Cuốn sách này viết để tặng:- Hội bảo vệ súc vật các nước trên thế giới- Quý vị nuôi chó và sưu tầm chó trên thế giới- Tòa án Bertrand Russell- UNICEF- Các nước viện trợ nhân đạo cho Việt NamTác giả rất trân trọngDuyên AnhThay lời tựaVIỆT NAM ĐÃ CÓ SOLJENITSYNECách đây hai năm, qua “Một người Nga ở Sài Gòn”, người ta đã so sánh ông với Vercors. Ngày nay với tác phẩm “Đồi Fanta” (Belfond xuất bản) nhà văn Duyên Anh, cân nhắc trên mọi tầm vóc, chẳng mấy chốc sẽ là Soljenitsyne Việt Nam: xen lẫn giả tưởng và thực tế, ông đã miêu tả trại tập trung Cộng sản Việt Nam qua tình bạn giữa Mai bím, tên móc túi khéo xoay xở và Nguyễn Hữu Vũ, mười ba tuổi, bị bắt vì cha là sĩ quan “ngụy”. Điều nguy hiểm nhất cho hai em bé: đồi Fanta. Nơi đây là mồ chôn hàng trăm trẻ em chết vì bị quản giáo sát hại, chết vì kiệt lực, vì “lao động tốt”, vì kiết lỵ, sốt rét ngã nước, dịch tả. Ở một nước gió mùa và thiếu hụt đủ thứ, các em không có được một tấm mộ bia. Thay vào đó là các mảnh giấy nhỏ ghi lại họ tên, có đủ hoặc thiếu sót, thường chỉ thu gọn vào tên gọi và ngày chết, được nhét vào vỏ chai nước ngọt Fanta cắm ngược đầu trên nấm mộ.Được mệnh danh là “nhà văn của thiếu nhi”, Duyên Anh đã cho xuất bản khoảng năm chục tác phẩm gồm tiểu thuyết, biên khảo, thơ. Trước khi Sài Gòn mất năm 1975, Duyên Anh mô tả sự chán chường và nỗi cô đơn của tuổi trẻ Việt Nam. Và ông vẫn đang tiếp tục công trình này! Thời đó ông chỉ trích Hoa Kỳ và đồng thời chống đối Cộng sản. Cộng sản Việt Nam liệt ông vào “một trong mười tên biệt kích văn nghệ nguy hiểm nhất”. Tác phẩm bị cấm, còn ông bị bắt giam mà không tuyên án với số tù 239D TCT CT XM, chỉ được trả tự do năm 1981 nhờ sự can thiệp của Văn Bút và Ân Xá Quốc Tế.Ngày 30 tháng 4 năm ngoái, Duyên Anh phải trả một giá đắt về sự dấn thân của ông: trong dịp qua thăm California (Hoa Kỳ), ông bị bốn người Việt vây đánh gục. Ông nằm hôn mê nhiều ngày, rồi được đưa trở về Pháp điều trị trong một nhà thương ở Paris. Dần dà Duyên Anh đã lấy lại được sức khỏe. Ai là kẻ hành hung? Cảnh sát Hoa Kỳ không đưa ra được một kết luận nào cả. Rất có thể đó là những người quốc gia cực hữu thiển cận đã gán cho ông tội làm “ăng ten” cho Hà Nội, bất cần biết đến tư tưởng trong các tác phẩm của ông. Người ta cũng không thể loại trừ đó là sự can thiệp trực tiếp hoặc âm mưu của cơ quan tình báo Việt cộng, vì đối với một chính thể đang muốn tạo ra một bộ mặt có vẻ nhân đạo hơn, Duyên Anh với những tiết lộ, quả thật là một nghệ sỹ nguy hiểm.Oliver Tood (“Le Vietnam a trouvé son Soljenitsyne”, Paris Match ngày 9/3/1989)