I Cố đô Huế cổ kính, tĩnh lặng. Tựa như còn chứa đựng bao điều bí ẩn, rất nhiều người cố công khám phá. Trường Đại học Sư phạm Huế nhìn ra con sông Hương, cầu Tràng Tiền thơ mộng. Trước mặt trường là công viên Lê Lợi rộng mát, nơi có những du thuyền neo đậu. Mỗi chiều sinh viên thường ra đó học bài, nhìn ngẩn ngơ như để tìm bóng dáng ai. Mấy áo dài học sinh bay bay trắng tinh, thơ ngây lượm lặt vài bông phượng đỏ thẳm, đặt lên những con thuyền giấy thả lướt trôi. Con sông ấy vẫn còn ngát xanh như xưa, mặt nước vẫn chảy lờ đờ. Cầu Tràng Tiền “Sáu dài mười hai nhịp”, đứng giữa cầu vẫn còn nghe âm hưởng của một bài dân ca. Một tiếng thơ âm vang khi một tà áo dài học sinh đạp xe qua, gợi lên nổi buồn thương nhớ Huế, như thơ ca bao đời nay tô đẹp nơi thành đô cổ kính. Buổi tối, từng đôi từng cặp hẹn hò và cảnh tình lãng mạn nhiều hơn nữa. Có rất nhiều kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, nếu đến Huế học mà không có ai yêu coi như là một khiếm khuyết buồn. Xuân Dương quê gốc Nghệ An, dáng vóc nhỏ nhắn đến Huế học nên giọng nói pha tạp nữa xứ Nghệ và Huế. Xuân Dương vào đại học mà tính tình còn như trẻ con. “Cô bé” hay ra công viên ngắm nghiá từng đôi từng lứa yêu nhau, còn mình chẳng thấy ai vì tính vẫn còn hay tinh nghịch. Lúc thầy cô giảng bài khi không hiểu sợ buồn ngủ, liền viết vào tập nháp mấy câu chuyện đại loại như thần tiên đang đứng trên bục giảng, hoặc có bụt hiện ra viết bài cho mình, còn mình thì ngủ ngon. Xuân Dương tuổi Hợi, nên nghĩ mình thường ngủ gà ngủ gục là chuyện bình thường. Một buổi học nọ, Xuân Dương buồn ngủ thực sự. “Cô bé” sợ thầy phát hiện, liền vẽ ra một sơ đồ chính giữa đặt một viên ngọc bích. Ghi mấy câu: “ Viên ngọc Triều Nguyễn- Muốn rõ chi tiết ở đâu? Hãy hỏi một người tên là Đặng thị Xuân Dương, sinh viên đại học Sư Phạm Huế”. Một bên nghệch ngoạc như là những chữ Nôm, rồi còn vẽ nhiều hình thù kỳ bí (Thực ra,vì buồn ngủ quá cô bé vẽ bừa, chứ không cố ý). Đến khi tập nháp cô dùng đầy, đem cất vào một góc trong phòng trọ. Năm năm sau tốt nghiệp, xấp tập nháp cao ngất. Cô đem ra cân bán cho một chị thu mua phế liệu, chị ta kỹ lưỡng giữ cho sạch để bán lại cho một người bán bánh mì ở chợ Đông Ba tên là Thanh. Chị này vốn là một người thích đọc này đọc nọ để qua thời gian chờ khách, cầm mấy xấp giấy nháp của Xuân Dương, mỉm cười khi đọc thấy mấy hình vẽ. Thấy hay chị ngồi tưởng tượng, cho là có thể lắm chứ. Đời vua chúa nào mà không có những viên ngọc quí, vấn đề là đang nằm trong tay ai thôi... Lúc đó, một người tới mua bánh mì có vẻ là một người khách du lịch. Trên thắt dây nịt có đeo bao da đựng máy chụp ảnh. Anh thanh niên này có vẻ bình dân chắc mới lần đầu ra Huế (hay nhìn dáo dác cũng biết), lia máy chụp vài bôi hình chợ Đông Ba, rồi thọc tay vào túi quần lấy tiền ra mới hỏi mua bánh (chỉ có con nít mới vậy). Bao nhiêu đó biết ngay chỉ là hạng khách xoàng. Đang trên tay cầm sơ đồ vẽ viên ngọc, chị Thanh bọc bánh cho người đó. Tay thanh niên nhăn nhó, càu nhàu: Tờ giấy dơ quá chị, kẹp vào bánh làm sao ăn? Thay vì chị xin lỗi khách, chị làm ra vẻ quan trọng: Tờ giấy ấy có một sơ đồ rất lạ, nên có gì đó khiến cho tôi gói bánh cho anh, răng anh thắc mắc. Người thanh niên đó chú ý đến tờ giấy, rồi im lặng suy nghĩ một lúc: Tôi nói thiệt với chị, trước nay tôi nghĩ ở Huế cũng còn có gì đó thời vua chúa sót lại. Tôi tới Huế cũng vì điều đó, không lẻ tôi nghĩ đúng. Biết đâu! – Chị Thanh tưởng khách đùa đẩy luôn, miệng tươi cười rất Huế- Anh đi mô, là nhà nghiên cứu lịch sử chăng? Không…Tập tành viết văn thôi, gặp gì viết đó. Thế rồi tay thanh niên đó đăm chiêu, gấp tờ giấy nháp kỹ lưỡng bỏ túi. Vừa đi vừa ăn bánh mì, nước thịt trong bánh chảy dài vào tay, làm cho chị Thanh nghĩ người bị thần kinh có khắp mọi nơi chứ không riêng gì ở Huế. Ngày hôm sau, người qua người lại mua bánh. Chị Xuân quên bẵng tay thanh niên nọ. Anh ta ghé lại trước chợ Đông Ba lần nữa và cũng lại ăn bánh mì. Anh ta lầm lũi không nói nhiều, làm như là chị Thanh đã nhớ anh ta vậy: Chị có nhớ tôi không vậy? Ai vậy? Không nhớ mô… Mô tê gì chị cũng không nhớ à! Đông lắm không nhớ mô… Không cần nhớ! Bây giờ càng không nhớ càng tốt, để giữ kín sự việc hơn. Nhưng có lẻ tôi phải hỏi thăm chị một vài điều được không? Hỏi chi mô?- Chị Thanh tay làm bánh, miệng luyến thoắt. Hôm nay tôi thấy chị cũng lấy tập học sinh ra gói bánh…Thế ra chị mua từ nơi nào? Anh hỏi người bán giấy tập à? Thế anh muốn cần gì?- Chị Thanh nhớ mài mại người khách du lịch, nhưng cụ thể là ai thì không rõ. Thôi được…Thế này, hôm qua tôi ra đây. Chị có bán cho tôi một ổ bánh mì, gói bằng một tờ giấy có một sơ đồ vẽ vẽ gì đó (người thanh niên cố giấu giếm nhưng cũng không sao giấu được). Chị nhớ chưa? A! Nhớ rồi…- Chị Xuân thực ra cũng chưa nhớ, chỉ làm bộ làm tịch cho khách vui- À! Nhưng có gì không vậy anh… Tờ giấy chị đưa cho tôi. Tôi về nghiên cứu trên mạng, quả là có thực. Tôi nghiên cứu lại lịch sử tỉ mĩ. Đúng là thời vua Hàm Nghi nghe có một kho báu, chắc trong đó có một viên ngọc rất đẹp… Sao? Viên ngọc nào…Chỗ nào… Ồ vậy là chị không nhớ gì hết cả…Chắc cũng có gì khiến chị đưa cho tôi, rồi khiến chị quên tất. Thực ra không nhớ gì cả, vậy viên ngọc nào mô? Viên ngọc đó là một viên hồng ngọc, ai có nó công danh sự nghiệp sẽ được rạng rỡ. Chị chỉ tôi người bán giấy cho chị, một lúc nào đó chị sẽ có phần. Chị Thanh mở con mắt to ra, thấy khách khẳng khái chị lại tin ngược lại là có một viên ngọc. Còn người thanh niên này là người đang tìm ra manh mối. Thế là chị ngưng bán buổi sáng hôm đó, bán bánh mì đồng ra đồng vô chừng nào mới có ăn, biết đâu người thanh niên này tìm ra viên ngọc thì sao. Hoặc là chị đang chơi hụi không có tiền đóng, ham hố mau giàu nên không nhớ gì cả và giờ lại tin là có thật. Khoảng một giờ sau, chị chỉ nhà chị bán giấy vụn. Người thanh niên nọ bắt đầu tra hỏi, chị ta cứ nghĩ anh là người của bên chi cục An toàn thực phẩm. Nhưng mấy lời giọng miền Nam chị nghe yên tâm: Giấy mô? Tờ giấy này…Tôi hứa cho chị sẽ đổi đời nếu như chị nhớ lại được. Có đọc mô…Nên không biết mua ở mô. Nhưng mấy tờ giấy vụn thường của mấy đứa sinh viên Huế, răng anh muốn tìm đứa bán à? Đúng vậy…chị có nhớ không? Chị mua phế liệu cố lục soát trí nhớ, hình như người bán ve chai ít bận bịu nhiều việc nên nhớ ra: Có lẻ là ở ký túc xá kia kìa…- Chị chỉ tay rất xa, rồi tìm lấy cái nón lá. Cuối cùng hai người tiến về phía trường đại học Huế. Còn chị Thanh nghĩ lại, không mấy tin tưởng lắm nên bỏ về: “ Mình biết có viên ngọc, nhưng đâu mà dễ tìm!”. Sinh viên ở rãi rác khắp nơi quanh trường đại học, muốn tìm lại những nơi chị mua phế liệu từng qua cũng rất lâu. Mất cả ngày trời mới truy ra được nơi Xuân Dương đã từng ở. Có…Phòng này có người tên đó. Nhưng giờ ra trường rồi…đang tìm việc. Hình như là ở… Ở mô? Ở mô không biết… Nghe nói mà muốn nín thở để biết. Anh tần ngần một lúc, rồi nhìn lên cánh cửa có số điện thoại di động rất nhiều, mà không biết của ai. Cho hỏi là…Số điện thoại này của ai vậy… Dạ…Của những người năm trước ở. Nhưng không thấy ghi tên ai. Có vài nét chữ hao hao giống nét chữ trên tờ giấy nháp. Anh mượn cây bút của mấy đứa sinh viên ghi lại mấy số điện thoại đó. Cuối cùng thì chia tay chị mua phế liệu. Anh cho tôi vài ngàn chứ? Vài ngàn là bao nhiêu… Anh cho bao nhiêu cũng được, như vậy chắc hơn là đợi anh tìm thấy viên ngọc, rồi chia cho tôi… Ừ! Tính như vậy cũng được đi… Anh cho chị ta năm mươi ngàn, coi như là tiền hướng dẫn viên du lịch xứ Huế. Một kiểu du lịch bụi thế mà hay. Nếu không tìm ra viên ngọc, cũng hay…Có trộn lẫn vào dân tình mới hiểu được cuộc sống của họ, hơn là chỉ đi du lịch loáng thoáng như kiểu cởi ngựa xem hoa. Một vài sự vụ tìm kiếm như trẻ con, nhưng cũng là một việc để hòa nhập vào dân sinh. - Anh cố gắng cải chính, chủ yếu vui là chính. Việc tìm viên ngọc này mà thành công, chắc chắn trên đường đi mấy đứa học sinh vẽ bậy rồi đem đi rãi khắp phố, khách du lịch cứ tha hồ mà chọn lựa. Người ta có cảm giác như người học sẽ viết ra một tác phẩm và kỳ thực đó lại là một áp lực.Viết văn là công việc trừu tượng, hết sức phức tạp. Đôi khi dựa vào những mẫu chuyện nhỏ nhoi, thế mà lắp ráp lại không dễ dàng gì và có khi mất mấy năm mới hoàn thiện cho một tác phẩm. Học trường viết văn ra bị áp lực viết ra truyện cũng tội cho anh, trong khi thực sự cần thoải mái không bị áp lực cơm áo gạo tiền, tiếp cận một đề tài nào đó cần như vậy. Hy vọng bảo đảm cuộc sống bình thường để sáng tác. Đôi khi chỉ việc đó thôi, mà còn lo không xong. Mấy khoá trước mấy người học viết văn xong, tá hỏa ra xin việc làm không hề đơn giản. Làm đúng ngành văn chương không có chỗ, có thì không đủ sống, mà ngồi chờ tác phẩm hoàn thiện có khi nhiều năm mới xong, mà in ấn được có khi còn mắc nợ…Người thì chạy vạy viết báo, người vào công ty truyền thông, hoặc trở về làng quê heo hút chịu phận hẫm hiu mà nghĩ đó là dịp để suy gẫm, rồi quên luôn nghiệp đã học vì bị cuộc sống lôi kéo vào chuyện cơm áo gạo tiền. Thế Nhân có viết vài tác phẩm nho nhỏ, không mấy ấn tượng. Nhà văn nào mà không đến cố đô Huế, xem như chưa phải là nhà văn. Anh mong rằng mình đi du lịch Huế một chuyến, chắc sẽ có chuyện để viết. Anh mơ mộng, len lõi những sự việc bí ẩn, tạo dựng những tình tiết ly kỳ và cho mình tìm gặp những tài liệu quí giá có một không hai: “Đôi khi phải đặt ra một giả thuyết nào đó, dựa trên dữ kiện lịch sử và suy diễn. Người Mỹ thường kết hợp những nghi ngờ, rồi tìm bằng chứng xác minh. Đó cũng là một phương pháp rất khoa học, để tiếp cận kiến thức”. Anh ra ngồi ở công viên Lê Lợi, cách cầu Tràng Tiền không xa. Ngắm nhìn sông Hương nước chảy lờ đờ, tìm mua con khô mực xé từng miếng mỏng ra đưa vào miệng. Ở bến đò, những chiếc thuyền Rồng kiểu cung đình trước đây đang chờ khách. Anh nhấn từng số điện thoại ghi được ra tra hỏi, gần như là “tò te tí”, rồi xin lỗi là số này hiện không liên lạc được. Chiếc điện thoại của anh hôi như con khô mực, cũng có lúc bỏ lộn vào miệng thay vì miếng khô được xé. Có tiếng chuông reo!- Anh mừng quá. Cô bé bán khô ngồi sát bên anh, cũng có điện thoại di động. Tiếng chuông reo vang làm anh ngạc nhiên. Ai gọi mình rứa? Mở máy nghe đi… Alo Alo Là anh à? Răng tính tiền khô à? Ô! Sao lại là cô bé bán khô. Máy này của em à? Ờ! Mà răng anh biết số… Em là Xuân Dương à? A! …Máy này của chị Xuân Dương cho em. Vậy chị Xuân Dương của em đâu? Chị Xuân Dương đi làm, chiều tối mới về… Được rồi! Chiều em dẫn anh về đó gặp chị Xuân Dương được không? Em là em gái Xuân Dương. Dạ! Đến giờ tan ca, anh gặp được Xuân Dương. Gương mặt bé nhỏ xinh xắn làm anh cũng hơi chột dạ, nhưng có lẻ giữ lễ phải phép một lúc. Ngạc nhiên vì có người tìm, Xuân Dương nhíu trán không biết tờ giấy anh đưa ra, có gì trong đó: Đúng là chữ viết của Dương, nhưng Dương không nhớ mình viết hồi nào? Không nhớ sao? Không nhớ mô! Có ai nói cho Dương ghi lại không? Không nhớ thì làm răng nhớ đến ai mô? Nhưng mình viết mấy chữ này hồi nào nhỉ? Không biết ghi để làm gì… Dương ăn cơm chưa? Hay tối nay đi ăn để có thời gian nhớ ra. Đi ăn à? Chú khao à…Khao ăn thì đi. Cô không mấy đặt nghi ngờ người khách lạ: Người xứ Nghệ à? Quê Bác cũng xứ Nghệ, có cùng huyện Nam Đàn chứ? Không cùng, nhưng gần lắm…Huyện Thanh Chương. Ba bác là Nguyễn Sinh Sắc ngày trước đến Huế học Quốc Tử Giám, giờ là trường Đại học Huế. Vậy Xuân Dương cũng học cùng trường với Ba của Bác nhé. Ba Bác Hồ học ở Quốc Học Huế, tương đương một trường cấp ba loại một. Còn trường Đại học Huế chỗ khác. Dương là một fan của Bác, rất ủng hộ Bác. Đương nhiên rồi! Ai mà không yêu quí Bác Hồ. Món ăn trên bàn được bày biện ra, câu chuyện trao đổi cũng được quá nữa. Quán ăn nhiều món hải sản tươi ngon, có người sống ở Huế lâu ngày dẫn đi nên anh nghĩ chắc cũng rẻ. Xuân Dương không mấy bận tâm người khách lạ, cảm giác như quen quen mà gần: Chú làm gì! Nảy giờ mới nghe hỏi, nhưng mà sao lại gọi chú quá lớn. Cứ gọi vậy, chừng nào có gì đó thì sửa lại…Còn không có gì thì thôi. Xét ra, Xuân Dương cũng khá xinh nhưng vì nghèo nên thấy có phần không đẹp hơn. Con gái không mặc những được bộ đồ đẹp, cũng ảnh hưởng rất nhiều đến dung nhan mình. Anh khéo léo đưa đẩy: Ừ thì chú cũng được…Nếu như mai mốt tìm ra được viên ngọc, Xuân Dương chắc cũng có phần. Lúc đó sắm quần áo, rồi có chồng giàu sang lắm. Chú làm gì! Khó nói! Mọi thứ để kiếm sống…Nói chung cũng có khi viết văn, và nghiên cứu lịch sử cho vui… Hay là nhà báo? Không nói được…Ăn đi. Đang ăn…Dương nói cho chú biết nhe. Dương rất tự tin mình sau này giàu có lắm đó. Dương tuổi quí Hợi. Cái số đó là số giàu sang phú quí. Chắc là vậy…Chắc là nhờ tìm ra viên ngọc. Ai giữ nó sẽ là người được thừa hưởng giàu sang phú quí. Chú này…Dương nghĩ chú hơi kỳ. Nhưng mà Dương không biết là khi nào đó Dương vẽ cái sơ đồ ấy. Đúng là chữ viết của Dương đó, nhưng hồi nào thì Dương không nhớ ra. Mà tại sao viết như vậy, không lẽ viên ngọc lại có thực sao. Mình tin cái gì thì nó sẽ có thực. Chú cứ tin đi, Dương ăn đây. Hai người cùng ăn, im lặng khá lâu. Thỉnh thoảng anh nhìn chơn mày Xuân Dương nhơn nhớn lên, là mỗi lần nghe xốn xang trong lòng. Con gái nào mà không có sức lôi cuốn riêng, chơn mày ấy chết người. Anh thì thào. Ngày trước vua Hàm Nghi mang Ấn tín, vàng ngọc chạy ra Quảng Trị rồi Quảng Bình để chống Pháp. Lúc ra Quảng Bình, không có mấy bà phi theo. Ở nhờ đâu đó của nhà mấy người thợ mộc, tộc họ Đặng... Ba Dương cũng làm mộc rất giỏi. Ba ở nhà đẽo cày và bán cho mấy người làm lúa. Nhà Dương có trâu cày, hồi nhỏ Dương cũng chăn trâu… Thế ra có từng ngồi lưng trâu không? Anh trai Dương cho Dương ngồi sau, rồi quất roi. Con trâu chạy nhanh quá Dương sợ. Chắc cũng là người chăn trâu? Dương nghĩ lại cũng mắc cười. Hồi đó chăn trâu mà giờ đây cũng vào được đại học. Ai nói gì đâu! Chăn trâu thì chăn trâu, còn việc học là phải học… Bộ ai cũng vào đại học được như Dương sao! Không nói nữa? Chỉ nói viên ngọc...có thể tặng cho một người con gái họ Đặng. Thuở đó việc có nhiều vợ là bình thường, rồi người con đó về Nghệ An sinh sống. Bà cố Dương đó à? Phải không… Không biết… Thế thì viên ngọc ở đâu… Không ăn nữa sao? Bây giờ lại chú ý viên ngọc à. Ăn chứ, thỉnh thoảng mới được người khác trả tiền thì mặc sức ăn cho no. Ê, Dương này! Nếu như không tìm được viên ngọc, gặp được Dương cũng là viên ngọc rồi… Thôi đi chú! Chú cho Dương thở… Hì!...Thở đi. Nhưng mà sao, chuyện của chú kể chẳng nghe ai nói… Vua Hàm Nghi bỏ các bà phi lại, đi dọc đường phải có ai chứ. Người đó chắc là một người con gái họ Đặng…À, theo tài liệu mình biết là họ Đặng, nên mới có duyên gặp Dương đó thôi. Thấy mình nói chuyện như vậy có một mắc xích, anh nghĩ mình cũng có quyền hư cấu để đưa ra sự trùng hợp như vậy mới huyền bí và ly kỳ hơn. Ăn uống xong, mà chưa lấy được mấy thông tin liên quan tới viên ngọc. Anh mời mọc đi uống cà phê, Xuân Dương đồng tình: Ra Huế ngồi ngắm sông Hương chảy, cũng hay chứ! Có tiền là đi Huế! Uống cà phê rồi về… Mấy ông tây không dám như chú, chứ đừng nói ai. Thích đi ra, ai ép. Viên ngọc mà chú tìm kiếm cũng sắp có kết quả. Sạo… Chú ghét ai nói mình sạo… Anh nghĩ ngợi một lúc. Mình cứ truy tìm viên ngọc, sẽ được tình cảm của Xuân Dương cũng hay chứ. Có điều bay đi bay lại suốt chỉ có nước ăn muối tiêu, nghĩ đến việc yêu người ở xa có cái ngại ngần. Chú còn gì nữa không? Dương buồn ngủ quá… Giờ này mới có chín giờ. Sài Gòn người ta mới có đi ra đường… Ở đây khác…Mười giờ ngủ hết. Mai chú về à? Ừ…Mai về Sài Gòn! Đi chi vậy không biết. Tiền chú đi máy bay cho Dương còn hay hơn… Thế Nhân loáng thoáng nghĩ là Xuân Dương giả vờ không nhớ gì về viên ngọc, đòi hỏi tiền bạc mới nói ra. Cho nên có ý lấu tiền ra chiêu dụ. Vậy à! Vậy đưa số tài khoản đây…Khi nào dư giả thì cho…À! Chiếc xe đạp Dương đi cũ quá, nguy hiểm…Gởi cho Dương tiền mua xe mới nghe… Nghe tỉnh ngủ…Mà chú nói chơi hay nói thiệt? Chú nói là giữ lời…Ai mà thèm gạt làm chi… Vậy chú định gởi tiền cho Dương mua xe gì… Xe tay ga chứ xe gì! Chú nói đó nghen, không ép chú…Số tài khoản Dương nhắn tin sau. Giờ Dương buồn ngủ quá, mai làm ngủ sớm. Ừ! Tuổi quí hợi mà... Chú đi bộ về à… Ừ! Chia tay nhau không mấy đặc biệt, lại thêm kẹt lời hứa cho tiền nữa. Anh rầu rầu về khách sạn, tựa như mắc một cái eo khốn khổ rồi đây. Tưởng là Dương từ chối thẳng thừng, ai dè đồng ý cái rụp. Nhưng biết đâu tìm viên ngọc được thì sao? Buổi tối đó anh đi về khách sạn, suy nghĩ có nên đeo đuổi “dự án” này không? Huế lại đẹp và nên thơ, còn gặp được một người con gái xinh đẹp…đi du lịch được như vậy còn gì bằng. Cố đi...cố tìm cho mình một tình yêu… nếu như có yêu thương một người con xứ Nghệ tại Huế cũng hay quá đi chứ...Có điều, “dự án” nào cũng phải có tiền đầu tư...