- Chị bảo em bài tính này vớị Gớm! Khó quá, thày giáo chưa giảng cho em. Cô Chi đang ngồi trầm ngâm khâu áo, nghe em hỏi bỗng ngảnh sang phía em ngồị - Đâủ Đưa chị xem! "Một người mẹ chết đi, để lại cho hai con một cái gia tài...". Một người mẹ chết đi! Câu ấy nhắc lại cái cảnh thương tâm vô hạn trong đời nàng. Một buổi chiều về cuối thu năm trước - ngày cha nàng còn tòng sự ở Bắc Ninh - trên giường bệnh mẹ Chi hấp hốị Bà mắc bệnh đã hơn hai tháng nhưng vẫn cố gượng vì không muốn để phiền não cho chồng con. Mãi đến khi tự biết mình khó qua được nạn, bà mới bảo người nhà đánh giây thép gọi nàng. Lúc Chi về tới nhà thì mẹ nàng đã gần đuối sức, nhưng thấy con gái yêu, bà lại tươi ngay nét mặt rồi cầm tay nàng mà căn dặn: "- Trời bắt mẹ con ta phân ly lúc này thực là nghịch cảnh... nhưng mẹ biết làm thế nào... Vậy con có thương mẹ thì phải thay mẹ mà trông nom em nó sao cho được nên người... Mẹ...". Nói đến đây bà thương tâm quá nên òa ra khóc, không nói được hết câụ Một lúc sau hồn bà lìa khỏi xác. - Chị nghĩ gì thế? Bao nhiêu hở chị? Chi đang lẩn mẩn nghĩ đến cảnh đau lòng nghe em nhắc bỗng giật mình cúi xuống vờ đọc lại bài tính rồi bảo em cách làm. Làm xong, Quý gấp sách lại hớn hở nói: - Phần của người con trưởng lại bằng hai người con thứ, vô lý quá! Phải đều chứ lỵ... Chi mỉm cười: - Sao em lại bảo là vô lý? - Vì nếu me có để cho chúng mình cái gia tài ấy thì chắc chị để cả cho em, chị nhỉ! Câu nói ngây thơ của Quý khiến Chi cảm động đến rớm rớm nước mặt. Nhưng, muốn giấu em, nàng nói lảng: - Thôi em học đi không thầy lại đánh chọ Mà mới hôm qua phải nhịn cơm mà em vẫn chứng nào tật ấỵ Quý vâng lời vừa mở sách ra học vừa phàn nàn: - Chúng mình khổ quá chị nhỉ. Động một tý là thầy đánh, trước còn me, me yêu em lắm cơ. Sáng nào em cũng được ăn bánh tây sữa mà bây giờ thì phải nhịn đói đi học, thầy ác quá! Chi thở dài: - Độ ấy me đi dạy học được nhiều tiền mà lạị Bây giờ me mất thầy nghèo rồi, lấy tiền đâu mà ăn hoang? - Nghèo ngay! Thầy ăn một tháng trăm ba chả nhẽ lại không cho em mỗi ngày được hai xu ăn quà hay saỏ Hai nhân với 30 là... 2 lần 3 là 6... là sáu hàọ Có sáu hào thì vằn vẽo gì mà bảo không có. Chẳng qua chỉ tại thầy ghét em đấy thôị Em còn nhớ năm ngoái me mua cho em đôi giầy tây mà thầy lườm mãị Nghe em nói liến thoắng người thiếu nữ chỉ thở dàị Khuôn mặt xinh xắn lộ ra vẻ lo buồn vô hạn. Bỗng ở ngoài có tiéng giầy lẹp kẹp. Quý lắng tai nghe rồi hốt hoảng: - Chết, thầy đã về! Nói xong, cậu cất tiếng học bài, Chi cũng bỏ chiếc áo đang khâu mà vội vàng xuống bếp để giúp thằng ở sắp cơm, vẻ mặt lo sợ như thấy ma hiện hình. Mười lăm phút sau, cả nhà ngồi quây quần xung quanh chiếc bàn tròn trong buồng khách, ăn bữa cơm chiềụ Trên mặt tủ chè, cây đèn búp măng lập lòe chiếu sáng vì cổ đèn đã hở. Ai nấy đều lặng thinh như những người xa lạ. Khói cơm nghi ngút, mùi sào nấu thơm thọ Cũng đồ ăn ấy, cũng cha con ấy, mà xưa kia - ngày mẹ còn - cứ đến bữa cơm là Quý hớn hở như con chim há mỏ đón mồị Thế mà nay, ngồi co ro trên chiếc ghế, cậu chẳng tươi cười, chẳng nói những câu: "Chị chan canh cho em... me cho con xin miếng cá!". Cậu ủ rũ ngẩn ngơ như con chim non mất mẹ. - Thằng Quý không ăn đỉ Ngồi đực cái mặt ra đấy à? Nghe dì nói, cậu vội vàng cầm bát đũa, ấp úng mời: - Thầy xơi cơm, dì xơi cơm... chị... Ông Bình vẫn giữ thái độ nghiêm trang bí mật. Ông ăn rất thong thả, chốc chốc lại buông bát ngồi im, cặp mắt đăm đăm như theo đuổi một ý tưởng gì thâm thúỵ Mà vẻ mặt ông thâm trầm thế nào thì bà lặng lẽ như thế. Bà ngồi cũng thanh cảnh, cầm đũa cũng thanh cảnh, nhai cũng nhỏ nhẻ như sợ gẫy răng. Khổ nhất là cặp mắt lim dim của bà lúc nào cũng đưa sang bên chỗ Quý ngồi: - Quý! Tao đã bảo chỉ được gắp một ngọn rau thôi, mà phải chấm cho khéo, không được buông đánh tõm một cái như chuột ngã xuống ao như thế, nghe không! Nói đoạn, bà đưa mắt nhìn trộm cô Chi như có ý thù hằn. Quý đang gắp miếng rau nghe dì nói thì rụt đũa lại, thậm thịu: - Thưa dì, bàn cao quá con làm thế nào mà chấm sẽ được. Trước me con vẫn gắp cho con kia (câu sau cậu nói rất sẽ). - Thôi em ăn đi, dì bảo phải nghe! Chi vừa nói vừa gắp miếng rau vào bát em. Ông Bình cau mặt: - Lại con này nữạ Kiểu cách lắm! Chi vẫn dịu dàng: - Thưa thầy bàn cao quá. Mà bàn cao thật. Quý phải nhấp nhỏm vươn tay ra mới gắp được đồ ăn. Khổ chưa! Có đĩa thịt gà ngon nhất thì lại ở góc mâm bên dì! Thèm quá! Nhưng xa thế kia thì gắp làm sao được! Dì lại mắng cho thì chết. Nghĩ thế, cậu nhắc lên đặt xuống bát cơm đến ba bốn lần mà không dám chòi đũa, chỉ đành nhìn trộm cho đỡ thèm. Nhưng đĩa thịt gà trắng bông kia cứ dần dần thôi miên cậụ - Quên sợ, cậu nhè nhẹ đưa đũa sang rồi đưa mắt trông dì, trời ơi! Cái tia mắt của dì mới dữ dội làm sao! Nhanh như cắt, cậu Quý vội co tay lại như đứa ăn cắp bị người ta trông thấỵ Miếng thịt gà rơi vào bát canh, vài giọt nước bắn ra ngoàị Sợ hãi cậu cúi gằm mặt xuống. Chi vội vàng gắp miếng thịt vào bát em rồi sẽ bảo: - Lần sau em gắp cho khéo, không dì lại quở cho! Đoạn, nàng buông bát đũa xuống bàn rồi đứng dậy đi vào trong nhà để không ai biết là nàng khóc. Sau bữa cơm, Quý theo lệ thường phải cất nồi cơm và lau bàn ghế, rồi lại vào buồng học ngaỵ Còn Chi, dọn dẹp mâm bát xong cũng lên ngồi cạnh em mà khâu áọ Nhưng Chi buồn, buồn lắm. Trái tim nàng tê tái vì em. Cảnh chua xót vừa qua đã nhắc nàng nhớ tới cuộc đời rực rỡ năm xưa: trong hồi khổ cực mà nghĩ đến sự sung sướng đã qua, ai là không ngao ngán... Hồi đó, thầy mẹ nàng ở một căn nhà kiểu mớị Trước nhà có trồng bốn cây đào, trên ban công, bốn chậu hoa hồng cứ mỗi năm hễ xuân sang lại trổ bông phơi phớị Bề ngoài đã đẹp mà bên trong lại lộng lẫy hơn, đồ đạc tuy không sa hoa lắm nhưng cũng sang trọng và ngăn nắp; buồng ăn riêng, buồng ngủ riêng như nhà một người Âu vậỵ Chủ nhật nào cũng thế, hễ ở trong trường ra là Chi lại lên ngày Bờ Hồ mua một bó hoa nhỏ xíu độ năm sáu xu rồi nâng niu mang về Bắc để thay cho bó hoa cũ đã tàn. ...Nàng đang đứng ngắm nghía, vuốt ve bó hoa xinh đẹp ở buồng khách thì cậu Quý đã chạy ra reo lên: "Chị đã về!" rồi nhảy chồm lên ôm cổ. Bà tham cũng cất tiếng êm ái gọi: "Chi, vào đây con!". Chi lại hớn hở chạy vào buồng ăn chìa má cho mẹ hôn. Ngày ấy, Chi là một đóa ngọc lan rất được người nâng niu chiều chuộng. Sự sống của nàng thực đầy đủ tốt tươị Nào ngờ đâu cảnh nhà đang vui vẻ, bà tham bỗng chết đị Cái không khí ấm êm trong gia đình cũng tiêu tán theo bà. Một tháng sau, tự nhiên ông Bình bắt con thôi học, Chi khóc lóc kêu van thế nào ông cũng không nghẹ Kịp đến khi ông phải đổi về Hưng Yên thì những đồ sa hoa ông đem bán hết đi; trong nhà chỉ còn lại những đồ cần thiết. Thấy cha bỗng nhiên sinh ra lạ lùng như thế, Chi cho là ông chán đời; có biết đâu sự chia lìa đau đớn đã làm cho ông nghĩ quẩn: "Người ta đang quen sống sung sướng mà trong gia đình bỗng xảy ra tai biến thì cuộc đời nó cay đắng biết là bao nhiêu! Chi bằng ta tập khổ cho quen để mai sau dù có gặp gia biến, ta còn có gan trống trọị" Vì thế nên chị em Chi mới phải trăm chiều cực khổ. Hạnh phúc gia đình nàng đã mất mà cuộc đời mai hậu cũng bồng bềnh vô định như một cánh hoa trôị Chi tìm đâu cho thấy những giây phút cảm động bên mẹ hiền. Còn đâu những khi chiều tà bảng lảng, Chi đứng tựa cửa sổ, lặng nhìn mấy cây dương liễu ở dưới sân mà tưởng nhớ gia đình... Đời tinh thần của Chi đã thảm đạm tiêu điều, sự sống của Chi mới lại càng tang thương lắm nữạ Trở mẹ cũng không có tiền may áo vải thâm, ốm đau cũng không tiền thang thuốc. Tấm thân trước kia được người nâng niu chiều chuộng mà nay sao bị vùi dập như một cánh hoa thừả Này, thử nhìn xem quanh mình cô có cái gì ưng ý cô không? Cha ghét, dì khinh, chỗ ở thì bề bộn những thạp gạo, sanh nồi, quần áọ Mà chiếc hòm da bụi bám đầy kia phải chăng là chỗ áo quan đựng những mảnh di hài của cuộc đời tốt đẹp?