ặp gỡ chừng như chuyện Liêu Trai Ra đi chẳng hẹn một ngày mai… VŨ HOÀNG CHƯƠNG ° ° ° CHƯA PHẢI LÀ MỘT CÁNH rừng nhưng khu vườn cam này đã thật bao la, dưới mắt tôi. Nơi đây được chọn làm thí điểm trồng cam giống Phi Châu, Mỹ Châu, những giống cam thượng hảo hạng, để tiếp vua và các quan toàn quyền, công sứ Pháp. Người ta lùa hang trăm tù nhân yêu nước lên Ban Mê Thuộc đốn cây, khẩn hoang ròng rã mấy năm mới làm xong khu vườn cam quý, khu vườn cấm một thuở tối tăm của lịch sử chúng ta. Rất nhiều nhà ái quốc đã chết vì ngã nước hoặc bị giết chết vì roi da, báng sung. Xác họ vùi dưới gốc cam. Mỗi gốc cam một xác tù nhân. Nhờ đó, cam chóng lớn, nhiều trái và ngon ngọt. Khu vườn cam nằm bên going suối vơi đầy theo mưa nắng. Nhân công Ra đê nhổ từng ngọn cỏ hoang, tỉa từng chiếc lá úa, múc từng gáo nước tưới cây, những than cây cao không quá đầu người mà sao cành trổ tua tủa như cánh tay bạch tuộc. Họ đeo dao rừng, kết thành hàng rào, đứng ngồi canh chừng kẻ lạ mặt lai vãng. Thuở ấy, ai dám lai vãng trên đất hoàng triều. Nên sự bảo vệ vườn cam thừa thãi. Nhân công Ra đê nhàn tản, tha hồ hút thuốc và thỏi kèn ống tiêu khiển. Ngày vua bảo đại bị sóng gió cộng hòa vùi dập, hoàng triều cương thổ hết thiêng và khu vườn cam chẳng còn là khu vườn cấm nữa. Đám nhân công Ra đê biến mất. Sót lại một gã quản tượng săn sóc con voi rụng ngà của vua, bốn chân xích lỏng bằng xích sắt mắt lớn. Thỉnh thoảng, con voi già rống lên ai oán cơ hồ nó thương nhớ vua cũ phương xa lưu lạc và hồi tưởng chiếc lọng vàng năm xưa. Tôi tới vào dịp này. Hơi muộn màng đôi chút. Bởi cỏ hoang đã xanh um trong khu vườn cam. Nghe đàn anh kể sự tích vườn cam, tôi vừa bùi ngùi vừa thích thú. Buổi trưa, sau giờ công tác, tôi thường vào giữa vườn, nằm dài trên lớp cỏ, gối đầu lên mô đất cao, đọc sách chờ giấc ngủ và mong ước, trong chiêm bao ngắn ngủi, hồn mình gặp hồn liệt sĩ. Những giấc ngủ trưa hè của tôi vô cùng tuyệt diệu. Nhạc suối và nhạc lá êm ái ru tôi. Tôi đã ngủ ngon với cuốn sách nằm giữa ngực và khi tỉnh, cuốn sách y nguyên chỗ cũ, không rơi vì tôi không hề trở mình thao thức. Bỗng một hôm, cuốn sách rời khỏi ngực tôi như thể nó mọc cánh. Đưa tay tìm kiếm, tôi đụng một miếng giấy nhỏ. Ngồi vụt dậy, đảo mắt chung quanh, cuốn sách của tôi đã biệt dạng tự hồi nào. Ngạc nhiên với miếng giấy tình cờ, miếng giấy từ trời rơi xuống, tôi bắt đầu chú ý nó. Miếng giấy xé ở cuốn sổ tay viết bằng bút chì màu xanh lá cây. Nét chữ nguệch ngoạc. Có lẽ, người viết đã vội vàng. Thưa ông, em rất mê thơ Nguyễn Bính, em sợ hỏi ông sẽ từ chối thành ra em đành mượn khéo cuốn Hương cố nhân của ông. Em hứa giữ gìn cẩn thận, chép xong em sẽ đem tới đặt giữa trái tim ông. Cám ơn ông đã ngủ say như chết. Mong rằng ông vẫn ngủ say như chết để khi trả Hương cố nhân cho ông em đỡ xấu hổ. LÁ. Tôi mỉm cười. Định xé nát miếng giấy viết hai mặt. Nghĩ sao, tôi gấp đôi, bỏ vô túi áo. Cô Lá thân mến, tôi sẽ gặp cô, tôi sẽ gặp cô ở bữa cơm chiều nay, tôi sẽ gặp cô ở từng gianh lát nữa, tôi sẽ uống cà phê tối cùng cô và bảo cô đừng đùa nghịch. Cô Lá, cô là một trong số bạn giang hồ của tôi hay là tất cả những người bạn âm mưu cái trò Liễu Trai tân thời. Khung cảnh thích hợp quá, cô Lá nhỉ? Tôi là hiệp sĩ lãng mạn, không phải là hàn sĩ cù lần. Bồ Tùng Linh chưa có nhân vật hiệp sĩ. Ông khoái hàn sĩ hơn nên hàn sĩ tràn đầy hạnh phúc trong tình yêu mộng tưởng. Cô Lá thân mến. Em Lá thân mến. Em muốn tôi gặp gỡ hồ ly. Hay em là hồ ly? Không chừng, em nằm sầu khổ dưới hang và tôi là hiệp sĩ Thạch Sanh lãng mạn nhờ cây đàn. Em đợi tôi mấy trăm năm rồi? Cô Lá, em Lá, em đùa dai vừa vừa chứ. Em thấy tôi “đi làm lịch sử” mà còn học thuộc lòng thơ Nguyễn Bính, em phá tôi. Em ăn cắp sự lãng mạn cần thiết cảu tôi hai mươi tuổi. Tôi lãng mạn tôi mới đi làm cách mạng ở cái chốn khỉ ho cò gáy này. Em nghĩ coi, ngoài tôi, ngoài những thằng chập chững xuống đời như tôi, ai them lên đây sang nghe mọi líu lo, chiều nghe vượn hát nhớ con, đêm nghe hổ gầm, thác đổ? Tôi đâu là lính thú mà lấy dang nứa làm bạn, mà chịu ăn măng trúc măng mai ngày nọ qua th&aạy ta sống khác hẳn chúng nó. Những vết roi và kẻ thích quất roi chẳng bao giờ hồi tưởng. Hiện tại chúng nó là nhẩy múa trên đau khổ, tương lai chúng nó sẽ là cô độc như những con chó hoang nghe pháo tết chạy cụp đuôi sợ hãi thù hận tìm kiếm. Cuộc đời là những nuối tiếc dài lê thê. Đến một tuổi nào đó, ta có thể đếm được từng nuối tiếc của mình. Riêng tôi, nuối tiếc đầu tiên là đã chỉ một lần về quê ăn tết tháng ngày làm học trò xa nhà ở trọ. Hồi tưởng bắt phát khóc. Năm sau, bến xe Hà Nội – Thái Bình y nguyên cảnh cũ. Mình tôi thay đổi. Tôi tiễn bạn về quê ăn tết từ hai mươi ba tháng chạp. Cũng đứng tự lúc xe chưa mở máy. Rồi xe rời bến, dặn dò: Nói giùm bố mẹ tôi, mai tôi về. Cuối năm, ngày ngắn cụt cỡn. “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Hai mươi tám. Hai mươi chín. Ba mươi. Ta sẽ bắt chước Hàn Mặc Tử, ba mươi về nhà. Ta xuống xe ở ngã tư Vũ Tiên. Bố mẹ ta đón chuyến xe tất niên không thấy ta, buồn bã trở về. Tối mịt, ta gõ cửa. Hẳn bố mẹ ta, các em ta mừng mừng tủi tủi. Nhưng ta đã đánh lừa ngay cả chính ta. Phồn hoa dạy ta nói dối. Ta chạy theo cám dỗ mới, quên chất tình thương lên một chuyến xe tất niên và ta tự an ủi ta. Thế này. Thế nọ. Hồi tưởng mới thương mình đã làm vuột mất bao nhiêu kỷ niệm tươi son. Tết ở đấy. Tết với tôi, chỉ ở đấy, ở bến xe Hà Nội – Thái Bình tháng ngày còn làm học trò xa nhà ở trọ. Năm sau nữa, bước chân lãng tử đi quá xa, tôi không về quê ăn tết đã đành, không đến cả bến xe chiêm ngưỡng những người học trò xa nhà trọ học mang bóng bì, bóng thủ, tôm he, lạp xường, hương đen, lư đồng về quê ăn tết. Kể tự đó, tôi không biết tết ra sao. Tết phải trở về. Không có nơi trở về là không có tết. Tôi không thiết trở về ngày xưa và, bây giờ, thiết tha muôn vàn cũng đã thành nuối tiếc. Cuộc đời nhục nhằn từ lúc cậu học trò bước xuống cái tam cấp của lớp học, đi xa. Tôi đã đi xa. Mỗi năm một lần trốn tết. Nhớ dạo phiêu bạt tận Nha Trang, kèm học đám con nít, tết nhất thẫn thờ chẳng hiểu nên về đâu. Bà chủ ân cần: Cậu ở lại ăn tết với các cháu. Dạ, tôi phải về. Về muộn cho mong đợi vàng ửng. Đêm ba mươi, xách hành lý ra ga, uể oải bước lên tàu. Chiếc tàu trống vắng. Lòng mình trống vắng, dựa lưng vào thành tàu, ngủ một giấc. Xuân sang lúc nào chả hay. Chỉ nghe bánh sắt nghiến trên đường rầy. Bỗng hồi tưởng chiếc xe “Con voi” hai mươi năm cũ. Ôi, không có nhà tìm về ăn tết, buồn bao nhiêu! Sáng bừng mắt dậy, con tàu đã nằm im ở ga Sài Gòn. Không có mái nhà tìm về, đành ngày chụi vào rạp chiếu bóng Long Thuận, đêm ngủ ở hiên ga, gối đầu trên hành lý, chọn vì sao xa nhất lung linh mà tưởng quê nhà đang đón tết. Tháng giêng không ngon. Tháng giêng đắng chát. Cặp môi không gần. Cặp môi rất xa. Cái tầm thường năm xưa là cái thèm khát hôm nay. Đời lỡ trớn. Dĩ vãng thiếu hụt. Hiện tại ngắc ngoải. Tương lai chết tốt. Đó là đời tôi ăn tết xa nhà dưới hiên ga xe lửa Sài Gòn, trong rạp chiếu bóng thường trực Long Thuận. Ra giêng – mới dăm bữa về quê – trở lại Nha Trang. Bà chủ hỏi: Cậu ăn tết vui chứ? Bắt đầu học thói khinh bạc: Thưa nhân gian toàn lũ mắt trắng, vui với ai! Không được làm học trò xa nhà trọ học về quê ăn tết, không gợn một chút rung động xem thiên hạ đón xuân, tôi biết lòng tôi đã chết. Đã đi xa khó thể trở về. Đã vuột thả khó thể níu kéo. Xuân Diệu nói đúng. Trời đất còn, ta không còn. Bởi vì tuổi trẻ của ta không có hai lần xanh thắm trong cuộc đời ưu phiền khốn khó. Rốt cuộc, ta lại đi tìm ta đã mất. Rốt cuộc, ta lại nương nhờ hồi tưởng mà tìm kiếm chút ít xao xuyến bứt rời. Bến xe xưa đã nhạt nhòa. Chuyến xe xưa đã chìm khuất. Ngọn đèn xum họp cuối năm đã tắt lụn. Niên thiếu của tôi đã kết trái sầu. Tết nhất là bóng đêm ướt sương lạnh. Tôi thật sự không có tết nữa. Thật sự không còn náo nức mong đợi mùa xuân. Người bạn trẻ của tôi ơi! Người bạn trẻ đang làm học trò xa nhà trọ học của tôi ơi! Năm nay bạn về quê ăn tết nhé! Tôi mường tượng bạn ngồi trên xe tính nhẩm niềm vui. Hãy về quê ăn tết đều đều. Cho tôi theo với. Bằng giọt nước mắt hồi tưởng. (Tháng Chạp năm tuổi tôi)