Tặng con trai - Niềm hứng khởi vô tận… người luôn đứng phía sau dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. "…Chúnq ta đang sống trong một kỷ nguyên, khi mà các nền văn minh khác nhau phải học cách cùng sống trong hòa bình, học hỏi lẫn nhau, nghiên cứu lịch sử tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật của nhau; cùng nhau làm phong phú thêm cái vốn của những nền văn mình khác nhau. Đi ngược lại, thế giới nhỏ bé chật chội này chỉ còn lại sự hiểu lầm, căng thẳng, va chạm và thảm họa... Một trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh là một bảo đảm an toàn nhất chống lại chiến tranh thế giới…'' LESTER PEASON (°) (Thủ tướng, nhà văn người Canada-Giải thưởng Nobel 1957) 1950 Chắc chắn cần nghiên cứu dĩ vãng để học ở đó nhiều điều hay, tránh điều ác hại. Cho nên không quên đi dĩ vãng. Người ta vẫn thường nói vậy… Lời nói đầu Thật bất ngờ khi những trang viết về chiến tranh vạm vỡ, bạo liệt và khá dạn dày này lại là của một cây bút nữ. Cứ tự hỏi, là phụ nữ sao chị không bắt chước ngườt ta chuyên mải mê khai thác những gì gần gụi, quấn quýt xung quanh mình như tình yêu, tình vợ chồng, tình tay ba tay tư, nỗi buồn công sở, cảnh đời trái ngang, thói đời đen bạc, yêu nhau, gài nhau, nỗi niềm đường phố, trắc trở nhân duyên, đàn ông là gì, đàn bà là sao... có phải dễ hơn, truyền cảm hơn, thiên hạ thời nay thích đọc hơn và sức đi con chữ dồi dào hơn không? Vậy mà chị lại đi vào một đề tài quá chừng hóc búa. Hóc búa với ngườt viết, ngườt in và cả ngườt đọc. Nhưng vẫn xông vào. Thì ra cái sân chơi văn chương tưởng như vu vơ, tưởng như lắm lúc vô tích sự này cũng đòi hỏi con người ta phải có dũng khí và niềm đam mê đáo để. Nhưng vẫn rất đàn bà. Chiến tranh nhìn qua lăng kính đàn bà. Vì thế mà nó giàu chất vân vi, tự sự và độ tiết chế nữ tính. Máu lửa, chết chóc, hoành tráng, đau thương tột cùng ư? Có cả đấy nhưng thật may là tác giả đã không quá sa đà. Sa đà thì nặng lắm, dài dòng biên niên sử lắm, khó đọc và cũng khó in. Chiến tranh chỉ là cái nền để cho tâm trạng, tính cách, số phận con ngườt bay lên. Trong đó, số phận của tên tù binh phi công Mỹ bị bắn rơi xuống một làng quê có những nông phu lành hiền, nghèo cực, tần tảo đã được khắc họa khá tài tình và công phu. Cái lạc hậu và cái văn minh, sự hiện đại và sự chân chất, điều thiện và điều ác, ý nhĩa xâm lược và triết lý tự vệ được va chạm, phá vỡ và đào bới đến tận đáy để khẳng định một giá trị nhân bản mang tính cội nguồn của lịch sử loài người. Để rồi, khi đọc xong cuốn sách dù chi vỏn vẹn gần hai trăm trang, dù đôi chỗ còn vụng dại, ta bỗng nôn nao tự hỏi, cái gì sẽ tồn tại và ngự trị trong dòng đời đầy rẫy hiểm nguy và bão tố này. Để có nắng gió thơ thới hôm nay dân tộc ta đã phải gồng mình trải qua những ngày tháng đau thương khủng khiếp như thế nào. Phải chăng tất cả nằm trong đôi mắt trẻ thơ và cái chết của cô bé Na. Đôi mắt chỉ có tình thương, đôi mắt không có hận thù, đôi mắt thiên sứ, đôi mắt đứng trên tất cá các cuộc giao tranh đầy tội ác và hư vô của con người và cuốt cùng đôi mắt ấy cũng bị nhắm lại vĩnh viễn bởi chính sự hận thù đó. Với sự kết hợp khá mềm giữa văn học, thi ca và điện ảnh, giữa tả thực và cách điệu, tác giả đã tạo nên một cái nhìn mới về chiến tranh, một đề tài nếu không khéo sẽ rất dễ giẫm chân vào các lối viết đã thành hào thành rãnh của người đi trước. Cuốn hút và xúc động. Có lẽ chỉ cần nói gọn một câu như thế về cuốn sách này. Và đó cũng là bản chất của một cuộc đi khai khẩn tìm đường trên lộ trình văn chương rất đỗi chông gai. Xin chúc mừng văn đàn có thêm rnột cây bút nữ lịch lãm và giàu tâm huyết. Nhà văn Chu Lai