ũ Quang Hùng làm báo từ rất sớm, lúc mái 19 tuổi ở Sài gòn (1964), từng là chủ bút tạp chí Chân Lý của phong trào sinh viên - học sinh chống chế do Sài gòn, sau đó có cộng tác với các báo Tia Sáng, Điện Tín (trước năm 1975 ở miền Nam). Ông tham gia cách mạng và từng bị chế độ cũ đày đi Côn Đảo từ năm 1973 đến tận ngày đất nước thống nhất. Sau ngày giải phóng, ông tiếp tục làm báo, lần lượt là phó Tổng biên tập báo Công an TP.HCM, Tổng biên tập tạp chí Người Du Lịch, biên tập viên báo Pháp luật TP.HCM. Quá trình làm báo dày dạn đã giúp ông có được các đầu sách Tọa độ X (viết chung với Trần Tử Văn, NXB Văn Nghệ, 1992), Người coi trời bằng nửa con mắt (NXB Trẻ, 2002) và Phóng sự điều tra (NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2003). Sự tình cờ của sộ phận đã đưa ông vào chung một tù với các tù hình sự thời chế độ cũ ở khám Chí Hòa rồi nhà tù Côn Đảo. Từ đó ông đã quen khá nhiếu giang hồ cộm cán thời chế độ cũ - thậm chí còn kết giao khá thân với một "đai ca" khét tiếng là Lâm Chín ngón. Tập Giang Hồ Sài Gòn mà bạn đọc đang cầm trên tay chính là bản tổng kết về cả một thời dọc ngang của dân du đảng Sài gòn trước năm 1975. Nhưng tên tuổi lừng lãy một thời như Đại Cathay, Huỳnh Tỳ; Wòng Cái, Lâm Thế (Đại-Tỳ-Cái-Thế), Tín Mã Nàm, Lâm Chín ngón, Điền Khắc Kim... cũng xuất hiện trong tập sách này, với nhiều thông tin lần đầu được công bố, in sách. Một tư liệu đáng tin cậy của một nhá báo từng lăn Iộn trong nghề nhiếu năm, về một mảng tối của miền Nam trước ngày 30-4-1975: cái gọi là "xã hội đen", là du đảng đâm chém, giựt dọc... Tất nhiên, dù cố gắng giữ sự khách quan của một người làm báo, đây vẫn là một góc nhìn cá nhân, được thu thập qua nhiếu lời kể, không thể khái quát chính xác hoặc đầy đủ hết về thực trạng này.Nếu được coi như một tài liệu tham khảo, sẽ bổ sung thêm một góc của bức tranh toàn cảnh xã hội đầy biến động ở miền Nam trước 1975. Nhà Xuất Bản TRẺ &Tủ Sách Tuổi Trẻ