thôi.
Người ngự lâm lạnh lùng nói:
- Ô! Hoàng thượng hiểu lầm rồi, tôi biết cách nói chuyện với vua chúa khi họ gặp khốn cùng; còn họ, chỉ khi nào bị rơi vào cảnh hoạn nạn họ mới nói chuyện với tôi, và khi được sung sướng rồi, họ không nhìn đến tôi nữa. Vì vậy, tôi với Hoàng thượng bây giờ không những tôi chỉ biểu lộ sự tôn kính lớn nhất mà còn sự tận tâm tuyệt đối nữa, và Hoàng thượng cứ tin tưởng theo tôi, điều này mang một ý nghĩa không phải nhỏ. Và khi nghe Hoàng thượng là một người cao quý, rộng lượng và đang giỏi chịu đựng khốn khổ đấy.
Charles II ngạc nhiên nói:
- Tôi thật không biết nên thích sự tôn kính của ông hay những lời nhận xét quá táo bạo của ông.
D'Artagnan nói:
- Lát nữa Hoàng thượng sẽ lựa chọn. Lúc đó Hoàng thượng than thở với người anh em Louis XIV của mình về những khó khăn của Hoàng thượng khi muốn trở về nước Anh để lấy lại ngôi vua mà không có quân đội hay tiền bạc gì cả.
Charles II không kềm chế được một cử chỉ nóng nảy.
D'Artagnan nói tiếp:
- Và chướng ngại chính ngăn chặn con đường Hoàng thượng là một viên tướng nào đó chỉ huy các đạo quân của Nghị viện và đóng vai trò của một Cromwell ở tại đó. Có phải Hoàng thượng đã nói như thế không?
- Phải, nhưng tôi xin lặp lại với ông lần nữa rằng những lời đó chỉ giành cho một mình Nhà vua thôỉ.
- Rồi Hoàng thượng sẽ thấy là một điều may mắn khi những lời đó đã rơi vào tai của viên phó quan ngự lâm quân Pháp. Con người gây nhiều khó khăn cho Hoàng thượng đó là Đại tướng Monck; phải đúng là tên của ông ấy không, thưa Hoàng thượng?
- Phải, nhưng xin nhắc lại một lần nữa, là hỏi như thế có ích gì không?
- Ồ! Thưa. Hoàng thượng tôi biết rằng lễ nghi không cho phép đặt những câu hỏi với vua chúa. Tôi hy vọng lát nữa Hoàng thượng sẽ tha thứ cho tôi về tội vô lễ này. Hoàng thượng đã nói thêm với vua nước Pháp rằng nếu Hoàng thượng có thể gặp được viên tướng ấy và thảo luận mặt đối mặt với ông ta, thì Hoàng thượng có thể thắng được ông ta hoặc bàng sức mạnh hoặc bằng sự thuyết phục, thắng được chướng ngại thật sự, duy nhất quan trọng, duy nhất khó vượt qua trên con đường của ngài.
- Thưa ông, tất cả những điều đó đều đã là sự thật; số phận của tôi, tương lai của tôi tối tăm hay rực rỡ, đều tuỳ thuộc vào con người đó. Nhưng ông muốn đưa câu chuyện đến đâu?
Đến một điều duy nhất: nếu Đạị tướng Monck là trở ngại lớn lao cho Hoàng thượnt nên khi ánh đèn soi tới thì bọn chim ăn đêm kinh hoàng vụt chạy trốn qua các lỗ thủng.
Cùng lúc, những con dơi khổng lồ lặng lẽ lượn vòng quanh hai kẻ vào quấy nhiễu, in bóng lung linh trên các bức tường đá cao.
Chẳng cần phải suy nghĩ gì cả, Monck thấy rõ rằng chẳng có ai ở trong tu viện vì các con vật hoang hung dữ này vẫn sống ở đây và tung bay lên khi ông bước đến gần.
Sau khi bước qua đống gạch vụn và bứt nhổ đi các cây leo đang quấn quanh đó như kẻ bảo vệ sự cô tịch, Athos tới chỗ các hầm mộ dưới căn phòng lớn có cửa ra vào thông qua điện thờ.
Ông dừng lại nói:
- Thưa Đại tướng, chúng ta đến nơi rồi.
- Chính là viên đá lót đấy à?
- Vâng.
- Đúng rồi, tôi cũng đã nhận ra chiếc vòng sắt, những chiếc vòng lại được xếp sát vào đá.
- Chúng ta cần một cây đòn.
- Dễ thôi.
Nhìn quanh họ. Athos và Monck nhận thấy một cây trần bì nhỏ đường kính chừng một tấc mọc trong một góc tường, cao đến tận cửa sổ, vươn cành lá che khuất hết.
Monck hỏi người đánh cá:
- Anh có dao đấy không?
- Thưa ngài có ạ.
- Chặt cái cây này đi.
Người đánh cá vâng lời, chặt mẻ cả dao găm. Sau khi đốn ngã cây và đẽo thành đòn, ba người mới đi xuống đường hầm.
Monck chỉ vào một góc hầm mộ nói với người đánh cá:
- Anh đứng vào phía bên kia kìa. Chúng ta có mang thuốc nổ theo mà anh cầm đèn thì thật nguy hiểm.
Người này thất kinh lùi lại, đứng đúng vào nơi chỉ định trong khi Monck và Athos đi vòng qua phía sau một cây cột.
Ánh sáng trăng xuyên qua cánh cửa nhỏ đến chân cột, phản chiếu ngay trên tấm đá mà bá tước De La Fère đã bỏ công lặn lội từ xa đến tìm. Athos chỉ cho viên Đại tướng hàng chữ La tinh.
- Đúng rồi đây.
- Phải rồi.
Monck trả lời xong, lại tiếp, như để cho người Pháp kia một cơ hội thoái thác:
- Ông không để ý là đã có người vào hầm mộ và nhiều bức tượng đã gãy đổ rồi sao?
- Thưa, chắc ngài có nghe dân Scotland sùng tín của ngài ưa để các tượng những người đã khuất đứng canh giữ các của quý mà họ tạo dựng được trong khi còn sống. Vì vậy, bọn lính nghĩ rằng vàng chôn dưới chân tượng và vì thế họ đập tượng, đào đế. Nhưng ngôi mộ của tu viện đáng kính mà chúng ta đến lại không giống với bất cứ công trình nào khác. Nói thật giản dị, và nó còn được đám người Thanh giáơ của ngài sợ bị tội phạm thánh nữa. Chẳng có miếng đá nào bị sờn sứt hết.
Monck nói:
- Đúng vậy.
Athos cầm lấy cây đòn. Monck hỏi:
- Ông có muốn giúp một tay không?
- Xin cảm ơn ngài, tôi không muốn ngài dính tay vào một công việc mà ngài có thể phải chịu trách nhiệm, nếu như ngài biết được hậu quả sau đó.
Monck ngẩng đầu lên, hỏi:
- Ông muốn nói gì thế, thưa ông?
- Tôi muốn nói nhưng mà cái người kia…
Monck nói:
- Đợi một chút, tôi hiểu ông sợ cái gì và tôi phải đi thử đấy - Monck quay về phía người đánh cá thoáng bóng dưới ánh đèn ông nói bằng giọng ra lệnh:
- Come here, friend (Anh bạn lại đây).
Người đánh cá vẫn đứng yên.
- Tốt lắm, hắn không biết tiếng Anh. Xin ông nói bằng tiếng Anh với tôi là được.
Athos trả lời:
- Thưa ngài, tôi thì thấy nhiều người trong một vài trường hợp, nghe hiểu mà không chịu trả lời. Người đánh cá này có lẽ giỏi hơn ta tưởng. Tôi xin ngài hãy đuổi hắn đi chỗ khác.
Monck nghĩ thầm: "Nhất định là ông ta muốn giữ lại một mình ta nơi đây. Chẳng sao, thây kệ, một chọi một, chỉ có hai người với nhau thôi"
Rồi nói với người đánh cá:
- Ông bạn trở lên thang gác chúng ta vừa bước xuống và trông chừng không cho ai được làm rối chúng ta.
Người đánh cá dợm bước, Monck nói:
- Để đèn lại đây. Mang theo, người ta thấy anh và cho anh ăn đạn bây giờ!
Người đánh cá có vẻ chịu lời khuyên nên bỏ đèn xuống đất và biến đi sau vòm thang lầu.
Monck đến cầm cây đèn đặt dưới chân cột và nói:
- Có chắc chắn là tiền nằm dưới mộ này không?
- Thưa ngài, năm phút nữa thì ngài sẽ phải tin.
Cùng lúc, Athos đập mạnh vào lớp vữa làm nứt một lằn chỗ đầu cây đòn. Athos lách cây vào, các mảng vữa tách ra từng mảnh tròn. Ông nói:
- Thưa ngài, đây là phần vữa trát mà tôi đã nói với ngài.
- Nhưng tôi chẳng thấy thùng gỗ đâu hết!
Athos nhìn chung quanh, nói:
- Nếu tôi có cây dao găm thì ngài sẽ thấy ngay. Tiếc là lúc nãy tôi đã bỏ quên nơi lều của ngài rồi.
Monck nói:
- Ông hãy dùng con dao của tôi, tôi chỉ sợ là lưỡi nó quá mỏng không đủ kham công việc ông đòi hỏi.
Athos hình như lo tìm chung quanh một thứ gì thay thế cho con dao găm.
Monck không ngừng theo dõi hai bàn tay của Athos và ánh mắt ông.
- Sao ông không hỏi con dao to bản của người đánh cá. Hắn ta có con dao đó.
Athos nói:
- Đúng rồi, hắn đã dùng nó để chặt cây được mà.
Ông chạy đến bên thang lầu nói với người đánh cá.
- Ném cho tôi con dao to bản của anh! Tôi đang cần.
Tiếng con dao vang lên trên bậc cấp. Monck nói:
- Ông đến lấy đi. Như lúc nãy tôi thấy đó là một dụng cụ rắn chắc lắm. Có bàn tay vững vàng sử dụng thì làm được nhiều việc đấy!g như thế thì phương cách hay nhất là trừ khử ông ta hoặc biến ông ta thành một đồng minh.
- Thưa ông, một ông vua không quân đội cũng không tiền bạc, như ông đã biết cuộc nói chuyện với người anh em của tôi, thì không thể làm được gì một người như Monck hết.
- Thưa Hoàng thượng, đúng đó là ý kiến của Hoàng thượng nhưng thật may mắn cho Hoàng thượng, nó không phải là ý kiến của tôi.
- Sao? Ông nói sao?
- Tôi nói rằng, không cần quân đội và bạc triệu, tôi, chính tôi đã làm được điều mà Hoàng thượng tưởng chỉ có thể làm với quân đội và bạc triệu trong tay.
- Sao? Ông nói gì? Ông đã làm gì thế?
- Tôi đã làm gì à? Thế này, thưa Hoàng thượng tôi đã qua bên kia bắt con người ấy gây khó chịu cho Hoàng thượng đó.
- Ông đã sang Anh bắt Monck?
- Tôi có làm điều gì sai quấy không?
- Ông đã bắt được Monck?
- Thưa Hoàng thượng vâng.
- Ở đâu vậy?
Ngay tại trại quân của ông ấy, ở Newcastle, và tôi mang ông ấy đến đây cho Hoàng thượng, - D'Artagnan đáp một cách giản dị.
- Ông mang hắn đến đây xem! - ông hoàng kêu lên hơi bất bình, vì ông tưởng đây là chuyện bịp thôi?
D'Artagnan trả lời giọng vẫn bình thường:
- Thưa Hoàng thượng, phải. Tôi sẽ mang đến ngay, ông ấy đang ở ngoài kia trong một cái thùng lớn có khoét lỗ để thở.
- Chúa ơi!
Hoàng thượng cứ yên tâm? Chúng tôi đã săn sóc ông ấy thật chu đáo, Hoàng thượng muốn gặp ông ấy để nói chuyện hay thích ném ông ấy xuống biển?
- Ôl! Chúa ơi! - Charles II lặp lại. - Ôi! Chúa ơi! Thưa ông, ông nói thật đấy chứ? Ông không nói đùa để làm nhục tôi đấy chứ? Ông đã có thể làm được một việc tài tình và táo bạo chưa từng thấy như vậy sao? Không thể được!
D'Artagnan nói:
- Hoàng thượng cho phép tôi mở cánh cửa sổ ra nhé?
Nhà vua chưa kịp nói một tiếng, "ừ", thì d'Artagnan đã thổi hồi còi kéo dài lanh lảnh, và liên tiếp ba lần trong đêm tối vắng lặng.
- Xong rồi! - ông nói, người ta sẽ đem ông ấy đến cho Hoàng thượng.

Monck nói:
- Tôi đã nghe nói rất nhiều về ông, nhưng tôi rất lấy là sung sướng rằng tôi đã mến phục ông trơớc nhờ chính linh cảm của tôi chớ không phải bởi ký ức của tôi. Cho nên, tôi sẽ nói với ông những điều tôi chưa hề nói với ai và ông sẽ thấy rõ tôi coi ông khác với những người đưa tôi đến đây là thế nào.
Athos khẽ gật đầu, sẵn sàng vội vã tiếp nhận từng lời một thoát ra từ cửa miệng Monck, những lời nói hiếm có và quý giá như giọt sương trong sa mạc.
- Ông đã kể cho tôi nghe về vua Charles Đệ nhị, nhưng xin hỏi ông: cái ông vua ma đó có quan hệ gì với tôi? Tôi đã già đầu trong chiến tranh và trong chính trị, hai thứ hoạt động này đang liên hệ khăng khít với nhau, cho nên mọi tay kiếm đều phải biết chiến đấu cho quyền lợi của mình hay cho tham vọng của mình chứ không phải chỉ mù quáng núp sau sĩ quan như các cuộc chiến bình thường. Tôi đây, hiện nay có lẽ không ham muốn gì hết nhưng lại lo sợ rất nhiều. Trong cuộc chiến hiện nay có đặt cả tự do của nước Anh và có lẽ cả tự do của từng người Anh nữa. Tại sao ngài muốn tôi đang hưởng tự do như thế này lại giơ tay đón chào bàn tay xiềng xích của một người ngoại quốc. Charles đối với tôi chỉ là thế đó thôi, ở đây ông ta đã thua trận, vậy ông ta là một chỉ huy tồi. Ông ta chẳng thành công trong một cuộc thương thuyết nào, vậy ông ta là một nhà ngoại giao dở. Ông ta mang sự cùng khốn của ông đi khắp châu Âu, vậy ông là một con người yếu đuối, nhu nhược. Chẳng có gì là cao sang, vĩ đại, chẳng có gì là dũng mãnh trong con người kỳ tài đó đang muốn cai trị một nước hùng mạnh nhất trên trái đất này. Tôi chỉ biết ông Charles đó dưới khía cạnh xấu thôi, thế thì làm sao tôi, một con người có trình độ như ông nói, làm sao tôi lại tự nguyện làm nô lệ cho một người thua kém tôi đủ mặt về quân sự, về chính trị và về tư cách nữa? Thưa ông, không được. Khi nào tôi thấy được Charles chứng tỏ được một hành động cao cả nào, có lẽ tôi sẽ công nhận ông xứng đáng được hưởng chiếc ngai mà chúng tôi đã truất khỏi người cha vì người ấy đã không có những đức tính ngay đến người con bây giờ cũng không có. Cho đến lúc này, tôi chỉ nhận có quyền lực của tôi thôi. Cách mạng đã phong cho tôi làm Đại tướng, nếu tôi muốn thì thanh gươm của tôi sẽ để lôi làm kẻ bảo trợ nền dân chủ.
Hãy để Charles tự chứng tỏ đi, hãy xuất hiện để chịu đựng một cuộc khảo hạch công khai chứng tỏ mình có tài năng - mà còn phải nhớ rằng ông ta thuộc một dòng giống mà tài năng phải cao hơn người khác mới được. Cho nên, thưa ông, chúng ta chấm dứt đi, tôi không bác bỏ cũng không chấp nhận. Tôi dè dặt chờ đợi.
Athos biết Monck đã được thông báo quá rõ về tất cả tình hình gì liên quan đến Charles II nên không đưa câu chuyện xa hơn nữa được. Không phải lúc, không phải chỗ. Ông nói:
- Thưa ngài, thế thì tôi chỉ còn có việc cám ơn ngài thôi.
- Về việc gì, thưa ông?
- Về điều ông đã nhận xét đúng về tôi và về điều tôi hành động theo đúng như ông nghĩ?
Ô! Thật là phiền phải không? Số vàng này mà ông sắp đem đến cho vua Charles tôi sẽ lấy đó làm sự thử thách ông ta: Khi nào thấy ông ta biết dùng nó làm gì, tôi chắc sẽ có một quan điểm mà trước kia tôi chưa từng có.
- Trong lúc đó ngài không sợ tôi để lọt số tiền này vào tay kẻ thù à?
- Kẻ thù? Ồ, tôi không có kẻ thù ông ạ. Tôi phục vụ Nghị viện, Nghị viện ra lệnh tôi đi chiến đấu chống lại tướng Lambert và vua Charles là kẻ thù của Nghị viện chứ không phải của tôi. Vậy là tôi chiến đấu. Nếu trái lại Nghị viện ra lệnh cho tôi treo cờ ở hải cảng London, tụ họp binh sĩ tại bến, tiếp rước Charles Đệ nhị.
- Ngài vâng lệnh chứ? Athos sung sướng kêu lên.
- Xin ông thứ lỗi cho. - Monck vừa cười, vừa nói, - tôi tôi sẽ đi, đầu óc quay cuồng giống như thời trai trẻ làm việc khùng điên.
- Vậy là ngài không vâng lệnh? - Athos hỏi.
- Cũng không hẳn như vậy nữa. Phải đặt tổ quốc trên hết. Chúa đã cho tôi sức lực thì Chúa chắc cũng sẽ muốn rằng tôi dùng sức có ích cho tất cả mọi người, đồng thời, người cũng ban cho tôi luôn cả sự biết phân biệt phải trái. Nếu Nghị viện ra lệnh cho tôi hành động như thế thì tôi sẽ suy nghĩ lại.
Athos sa sầm nét mặt:
- Thôi, tôi hiểu rồi, nhất định là ngài không muốn ủng hộ vua Charles Đệ nhị rồi.
- Nãy giờ ông Bá tước luôn luôn chất vấn tôi, giờ xin đến phiên tôi đây.
- Vâng, xin mời ngài, và mong rằng Chúa khởi ý cho ngài đáp ứng thành thật như tôi đáp ứng cho ngài vậy.
- Khi mang cho ông hoàng của ông số tiền một triệu này, ông sẽ khuyên ông ta như thế nào?
Athos nhìn thẳng vào mặt Monck, dáng ngạo nghễ và dứt khoát.
- Thưa ngài, với một triệu đó nhiều người khác có lẽ sẽ dùng để thuyết thuyết, tôi thì muốn xin Đức vua nên thành lập hai trung đoàn rồi tiến vào ngả Scotland, nơi ngài vừa bình định xong, nơi ngài vừa cho dân chúng sự chân thành mà cách mạng đã hứa mang lại cho họ nhưng đã không hoàn toàn giữ lời.
Tôi sẽ khuyên Đức vua đích thân chỉ huy đạo quân bé nhỏ rồi nó sẽ lớn dần lên đó, ngài cứ tin thế đi. Tôi sẽ khuyên Đức vua chết trong tư thế tay cầm cờ, kiếm nằm trong bao và kêu lên: "Hỡi người Anh, đây là vị vua thứ ba của giống dòng nhà ta mà các người đã giết chết. Các người hãy coi chừng sự phán xét của Chúa".
Monck cúi đầu xuống dáng đăm chiêu rồi nói:
- Nếu ông la thành công, điều này thật khó tin, nhưng không phải là không thể xảy ra được, bởi vì mọi thứ đều có thể có được trên thế gian này, nếu thế thì ông sẽ khuyên ông ta những gì?
- Khuyên ông ta nghĩ rằng mất ngai vàng là do ý trời, nhưng lấy lại được là do lòng dân.
Mặt Monck thoáng hiện một nụ cười mỉa mai.
- Thưa ông, khổ thay những kẻ làm vua không bao giờ biết nghe theo một lời khuyên phải.
Đến lượt Athos cười, sắc diện khác hẳn với Monck.
- Charles Đệ nhị không phải là ông vua như thế.
- Thôi ta nói gọn đi Bá tước ạ, ông muốn như thế phải không?
Athos nghiêng mình xác nhận.
Tôi sẽ cho người đem hai thùng này đến nơi nào ông muốn. Ông trú nơi nào?
- Thưa ngài, nơi một xóm nhỏ ở cửa sông.
- Ồ tôi biết rồi. Ở đó có năm hay sáu ngôi nhà gì đó phải không?
- Đúng vậy. Tôi trú ở ngôi nhà thứ nhất chung với hai người đan lưới. Tôi đã lên bờ bằng thuyền của họ đấy.
- Thế còn thuyền của ông đâu?
- Thuyền của tôi thả neo cách biển một phần tư hải lý và chờ đấy.
- Ông có vẻ như chưa muốn đi ngay phải không?
- Thưa, tôi còn muốn thử thuyết phục ngài một lần nữa ạ.
Monck trả lời:
- Ông sẽ không đạt được mục đích đâu. Điều quan trọng là ông phải rời Newcastle sao cho không để lại dấu vết, khỏi có hại cho ông cũng như cho tôi nữa. Các sĩ quan của tôi tin rằng ngày mai thì Lambert sẽ tấn công. Tôi thì trái lại, tôi bảo đảm là hắn ta không nhúc nhích gì hết. Chuyện đó không thể nào xảy ra được Lambert trông coi một đạo quân không thuần nhất, một mớ tạp nhạp như thế không thể gọi là một đạo quân được. Tôi đã dạy cho lính đặt quyền bính của tôi dưới một quyền bính cao hơn. Điều này khiến cho họ còn kỳ vọng ở một cái gì sau tôi, chung quanh tôi, dưới bậc tôi. Cho nên, nếu tôi chết đi, chuyện cũng thường thôi, đội quân tôi sẽ không mất tinh thần ngay. Cho nên, ví dụ khi tôi đi như tôi đã làm chơi vài lần, thì trong binh trại của tôi sẽ không có lo âu hay rối loạn chút nào. Lambert đang chỉ huy mười tám ngàn tên đào ngũ. Thế mà ông biết rõ là tôi không nói điều đó với sĩ quan của tôi. Phải để cho một đạo quân luôn luôn có ý nghĩ là chiến trận sắp xảy ra ngay, ai lấy cũng đều tỉnh táo, trông chừng hết. Còn tôi nói với ông điều này là để cho ông thật an tâm. Ông chớ nên vội vượt biển về ngay: tám ngày nữa chắc có sự kiện mớỉ, hoặc là đánh nhau, hoặc là có sự dàn xếp. Lúc bấy giờ, vì để cám ơn ông đã nhận xét tốt về tôi và tin cậy mà thổ lộ bí mật với tôi, chừng ấy tôi sẽ mời ông đi thăm nơi nào ông muốn. Vậy xin ông chớ đi chừng nào tôi chưa có ý kiến, tôi xin nhấn mạnh lời mời đó một lần nữa.
- Tôi xin hứa, thưa Đại tướng - Athos kêu lên, trong lòng vui sướng nên dù bản tính thận trọng, ông vẫn để lộ ánh mắt mừng rỡ.
Monck bắt gặp ánh mắt sáng rực ấy và ông dập tắt nó bằng một cái nhếch mép mà ông thường dùng để chặn những người đối thoại cứ tưởng là hiểu thấu được ông. Athos nói:
- Như vậy, ngài cho tôi cái hẹn là tám ngày.
- Vâng, thưa ông, đúng tám ngày.
- Thế tôi làm gì trong tám ngày đó?
- Nếu có đánh nhau thì xin ông tránh xa đi. Tôi biết rằng người Pháp tò mò muốn xem cái trò giải trí này lắm. Ông muốn biết chúng tôi đánh nhau thế nào và rồi ông sẽ lãnh vài viên đạn lạc lính Scotland chúng tôi bắn dở lắm, còn tôi thì không muốn một nhà quý tộc danh giá như ông lại trở về đất Pháp mà có mang vết thương trong mình. Tôi cũng không muốn buộc phải thay thế ông mang triệu bạc cho ông hoàng của ông vì người ta có thể nói một cách có lý là tôi trả công cho ông hoàng muốn giành ngôi bằng số tiền ông ta dùng gây chiến với Quốc hội. Thôi ông ạ, cứ như chúng ta đã thoả thuận là được.
Athos kêu lên:
- Ôi thưa ngài, tôi thật sung sướng làm người đầu tiên được ghé vào trái tim cao quý đang đập dưới tấm áo choàng này!
Monck đáp, không thay đổi nét mặt hơi vui của mình:
- Ông lại cứ quả quyết rằng tôi có nhiều điều bí mật lắm! Này, ông nghĩ xem có điều bí mật gì lại ở trong cái đầu rỗng tuếch của dân võ biền? Nhưng thôi khuya rồi đèn sắp tắt, để gọi người đi theo chúng ta đến đây. Này anh đánh cá?
Người đánh cá đã cóng vì đêm lạnh đáp lại bằng một giọng khàn khàn để hỏi các ông muốn ông ta làm gì. Monck nói:
- Anh lại trạm gác, nói thừa lệnh tướng Monck bảo viên hạ sĩ quan đến đây ngay.
Nhiệm vụ đó thật dễ thực hiện vì người hạ sĩ quan tò mò muốn biết ông Đại tướng làm gì trong cái tu viện hoang vắng này nên đã từ từ nhích tới và lúc đó chỉ cách người đánh cá có vài bước.
Truyện Cùng Tác Giả Ba người lính ngự lâm Bá tước Monto Crixto Bông Uất Kim Hương đen Cái chết của ba người lính ngự lâm Cuộc quyết đấu của Zodomirski Hai mươi năm sau Hiệp Sĩ Sainte Hermine Hoa Tulip đen Hoàng hậu Margot Người thầy dậy đánh kiếm

Xem Tiếp »