Nhà thơ Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu (còn bút danh: Trảo Nha), sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Quê gốc: Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Mất ngày 18 tháng 12 năm 1985 tại Hà Nội, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957).Sau khi đậu tú tài, năm 1940, Xuân Diệu làm viên chức tại Mỹ Tho. Năm 1943 xin thôi việc ra Hà Nội. Năm 1944 tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng tám, hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc, Thư ký tòa soạn tạp chí Tiên phong. Kháng chiến chống Pháp ông công tác ở Đài tiếng nói Việt Nam. Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, là ủy viên thường vụ. ủy viên chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khóa I, II, III). Đại biểu Quốc hội khóa I, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức (1983). Ông đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất (1985).Nhà thơ đã được nhận: Giải thưởng văn học Hội nhà văn Việt Nam 1954 - 1955 (tập thơ Ngôi sao); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I, 1996).Tác phẩm:Thơ: Thơ thơ (1983, 1939, 1968, 1970); Gửi hương cho gió (1945, 1967); Ngọn Quốc kỳ (1945, 1961); Hội nghị non sông (1946); Dưới sao vàng (1949); Sáng (1953); Mẹ con (1954); Ngôi sao (1955); Riêng chung (1960); Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962); Một khối hồng (1964); Hai đợt sóng (1967); Tôi giàu đôi mắt (1970); Hồn tôi đôi cánh (1976); Thanh ca (1982).Truyện ngắn: Phần thông vàng (1939)Bút ký: Trường ca (1945); Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947), Việt Nam nghìn dặm (1946); Việt Nam trở dạ (1948); Ký sự thăm nước Hung (1956); Triều lên (1958).Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945). Tiếng thơ (1951, 1954); Những bước đường tư tưởng của tôi (1958); Ba thi hào dân tộc (1959); Phê bình giới thiệu thơ (1960); Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961); Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961); Dao có mài mới sắc (1963); Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966); Đi trên đường lớn (1968); Thơ Trần Tế Xương (1970). Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971); Và cây đời mãi xanh tươi (1971); Mài sắt nên kim (1977); Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978); Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982); Tìm hiểu Tản Đà (1982).Dịch thơ: Thi hào Nadim Hitmet (1962); V.I. Lênin (1967). Vây giữa tình yêu (1968); Việt Nam hồn tôi (1974). Những nhà thơ Bungari (1978, 1985). Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982).