ôi biết Heinrich Böll lần đầu qua cuốn sách nhỏ: “Những vướng mắc ở tình anh em” [1]. Đó là một tuyển tập gồm những bài viết trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1972, đề cập đến một số vấn đề thời sự ở Đức cũng như ở nhiều nước khác. Đối với một người Việt Nam, có lẽ không gì đáng chú ý hơn những lời phản đối của Böll sau đợt dội bom miền Bắc Việt Nam vào dịp lễ Nô-en 1972 của không lực Mỹ. Tuy nhiên, tác phẩm và cuộc đời của Heinrich Böll cho thấy lúc nào ông cũng đấu tranh cho nhân bản và công bằng, cũng bênh vực kẻ yếu thế, bị xem thường nhân phẩm bất luận nơi nào. Bên cạnh phẩm chất nghệ thuật, có lẽ chính điều này đã dẫn tới một hiện tượng khó giải thích: tác phẩm của ông được hàng chục triệu người trên khắp thế giới yêu chuộng, hàng chục triệu người thuộc nhiều dân tộc, tầng lớp, hệ thống chính trị và văn hóa khác nhau. Rất tiếc nhà văn ít được biết đến ở Việt Nam. Hình như chỉ có ba cuốn tiểu thuyết của ông được dịch ra tiếng Việt, đó là “Lạc lối về”, “Cái mặt buồn của tôi” và “Danh dự đã mất của Katharina Blum” với tổng số xuất bản chừng vài ngàn cuốn. Trong khi đó, đặc biệt những truyện ngắn và truyện vừa ông viết trong những năm 1950, tức thời hậu chiến ớ Đức, tuy có bối cảnh văn hóa - lịch sử khác Việt Nam nhưng nội dung lại khá gần gũi với chúng ta. Chẳng hạn truyện “Cái cân nhà họ Balek” liên quan tới một kinh nghiệm lịch sử lâu đời của nhân dân Việt Nam là hễ có bất công áp bức thì có đấu tranh. Một số truyện khác như “Đêm thánh vô cùng” dính dáng ít nhiều đến đề tài chiến tranh. Cũng chẳng xa lạ với chúng ta là môi trường sống trong đó đạo đức giả và chủ nghĩa cơ hội hòa lẫn với những cố gắng giữ gìn nhân cách và phẩm giá con người (“Toàn tập im lặng của tiến sĩ Murke”). Lại có những truyện ngắn dẫn chúng ta tới những phương trời xa lạ như “Mùi vị bánh mì” và “Người cha hùng của nữ thủy thần Undine”. Nhưng nếu xem xét kỹ, chúng ta cũng có thể khám phá nơi đây những điểm tương đồng giữa văn hóa Đức và văn hóa Việt Nam: ý nghĩa thiêng liêng của bánh mì gần giống như sự quý trọng hạt lúa, lòng yêu kính sông Rhin có thể sánh với tình cảm thiết tha đối với những dòng sông quê hương. Những chủ đề vừa quen thuộc vừa xa lạ ấy, nhưng cốt truyện đôi lúc có hơi nặng nề mà lời kể truyện lại hóm hỉnh nhẹ nhàng ấy, những tầng nghĩa khác nhau trong cùng một truyện; với các đặc tính ấy, tác phẩm của Heinrich Böll chắc chắn cũng sẽ mang lại cho độc giả người Việt niềm vui thú và những gợi ý hay. Có lẽ một trong những đề tài được Böll quan tâm nhất là sự tha hóa của con người trong xã hội công nghiệp hiện đại với những nghịch lý quá hiển nhiên của nó (“Người vứt bỏ”, “Giai thoại làm suy giảm đạo đức lao động”). Theo ông, hệ thống kinh tế - xã hội quá thiên về sản xuất - tiêu thụ và các cơ chế quan liêu không những đóng khung, chuẩn mực hóa con người mà còn tạo nên tâm địa tôn thờ vật chất, xem thường các giá trị tinh thần và đời sống nội tâm. Dĩ nhiên con người thì không dễ đóng khung, chuẩn hóa như một sản phẩm công nghiệp được.. Những nhân vật chính trong các tác phẩm, nhất là trong những truyện châm biếm của Böll (“Sẽ xảy ra điều gì”, “Người vứt bỏ”), đều có những điểm “không giống ai”, những hành vi ngoài lề lối gò bó của xã hội. Người ta vừa cười những nhân vật kỳ cục ấy vừa có cảm tình với họ, để rồi thích thú khi khám phá ra mình cũng có những điểm kỳ cục nào đó - cảm tình trở nên đồng cảm, cười người hóa ra cười mình, cười con người nói chung một cách thoải mái, không chút ác ý. Phải chăng việc ra ngoài khuôn khổ gò bó, bằng hành động hay trong tưởng tượng, là phản ứng tự nhiên của con người với phẩm chất có một không hai của nó, là biểu hiện của khát vọng về sự hái hòa giữa cá nhân và xã hội, cộng đồng? Người ta có thể tự đặt câu hỏi ấy khi đọc Heinrich Böll. Theo cách hình tượng của ông, điều kiện tiên quyết để thành người là “rời bỏ cái khung”, và muốn đạt tới tình huynh đệ, trước hết phải “phá bỏ cái khung cũ kỹ ấy”. Điều cần nhấn mạnh ở đây là khi chỉ trích những cơ chế kìm hãm nhân cách con người, Böll không đứng ngoài, càng không đứng trên cộng đồng, và khi diễn tả các nh&aci tê liệt và bốn đứa con bằng việc đan áo, đồng thời lấy bằng tiến sĩ tám lý học và địa phương học, nuôi dạy chó béc-giê và làm ca sĩ phòng trà, nổi tiếng với danh hiệu Vamp 7.Còn chính Wunsiedel thì thuộc loại người chưa tỉnh hắn đã có quyết tâm hành động. “Tôi phải hành động”, họ nghĩ thế khi buộc chặt thắt lưng lại. “Tôi phải hành động”, họ nghĩ thế khi cạo râu và đắc ý nhìn những sợi râu cùng bọt xà phòng chảy xuống lúc rửa đồ cạo. Những sợi râu ấy là nạn nhân đầu tiên của lòng khát khao hành động của họ. Cả những việc thầm kín hơn cũng làm thỏa mãn hạng người này: giật nước, xé giấy. Điều gì đó đã xảy ra. Ăn bánh mì, đập quả trứng.Ở Wunsiedel, cả những cử chỉ nhỏ nhặt nhất cũng có vẻ quan trọng: cách ông ta đội nón, cách ông ta - với năng lực dồi dào đến phải rùng mình - cài nút áo măng-tô, chiếc hôn ông ta tặng vợ, tất cả đều là hành động. Vào văn phòng, ông ta lớn tiếng chào bà thư ký:- Phải xảy ra điều gì!Và bà này vui sướng hô lên:- Sẽ xảy ra điều gì!Rồi Wunsiedel đi từ phòng này sang phòng khác, hô câu “Phải xảy ra điều gì!” vui vẻ. Mọi người đều trả lời: “Sẽ xảy ra điều gì!” Và chính tôi cũng hớn hở gọi lớn: “Sẽ xảy ra điều gì!” khi ông ta vào phòng tôi.Trong vòng tuần đầu, tôi tăng số điện thoại mình phụ trách lên mười một máy, tuần thứ nhì lên mười ba máy. Và mỗi sáng trên xe điện, tôi hứng thú nghĩ ra những mệnh lệnh mới hay ném động từ xảy ra vào các thời, các dạng khác nhau, vào lối phụ thuộc, lối trình bày [1]; hai ngày dài, tôi chỉ nói mỗi một câu: “Đáng lẽ phải xảy ra điều gì!” vì tôi thấy nó thật hay, hai ngày sau, tôi lại nói: “Điều đó đáng lẽ không nên xảy ra!”Đến khi tôi bắt đầu cảm thấy mình thật sự được làm hết năng lực của mình thì có điều gì xảy ra thật. Vào một sáng thứ ba - tôi chưa kịp ngồi xuống ghế - Wunsiedel đã chạy ào vào phòng, hô câu: “Phải xảy ra điều gì!” Nhưng có cái gì khó giải thích trên mặt ông ta khiến tôi do dự, không tươi tỉnh trả lời “Sẽ xảy ra điều gì!” như theo quy định. Có lẽ tôi do dự quá lâu vì Wunsiedel, bình thường ít khi la hét, quát bảo tôi:- Trả lời đi, anh hãy trả lời như theo quy định!Và tôi lí nhí trả lời, gượng gạo như đứa trẻ buộc phải nói: con xấu quá. Gắng sức lắm, tôi mới thốt nổi câu: “Sẽ xảy ra điều gì!”, và vừa dứt lời thì một điều xảy ra thật sự: Wunsiedel ngã vật xuống sàn nhà, lăn qua một bên rồi nằm chắn ngang cửa. Tôi hiểu ngay điều được chứng thực khi tôi chậm rãi đi vòng quanh bàn tới chỗ Wunsiedel nằm: ông ta đã chết.Tôi lắc đầu, bước ngang người ông ta, chầm chậm qua hành lang đến phòng Broschek và vào phòng mà không gõ cửa. Broschek đang ngồi ở bàn giấy, mỗi tay cầm một ống nghe, miệng ngậm bút bi ghi chú, đồng thời dùng chân điều khiển máy đan đặt dưới bàn. Bằng cách ấy, ông ta góp phần vào việc ăn mặc của gia đình mình. Tôi nói nhỏ:- Có một điều đã xảy ra.Broschek nhả bút bi, để hai ống nghe xuống, ngần ngừ rời ngón chân ra khỏi máy đan. Ông ta hỏi:- Điều gì đã xảy ra vậy?Tôi đáp:- Ông Wunsiedẹl chết rồi.- Ồ không.Tôi bảo:- Thật, ông tới xem!- Không, không thể như thế được.Broschek nói, nhưng rồi cũng thọc chân vào dép và theo tôi qua hành lang. Khi chúng tôi đứng cạnh xác Wunsiedel, ông ta bảo:- Ồ không, không, không!Tôi không cãi lại, thận trọng đỡ cho Wunsiedel nằm ngửa rồi nhìn ông ta, nghĩ ngợi.Tôi gần như có cảm tình đằm thắm với ông ta, và lần đầu tiên, tôi hiểu rằng mình chưa bao giờ ghét ông ta cả. Ông ta có vẻ gì giống những đứa trẻ nhất định giữ vững lòng tin ở ông già Nô-en, cho dù những lý lẽ phủ định của bạn bè có tính thuyết phục thế nào đi nữa. Broschek nói:- Ồ không, không.- Phải xảy ra điều gì.Tôi bảo nhỏ. Broschek đáp:- Đúng rồi, phải xảy ra điều gì.Điều đã xảy ra: lễ đưa đám Wunsiedel, và tôi được chọn mang vòng hoa hồng nhân tạo đi sau quan tài, vì ngoài khuynh hướng trầm tư và sống nhàn, tôi còn được trời phú cho một thân hình và gương mặt hết sức thích hợp với quần áo đen. Chắc hẳn lúc theo sau quan tài Wunsiedel - với vòng hoa nhân tạo trên tay - tôi có dáng vẻ thật hay nên được một viện mai táng lịch sự mời làm người đưa đám chuyên nghiệp. Ông giám đốc viện bảo:- Đúng là anh sinh ra để làm người đưa đám. Anh sẽ được cấp quần áo thích hợp. Gương mặt anh - thật tuyệt!Tôi xin Broschek cho nghỉ việc với lý do là ở nhà máy, tôi cảm thấy không được làm hết sức mình, tài năng của tôi phần nào bị mai một, dù phải lo đến mười ba máy điện thoại. Ngay sau lần đưa đám chuyên nghiệp đầu tiên, tôi đã rõ: mình thuộc về đây, chỗ này là chỗ dành cho mình.Tôi trầm tư đứng sau quan tài ở nhà nguyện nghĩa địa, tay cầm một bó hoa đơn giản, trong khi khúc Largo của Händel [2] trỗi lên, một nhạc khúc ít được để ý đến. Quán cà phê nghĩa địa là nơi tôi thường lui tới để giải trí giữa những lần diễn xuất, nhưng cũng có khi tôi theo sau một quan tài mình không phải tiễn đưa, mua hoa bằng tiền riêng của mình và cùng nhân viên tương tế bước sau quan tài một kẻ vô gia cư. Thỉnh thoảng tôi cũng thăm mộ Wunsiedel, bởi vì nói cho cùng, nhờ ông ta tôi mới tìm được nghề thật sự của mình, một nghề đòi hỏi phải có tính trầm tư và bổn phận sống nhàn.Muộn lắm, tôi mới sực nhớ mình chưa bao giờ muốn biết nhà máy Wunsiedel sản xuất cái gì. Hình như xà phòng thì phải.Chú thích:[1] Trong tiếng Đức, động từ thường thay đổi theo các ngôi (thứ nhất, thứ nhì, thứ ba) thời (hiện tại, quá khứ, quá khứ chưa hoàn thành...), dạng (chủ động, bị động) và lối (lối vô địch, lối trình bày...).[2] Georg Friedrich Händel (1685- 1759): nhà soạn nhạc gốc Đức. Từ 1712 trở đi, Händel gần như chỉ hoạt động ở Luân Đôn, nơi ông đã tạo nên những tác phẩm bất diệt. Largo là bản nhạc cực chậm.