Dịch giả Trần Đình Hiến
Chương 15

Thành Cát Tư Hãn rất coi trọng săn bắn.  Ông thường nói, săn bắn là công việc chính đáng của quân quan, rất có ích, binh sĩ được rèn luyện, người lính thì làm hết nghĩa vụ của mình.  Họ được học cách truy đuổi con mồi, cách bắn hạ con mồi, cách bày trận, cách triển khai vòng vây bằng vào số người nhiều ít... Khi không có chiến trận, họ thường tổ chức săn bắn, khuyến khích binh sĩ đi săn.  Mục đích không chỉ vì săn được con mồi, mà còn có thói quen săn bắn, sử dụng thành thạo cung tên và chịu đựng gian khổ.
Tifiner "Tiểu sử những kẻ chinh phục thế giới" - Quyển Thượng.
Gió xuân ấm và ẩm ướt thổi trên thảo nguyên Ơlon, từng cụm mây trắng đến lóa mắt sà thấp, thảo nguyên đơn điệu bỗng trở nên linh hoạt, lúc sáng lúc tối, lúc vàng lúc trắng, đổi màu liên tục như ảo đăng.  Khi đám mây lớn che khuất mặt trời, Trương Kế Nguyên cảm thấy khắp người nổi gai vì lạnh.  Nhưng khi đám mây bay đi, cái nắng gay gắt như nắng đầu hạ, khiến mặt và chân tay cậu toát mồ hôi, ngay cả áo ngoài cũng khét mùi nắng.  Cậu đang cởi khuya áo để hóng gió thì một đám mây lớn lại che khuất mặt trời, đưa cậu trở lại cái rét âm của mùa xuân.
Băng đã mềm ra, tuyết đã tan, từng vạt đất cỏ màu vàng lộ ra.  Mầm cỏ xuân nhú sớm bị tuyết vùi có màu vàng, chỉ chỗ nhọn thoáng chút xanh.  Không khí sặc mùi cỏ úa, các rãnh  nhỏ đầy nước tan từ tuyết.  Từ trên đỉnh dốc nhìn xuống cánh đồng, những chỗ trũng và ao hồ đều đầy nước, hàng trăm hàng ngàn những hồ ao như thế soi bóng những đám mây trắng bay qua.  Mây trắng trên trời, mây trắng dưới nước bay qua từ phía sau lưng.
Trương Kế Nguyên và Batu mai phục trong những bụi cỏ vồng đã hơn một tiếng đồng hồ.  Họ đang đợi sói.  Sự cố đàn ngựa và chuyện đưa tin rởm khiến uy tín của anh sa sút nghiêm trọng, anh chuyển hướng cơn giận sang đàn sói.  Trương Kế Nguyên cũng để lỡi thời cơ tại bãi vây, giờ muốn lấy lại ảnh hưởng.  Hai người sau khi nghỉ ngơi vài ngày, đem theo hai khẩu bán tự động trở lại sườn dốc bên đầm lầy.  Batu đoán đàn sói tiếc những con ngựa chết dưới đầm lầy, tuyết đã tan, băng đã tan, nhưng vẫn có thể lôi những con ngựa bên rìa đầm lên để ăn.  Lúc này mà đàn sói không hành động thì chúng không còn dịp nào nữa.
Những vũng nước lúc sáng lúc tối tiếp tục làm lóa mắt.  Hai người vừa lau nước mắt, vừa chĩa ống nhòm sang con dốc phía đối diện, quan sát kỹ từng chấm đen, chấm nâu, chấm vàng.  Bỗng Batu cúi xuống nói nhỏ: Nhìn dốc bên trái.  Trương Kế Nguyên nhẹ nhàng chuyển động ống nhòm, cố trấn tĩnh nhưng vẫn không nén được tâm trạng hồi hộp.  Cậu trông thấy hai con sói lớn đang chậm rãi đi tới, thoạt tiên là cái đầu, sau đến cổ và ức.
Hai người bám sát con mồi.  Hai con sói từ phía sau dốc ló ra đến quá nửa thân thì dừng lại, quan sát tỉ mỉ những chỗ khả nghi trong tầm mắt.  Chúng không tiến lên nữa, mà nấp sau những bụi cổ vồng, nấp kỹ, y như chúng cũng là thợ săn.  Hai người, hai con sói đều nấp sau những bụi cỏ vồng đợi  thời cơ.  Trương Kế Nguyên nhận thấy những người đi săn chuyên chọn những bụi cỏ cao để nấp, chính là học từ sói.  Hai con sói không vội, chúng đợi xem con người giở trò gì.  Sói đủ kiên nhẫn đợi trời tối mới hành động.
Cỏ vồng là cái tên đám thanh niên trí thức đặt cho một loại cỏ thường gặp trên thảo nguyên Mông Cổ, rất đẹp và rất lạ.  Trên mặt đất phẳng hoặc trên sườn dốc đột  nhiên mọc lên những bụi cỏ cao ngang ngực, thẳng đuỗn, đều tăm tắp, trông giống những cây lúa nước hoặc những cây lau cạn.  Sang thu, chúng nở đầy hoa trắng như bông lau, nhìn ngược ánh sáng, chúng như lông vũ thiên nga, dưới ráng chiều, chúng lấp lánh như những đốm lửa.  Trên mặt bằng thấp, chúng nổi lên như những đàn hạc, đàn gà, đập vào mắt hơn những bông hoa dại nở khắp đồng.  Sang đông, lá và bông bị gió cuốn đi, nhưng thân cỏ thì kiên cường trụ lại, và cũng như sói, uốn không cong, đè không gãy, bảo không nghe.  Bạch mao phong có thể đè rạp chúng xuống, nhưng gió ngừng thổi là chúng lại đứng dậy, chĩa thẳng lên nền trời xanh.  Từng búi như vương miện của quốc vương châu Âu.  Mục dân dùng thân chúng làm chổi quét nhà hoặc chổi bếp, đẹp và bền.
Cỏ vồng không chỉ đẹp mà còn rất lạ.  Lạ ở chỗ mọc từng khóm một.  Cỏ vồng, thân mọc thành vồng, bên ngoài ken dày, bên trong rỗng, trông như cái rèm bằng cây sậy, chu vi tròn như vẽ bằng compa rồi gieo hạt trông theo đường tròn, to có nhỏ có.  To thì đường kính hơn một mét, nhỏ đường kính chỉ hai tấc.  Mục dân cần nghỉ ngơi, xuống ngựa ngồi đè lên một nửa, phần ngồi lên trở thành cái đệm mềm mại có tính đàn hồi, phần không bị đè lên, trở thành tay vịn và tựa lưng.  Trong lều Mông Cổ không có sôpha, nhưng trên thảo nguyên bất cứ chỗ nào đều có ghế sôpha để ngồi.  Đám trí thức Bắc Kinh lên thảo nguên thích ngay cỏ vồng, có cậu đặt luôn cho cái tên "cỏ sôpha", "cỏ ghế tựa".
Trên thảo nguyên trơ trọi, cỏ vồng với hình dáng đặc biệt, đã trở thành nơi trú ngụ trời cho.  Các bậc anh hùng trên thảo nguyên thoạt trông tưởng như nhau, nhưng sói mới là kẻ thống trị đầu tiên, và cũng là kẻ đầu tiên phát hiện và sử dụng cỏ vồng.  Batu bảo, sói thường nấp trong đám cỏ vồng, tập kích dê vàng đi qua hoặc cừu của người.  Trương Kế Nguyên từng thấy phân sói trong khóm cỏ vồng, xem ra chúng rất thích loại cỏ này.  Ông Pilich nói cỏ vồng do trời sai xuống để cho sói che thân.
Lúc này người và sói đều ẩn nấp rất có nghề.  Sói không nhìn thấy người.  Người cũng không thể ngắm bắn sói.  Sói bị người phát hiện trước, nhưng Batu còn ph!!!9688_17.htm!!! Đã xem 154238 lần.

Đánh máy: Canary
Nguồn: ThuyNguyen - HuyTran
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 20 tháng 9 năm 2007

Truyện Tôtem Sói Lời giới thiệu c  dân phản đối.  Ai cũng sợ muỗi nơi đó.  Ulichi mời ông bạn già Pilich giúp một tay, cùng lên núi hoang khảo sát, chỉ cần ông chấp thuận là đề nghị ông dẫn đại đội Hai đến bãi chăn thả mới.
Ba người đi xuyên bãi cỏ đông của đội bên cạnh.  Trần Trận cảm thấy ngựa vướng chân, liền cúi xuống nhìn, thấy cỏ thu năm ngoái tốt nguyên, cao chừng bốn đốt ngón tay.  Cậu hỏi Ulichi: ông thường kêu thiếu cỏ, ông xem đây, cừu ngựa ăn cả một mùa đông mà cỏ vẫn còn nhiều thế này.
Ulichi cúi xuống nhìn, nói: Toàn là thân cỏ, rất cứng, gia súc bứt không dứt, nhưng nếu dùng sức thì lôi cả rễ lên.  Rễ cỏ không bổ, ăn vào không béo, mà ăn đến vậy thì phải gặm, gặm mãi, bãi cỏ thoái hóa... Người Hán nội địa đẻ nhiều quá, cả nước thiếu thịt, thiếu nước uống, dầu mỡ, thịt bò thịt cừu đều lấy từ Mông Cổ, lấy nữa cầm bằng lấy mạng sống.  Cấp trên vừa giao chỉ tiêu cho Ơlon.  Một số Kỳ ở phía nam đã sa mạc hóa.
Trần Trận nói: Cháu thấy chăn thả khó hơn làm ruộng.
Ông Ulichi nói: Tôi sợ nhất là biến đồng cỏ thành sa mạc.  Thảo nguyên quá mỏng manh, sợ rất nhiều thứ, sợ giày xéo, sợ gặm cả rễ, sợ sơn dương, sợ ngựa đàn, sợ châu chấu, sợ chuột, sợ thỏ đồng, sợ dê vàng, sợ nông dân, sợ vỡ hoang, sợ người nhiều, sợ người quá tham, sợ đồng cỏ quá tải, sợ nhất là sợ người không hiểu thảo nguyên...
Ông Pilich gật đầu: Thảo nguyên là sinh mệnh lớn, nhưng mạng sống của thảo nguyên còn mỏng hơn mi mắt con người, bề mặt thảo nguyên mà bị vỡ thì thảo nguyên coi như bị mù, cát vàng nguy hiểm hơn bạch mao phong.  Thảo nguyên không còn thì những mạng sống nhỏ nhoi như bò, cừu, ngựa, sói và người cũng không còn, ngay cả Trường Thành và thành phố Bắc Kinh cũng không giữ được.
Ulichi lo lắng: Trước kia, cứ cách vài ngày tôi lại lên họp ở Hồi Hột, đồng cỏ ở đó thoái hóa tới mức thảm hại, phía tây Trường Thành mấy trăm dặm đã bị cát vùi.  Nếu trên còn giao nhiệm vụ kiểu áp đặt, thì e rằng đông Trường Thành sẽ gặp nguy.  Nghe nói chính phủ các nước có pháp lệnh nghiêm ngặt về quản lý thảo nguyên, bãi chăn thế nào thì được nuôi bao nhiêu gia súc, một hecta bao nhiêu đầu gia súc quy định rất chặt, người nào vi phạm liền bị phạt tiền phạt tù.  Nhưng như vậy mới chỉ bảo vệ đồng cỏ không thoái hóa, còn những đồng cỏ đã thoái hóa thì khó mà khôi phục.  Đợi đến khi  thảo nguyên đã biến thành sa mạc người ta mới hiểu thảo nguyên thì đã quá muộn.
Ông Pilich nói: Lòng tham thì nhiều, người không hiểu gì cũng lắm, nói chuyện với những con người ngu xuẩn ấy cũng bằng thừa.  Ông trời thế mà minh bạch, để đối phó với loại người ấy, trời giao cho sói bảo vệ đồng cỏ, như vậy mới bảo vệ được thảo nguyên.
Ông Ulichi lắc đầu, nói: Biện pháp ấy của trời đã lỗi thời. Giờ Trung Quốc đã có bom nguyên tử, định tiêu diệt sói chỉ là chuyện vặt.
Trong lòng Trần Trận như nhét đầy cát vàng, cậu nói: Mấy đêm nay không nghe thấy tiếng sói tru.  Bố, có lẽ bố mà sói sợ, chạy hết rồi.  Nếu chúng không quay lại, thảo nguyên không còn sói, con thấy trái khoáy thế nào ấy.
Ông già nói: Ba mươi con thì chỉ bốn năm ổ chứ mấy.  Sói Ơlon còn nhiều, chúng chưa về không phải vì sợ.  Tháng này chúng đang bận việc khác.
Trần Trận bắt đầu hào hứng, hỏi: Chúng đang bận việc gì hả bố?
Ông già chỉ tay về phía những quả đồi xa xa, nói: Cùng tôi tới đó mà xem!  Nói rồi ông vụt một roi vào mông con ngựa của Trần Trận, nói - Cho nó phi nước đại, sang xuân phải cho nó đổ mồ hôi nhiều nhiều một tí, mồ hôi nhiều, lông rụng nhanh, ngựa chóng  béo.
Ba con ngựa phóng nhanh lên đỉnh đồi như chạy đua, vó ngựa có màu xanh vì dẫm nát cỏ non.  Mấy tháng nay, ngựa không qua lại đường này.  Trần Trận chạy sau cùng, cậu bắt đầu hiểu ra ý nghĩa của câu "thảo nguyên sợ ngựa đàn".  Đúng là cuộc sống của người Mông Cổ đầy mâu thuẫn.
Ba con ngựa lên đỉnh dốc.  Khắp nơi vang lên tiếng "khịt khịt", "khụt khụt" của con rái cá cạn.  Rái cá cạn là con vật chỗ  nào cũng gặp trên thảo nguyên, ở Ơlon quá nửa các sườn núi đều có hang rái cá cạn.  Mùa thu nào Trần Trận cũng thấy ông già Pilich đi săn rái cá, thịt rái cá béo và thơm phức.  Chúng là loại động vật tích mỡ qua đông như gấu trong rừng.  Thịt của chúng không giống bất cứ loại thịt nào khác trên đồng cỏ: Giữa da và thịt có một lớp mỡ trắng phân biệt rất rõ với thịt nạc màu hồng, ngon nổi tiếng, hơn cả thịt bò cừu.  Một con rái cá lớn to bằng cái phích hai lít rưỡi, được một chậu đầy thịt, đủ một bữa cho cả nhà.
Trần Trận nhìn thấy thế trận liên hoàn của rái cá cạn mà rùng mình.  Trên mười mấy quả đồi như bát úp, bảy tám chục con to nhỏ đứng im, trông như những cây còn lại đoạn gốc sau khi phá rừng.  Hai rái cá cạn càng nhiều thì nấm cát trước cửa hang càng nhiều, trông như hang vẩy cá dưới xuôi.  Mỗi nấm như thế ba mặt sa thạch đùn ra lấp đầy bãi cỏ trên sườn dốc, y hệt các cửa lò ở mỏ.  Trần Trận có cảm giác như đến Thiểm Bắc, núi đồi đầy hang động, lòng núi gần như bị đào rỗng.  Mỗi nấm to bằng chiếc bàn, đều có một con rái cá đứng hoặtc nằm, nấm to hơn thì một con đực lông màu nâu sẫm độc chiếm.  Đứng trên những hang cụm hoặc hang lẻ là rái cá mẹ thân hình mảnh hơn, lông màu vàng rơm như lông sói.  Đứng bên rái cá mẹ là rất nhiều rái cá con, to bằng con thỏ, có năm bảy tám con.  Thấy người, tất cả những con rái cá không chạy ngay vào hang, đa số chỉ lui lại một bước, hai chân trước khoanh trước ngực, đứng trên hai chân sau, kêu "khịt khịt" loạn xạ, mỗi khi kêu một tiếng, cái đuôi bé tí như bàn chải rửa phích nước lại bật thẳng lên trời một cái như thị uy, như phản đối, như trêu ngươi.
Hai con chó thấy một con rái cá rời hang đã xa bèn xông lên đuổi, nhưng con rái cá chạy tới đứng trên nấm cát của một cái hang gần đó, giương cặp mắt như mắt thỏ mà nhìn, đợi lúc chó chỉ còn cách năm sáu mét liền th Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương Kết