Dịch giả : Chưa rõ
Chương 10

Nhà vua và đoàn hộ giá rời Huế tháng 5 năm 1939. Một chuyến đi xa dài ngày, đông người tuỳ tùng. Lũ trẻ thích thú được rời khỏi hoàng thành chán ngắt.
Bảy năm về trước khi từ biệt mẫu quốc trở về, Bảo Đại thoạt đầu đi trên một tàu viễn dương sau chuyển sang thông báo hạm có hai tàu hải quân đi hộ tống. Quy mô to lớn kiểu cách khác thường. Nhà nước bảo hộ tốn nhiều công sức, tiền bạc để tôn thêm ông vua trẻ.
Còn lần này đoàn tuỳ tùng xem ra kém bảnh bao hơn. Lễ khởi hành kém huy hoàng hơn. Tuy vậy vẫn ra vẻ oai phong lẫm liệt. Khi đi qua cửa Ngọ Môn lần đầu tiên lũ trẻ vừa đi vừa quay đầu lại nhìn bức tường cao sừng sững của toà thành.
Chuyến du hành đúng là một thử thách trên nhiều mặt. Đến giờ phút cuối cùng Bảo Đại quyết định để bà Hoàng hậu và các con đi tàu biển còn ông đi máy bay. Bấy giờ việc đi lại giữa Huế và Paris có một chiếc máy bay Dewoitine đảm nhiệm. Năm ngày đi đường trên chiếc máy bay mang dòng chữ Ville de Beyrouth (Thành phố Beyrouth) có tổng thư ký hãng hàng không Pháp Air France tháp tùng, qua Bangkok, Rangoon, Calcutta, Karachi, Beyrouth, Tripoli, Tunis và cuối cùng là Marseille. Cứ mỗi đoạn đường lại tổ chức đón tiếp có đội quân danh dự bồng súng chào. Ở Liban và Tunisie, đại sứ quán Pháp tại đây huy động đám đông dân chúng tụ tập hai bên đường hô: "Hoàng đế vạn tuế!" Máy bay hạ cánh ở Marignane, Bảo Đại thốt lên: "Ôi! Được trở lại đất nước đẹp thế?". Các quan chức đợi đón ông, tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng đại diện bộ trưởng, tất cả đều nghiêm trang, lễ phục màu sẫm, khăn trắng cài túi ngực. Còn Nhà vua mặc đồ trắng nổi bật trước đám đông quan chức ra đón đoàn. Xe đi về hướng lâu đài Thorenc ở trên Cannes.
Đây là lâu đài ông mới mua. Đây là một dinh cơ đẹp, một trong những toà nhà đẹp nhất ở bờ biển miền nam nước Pháp. Hàng xóm của ông là hoàng tử xứ Galles nước Anh, các vua Thuỵ Điển, Đan Mạch, Xiêm. Nhưng họ chí là ở thuê trong thời gian nghỉ hè ở đây. Ngược lại, duy nhất chỉ có Bảo Đại là chủ sở hữu dinh cơ này toạ lạc ở lưng chừng Californie một khu phố sang trọng ở Cannes.
Toà nhà được một quý tộc Anh xây khoảng năm mươi năm trước đây, nhưng người ở cuối cùng là gia đình một nhà buôn ôtô tên là Neubauer. Người viết tin vặt trên báo bình phẩm: Hơn là một lâu đài, phải gọi là cung điện mới đúng. Tráng lệ, trang trí phong phú ốp nhiều đá cẩm thạch từ đại sảnh đến phòng nhỏ nhất khiến nhiều nhà báo đến thăm lâu đài phải ngạc nhiên. Trong phòng đèn chùm hình ốc biển bằng chất giả đá hoa treo tường hiếu sáng một kiệt tác của ngôi nhà đó là quầy rượu do hoạ sĩ Jean-Gabriel
Domergues bài trí. Bảo Đại đã mua lại toàn bộ, lâu đài, đồ đạc quầy rượu... mà chính ông cũng không rõ tổng diện tích là bao nhiêu. Toà biệt thự tỏ ra hoàn hảo để cặp vợ chồng Nhà vua trẻ này trú ngụ. Vả lại dân thành phố Cannes còn nhớ lại trước đây toà nhà thường được Maharadjah (hoàng tử) Ấn Độ Porbandar đã có thói quen thuê ở. Vị hoàng tử trẻ này đã đánh vào trí tưởng tượng của dân địa phương bởi sự hoang phí của mình. Những người hàng xóm thì thề độc rằng ngày nào vị hoàng tử nọ cũng diễu hành trên cây thánh giá nhỏ đằng trước ba con voi trắng.
Bảo Đại không có ý muốn lao vào những chuyện kỳ quặc như thế. Ông chọn Cannes vì yêu thích thể thao, thích đi thuyền y-at, là một thú chơi riêng của vùng này. Cũng có thể có cả đánh bạc nữa. Sòng bạc Palm Beach ở chân đồi Californie mà ông có thể đi bộ đến.
Làm sao không thể mua được một dinh cơ xa xỉ lộng lẫy như thế"(1). Với ngân sách của triều đình An Nam, chắc thế! Cũng có thể là quà biếu của nhà nước bảo hộ. Sau này nước Việt Nam không đòi thu hồi cung điện ở xứ Provence này trong lúc ông ta biến tài sản của nhà nước thành sở hữu riêng. Bảo Đại đi còn phải chống "can" khi xem kỹ toà lâu đài đã mua bằng cách gửi thư nhưng rất hợp với sở thích của ông.
Cuối cùng đến tháng 4 năm 1939 ông mới về Paris trú ngụ tại ngôi nhà riêng của ông ở phố Lamballe.
Báo chí nhất là báo chí thuộc địa đã tâng bốc quá mức và vui mừng thấy ông trở lại thăm Pháp. Sau bảy năm, một giai đoạn chưa từng có trong biên niên sử An Nam đã được thực hiện nhờ có vai trò thúc đẩy của Bảo Đại, điều đó xứng đáng được thưởng(1). Báo chí còn xúc động về tin Hoàng hậu Nam Phương cũng sẽ đến Pháp "một bà hoàng trẻ và đẹp tuyệt trần". Có bình thường chăng? Không hoàn toàn như vậy khi có Nhà vua xuất hiện như một con người thiếu nghiêm túc và phù phiếm mặc dù tác giả các bài báo đó không thiếu thiện chí. Không ai ngạc nhiên thấy giữa các buổi phỏng vấn Bảo Đại thường bị ngắt quãng vì những việc chuẩn bị đột ngột cho một trận đấu quần vợt hay vì ông nghị sĩ Nam Kỳ Jean de Beaumont mới đến chỉ nói về áo tắm và bể bơi để chuẩn bị cho Hoàng đế Bảo Đại được hưởng những buổi nghỉ cuối tuần tại một lâu đài tuyệt đẹp nào đó ẩn mình trong cánh rừng dày thường gặp ở dọc con đường đẹp của nước Pháp(2).
Tại trụ sở chính phủ, như đã dự kiến, ông Georges Mandel đợi Nhà vua đến. Cuộc tiếp kiến tốt đẹp nhưng đã quá muộn đối với thời cuộc. Trong phòng làm việc của Bộ Thuộc địa phố Oudinot, tin tức về cuộc chiến tranh đang đe doạ châu Âu đã lấn át các vấn đề của nước An Nam xa xôi. Tự trị hay bảo hộ không phải là vấn đề trong chương trình nghị sự. Sau này Bảo Đại tiết lộ cuộc hội kiến đã diễn ra trong tình huống bi hài.
Như vậy trong quá trình thảo luận hai ông muốn đọc lại những điều khoản của Hiệp ước bảo hộ ký năm 1884. Thật không may, tại Bộ Thuộc địa không lấy đâu ra văn bản của bản hiệp ước tồi tệ này mà không ai biết cả(3). Mãi về sau này người ta mới tìm được trong văn khố của Bộ Ngoại giao. Cần lưu ý rằiải phóng được một vùng đất thuộc địa cũ có sự tham gia nhiệt tình và có kết quả của Pháp sẽ có ảnh hưởng chính trị lớn. Nó có thể chứng tỏ rằng việc De Gaulle tuyên chiến với Nhật không phải là những lời lẽ trống rỗng.
Tại Đà Lạt, nơi ở thường xuyên của Toàn quyền Decoux, những người cầm đầu chủ chốt của chính quyền bảo hộ đều được thông báo về tình hình khá chặt chẽ. Họ đều biết việc gì xảy ra. Những người được chính phủ mới ở Pháp tín nhiệm, kèm sát đô đốc và bao trùm lên bộ máy quyền lực của ông ta. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trung tá Crèvecoeur bí mật kiểm kê những người Việt Nam đáng tin cậy. "Dưới tấm bình phong đó chúng ta sẽ lựa chọn những người sẽ làm việc cho chúng ta trong tương lai". Bức điện kết thúc bằng một đoạn đề phòng "tham vọng của người Mỹ". Như vậy những người phụ trách chính quyền bảo hộ và những phần tử trong Ban Hành động đã bắt tay nhau cùng hành động. Sau này Toàn quyền Decoux sẽ bị đưa ra toà xử về tội trung thành với chính phủ Vichy, nhưng lúc này đây vào ngày 9 tháng 3 năm 1945 tất cả những người Pháp ở Đông Dương đều có chung một mục tiêu.
Còn Bảo Đại, ông ta nói đã bị hoàn toàn đứng ngoài mọi âm mưu khôi phục chủ quyền của người Pháp. Hình như không biết gì đến hoạt động của những người Pháp chống Nhật này và rất ít quan tâm đến cuộc chiến.
Cũng ngày hôm đó, ngày 9 tháng 3 năm 1945 bắt đầu từ buổi tối người Nhật khởi sự truất quyền thống trị của Pháp. Một tiếng sét, một làn sóng tấn công khiến dân chúng và quân đội thuộc địa sững sờ! Trong lịch sử người ta gọi đó là đòn mồng 9 tháng 3 hay là cuộc đảo chính mồng 9 tháng 3. Nhật lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương. Tóm lại một đòn tàn nhẫn và công hiệu một cách ngạc nhiên.
Tại Huế, những quân nhân Mặt Trời Mọc bắt đầu khởi sự bằng việc chiếm nhà ga rồi khách sạn Morin ở đầu cầu Trường Tiền, một chiếc cầu sắt bắc qua sông Hương thời đó gọi là cầu Clémenceau dùng để dân chúng người Pháp ở bên này sông Hương sang được khu Đại Nội và kinh thành Huế. Người Nhật mặc thường phục để tạo thế bất ngờ rồi chia nhau bao vây các doanh trại quân Pháp. Các đơn vị lính Pháp đang chuẩn bị rút ra ngoài đều bị tiêu hao. Nhiều binh sĩ đang đi chơi ngoài phốbất ngờ bị bắt hoặc bị giết.
Tại nhà Ngân hàng Đông Dương, lính Nhật giết người gác đêm, chiếm nhà băng. Chỉ để lại hai lính Nhật để canh giữ toà nhà tượng trưng cho sức mạnh của Cộng hoà Pháp.
Tuy nhiên quân Pháp cố lẻ tẻ chống lại. Nhiều trận giao chiến ác liệt và đẫm máu diễn ra. Quân Nhật chết hai trăm bốn mươi bảy binh sĩ. Chiều hôm sau đơn vị bảo vệ thành Huế hạ vũ khí đầu hàng. Đài phát thanh Sài Gòn qua lời kêu gọi của nữ phát thanh viên người Pháp nghẹn ngào đọc lời kêu gọi người Pháp đầu hàng.
Tàn binh quân đội bảo hộ đều bị bắt làm tù binh gần ở đồn Mang Cá, tại đây năm 1885, quân của tướng De Courcy đã dùng để chống cự lực lượng triều đình nổi dậy.
Khắp nơi trên toàn Đông Dương, quân đội Nhật giam giữ tù binh Pháp trong xà lim và tập trung quản thúc kiều dân Pháp tại các trại hoặc các khu biệt cư.
Chỉ trong một đêm, người da trắng bị tiến công, bắn giết bằng đại liên, lưỡi lê hoặc bị giam giữ. Những người Nhật khi mới đến diễu hành trên đường phố một cách dễ thương, những trí thức người Nhật đã từng tổ chức chung những hoạt động giao lưu văn hoá với tư sản thuộc địa đã bộc lộ một cách đáng ngạc nhiên những hành động tàn bạo của họ. Theo thống kê của quân đội viễn chinh Pháp năm 1947, hai nghìn một trăm người Pháp bị giết hại trong đêm mồng 9 tháng 3 và những ngày sau đó. Quân lính thuộc địa đã chống cự hết sức mình. Trong đêm 9 tháng 3 toàn bộ lính Pháp ở Hà Nội đều bị bắt làm tù binh cũng như ở Lạng Sơn, tình hình còn bi thảm hơn. Gần bốn trăm lính Pháp bị chặt đầu bằng kiếm. Số còn lại đều bị bắt hết.
Các sĩ quan buổi tối mồng 9 đã được mời đến ăn tối với các cấp chỉ huy tương đương của Nhật. Tiệc rượu tan, lính Nhật yêu cầu khách hạ vũ khí và ra lệnh cho quân lính dưới quyền phải đầu hàng. Sĩ quan Pháp từ chối. Họ bị chính những người vừa ăn nhậu với họ ban nãy rút kiếm và dao găm xử tử ngay.
Trong đêm kinh hoàng đó, biết bao hành động tàn ác không thể giải thích được không thể tha thứ được và nói chung đều không gặp sự kháng cự đáng kể nào của người Pháp. Sự có mặt gần một thế kỷ của Pháp bị xoá sạch trong một dêm. Những người trước đây coi thường sức mạnh người Nhật cho rằng họ không có nhiều quân, nay lặng lẽ ngơ ngác ngồi trong nhà giam băng bó vết thương. Không còn thời cơ nào để nghĩ đến các tranh giành ảnh hưởng với người Mỹ hay các cuộc thanh trừng tiếp theo sự sụp đổ của chế độ Vichy. Người Nhật vừa nhắc nhở họ rằng chiến tranh chưa phải là chấm dứt.
Còn đối với dân chúng người Việt, thì nếu không tỏ ra thù nghịch thì cũng là thờ ơ, nếu không nói là hả hê trước tai hoạ của bọn thực dân. Bảo Đại sau này viết hồi ký: Cái đầu Pháp bị cắt lìa khỏi cơ thể Việt Nam. Chỉ cần một đêm, nước An Nam cổ xưa đã chuyển thành một nước Việt Nam mới(3).
Tại Paris cuộc đảo chính Nhật ở Đông Dương không được ai chú ý. Chính quốc còn bận tâm nhiều chuyện khác. Tuy nhiên danh sách những kẻ bị hành hình mùa xuân năm 1945 còn dài. Hiến binh Nhật, một loại Gestapo châu Á loại trừ hết những phần tử đã ngăn cản công cuộc phòng vệ của Nhật Bản. Tại Huế chín trăm tù binh bị tra tấn nhưng không ai cho biết thành phần và vũ khí trang bị cho các nhóm chống Nhật được mệnh danh Ban Hành động.
Cục diện chiến tranh đã thay đổi. Những quan chức Pháp không còn. Duy chỉ còn sĩ quan chỉ huy trong quân đội Nhật căn bản là căm ghét người da trắng. Họ dùng thời gian ngắn ngủi còn lại trước khi bại trận đã thấy trước là không thể tránh khỏi, để ủng hộ những người quốc gia Việt Nam. Nền thống trị của Pháp bị quét sạch. Họ đã phải tìm người thay thế. Họ không có đủ sức hay đủ thời gian để lập bộ máy thống trị mới.
Vậy họ phải cố đưa người bản xứ vàng cuộc hội kiến quan trọng này giữa một vị Hoàng đế đương trị vì với ông bộ trưởng của quốc gia bảo hộ được dự kiến trong mười lăm phút! Hơi ngắn? Chắc chắn là nó tương xứng với tẩm quan trọng của người đến xin hội kiến và ông bộ trưởng. Cuối cùng báo chí chỉ nhìn ở đó một minh chứng cho quan hệ tốt đẹp gắn bó hai nước An Nam và Pháp. Cuộc hội kiến đã kéo dài nhưng riêng việc đi tìm văn bản cái hiệp ước "khó tìm" kia còn mất nhiều thì giờ hơn nhiều.
Ông Mandel tỏ ra ít quan tâm đến văn bản hiệp ước cũ, ngược lại ông lo lắng về việc phòng thủ Đông Dương. Công trái mở năm 1938 ở thuộc địa đã bắt đầu đến hạn phải thanh toán. Một nhà máy lắp ráp máy bay đã ra đời gần Hà Nội nhưng cũng quá muộn rồi. Một phái đoàn được phái đi Washington để đặt mua và trả tiền các vũ khí Mỹ chở thẳng về Đông Dương. Nhưng những vũ khí đó chỉ sẵn sàng đưa xuống tàu sau khi ký hiệp ước đình chiến năm 1940 giữa Pháp và Đức. Các vũ khí đó vẫn ở bên ngoài Đại Tây dương(4).
Điều làm cho ông Bộ trưởng quan tâm đó là Nhật Bản đồng minh của Đức đang uy hiếp Đông Dương. Đế quốc Mặt Trời Mọc cất quân đánh Trung Quốc từ hai năm nay và nhiều xe ôtô vận tải, dụng cụ và người qua ngả Bắc Kỳ để tiếp tế cho quân đội Bắc Kinh. Người Nhật cảnh giác đề phòng và chẳng máy chốc không chịu được nữa họ hạ tối hậu thư đòi đóng cửa biên giới.
Không khí ở Paris vào mùa xuân kỳ cục ấy không thuận lợi. Tuy nhiên chương trình nghị sự cuộc đi thăm Pháp vẫn được tôn trọng. Các cuộc thảo luận chính trị như người ta thấy diễn ra nhanh chóng và ít trót lọt nhất. Còn lại nghi thức và lễ tiết ở Huế và nghi thức ở Paris. Đó là bữa tiệc ở điện Elysée do Tổng thống Albert Lebrun chủ toạ. Một lần nữa, lại long trọng, lại huy hoàng do nhà nước Cộng hoà Pháp dành riêng cho một ông vua không có quyền hành.
Sau đó Bảo Đại đi chữa trị chân. Thoạt đầu ông điều trị ở Cannes, rồi về Vichy và Aix-les-Bains. Trong mấy tuần đó, ông bắt đầu hưởng một thú vui mới mà những năm sau này ông còn tiếp tục đam mê. Lần đầu tiên ông bước chân vào sòng bạc, đặt tiền chơi và thắng ván đầu tiên cũng khá đủ tiền tậu một chiếc Citroen 6 xi-lanh, máy rất khỏe. Đây là lần đầu tiên ông bỏ tiền túi, tiền được bạc để mua sắm bởi vì trước đến nay chỉ cần Nhà vua tỏ bày ý muốn là thủ quỹ triều đình xuất tiền quỹ ra thoả mãn nguyện vọng ngay. Lần này chiếc xe này là của riêng ông khác với phần lớn tài sản khác là quà biếu hay tiền của triều đình bỏ ra.
Nhưng thời gian trôi đi và cuộc chiến tranh có nguy cơ bùng nổ đến nơi mặc dù Bảo Đại và Nam Phương đang say sưa hưởng thụ cuộc sống ở Pháp với các thú vui giao tiếp và thể thao (chủ yếu Bảo Đại học lái máy bay) thì cũng đã đến lúc phải quay về nước. Sau trận mã cầu cuối cùng ở Touquet(5), Nhà vua gấp rút chuẩn bị về nước vừa đúng lúc trước khi chiến tranh thế giới bùng nổ. Phải lên đường nhanh để khỏi bị mắc kẹt ở Paris.
Như báo chí nói, Nhà vua muốn trở về với thần dân để đem uy quyền của mình, dù chẳng được bao nhiêu, phục vụ cho nước Pháp. Báo chí tiếp tục nhắc đến trong cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918 đã có hàng vạn thanh niên tòng chinh và hy sinh cho nước Pháp. Một tờ báo viết (6): "Mai kia sẽ có hàng vạn người An Nam chỉ một lời kêu gọi của Hoàng đế sẽ lại nô nức ra trận".
Cũng như lượt đi, lúc về bà Hoàng hậu Nam Phương lại đi tàu biển viễn dương về nước. Lần này vì tình hình căng thẳng nên bà bỏ rất nhiều cuộc thăm thú lễ tân tại nhiều nơi dừng chân như lúc đi. Cũng may là trời đã sang thu, sóng yên bể lặng không như ba tháng trước đó.
Đã sang một trang sử mới, những cuộc gặp ngắn ngủi với ông Bộ trưởng đã để lại nỗi niềm cay đắng cho Bảo Đại. Sau chuyến đi Pháp trở về, một bức thư như một nét nhạc lạc điệu trong dàn hoà âm thần phục dường như làm ông rất thích thú. Thư có đóng triện quốc huy triều đình An Nam, làm lá thư nặng thêm.
Nhà vua tự tay viết. Đây cũng là một việc hiếm thấy. Lá thư, như thông lệ bắt đầu bằng một lời tuyên thệ trung thành với "nước mẹ". "Bất luận tình thế ra sao chúng tôi sẽ luôn sát cánh với nước Pháp để bảo vệ sự sinh tồn của chúng tôi đồng thời bảo vệ lý tưởng của văn minh và công lý".
Sau đó vài dòng cho vô số lời cảm ơn, ông bày tỏ sự lo ngại về tình hình Bắc Kỳ. Theo hiệp ước bảo hộ Nhà vua không có quyền lực gì với miền Bắc. Trái lại, ở đó có quan Thống sứ thay mặt cho triều đình(7). Bảo Đại đề nghị cử một quan chức của triều đình bên cạnh Thống sứ Bắc Kỳ. Quan chức này sẽ đảm nhận việc liên lạc với triều đình trong mọi công việc liên quan đến cai trị người bản xứ, và dĩ nhiên đặt dưới quyền quan thống sứ. Một cải cách nhỏ bé chẳng có tác dụng gì lớn nhưng cũng chứng tỏ Nhà vua có một ý tưởng mơ hồ về bổn phận mình và mối quan tâm của ông không phải chỉ chuyên về chuyện đi săn hay phiêu lưu tình ái. Chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng là do sáng kiến của riêng ông. Đi xa hơn nữa, trong một đoạn khác trong thư ông mong muốn triều đình có ngân sách tự quản. "Đối với chúng tôi đó là vấn đề thể diện sẽ có lợi về mặt tinh thẩn một cách rõ ràng"(8). Chắc hẳn đây là một cách để từ nay mọi chi tiêu cá nhân dù rất khiêm tốn của ông không còn phải phụ thuộc vào chính phủ bảo hộ.
Ông Bộ trưởng Thuộc địa vẫn là Georges Mandel, sau khi nhận bức thư của Bảo Đại, trả lời: Không... Chưa phải lúc. Sau chiến tranh sẽ tính.
Một lời từ chối thẳng thừng và dứt khoát:.. Tất cả được viết với lời lẽ thô bạo, không rào trước đón sau, rườm rà.
Tuy nhiên Nhà vua cũng chẳng phật lòng về sự khước từ đó. Ông còn gửi công hàm bày tỏ thông cảm với Bộ Thuộc địa, và xin lỗi vì đã chọn thời điểm không đúng lúc và vụ việc coi như chìm sâu trong quên lãng.
Chú thích:
(1) Les Annales coloniales (Biên niên sử thuộc địa), ngày 3 tháng 7 năm 1939.
(2) Tribune de France (Diễn đàn nước Pháp), tháng 6 năm 1939.
(3) Hỏi chuyện Jacques Sallebert, báo Combat (Chiến đnhất ông nhớ được. Buổi chiều ngày 19 tháng 8, bốn lần ông gọi điện cho ông Hòe, hỏi xem lãnh tụ Việt Minh là ai? Mọi người chỉ biết Nguyễn Ái Quốc, nhà cách mạng, nhiều lần bị truy nã và kết án, nhưng cũng ít người biết Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh chỉ là một. Đó là người đứng đầu chính phủ cách mạng lâm thời đóng trụ sở tại tầng một toà Thống sứ ở Hà Nội, nay được gọi là Bắc Bộ phủ.
Sự mê tín, như thường thấy ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trong những giờ phút quyết dịnh. Phạm Khắc Hòe không ngừng nhắc lại câu sấm truyền: Nam Đàn sinh thánh. Thánh đó có thể là nhà chí sĩ Phan Bội Châu, nhưng Phan Bội Châu không thành công và đã mất năm 1940. Từ những năm 1920 người ta lại giải thích ông thánh cứu nước chỉ có thể là Nguyễn Ái Quốc cùng quê Nam Đàn với Phan Bội Châu ở Nghệ An.
Chính câu sấm truyền ấy cùng với dư luận đồn đại, theo ông Hòe kể lại sau này, đã khiến Nhà vua đi đến quyết định cuối cùng.
Ngày 20 tháng 8, Bảo Đại cho biết ông sẵn sàng thoái vị ngay nếu người đứng đầu Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc.
Buổi sáng ngày 21 tháng 8, lá cờ vàng ba gạch hình quẻ ly của Triều đình lâu nay vẫn ngạo nghễ trên cột cờ cao trên kỳ đài của hoàng thành thì hôm nay đã được thay bằng lá cờ của cách mạng, màu đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa. Những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ ở chân kỳ đài có mặt lúc đó chẳng những không làm gì để ngăn cản mà lại còn phụ giúp những người cách mạng kéo lá cờ đỏ sao vàng lên(2). Việc này làm Bảo Đại đau khổ và suy sụp hơn là tuyên bố sẵn sàng thoái vị. Ông nghĩ trước khi làm lễ cáo yết tổ tiên và giao quyền bính cho chính phủ cách mạng thì quyền lực Nhà vua mà tiêu biểu của nó là cờ vàng cỡ lớn treo cao gần ba chục mét, ở xa hàng chục cây số vẫn nhìn thấy. Ông chấp nhận ý kiến thoái vị vì vào thời điểm đó, dù có thừa nhận hay không, phong trào Việt Minh đã tập hợp được đại đa số những người yêu nước có tinh thần quốc gia - dân tộc trong nhân dân. Những người Cộng sản chỉ chiếm số rất ít trong hàng ngũ những người tham gia Việt Minh. Theo số liệu được công bố sau này cả nước lúc đó chỉ khoảng năm nghìn đảng viên, phần lớn lại là những đảng viên mới. Họ hoạt động bí mật và thường giấu kín cả việc họ là đảng viên.
Cùng ngày, De Gaulle lên tiếng. Lúc này ông đang ở Washington để hội kiến với Truman. Người đứng đầu nước Pháp tự do được tổng thống Mỹ dứt khoát công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Lập trường của De Gaulle lúc này là không thể chấp nhận Đông Dương độc lập. Ông chỉ tuyên bố. "Do thái độ trước kẻ xâm lược và trung thành với nước Pháp, dân chúng Đông Dương xứng đáng được sống sung túc và tự do hơn".
Như thế là còn rất xa so với lập trường của Bảo Đại nêu ra trong thông điệp ngày 17 tháng 8 gửi De Gaulle, bản thông điệp đã khiến người Pháp rất rầu lòng. Giám đốc cơ quan DGER - Tổng nha nghiên cứu và tư liệu tức Cục tình báo Pháp sau này, là A. Boutheret - viết cho Laurentie, giám đốc chính trị của Bộ Thuộc địa: "Đề nghị của Bảo Đại đưa ra đúng vào lúc tướng De Gaulle đang thương lượng với Mỹ, đã đẩy chúng ta vào một tình thế cưc kỳ tế nhị. Nhân nhượng tối đa của chúng ta là độc lập của Liên bang Đông Duơng trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp". Đó là sự phản ứng duy nhất của De Gaulle đối với thông điệp của Bảo Đại nhưng vẫn được giữ kín. Trong Hồi ký chiến tranh, tướng De Gaulle không hề nhắc đến bức thư đó. Lúc này nước Pháp không có ý định trao trả độc lập cho Annam và chắc chắn không thừa nhận những gì đã thoả thuận giữa Nhật và Việt Nam. Hai ngày sau, René Pleven, Bộ trưởng Thuộc địa viết:
"Vấn đề gay cấn hiện nay là làm sao giúp cho nhũng nhân vật như Bảo Đại có thể thoái lui mà không mất mặt hoàn toàn. Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải tiếp tục dùng ông ta".
"Chắc chắn là uy tín của Bảo Đại đã bị giảm sút nghiêm trọng sau khi ông ta tìm cách khôi phục quyền lực muộn màng bằng cách biên mình thành công cụ của người Nhật".
Một đơn vị biệt kích Pháp, mang mật danh Lambda được máy bay Anh đưa từ Calcutta đến nhảy dù xuống miền rừng núi phía tây Thừa Thiên cách Huế hai mươi tám cây số vào ngày 22 tháng 8 năm 1945. Cầm đầu là đại uý Castelnat(3), người bạn cũ, nguyên sĩ quan hầu cận của Bảo Đại. Sáu người trong đội biệt kích được lệnh bằng mọi giá phải liên lạc được với Bảo Đại yêu cầu ông hãy đừng vội thoái vị để chờ người Pháp trở lại.
Một nhân chứng, Elula Perrin, đã giải thích trong một cuốn sách được công bố bốn mươi năm sau: "Những người Pháp mới ở chính quốc cho rằng những người Pháp cũ ở Đông Dương là những kẻ đã cộng tác đắc lực với người Nhật. Họ không tin những người này nên khi nhảy dù xuống vùng rừng núi đã tìm cách liên lạc với những người dân bản xứ đã chiến đấu chống Nhật, tức là những người cùng trong mặt trận chống phát-xít như họ, để hy vọng nhận được sự ủng hộ".
Đội biệt kích đã không đến được thành phố Huế. Vừa xuống đất họ đã bị Việt Minh chặn đánh và bắt làm tù binh, cùng với vũ khí, điện đài và đầy đủ tài liệu Họ đã đến quá chậm. Lực lượng cách mạng thấy cần phải tăng cường sức ép để buộc Nhà vua thoái vị ngay để ngăn chặn hậu hoạ. Nhà vua cũng biết rằng mình nhiều năm là công cụ ngoan ngoãn và trung thành của chính quyền bảo hộ nên không được lòng nhân dân. Một mặt ông thấy khó mà cưỡng lại ý chí của nhân dân, mặt khác tuy không muốn bị Pháp lợi dụng một lần nữa nhưng cũng không đủ sức chống lại âm mưu dụ dỗ của chúng. Trong cảnh ngộ của ông lúc này, ông chỉ vớt vát được đôi chút thể diện là nhanh chóng chấp nhận từ bỏ ngai vàng trao ấn kiếm tượng trưng quân quyền cho Việt Minh và sẵn sàng cùng với nhân dân ra sức giữ gìn nền độc lập.
Ngày 22 tháng 8, được tin Việt Minh đã chiếm chính quyền ở Hà Nội và nhiều nơi khác trong nước Nhà vua vẫn hy vọng có thể giữ được ngôi báu bằng cách giao cho Việt Minh lập nội các mới. Ông ban chiếu mời thủ lĩnh Việt Minh vào Huế lập nội các(4). Ông không biết trước đó tại Hà Nội đã có cuộc tiếp xúc bí mật giữa Khâm sai Bắc bộ Phan Kế Toại và cả Thủ tướng Trần Trọng Kim với đại biểu Việt Minh, trong đó Việt Minh đã khước từ lời mời hợp tác mà kiên quyết đòi chính phủ họ Trần từ chức, giao toàn bộ chính quyền cho Việt Minh. Ngay tại Thừa Thiên, nhân dân đã hưởng ứng lời kêu gọi tổng khởi nghĩa của Việt Minh, nổi dậy lập chính quyền cách mạng ở một số huyện trong tỉnh.
Đúng hôm sau, ngày 23 tháng 8, Việt Minh tỉnh Thừa Thiên (mang mật danh Nguyễn Tri Phương) chủ trương biến cuộc míttinh chào mừng việc Nhật trao trả Nam kỳ thành cuộc biểu tình tuần hành võ trang khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng tại thành phố Huế.
Trong lúc hàng chục vạn dân các phủ, huyện trong tỉnh Thừa Thiên và nội thành Huế, cờ biển rợp trời, vừa đi vừa hô khẩu hiệu, nườm nượp kéo về sân vận động Huế thì một tối hậu thư, lời lẽ khô khan, cương quyết, gần như thô bạo, được dán kín và gửi cho Triều đình. Chính Nhà vua đã tự tay mở thư đọc:
- Lực lượng cách mạng Việt Nam khắp cả nước và ở Thừa Thiên-Huế đã sẵn sàng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân. Quân Nhật đã đầu hàng không có quyền lực gì ở Việt Nam và chính quyền Nam triều càng không thể tồn tại được nữa.
- Yêu cầu chính quyền Nam Triều phải giải tán và vua Bảo Đại phải tuyên bố thoái vị ngay.
- Chính quyền cách mạng thuộc về nhân dân tuyên bố bảo đảm tính mệnh và tài sản cho Hoàng gia và toàn thể nội các, kể cả gia đình họ. Đối với lăng tẩm của các vua ngày truớc cách mạng vẫn giữ nguyên vẹn, không làm gì hư hại.
Hạn trả lời chậm nhất là 13 giờ 30 ngày 23 tháng 8 năm 1945.
- Ông Phạm Khắc Hòe được Việt Minh chỉ định làm người liên lạc giữa Nhà vua và chính quyền cách mạng(5).
Ký tên và đóng dấu
Việt Minh Nguyễn Tri Phương.
Làm thế nào bây giờ? Bảo Đại thấy mình đơn độc. Đọc xong bức thư, ông bực dọc đứng dậy quay vào trong nhà nói: "Thôi mặc kệ các ông, các ông muốn làm chi thì làm".
Bên ngoài, đường phố chuyển động, tiếng reo hò xen lẫn tiếng hô khẩu hiệu như sấm dậy. Trong Đại Nội, tâm trạng mọi người hoảng loạn. Lúc này "ngôi báu" cũng chẳng có nghĩa lý gì với mạng sống của mọi người trong hoàng gia. Hơn sáu chục năm qua, kể từ khi vua Tự Đức băng hà (1883), hoàng cung đã chứng kiến nhiều chuyện vua bị phế truất rồi bắt bỏ ngục, bức tử, đem đi dày biệt xứ... Đâu đó tiếng tụng kinh niệm Phật râm ran, cố lấy lại bình tâm, cầu mong Đức Phật độ trì tai qua nạn khỏi. Nhà vua và Hoàng hậu cùng với bà Hoàng thái hậu cố tỏ ra điềm tĩnh nghe ngóng tình hình, nhưng mọi người không khỏi lo sợ quần chúng biểu tình ùa vào trong hoàng cung và một cuộc tàn sát có thể xảy ra.
Đúng 12 giờ 25 phút ngày 23, nội các lâm thời họp cấp tốc do Nhà vua chủ toạ. Không phải bàn nhiều, mọi người nhất trí chấp nhận tất cả các điều kiện của Việt Minh đưa ra. Thủ tướng Trần Trọng Kim nói giọng mát mẻ như muốn ám chỉ ông Hòe là người của Việt Minh:
- Thôi, bây giờ thì mọi việc do tay ông Hòe quyết định cả?
Nhưng không ai là không biết chính ông Kim cũng như nhiều người trong nội các của ông, những lúc hiểm nguy đã đi tìm sự che chở của người Nhật.
Tan họp, Phạm Khắc Hòe thảo ngay thư trả lời chấp nhận thoái vị ngay của Nhà vua và được lệnh chuyển ngay cho Việt Minh đang chủ trì cuộc míttinh ở sân vận động Huế tuyên bố thành lập chính quyền nhân dân toàn tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.
Tối hôm đó, tin khởi nghĩa thành công tại Huế và Vua Bảo Đại nhận thoái vị đã được điện báo cáo ngay cho Hà Nội(6). Sáng hôm sau, 24 tháng 8 lại một bức điện ngắn do Uỷ ban nhân dân Bắc bộ gửi vào:
"Một chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời đã thành lập, chủ tịch là cụ Hồ Chí Minh. Yêu cầu đức Vua thoái vị ngay đế củng cố nền độc lập và thông nhất nước nhà".
Sau này tin đầy đủ hơn cho biết: Chiều ngày 21 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội một nhóm trí thức và sinh viên họp ở Việt Nam học xá đã nhất trí yêu cầu Nhà vua thoái vị, trao chính quyền cho chính phủ lâm thời do Việt Minh thành lập(7).
Lúc này, ông Hòe đã đi dò hỏi được các nguồn tin đáng tin cậy cho biết lãnh tụ Việt Minh chính là Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cũng chính là Nguyễn Ái Quốc.
Vả lại, trưa hôm trước, Nhà vua đã chấp nhận tối hậu thư của Việt Minh Thừa Thiên-Huế là thoái vị ngay cho nên lúc này chẳng còn gì để trù trừ nữa. Hồi 15 giờ ngày 24 tháng 8 năm 1945 Bảo Đại lệnh cho Ngự tiền văn phòng trả lời ngay cho Uỷ ban Nhân dân Bắc bộ: "Khâm phụng Hoàng đế, sắc văn phòng tôi trả lời bức điện 6-T của quý Uỷ ban rằng Ngài vui lòng thoái vị ngay và đã sắp đặt sẵn sàng nhưng vì có trách nhiệm đối với lịch sử và toàn thể quốc dân và muốn chính phủ mới chính thức ra mắt quốc dân một cách long trọng Ngài mong ông chủ tịch chính phủ gấp về Thuận Hoá đế Ngài sẵn sàng giao chính quyền và Ngài muốn ông cho biết ngày làm lễ ấy. Đồng thời Hoàng đế lại sắc văn phòng tôi sao chuyển bức điện văn này cho các nhà đương chức Nhật Bản và Uỷ ban nhân dân cách mạng Thuận Hoá biết" (8).
Ngay buổi chiều ngày 25 tháng 8 ông Hòe được lệnh niêm yết tại Phu Văn Lâu "Chiếu thoái vị và tuyên chiếu gửi hoàng tộc", đồng thời sao gửi các Khâm sai Bắc Bộ, Nam Bộ và các tỉnh trưởng tại Trung Bộ.
Ngày 26 tháng 8, thêm một bức điện nữa từ Hà Nội gửi vào, lần này là của Uỷ ban Dân tộc giải phóng:
"Hoan nghênh Nhà vua đã thoái vị, nhường chính quyền cho Việt Minh là đại biểu của các tầng lớp dân chúng. Ngày 27 tháng 8 đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời sẽ lên đường đi Thuận Hoá"(9).
Tất cả dường như đã kết thúc. Chiều 26 tháng 8, Nhà vua làm lễ cáo yết thoái vị với tổ tiên tại Thế miếu, có thông báo mời đông đủ "văn võ bá quan" đến dự, nhưng chẳng có ai đến trừ có mấy người còn ở lại đến phút chót. Sau đó họ đến điện Kiến Trung để bái yết Nhà vua và Hoàng hậu nym>
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34 (Chương kết)
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---


    © 2006 - 2024 eTruyen.com