(Mao: The Unknown Story)
Chương 1-30

Chương 1:
Trong cuốn Mao tuyển, Mao Trạch Ðông viết là chủ nghiã cộng sản (CS) ở Trung Quốc (TQ) phải bắt đầu với sự nổi dậy của giới nông dân, thay vì công nhân như Marx và Lenin vận động, và tự cho đây là 1 khám phá đặc thù của ông ta khi áp dụng chủ nghiã CS vào TQ vì rằng ông ta là người xuât thân nông dân và hồi còn trẻ ông ta đã rất xúc động khi chứng kiến sự nổi dậy và bị đàn áp của giới nông dân nơi ông ta sinh trưởng. Thực ra đây là chuyện ba xạo, vì tất cả các bản báo cáo của Mao cho Đảng CS Liên Xô (ĐCSLX) trong năm năm sau khi Mao gia nhập đảng không có 1 dòng nào về giới nông dân. Tất cả các cuôc nổi dậy và bị đàn áp của nông dân trong những năm này không hề làm Mao xúc động như ông ta viết sau này. Các báo cáo của ông cho Quốc tế Cộng sản đệ tam về con số nông dân chết vì đói lên đến hàng trăm người mỗi ngày không bày tỏ một sự xúc động nào về những thảm kịch này, thế nhưng lại chứa đựng đầy sự hưng phấn khi ông ta viết về giới sinh viên. Sau này Mao viết sách tự cho mình là người gốc nông dân, nhưng thực ra khi còn trẻ ông ta luôn tìm cách chối bỏ nguồn gốc nông dân của ông.
Mao bắt đầu được đi học năm 8 tuổi, nhưng chỉ là học với thầy đồ dậy tại nhà. Vốn là một đứa trẻ ngỗ nghịch Mao bị đuổi học nhiều lần. Mao không bao giờ tỏ ra thích thú làm ruộng. Khi bị cha ép ra làm ruộng, Mao bỏ nhà trốn đi và chính thức ghi danh học ở một ngôi trường cách quê ông 25 km, khi đó Mao mới 16 tuổi và vừa mới chết vợ (Mao bị ép lấy vợ năm 14 tuổi, người vợ này hơn Mao 4 tuổi). Chính ở ngôi trường này Mao được nghe tới châu Âu, châu Mỹ lần đầu tiên và được học về Napoleon, Washington, vân vân. Thế nhưng Mao chỉ ở đây có 6 tháng. Mùa xuân 1911, Mao lại khăn gói đi Trường sa. Trường Sa là một thành phố lớn với rất nhiều trường học, nhưng không có trường nào giữ Mao được lâu. Bị cha đe dọa cắt trợ cấp Mao ghi danh vào một trường sư phạm năm 1913, lúc đó Mao mới 19 tuổi. Năm 1918 Mao ra trường nhưng không kiếm được việc làm, ông bỏ đi Bắc kinh một năm mà cũng không kiếm được việc, nên lại trở về Trường sa, đúng lúc một giáo sư cũ của ông đang cần người.
Chương 2:
Ðảng CSTQ được thành lập theo lệnh của Liên Xô: Tháng 4 năm 1920 Cộng sản Quốc tế đệ tam gởi một đại biểu, Grigori Voitinsky, sang Trường Sa gặp giáo sư Trần Ðộc Tú để thành lập đảng CSTQ với lời hứa hẹn sẽ được Liên Xô giúp đỡ 100% về mặt tài chính, nhân sự cũng như vũ khí. Ðảng được thành lập vào tháng 8 năm đó. Dù Mao chẳng phải là đảng viên lúc đó, ông đã được Trần Ðộc-Tú giao nhiệm vụ trông coi tiệm sách của đảng ở Trường sa. Sau vài tháng làm việc, Mao đã nhờ một người bạn trông coi cửa tiệm, còn Mao thì dựa vào uy tín của giáo sư Trần Ðộc-Tú để làm các dịch vụ khác như liên lạc với các nhà xuất bản sách, thư viện, đại học khắp nước. Nhờ thế khi có chút uy tín, Mao được tuyển chọn làm Hiệu trưởng một trường tiểu học.
Không ai được biết Mao gia nhập đảng năm nào, nhưng chắc chắn Mao không phải là một trong những người thành lập đảng, như tài liệu hiện thời tuyên truyền. Sự kiện ĐCSTQ được thành lập vào tháng 8 năm 1920, chứ không phải 1921 như tài liệu sau này của đảng, được in rõ ràng trong những sách báo xuất bản bởi Cộng sản Quốc tế đệ tam khi đó. Lý do của sự sửa đổi này có lẽ là để ghép Mao vào thành phần thành lập đảng.
Chương 3:
Ngay sau khi thành lập ĐCSTQ, Liên Xô đã bí mật xây dựng một trại huấn luyện lính Trung quốc ở Siberia. Liên Xô cũng bí mật thành lập một tổ chức tình báo với rất nhiều nhân viên của họ, theo kiểu KGB (Komitet Gosudarstvennoĭ Bezopasnosti)và GRU (Glavnoye Razvedovatel'noye Upravlenie, Main Intelligence Directorate), ở Quảng đông, Thượng hải và Bắc kinh. Ngày 3 tháng 6 năm 1921, hai nhân viên tình báo thuộc Ban Viễn Ðông của Cộng sản Quốc tế đệ tam, Nikolsky và Maring, tới Thượng hải yêu cầu ĐCSTQ tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất. Khi đó ĐCSTQ đã thành lập được 7 cơ sở, mỗi cơ sở được gởi hai đại biểu tham dự đại hội, và được cung cấp 200 quan chi phí di chuyển. Số tiền 200 quan thời đó là rất lớn, bằng hai năm lương của Mao. Ðại diện Trường Sa là Mao Trạch đông và một người bạn thân của ông tên Ho Shu-heng. Ðây là bằng cớ đầu tiên Mao nhận tiền của Liên Xô. Ðại hội ĐCSTQ lần đầu này chỉ có 13 đại biểu, đại diện cho 57 đảng viên, gồm toàn ký giả, sinh viên và thầy giáo. Không có ai là công nhân. Ở đại hội này Mao hoàn toàn chìm lỉm, hầu như ông không có phát biểu gì. Khi đại hội chấm dứt, mỗi đại biểu được phát 50 quan nữa để đi về và Mao đã dùng số tiền này để đi thăm cảnh ở Hàng châu và người bạn gái Si-Yung ở Nam kinh, dù lúc đó Mao vừa lấy người vợ thứ hai.
Dương Khai Tuệ (1901-1930) - Vợ thứ 2 của Mao

Người vợ thứ hai này tên là Dương Khai Tuệ, con gái của một người thầy cũ của Mao. Dựa vào những bài thơ Mao viết khi tán tỉnh Dương Khai Tuệ, ta có thể đoán biết là Mao thật lòng yêu Dương Khai Tuệ dù rằng tình yêu này chắc hẳn đã kết thúc sau ngày cưới. Dương Khai Tuệ để lại một cuốn nhật ký trong đó bà bày tỏ tình yêu với Mao một cách sâu sắc. Bà có 3 con với Mao. Sau khi bị Mao bỏ rơi bà bị quân Tưởng bắt, và được đề nghị nếu chấp thuận công khai tuyên bố ly dị Mao thì sẽ được tha bằng không thì sẽ bị xử tử. Bà từ chối và bị xử tử ngày 14 tháng 11 năm 1930 cùng với đứa con lớn, lúc đó mới 8 tuổi. Cũng cần biết là dù yêu Mao sâu sắc, Dương Khai Tuệ lại rất khinh bỉ chủ nghiã CS.
Sau đại hội, Mao được trả lương 60 quan một tháng, và sau này tăng lên đến 100 rồi có lúc lên tới 170 quan. Việc nhận tiền Liên Xô đã làm nhiều đảng viên bức xức, nhưng Mao thì không. Trong một lá thư gởi cho bạn, ông viết năm 1920, khi đang làm hiệu trưởng một trường tiểu học: “Ðời sống thật là thê thảm. Mỗi ngày tôi phải liên tục làm việc từ ba tới bốn tiếng không được nghỉ”, và sau khi đi dự hội nghị về ông viết: “Bây giờ tôi sống rất hạnh phúc. Thời gian trong ngày tôi chỉ dùng để ăn và chăm sóc sức khoẻ. Thiệt đã.”
Tháng 1 năm 1923 với ý đồ xâm nhập Quốc dân đảng TQ Liên Xô ra lịnh cho tất cả đảng viên ĐCSTQ phải gia nhập Quốc dân đảng. Rất nhiều đảng viên ĐCSTQ chống lại lịnh này, nhưng Mao thì tóm ngay lấy cơ hội này mà gia nhập Quốc dân đảng. Mao thủ đắc hai điều lợi: phía Liên Xô thì coi Mao là kẻ biết vâng lời, do đó đã thăng chức cho Mao làm phụ tá cho Tổng bí thư đảng lúc ấy là giáo sư Trần Ðộc-Tú ; Phiá Quốc dân đảng thì cũng bổ nhiệm Mao vào 1 trong 16 người dự khuyết của Ủy ban Thường vụ Quốc dân đảng. Chỉ trong vòng một năm cái đảng cộng sản TQ nhỏ xíu đã giành được những vị trí béo bở trong Quốc dân đảng, thế nhưng sự tận tụy của Mao với Quốc dân đảng đã có phản ứng ngược: Mao bị tố cáo là “cơ hội” và “hữu khuynh”, vì thế Mao bị thanh trừng khỏi Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, và cũng không được mời tham dự hội nghị đảng vào năm sau, 1925.
Chương 4:
Bị đá văng ra khỏi vị trí lãnh đạo ở DCS, Mao bèn thử thời vận ở Quốc dân đảng. Ông rời Trường Sa mà đi Quảng đông. Chỉ trong hai tuần ông được giao cho quản lý bộ tuyên truyền, và làm chủ bút tờ Chính trị Tuần báo. Tháng 2 năm 1926, 32 tuổi, Mao được QDÐ phong làm thành viên sáng lập Ủy ban Vận động Nông dân Quốc gia và đồng thời làm Hiệu trưởng trường đào tạo cán bộ cho tổ chức này. Những cán bộ này có nhiệm vụ đi về nông thôn xách động nông dân nổi lên lập thành phong trào nông dân chống kẻ giàu. Khi Quốc dân đảng bắt đầu chiến dịch bắc tiến để lật đổ chính phủ Viên thế Khải thì phong trào này đang lập được nhiều thành tích, và dĩ nhiên hậu quả là xã hội bị xáo trộn, bạo loạn nổi lên khắp nơi. Mao được QDÐ điều về Hồ Nam để chỉ đạo phong trào.
Chính nơi đây Mao tận mắt chứng kiến phong trào đã biến những người nông dân hiền lành thành những kẻ bạo động. Họ đội cho nạn nhân một cái mũ giấy ghi tội và lôi kéo các nạn nhân đi khắp phố, theo sau là một đám đông. Nhiều nạn nhân bị đánh đập tới chết, trong khi những người đứng coi la lớn: “giết nó đi”. Sự kiện này đã kích thích Mao. Ông viết trong bản báo cáo tháng 3 năm 1927: “Sự dã man nơi đây đã bơm vào người tôi một kích thích tố mới. Thật tuyệt vời”. Theo Mao, trật tự xã hội cần phải được đập nát trước khi xây dựng một xã hội mới, và điều này lọt vào mắt xanh của những người Cộng sản Liên Xô. Vì thế, Mao được chọn cho trở lại Ủy ban Trung ương đảng, dù chỉ là dự khuyết.
Trong khi đó, càng ngày càng có nhiều đảng viên Quốc dân đảng lên tiếng chống đối sự bạo loạn đang gia tăng này. Ngày 6 tháng 4 năm 1927 trong một cuộc kiểm tra đột xuất tại một cơ sở của Liên Xô, chính phủ Bắc kinh đã khám phá những tài liệu chứng tỏ Liên Xô đã móc nối và gài gián điệp với mục đích lật đổ chính phủ dân quốc. Những tài liệu này cũng tiết lộ liên hệ giữa Liên Xô và ĐCSTQ. Ngày 12 tháng 4, tư lệnh quân đội Tưởng Giới Thạch ban lệnh thanh trừng ĐCSTQ. Ông ra lệnh cho quân đội tấn công vào những cơ sở của ĐCSTQ, bắn thẳng vào những đám biểu tình chống đối, và giam giữ nhiều thành viên lãnh đạo Công đoàn, một số bị tra tán và giết chết. Một danh sách 197 đảng viên ĐCSTQ cần bắt được công bố, Mao có tên trong đó. Một điều trớ trêu là phụ tá đắc lực của Chủ tịch Quốc dân đảng Uông Tinh Vệ chính là Mao trạch Ðông. Uông Tinh Vệ bàn giao chức Chủ tịch đảng lại cho Tưởng Giới Thạch.
Trong khi đó, phía ĐCSTQ Trần Ðộc Tú cũng đã bị Lominadze thay thế bởi Chu Ch’iu pai, và Mao được thăng thưởng vào Bộ chính trị.
Chương 5:
Phản ứng lại lệnh săn bắt của Tưởng, Stalin ban lệnh cho ĐCSTQ cấp tốc rút quân đội ra khỏi quân đội của Tưởng mà lập quân đội riêng và rút về bờ biển phía nam để nhận súng đạn do Liên Xô chuyển đến. Tháng 7 năm 1927 trong một cuộc họp khẩn của đảng Mao tuyên bố một câu sau này được nổi tiếng khắp thế giới: “Sức mạnh đến từ nòng súng”. Thế nhưng với Mao thì súng thôi chưa đủ, để đạt được những gì mình muốn Mao phải có cả súng và đảng. Một kế hoạch được thành hình.
Khi đó 20 ngàn quân CS đã kịp thời rút ra khỏi quân đội Tưởng và kéo về tụ tập ở Nam xương, thủ đô của Quảng tây. Ðoàn quân này được lệnh tiến về Shantow để nhận quân viện do Liên Xô gởi tới bằng đường tàu. Mao biết rằng họ phải đi ngang Trường Sa nên Mao xin Trung ương ĐCSTQ cho phép ông tổ chức một cuộc nổi dậy cho nông dân ở Trường Sa để tạo nơi đây thành một căn cứ cho đảng. Không biết gì về ngụy kế của Mao, Trung ương ĐCSTQ cho phép. Các tay lãnh đạo cuộc nổi dậy họp nhau tại tòa lãnh sự Liên Xô ở Hồ Nam từ ngày 15 tháng 8 để bàn biện pháp tổ chức cuộc nổi dậy nhưng tới ngày 18 tháng 8 Mao mới xuất hiện với lời xin lỗi là ông ta bận đi điều nghiên thực tế. Lý do chính là Mao câu giờ để chờ coi 20 ngàn hồng quân có đi tới Trường Sa không. Khi biết chắc là đoàn quân này đã bị tan rã, một phần chết vì uống nước dơ, một phần đào ngũ, chỉ còn một số nhỏ chừng 1 ngàn người tới được biên giới Trường sa, Mao xuất hiện và đề nghị tấn công Trường sa. Lúc đó lực lượng cộng sản ở giáp giới Trường Sa có 3 nhóm: nông dân, thợ thuyền thất nghiệp, và toán quân vừa tan vỡ còn sót lại. Lý do của đề nghị này là nếu ở trên chấp thuận, Mao sẽ đương nhiên được cử lãnh đạo 3 nhóm này. Mưu kế của Mao thành công, Mao được cử làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận.
Thế nhưng vốn không có một căn bản quân sự, Mao phải nghĩ ra một kế khác để bảo toàn lực lượng của mình. Cái kế đó là Mao không có mặt cùng quân sĩ ngày dự định tấn công vào Trường sa. Ba ngày sau trước khi đoàn quân này bị chính phủ tấn công Mao xuất hiện, tuyên bố là đã mất thiên thời nên đề nghị rút lui để bảo toàn quân đội. Trung ương ĐCSTQ phải đồng ý, mà không biết đây là âm mưu ngay từ đầu của Mao. Cuộc tấn công Trường Sa này được sử sách TQ gọi là cuộc khởi nghiã mùa thu Trường Sa do Mao lãnh đạo, thực ra đây không phải là một cuộc khởi nghiã, vì chính Mao đã giết nó từ trứng nước. Kết quả thì như ý muốn của Mao: bây giờ Mao đã có trong tay một đạo quân khoảng 1500 người.
Chuyện kế tiếp là Mao phải di chuyển đám quân này tới một nơi khác để xây dựng cơ sở cho mình. Mao kiếm được một số binh sĩ ủng hộ ông, và dùng họ làm bồi pha nước trước khi mời các sĩ quan của toán quân này tới họp. Vì Mao là cán bộ Cộng sản duy nhất ở đây nên cuộc họp tuy có căng thẳng mà cuối cùng các sĩ quan phải tuân lịnh Mao để dời tới một căn cứ nằm sâu trong núi thuộc huyện Ninh Cương, tỉnh Cường Sơn, cách đó 170 km. Tuy thế khi tới nơi Mao chỉ còn khoảng 600 người. Tại đây Mao sống nương nhờ một băng cướp khoảng 500 người, do Viên Văn Tài và Vương Tặc (biệt danh Hổ Vương) cầm đầu, vốn có quen biết Mao từ trước. Băng cướp này ban đầu cũng nghi ngờ Mao tới để chiếm đất mình, thế nhưng chỉ bốn tháng sau, khi thấy Mao và đồng bọn tấn công vào thành Ninh Cương, và thẳng tay tàn sát sĩ quan và địa chủ một cách quá ư man rợ thì họ thấy mình thua xa Mao, nên đã tự nguyện phục tùng Mao. Thế là Mao đã cướp được đất và quân của kẻ cướp.
Khi những chuyện của Mao đã làm tới tai Trung ương đảng đặt tại Thượng hải thì Mao bị triệu hồi, nhưng Mao đã phớt lờ lệnh này. Trung ương đảng bèn quyết định trục xuất Mao ra khỏi đảng, thế nhưng vì Mao đã ẩn sâu trong núi, phương tiện đi lại khó khăn, quân sĩ Mao không biết chuyện này.
Tháng 4 năm 1928, một lực lượng gần 4 ngàn người của hồng quân bị thất bại sau cuộc tấn công Hồ Nam đã chạy tới nương nhờ Mao sau khi bị phe chính phủ ráo riết truy đuổi. Ðứng đầu nhóm này là một tướng cộng sản tên Chu Ðức (Chu Đức). Chu Ðức đã từng đi Ðức, và gia nhập đảng cộng sản trước khi sang Nga thụ huấn về quân sự. Một liên minh Chu Ðức-Mao được thành hình, Chu Ðức lãnh đạo về quân sự, Mao lãnh đạo về đảng. Ðơn xin phép được hợp thức hoá vai trò của Mao tới tay Stalin ngày 26 tháng 6 năm 1928 và mọi đòi hỏi của Mao được Stalin chấp thuận hoàn toàn. Theo Stalin Mao có đầy đủ đức tính của một lãnh tụ cộng sản, và bây giờ với quân đội trong tay Mao hơn hẳn các nhóm cộng sản khác. Mao được Stalin đánh giá có khả năng cao nhất thành công thiết lập chế độ CS ở TQ.
Hà Tử Trân (1909-1984) - Vợ thứ 3 của Mao

Cũng trong năm 1928 tại căn cứ này Mao lấy vợ lần thứ ba. Hà Tử Trân lấy Mao vì cần bảo vệ tại một nơi mà đàn ông nhiều hơn đàn bà, thế nhưng chỉ sau một năm bà cương quyết đòi bỏ Mao nhưng Mao không cho phép. Bà có 6 con với Mao sau 10 năm sống chung, sang Moscow chữa bệnh tháng 10 năm 1937 và sống luôn ở đó cho tới khi chết trong một nhà thương tâm thần.
Chương 6:
Ngày 14 tháng 1 năm 1929 lực lượng Chu Ðức-Mao xuống núi, chỉ vài ngày trước khi căn cứ của họ bị Tưởng tấn công. Khi tin tức căn cứ của họ bị tấn công, và vợ Chu Ðức bị chặt đầu tới tai Chu Ðức thì ông này mất hết tinh thần. Ðây là cơ hội bằng vàng cho Mao lật Chu Ðức mà nắm gọn luôn vừa đảng vừa quân sự. Chu Ðức cũng không chống đối gì.
Tháng 3 năm đó Mao tấn công và thành công chiếm được Tinh Châu, một thành phố khá lớn và giàu có. Quân đội Mao lần đầu tiên được phát quân trang.
Tháng 6 cùng năm Thượng hải gởi tới một nhân viên tên Liu An-gong để nắm vị trí thứ 3, sau Mao và Chu Ðức. Thế nhưng với An-gong bên cạnh, Chu Ðức đã thách thức vai trò lãnh đạo của Mao. Vì hầu hết quân sĩ đều theo Chu Ðức, Mao bị loại ra khỏi ban lãnh đạo một lần nữa trong một cuộc bỏ phiếu.
Phải giã từ bộ chỉ huy, nhưng không chiụ thua, Mao chờ đợi cơ hội. Ngày 10 tháng 7, khi đại hội đảng vừa bắt đầu khai mạc thì Mao tung tin là quân chính phủ đang tới đánh. Các đại biểu nhanh chóng giải tán, thế là Mao cho người điền vào các chỗ trống và bỏ phiếu bầu người của Mao vào các chức vụ quan trọng. Ðể trả thù Chu Ðức, Mao bí mật liên minh với một sĩ quan của Chu Ðức là Lâm Bưu, và cuối tháng 7 năm 1929 khi quân Tưởng tới đánh thì lực lượng của Lâm Bưu thay vì tới họp mặt với Chu Ðức theo kế hoạch để chống Tưởng, đã rút đi theo Mao. Chỉ còn lại với một nửa quân đội, Chu Ðức chỉ đành nhờ Trung ương đảng tìm biện pháp giải quyết. Vận may một lần nữa lại đến với Mao vì lúc đó Stalin đang sợ hãi phong trào Trotsky mà giáo sư Trần Ðộc-Tú, sáng lap vien ĐCSTQ, là một thành viên đắc lực. Trần Ðộc-Tú một thời là người đỡ đầu của Mao, nên Stalin quyết định ra mặt ủng hộ Mao, vì sợ nếu không thì Mao sẽ theo Trần Ðộc-Tú mà gia nhập phe Trotsky. Chu Ðức đành viết thư mời Mao trở lại ghế lãnh đạo, và dĩ nhiên một người như Mao thì phải để Chu Ðức khẩn khoản năn nỉ nhiều lần trước khi cho phép Chu Ðức được gởi quân tới đón về.
Chương 7:
Sau khi Tưởng Giới Thạch thành lập chính phủ dân quốc ở Nam kinh năm 1930, việc làm đầu tiên của ông là càn quét đám lãnh chuá. Nhiều trận chiến đẫm máu xảy ra. Liên Xô thấy đây là cơ hội để họ bành trướng thế lực của đảng, nên Chu Ân Lai được gọi sang Moscow báo cáo về tình hình ĐCSTQ lúc đó. Chu khi đó đã nắm nhiều chức vụ quan trọng trong đảng như lãnh tụ tổ chức guồng máy gián điệp và ám sát, cũng như đã từng nắm chức vụ bí thư đảng tại Thượng hải từ năm 1928. Chu báo cáo hiện có 62700 quân, chia thành 13 quân đoàn, trong đó quân đòan Mao-Chu Ðức là lớn nhất với 15 ngàn người.
Trong khi Chu Ân Lai đi vắng, người thay thế Chu là Lý Lập Tam quyết định phát triển thế lực bằng cách chiếm lấy mấy thành phố lớn như Nam xương và Trường sa. Mao được phân công tác đánh Nam xương, nhưng vốn là một người thực tế Mao không nghĩ là hồng quân có thể chiếm được những thành phố này. Thế nhưng Mao thấy đây lại là một cơ hội cho Mao lãnh đạo luôn quân đoàn lớn thứ hai của ĐCSTQ, lúc đó dưới quyền Bành Ðức Hoài, nên sốt sắng nhận lời. Mao dẫn quân đòan của mình đi theo hướng bắc tiến về Nam xương, thế nhưng khi tới địa đầu Nam xương thì Mao lại dẫn quân quay về Trường Sa mà Bành đã vừa chiếm được ngày 25 tháng 7, nhưng đang bị chính quyền Nam kinh (có sự trợ giúp của Mỹ) cố giành lại. Mao cho người báo về Thượng hải là quân đòan Bành đang bị thiệt hại nặng, thế nhưng lại báo với Bành là cần Bành tới giúp. Khi Bành tới gặp Mao thì Mao giành ngay lấy quyền chỉ huy và ép Bành làm phụ tá, và ra lệnh đánh chiếm lại Trường sa. Mao lý luận là với hai quân đòan hiệp lực họ dư sức đánh chiếm Trường sa, thế nhưng trong khi Bành ra sức tấn công thì Mao chỉ đứng ngó (theo báo cáo của GRU cho Moscow). Sau ba tuần tấn công với nhiều tổn thất, dĩ nhiên quân đòan Bành tổn thất nhiều hơn, Mao đề nghị hưu chiến và rút ra. Khi các sĩ quan dưới quyền Bành không chiụ tuân lệnh rút lui, Mao ra lệnh thanh trừng họ. Mao đổ lỗi sự thất bại trong cuộc hành quân này cho Lý Lập Tam vì Lý Lập Tam ban lệnh tấn công, và ông này bị triệu hồi về Moscow sau đó bị thất chức. Sách sử TQ sau này cũng đổ lỗi cho Lý Lập Tam nhưng chính ra Mao mới là người gây ra sự thất bại này. Trong khi đó, Mao thành lập một ủy ban cách mạng toàn quốc, Mao làm chủ tịch, để nắm trọn quyền lãnh đạo về quân đội, chính quyền cũng như đảng.
Chương 8:
Theo lệnh của Moscow, Giang Tây được chọn làm căn cứ hồng quân TQ. Một lần nữa Mao phải bày kế để giựt quyền lãnh đạo ở đây, từ tay một cán bộ cộng sản tên là Li Wenlin. Mao đề nghị triệu tập một hội nghị gồm tất cả các đại diện đảng ở Giang Tây tại Pitou. Hội nghị dự trù bắt đầu ngày 10 tháng 2, thế nhưng Mao đột nhiên đổi lại là ngày 6, vì thế Li Wenlin không đến kịp. Mao và tay chân chia nhau tóm gọn quyền hành. Những kẻ chống đối bị thanh trừng một cách dã man. Trung ương đảng đóng ở Thượng hải dĩ nhiên không chấp nhận, nên gởi một đại biểu, Cai Shenxi, tới nắm quyền lãnh đạo thay Mao và đòi Mao trở về trình diện. Biết được chuyện này Mao bàn giao quyền lãnh đạo cho người em rể, Liu Shiqi, và để không còn phải gởi báo cáo về Thượng hải nữa cũng như để đặt Trung ương đảng vào sự kiện là đã có người thay Mao rồi, Mao liền giả chết.
Hai tuần sau đó khi Thượng hải biết được Mao vẫn còn sống, một văn kiện được gởi đi khắp các cơ sở của đảng loan báo là mọi đảng viên chỉ nhận lệnh từ Trung ương đảng bộ ở Thượng hải mà thôi. Dù văn kiện không nêu tên Mao, nhưng đã khơi dậy một cuộc nổi loạn chống Mao ở Giang Tây. Mao và Liu thẳng tay đàn áp. Trong vòng một tháng cả ngàn người bị giết. Cuộc tàn sát chỉ chấm dứt khi Mao kẹt đánh nhau ở Trường Sa giành quyền với Bành, quân đội Giang Tây nổi dậy và đuổi Liu ra khỏi Giang Tây. Liu trở về Thượng hải nhận lệnh mới, còn Mao trên đường trở về Giang Tây, hy vọng giành lại được quyền lãnh đạo, thì nhận được tin Cộng sản Quốc tế đệ tam đã thăng chức cho Mao thành nhân vật số 1 của ĐCSTQ. Với quyền sinh sát trong tay, Mao ra lệnh mở một cuộc thanh trừng quy mô, tàn sát tất cả những ai chống đối ông ta. Chỉ trong một tháng số người chết lên tới 4 ngàn người. Không chiụ đựng được sự tàn ác của Mao, binh sĩ và dân chúng nổi dậy chống Mao, thì may mắn thay cho Mao lúc đó có mặt một phái đòan của đảng bộ Thượng hải. Phái đoàn khuyên họ giải tán vì Mao có sự ủng hộ của quốc tế, và đề nghị với họ là gởi bằng cớ dã man của Mao về cho Trung ương ở Thượng hải. Dù với đầy đủ bằng cớ, Mao vẫn được Stalin hết lòng tin tưởng. Ðược sự ủng hộ từ Moscow và sự đồng loã từ Thượng hải, Mao lần này mở rộng cuộc thanh trừng, hậu quả hàng chục ngàn người nữa, đa số là đảng viên và quân sĩ, chết ở Giang Tây. Trang sách bi thảm này của ĐCSTQ cho tới ngày hôm nay vẫn bị che giấu.
Tuy nhiên chính sách khủng bố của Mao đã dẫn tới một hiệu quả không ngờ trong cuộc chiến với quân Tưởng giới Thạch sau đó. Khi quân Tưởng mở chiến dịch càn quét hồng quân thì chiến lược của Mao là rút vào vùng an toàn, dụ quân Tưởng đi sâu vào và khi thuận tiện thì bất ngờ đổ ra đánh. Mao ra lệnh tất cả nhà cửa nơi quân Tưởng sắp đi tới đều phải bị thiêu hủy, thực phẩm phải được chôn giấu kỹ, và mọi người dân đều phải di tản. Vì khiếp sợ sự tàn bạo của Mao, ai nấy đều tuân lệnh răm rắp. Chiến lược này của Mao thành công không ngờ, tuy thế sự thành công của Mao còn tùy thuộc thêm một yếu tố nữa mà khi đó không ai biết: Liên Xô đã thiết lập được một mạng lưới tình báo ở Trung quốc, và đã chia xẻ các tin tức tình báo này cho ĐCSTQ. Ngày 30 tháng 12 năm 1930, nắm được chính xác số lượng quân đội Tưởng và ngày giờ hành quân Mao dùng một quân số hơn gấp năm lần mà bao vây tiêu diệt toàn bộ quân đội Tưởng. Viên tướng tư lệnh bị bắt, bị chặt đầu và thả trôi sông. Tháng 4 năm 1931 lại một lần nữa Mao đẩy lui được đợt tấn công lần thứ hai của quân Tưởng. Tức giận trước sự thất bại này, đầu tháng 7 năm 1931 Tưởng giới Thạch đích thân dẫn theo 300 ngàn quân đi đánh, quân số của Tưởng gấp 10 lần hơn Mao. Chỉ trong hai tháng quân Mao liên tục tháo lui, căn cứ điạ hồng quân càng ngày càng rút nhỏ lại và quân đội Mao đứng trước cơ nguy sụp đổ. Khi đó một cứu tinh của Mao xuất hiện: Nhật bản. Nhật bản vừa chính thức phát động cuộc chiến xâm lăng Mãn châu.
Ngày 18 tháng 9 năm 1931 Tưởng giới Thạch lên tàu ở Nam kinh đi Giang Tây chuẩn bị tấn công căn cứ điạ cuối cùng của Mao ở đó thì lúc 10 giờ tối cùng ngày quân Nhật tấn công Shenyang, thủ đô của Mãn châu và một số thành phố lớn. Viên tướng trấn thủ Mãn châu là Trương Học Lương rút quân bỏ chạy mà không bắn một phát súng. Ngày 19 tháng 9 Tưởng tới Giang Tây thì được tin Mãn châu thất thủ, ông liền rút quân về lại Nam kinh. Tưởng Giới Thạch, cũng như Trương Học Lương, tự biết quân đội mình thua xa Nhật về mọi mặt nên ông không chính thức tuyên chiến với Nhật, mà chỉ hy vọng sẽ thắng Nhật nhờ vào điạ thế rộng lớn của TQ. Ông cũng hy vọng vào sự can thiệp của Hội Quốc liên, và nhờ đó có đủ thời gian để hiện đại hoá quân đội.
Ðể có đủ tiềm lực đánh Nhật, Tưởng phải ngưng chiến dịch tiêu diệt Mao và kêu gọi Mao hợp tác đánh Nhật. Thế nhưng trong con mắt chiến lược của Mao thì Tưởng nguy hiểm hơn Nhật nhiều, nên Mao cương quyết tẩy chay chuyện hợp tác, và khi quân Tưởng rút ra khỏi Giang Tây quân Mao nhanh chóng chiếm lại những đất đã mất. Sự kiện này đã được các sách giáo khoa ĐCSTQ viết ngược lại là chính Tưởng đã không chiụ hợp tác chống Nhật. Thực ra thì chính sách của Mao không bao giờ là chống Nhật. Sau này chính Mao xác nhận: “Nếu không có Nhật, giờ này chúng tôi còn ở trên rừng”.
Ngày 7 tháng 11 năm 1931 Mao tuyên bố thành lập chính phủ cách mạng ở Giang Tây, lấy Thụy Kim làm thủ đô, dù không một quốc gia nào thừa nhận kể cả Liên Xô. Một ủy ban nhân dân ra đời và Mao là thủ tướng kiêm luôn Chủ tịch nước. Danh từ Chairman Mao (Mao chủ tịch) có từ đó.
Chương 9:
Mặc dù Moscow đã phong Mao làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, nhưng cũng đã phong Chu Ân-Lai làm tổng bí thư đảng, và Chu Ðức làm tư lệnh quân đội. Tổng Bí thư đảng CSTQ trước đó là Hướng Trung Phát đã bị QDÐ bắt giết dựa vào một nguồn tin mật, mà có khả năng là đến từ ĐCSTQ. Chu Ân-Lai, chứ không phải Mao, là người giữ nhiệm vụ liên lạc và báo cáo với Liên Xô. Mục đích của Liên Xô rõ ràng là không muốn Mao tự biên tự diễn.
Người dân ở đây ngay từ 6 tuổi phải gia nhập đoàn thiếu niên, tới 15 tuổi thì có đoàn thanh niên, người lớn nếu không vào quân đội thì cũng phải gia nhập đủ loại ủy ban, đoàn thể. Mục đích là để kiểm soát lẫn nhau, và để chính quyền dễ kiểm soát.
Tháng 3 năm 1933 Mao bắt đầu chiến dịch cải cách ruộng đất. Ðịa chủ bị đấu tố, nếu không bị giết thì cũng bị phạt đóng thuế, hoặc bắt đi dân công. Hàng chục ngàn người bị bắt đi dân công, mà kết quả kinh tế càng ngày càng tụt giốc. Dân chúng nhiều người bỏ trốn. Có nơi nổi dậy chống lại chính phủ, và bị đàn áp dã man.
Trong 5 năm DCS nắm quyền (1931 - 1935) chỉ ở Thụy Kim thôi đã có ít nhất 700 ngàn người chết, mà hơn phân nửa có liên hệ tới “AB đoàn” (Anti-Bolshevik).
Chương 10:
Ngày 28 tháng 1 năm 1932 Nhật bản tấn công Thượng hải. Quân đội TQ (Tưởng) chống lại kịch liệt và chịu nhiều thiệt hại. Qua sự can thiệp của Hội Quốc liên, một hiệp ước ngừng bắn tạm thời được ký kết. Trong thời gian hai bên đánh nhau ĐCSTQ không bỏ lỡ cơ hội bành trướng đất đai, nên sau khi ký ngừng bắn với Nhật, Tưởng giới Thạch cương quyết phải “ổn định nội bộ” trước. Tháng 5 năm 1932 Tưởng bắt đầu chiến dịch tiêu diệt CS lần thứ tư.
Trong khi đó tại Thụy Kim, Mao đã giành được quyền lãnh đạo quân đội từ tay Chu Ðức sau khi được sự hậu thuẩn của Chu Ân-Lai. (Ðể đạt được sự hậu thuẩn này Mao cho rải truyền đơn khắp nơi ký tên Chu Ân-Lai lên án chế độ Cộng sản dã man và trong khi đảng cố gắng thanh minh với công chúng cũng như với Moscow rằng đây chỉ là thư giả mạo, Mao ép Chu Ân-Lai phải liên hiệp với ông.) Khi Tưởng mở đợt tấn công vào Giang Tây, Liên Xô ban lệnh cho quân cộng sản trực diện đối kháng, thì Mao một lần nữa chống lại lệnh đó mà ra lệnh rút quân, chiến lược của Mao là wait and see. Các tướng lãnh hồng quân nhất định chống lại lệnh của Mao, tình hình chỉ tạm thời lắng dịu khi Moscow rút lại lệnh tấn công mà tuyên bố ủng hộ Mao.
Tháng 1 năm 1933 Bạc Cổ, một cán bộ cộng sản trung ương được cử tới Thụy Kim (Bạc Cổ là người luôn luôn xúi giục đảng hất cẳng Mao). Bạc Cổ, nhỏ hơn Mao 14 tuổi, được sự ủng hộ của tập thể thay thế Chu (Chu Ân Lai không tham quyền cố vị như Mao) làm tổng bí thư đảng. Bạc Cổ và Chu đánh thắng quân Tưởng nhiều trận và buộc Tưởng phải rút quân vào tháng 3 năm 1933, chấm dứt chiến dịch diệt Cộng lần thứ tư của Tưởng. Trong cuộc chiến này, quân Tưởng không những phải chiến đấu chống Cộng, mà còn phải đối phó với quân Nhật đang up hiếp Bắc kinh, sau khi họ đã dựng lên một chính phủ TQ thân Nhật. Liên Xô cũng góp phần không nhỏ trong cuộc chiến này bằng cách cung cấp những tin tức tình báo họ thu lượm được cho hồng quân TQ.
Chương 11:
Tháng 9 năm 1933 Tưởng Giới-Thạch đem theo nửa triệu quân tấn công vào Thụy Kim, mở đầu chiến dịch diệt Cộng lần thứ năm. Lần này Tưởng đã có nhiều chuẩn bị hơn qua việc ký hiệp ước hưu chiến với Nhật (tháng 5) và mở mang thêm nhiều đường xá. Trước một lực lượng quá hùng mạnh mà lại đông gấp 10 lần, quân Cộng sản co cụm lại. Tháng 10 năm 1934, Mao không còn sự lựa chọn nào ngoài đường di tản. Những người không được tin tưởng đều bị hành quyết, con số lên tới hàng ngàn người. Cuộc hành quyết diễn ra ở một ngọn đồi hoang vắng, cả ngàn người bị giết và chôn chung trong một hố. Khi cái hố quá đầy thì nạn nhân phải tự đào cho mình một lỗ và sau đó họ bị buộc phải nhảy xuống hố rồi bị đâm chết. Có người bị chôn sống.
Chế độ Cộng sản dã man ở Giang Tây chấm dứt khi Mao rời bộ tổng tham mưu leo lên tàu bắt đầu một cuộc phiêu lưu chứa đầy huyền thoại, lịch sử gọi là “Trường chinh”.
Chương 12:
Khoảng 80 ngàn người chia thành ba đạo quân rút lui. Mao cầm đầu một đạo quân, còn hai đạo quân kia do Lâm Bưu và Bành Ðức Hoài cầm đầu. Ðoàn người, kéo dài cả mười cây số, hiển nhiên là một mục tiêu dễ dàng cho quân Tưởng truy kích, thế nhưng chính Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho quân đội chỉ theo dõi chứ không được tấn công.
Kế hoạch của Tưởng là mong muốn Mao đi ngang hai tỉnh Quý Châu và Tứ Xuyên. Ðây là hai tỉnh lớn của TQ, nằm trên lộ trình của Mao. Hai tỉnh này không chịu sự cai quản của Tưởng, mà Tưởng thì không muốn gây thêm một cuộc chiến tranh nữa với đám lãnh chúa ở đó. Theo tính toán của Tưởng, khi đám quân của Mao đi ngang qua đó chắc chắn sẽ làm đám lãnh chúa ở đó sẽ sợ hãi mà cầu cứu Tưởng, đây là cơ hội cho Tưởng giành lại quyền kiểm soát hai tỉnh này.
Một lý do thứ hai nữa mà Tưởng cho phép Mao an toàn rút quân di tản là vì Tưởng đang muốn lấy lòng Liên Xô, trong khi một cuộc chiến tranh với Nhật có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Lý do thứ ba là Tưởng đang vận động với Moscow để cho phép con trai ông, Tưởng Kinh Quốc, được trở về TQ. Tưởng Kinh Quốc qua Liên Xô du học khi Quốc dân đảng còn đang được bảo trợ bởi Liên Xô vào những năm đầu của thập niên 1920. Trong thời gian này Liên Xô đã gài rất nhiều gián điệp vào bộ máy hành chánh của TQ và Quốc dân đảng. Sau này khi Tưởng tuyên chiến với ĐCSTQ, nhiều gián điệp được lệnh nằm yên chờ lệnh. Nhiều kẻ leo lên tới những vị trí chóp bu trong chính quyền Tưởng, mà Tưởng không hề hay biết. Người dẫn Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô du học để bị giữ ở đó làm con tin là Thiệu Lực Từ, hiển nhiên là một con cờ của Liên Xô thế nhưng trong suốt 22 năm Tưởng cầm quyền Thiệu Lực Từ được Tưỏng giao nắm những vai trò quan trọng trong Quốc dân đảng cho tới ngày chiến thắng của ĐCSTQ. Bộ mặt thật của Shao vẫn được giữ kín ngay cả dưới chế độ CS, tới nay nhiều người vẫn cứ tưởng Shao chỉ là một cảm tình viên, mà không biết hắn chính là một trong những thành phần nồng cốt thành lập ĐCSTQ.
Tưởng Giới Thạch chỉ biết con mình đã bị giữ làm con tin qua vợ Tôn Dật tiên, bà Tống Khánh Linh. Bà là chị của Tống Mỹ Linh, vợ Tưởng Giới Thạch và cũng là một gián điệp của Liên Xô. Sự thật bà là gián điệp của Liên Xô được tiết lộ qua bức thư bà viết cho Vương Minh ngày 26 tháng 1 năm 1937: “Tôi phải báo cho đồng chí hay là những diễn biến hiện tại có thể gây nguy hiểm cho vai trò của tôi ở TQ trong những ngày sắp tới”. Ðây là một sự thật: Vợ của Chủ tịch Quốc dân đảng Tôn Dật tiên là cán bộ cộng sản.
Chương 13:
Tháng 12 năm 1934 đoàn quân di tản “Trường chinh” tới Quý Châu. Và đúng như Tưởng dự đoán, Mao đã nhanh chóng biến từ khách thành chủ nhà. Tưởng liền điều động quân chận các ngã đường khác mà để ngỏ hướng tiến về Tứ Xuyên. Thế nhưng thực tế đã không diễn ra như Tưởng mong muốn.
Trên đường đi tới Quý Châu Mao đã lôi kéo được hai người, Wang Jia-xiang và Lạc Phủ, vào vòng tay mình trong một âm mưu giành quyền lãnh đạo đảng. Cả ba đi chung với nhau, thông thường là nằm võng. Mao tiết lộ sau này: “Trong cuộc vạn lý trường chinh, tôi nằm trên võng. Vậy tôi làm gì? tôi đọc sách”. Tại cuộc họp ngày 15 – 17 tháng 1 năm 1935 để thảo luận tại sao hồng quân thất bại ở Thụy Kim, Bạc Cổ và Otto Braun (một cán bộ cộng sản người Ðức do Liên Xô gởi tới làm cố vấn) bị đổ hết mọi lỗi lầm. Cuộc họp đưa tới quyết nghị sau: Braun bị cách chức, Mao được vào ban bí thư (lúc đó gồm 7 người: Bạc Cổ, Chu Ân-Lai, Lạc Phủ, Trần Vân (Trần Thiệu Vũ), Hạng Anh, Vương Minh và Trương Quốc Ðào) và Bạc Cổ vẫn được tín nhiệm là nhân vật số 1 cuả đảng. Dù chỉ sau đó 3 tuần, cùng với Chu và Lạc Phủ, Mao thành công ép Bạc Cổ nhường ghế lãnh đạo đảng cho Lạc Phủ. Ðể lôi kéo sự hợp tác của Chu, Lạc Phủ (xúi bẩy bởi Mao) viết báo cáo cho Moscow với tựa đề như sau: “Phúc trình về thất bại quân sự của các đồng chí Bạc Cổ, Chu Ân-Lai và Otto Braun”. Sau khi Chu đồng ý hợp tác với Lạc Phủ và Mao, tên Chu được rút ra.
17 tháng 1 quyết định là tất cả sẽ đi tới Tứ Xuyên,Cuộc họp ngày 15 để bắt tay với Trương Quốc Ðào đang đóng quân ở phía bắc Tứ Xuyên và để nhận viện trợ của Liên Xô vì Tứ Xuyên rất gần với Mông cổ (hiện đang bị Liên Xô chiếm đóng) và Tân cương. Thế nhưng Mao biết rõ là vị thế của Lạc Phủ và Mao trong đảng có thể bị nguy hiểm vì Trương Quốc Ðào từng làm Chủ tịch hội nghị đảng lần thứ nhất năm 1921, Trương Quốc Ðào còn là thành viên thường trực của Cộng sản Quốc tế đệ tam, và rất có uy tín với Stalin. Trương Quốc Ðào cũng không “hiền”, chính hắn đã chủ trì và đích thân tham dự nhiều cuộc thanh trừng tàn khốc.
Thế là thay vì tiến lên phía bắc bắt tay với Trương Quốc Ðào, Mao lại quay về nam tấn công quân đội Tưởng đang theo đuôi Mao. Ðây là một chuyện làm ngu ngốc, vì quân Tưởng không hề có ý định tấn công Mao. Dĩ nhiên thoạt đầu không ai chịu nghe ý kiến của Mao, nhưng Mao đã có sự dàn xếp sẵn với Chu và Lạc Phủ. Bốn ngàn quân Mao chết và bị thương trong trận này. Tàn quân hối hả làm phao chạy trốn sang bên kia sông Hồng hà, bỏ lại các quân cụ nặng. Trận đánh này gây ra một tổn thất lớn cho hồng quân, nhưng đã cho Mao một lý do chính đáng để không tiến về Tứ Xuyên: không còn sức đề kháng nếu gặp quân Tưởng chận đầu ở Tứ Xuyên. Sử sách Trung quốc viết là trong trận đánh này Mao đã kịp thời rút quân, cứu hồng quân khỏi bị thiệt hại nặng nề, mà không viết rằng chính Mao là kẻ đã chọn chiến trường.
Trong hai tháng liền sau đó, Tưởng liên tục bỏ bom sau lưng quân Mao để ép quân Mao tiến về Tứ Xuyên, thế nhưng mặc kệ mưa pháo, Mao vẫn cứ dẫn quân tiến về nam, và khi bị pháo nặng quá thì rút chạy về bắc, nhưng rồi sau đó lại quay vòng về nam. Hồng quân liên tục hứng chịu nhiều thiệt hại, cho mãi tới ngày 28 tháng 4 thì Mao mới đồng ý tiến về Tứ Xuyên, dưới áp lực của Lâm Bưu, Bành Ðức Hoài và Lạc Phủ (dù ông này đã bị Mao mua chuộc). Chính Lâm Bưu đã phải la lên: “Cứ tiếp tục như vầy thì toàn quân sẽ chết hết”.
Thế nhưng khi hồng quân tới Hiuli, một tỉnh nhỏ cực nam của Tứ Xuyên, Mao lại ra lệnh đóng quân và vì thế, phải hứng chiụ hai mặt trận: bị Tưởng thả bom sau lưng, và bị phải giao chiến với quân đội của lãnh chuá vùng này. Trước sự chống đối mạnh mẽ của Lâm Bưu và Bành, Mao cuối cùng phải nhượng bộ. Hồng quân lại tiếp tục bắc tiến và ngày 25 tháng 6 thì Mao gặp mặt Trương Quốc Ðào. Tổng cộng Mao đã dẫn quân đi vòng vòng ở Quý Châu 4 tháng, làm chết khoảng 30 ngàn quân, tức là hơn phân nửa số quân đi theo Mao từ Thụy Kim. Ðổi lại, Mao không những đã có chân trong bộ chính trị đảng mà còn có sự hậu thuẩn của 3 người trong bộ chính trị: Chu Ân-Lai, Lạc Phủ và Trần Vân.
Sách sử TQ sau naỳ còn ghi thêm là ngày 31 tháng 5 năm 1935 trước khi gặp được Trương Quốc Ðào, Mao có đụng một trận oai hùng với quân Tưởng khi băng cầu qua sông Ðại Ðộ. Những chứng nhân còn sống ở đây thuật lại là không có một cuộc đụng độ nào xảy ra lúc đó.
Chương 14:
Khi hai bên gặp mặt nhau, quân Mao còn có 10 ngàn người, tất cả đều rã rời. Tất cả vũ khí nặng đều mất hết. Vũ khí cá nhân chỉ là súng trường mà mỗi người chỉ còn chừng 5 viên đạn. Quân đội Trương Quốc Ðào có 80 ngàn, tất cả đều khoẻ mạnh, được huấn luyện và có trang bị vũ khí tự động. Trong tình hình đó thì Trương Quốc Ðào đương nhiên phải được giao cho chức vụ số một của đảng hoặc của quân đội. Thế nhưng với sự trợ giúp của Lạc Phủ, Chu và Bạc Cổ, Mao nhất định phản đối. Lúc đó Trần Vân đang trên đường đi qua Moscow báo cáo. Còn Bạc Cổ, vì không muốn bị kết án bất lực không điều khiển được Mao trong cuộc trường chinh, đã chấp nhận theo Mao. Mãi tới tháng 7 năm 1935 Mao mới chịu nhượng bộ cho Trương Quốc Ðào vị trí số 1 trong quân đội, còn Mao thì điều khiển đảng.
Tháng 8 năm đó ban lãnh đạo đảng đồng ý tiến về phía bắc cho gần với Liên Xô thêm, để dễ tiếp nhận quân viện. Ðịa điểm tới là 1 vùng cộng sản ở phía bắc Thiểm Tây. Theo kế hoạch, quân đội chia ra hai đoàn, một đoàn do Trương Quốc Ðào và Chu Ðức chỉ huy, đi về phía tây chiếm Aba rồi mới bắc tiến, đoàn kia, ít hơn, do Mao chỉ huy đi về phía đông chiếm Banyou rồi theo ngã đó đi về hướng bắc. Chín ngày sau, Mao đánh điện cho Trương Quốc Ðào lấy danh nghiã đảng, yêu cầu (và sau đó là ra lệnh) Trương Quốc Ðào phải quay lại mà đi theo đường Mao đã đi qua. Mục đích của Mao là: thứ nhất, Mao phải tới Liên Xô trước, và thứ hai, vì con đường đi tới Banyou phải trèo núi, vượt sông, vất vả hơn con đuờng đi Aba nhiều, nên quân đội Trương Quốc Ðào phải chịu chung số phận như quân đội Mao, mà nếu bị tồi tệ hơn thì lại càng tốt hơn. Quả nhiên, quân Trương Quốc Ðào không những bị thiếu lương (vì phải quay lại đi theo ngả Banyou) mà còn bị ăn bom của Tưởng (như đã nói ở trên, Tưởng đồng ý cho Mao con đường sống để đổi lại sự an toàn cho con trai mình, nhưng Tưởng cũng không muốn quân Mao tới nơi còn mạnh khoẻ, nên khi biết quân Mao đói khát và rách rưới như một lũ ăn mày thì Tưởng để yên cho qua, còn quân Trương Quốc Ðào mạnh khỏe hơn thì bị Tưởng cho ăn bom).
Ngày 18 tháng 10 năm 1935 quân Mao tới điểm hẹn trước Trương Quốc Ðào.
Cuộc trường chinh bắt đầu ở Thụy Kim với 80 ngàn người và kết thúc nơi đây gần một năm sau, khi quân đội của Mao còn lại không tới 4 ngàn người, tất cả đều đói khát, rách rưới và mệt lả, sau một đọan đường dài chừng 10 ngàn cây số.
Chương 15:
Sự có mặt của Mao tại đây đã kịp thời ngăn chặn một cuộc thanh trừng của Trung ương đảng đối với Liu Chih-tah, một lãnh tụ công sản điạ phương. Mao đã xuất hiện như một ân nhân cứu mạng của Liu Chih-tah, vì thế Chih-tah không chống đối gì khi Mao giành quyền làm chủ ở đây.
Tháng 2 năm 1936 Mao quyết định vượt sông Hoàng hà để qua Ngoại Mông nhận viện trợ của Liên Xô. Vùng này hiện do Liên Xô cai trị. Một cuộc chiến nhỏ xảy ra giữa quân Mao và Tưởng khi quân Mao đang vượt sông đã gây ra cái chết cho Liu Chih-tah. Ðiểm đáng nói là (1) Liu bị bắn chết bằng một viên đạn ngay đầu khi Liu đang ở hậu cứ quan sát trận đánh bằng ống nhòm, (2) khi Liu bị bắn có hai người bên cạnh, một là người bảo vệ và một là một sĩ quan của Mao. Sau khi Liu bị bắn thì người sĩ quan này sai người bảo vệ chạy đi kiếm bác sĩ, và khi bác sĩ tới thì Liu đã chết. Một sự kiện trùng hợp “ngẫu nhiên” nữa là cả hai sĩ quan thân tín của Liu đồng thời bị giết trong vòng một tháng sau.
Chương 16:
Ðể tạo điều kiện cho Mao được an toàn ở đây (Mao ở đây 10 năm), Liên Xô đã sắp xếp cho Mao liên lạc với viên tướng của Tưởng từng là lãnh chuá Mãn châu, hiện được Tưởng giao cai quản Thiểm Tây là Trương Học Lương. Trương đóng bản doanh ở Tây An. Cuộc tiếp xúc đầu tiên diễn ra ngày 20 tháng 1 năm 1936 giữa Trương và người đại diện của Mao. Trong cuộc tiếp xúc này, Trương được cho biết là ĐCSTQ và Liên Xô ủng hộ Trương lên thay Tưởng. Trương Học-Lương bày tỏ muốn sự ủng hộ của Liên Xô phải được cụ thể hơn. Thực tế đây chỉ là một cái bẫy của Mao vì Mao thì chỉ có một mục đích là chiếm trọn TQ cho Mao, còn Stalin thì đang lo sợ Nhật sẽ tấn công Liên Xô, nên muốn Nhật tấn công TQ trước, và sẽ bị sa lầy ở đó. Vì thế Stalin ủng hộ Tưởng ở vị trí quốc trưởng.
Trong khi đó Stalin vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Mao qua ngã Ngoại Mông. Tưởng cương quyết ngăn chận chuyện này, nên đích thân bay lên Tây An, tổng hành dinh của Trưong Học Lương. Nhận thấy đây là cơ hội cho mình lấy điểm với Mao và Stalin, Trương nẩy ra ý định bắt cóc Tưởng. Khi được hỏi ý kiến Mao hết sức hả hê, nhưng Mao biết Stalin sẽ hết sức chống đối nên Mao quyết định giấu không cho Stalin biết, trong khi vẫn nói với Trương là kế hoạch đã được Stalin duyệt và chấp thuận.
Tưởng tới Tây An ngày 4 tháng 12. Ngoại trừ vài chục sĩ quan phụ tá và mấy người hầu cận, Tưởng vẫn giao việc gìn giữ an ninh cho Trương Học Lương. Sáng sớm ngày 12 tháng 12, Tưởng vừa tập thể dục xong, thì nghe súng nổ. Tưởng thoát ra ngã sau nhưng bị bắt lại sau mấy tiếng đồng hồ trốn trong một hang đá. Khi đó Tưởng còn mặc quần áo ngủ và chưa kịp xỏ giầy.
Chương 17:
Khi nhận được tin Tưởng đã bị bắt cóc, Mao lăn bò trên mặt đất mà cười, trong khi Stalin giận dữ điên cuồng. Stalin gửi Mao một điện tín lên án vụ bắt cóc. Làm như không nhận được bức điện, Mao vừa dụ dỗ vừa ép buộc Trương giết Tưởng cho nhanh. Thế nhưng khi khám phá là mình không được ban phép lành bởi Stalin, Trương Học Lương tới gặp Tưởng lúc đó đang là con tin của mình mà khóc lóc và xác nhận là mình làm chuyện tầm bậy, và hứa sẽ thả Tưởng nếu Tuởng can thiệp để chính phủ Nam kinh đừng dẫn quân tới đánh. Trương Học Lương cũng đề nghị là để cho Tưởng bắt mình lại bằng cách theo Tưởng đi Nam kinh. Tưởng nhận lời.
Trong khi đó Moscow vận động để Tưởng gặp Chu Ân Lai, lúc đó đang làm sứ giả cho Mao ở tư dinh của Trương Học Lương. Tưởng không chiụ, vì không thừa nhận đảng cướp cộng sản là một thế lực chính trị. Nhưng cuối cùng ông chiụ gặp Chu khi Stalin đưa ra lá bài tẩy: Liên Xô đồng ý trao trả Tưởng Kinh Quốc lại cho ông.
Chiều 25 tháng 12 Tưởng bay về Nam kinh cùng với Trương Học-Lương. Dân chúng đổ ra đầy đường phố Nam kinh hoan nghênh ông trở về như là một kẻ chiến thắng. Nhưng Tưởng biết mình đã thua khi thừa nhận đảng cướp cộng sản là một đảng đối lập chính trị.
Trương Học Lương sau đó được cho qua Hawaii tỵ nạn, và ông này mất ở đây năm 2001, hưởng thọ 100 tuổi.
Chương 18:
Cuộc thương lượng giữa Mao và Tưởng đem đến những kết quả ngoài dự đoán của Mao: Mao được giao cho quản lý một diện tích rộng 130 ngàn cây số vuông, với dân số 2 triệu và thủ đô là Diên An. Mao còn được chính phủ Nam kinh trang bị vũ khí và trả lương cho 46 ngàn quân (Tưởng chỉ chấp nhận quân số này thôi). Sự hào phóng này cuối cùng đạt được mục tiêu: Tưởng Kinh Quốc được trao trả ngày 19 tháng 4 năm 1937.
Không biết vì vô tình hay cố ý mà vào tháng 2 năm 1937, Tưởng Giới Thạch phong một gián điệp Liên Xô, Thiệu Lực Từ, làm bộ trưởng tuyên truyền. Ông này đã đánh bóng Mao Trạch Ðông thành một anh hùng của Trung quốc, và xoá bỏ hết tội ác của Mao. Một ký giả người Mỹ, Edgar Snow, cũng bị Mao cho vào tròng mà không biết, cứ phom phom viết trên Saturday Evening Post và New York Herald Tribune những bài báo tự cho là “tối mật”, thực ra tòan là biạ đặt theo lời kể của chính Mao, về cuộc đời đầy huyền thoại của Mao.
Ðối với Mao, một người vốn sinh ra từ một vùng quê nghèo khó, Diên An đã đem đến cho ông một đời sống thật sự trưởng giả. Mao đã nhanh chóng thích nghi với đời sống mới, ông học nhảy, ham đi coi hát, và say mê đàn bà. Một trong số những người đàn bà hớp được hồn Mao là Giang Thanh mà sau này ông cưới làm vợ thứ tư.
Giang Thanh là con gái của vợ hờ của một chủ khách sạn. Bà bỏ nhà ra đi gia nhập đòan hát từ năm 14 tuổi vì không chiụ nổi phải chứng kiến cảnh đấm đá nhau hoài của cha mẹ. Trước khi gặp Mao, Giang Thanh đã có bốn đời chồng, không kể những kẻ qua đường. Người ta còn đồn là có một lần bị bắt vì tình nghi là cộng sản, bà đã phải ngủ với lính gác để được thả. Tin Mao muốn cưới Giang Thanh đã tạo ra một làn sóng chống đối, cả Tổng bí thư đảng Lạc Phủ cũng viết thư ngăn cản, nhưng Mao bất cần. Một đám cưới rình rang được tổ chức mà Lạc Phủ không nhận được thiệp mời.
Chương 19:
Ngày 7 tháng 7 năm 1937 một cuộc chạm súng giữa hai toán quân TQ và Nhật xảy ra tại cầu Marco Polo. Ðến cuối tháng đó, hai tỉnh lớn của TQ bị chiếm: Bắc kinh và Thiên tân. Dẫu thế, TQ và Nhật vẫn chưa chính thức tuyên chiến. Tưởng Giới Thạch cần thêm thời gian chuẩn bị. Nhưng Stalin muốn cuộc chiến TQ-Nhật phải được xẩy ra càng sớm càng tốt, để buộc chân Nhật.
Vì thế một gián điệp của Nga được ủy thác. Người gián điệp này là một tướng của Tưởng, tên Trương Trị Trung, một quân đoàn trưởng của quân Nam kinh. Ngày 9 tháng 8, Trương Trị Trung bắn chết 1đoàn Thượng hải sĩ quan và 1 hạ sĩ quan Nhật, và đổ thừa là 2 người này giết chết 1 lính TQ. Sau đó ông xin lệnh tấn công, nhưng Tưởng vẫn từ chối. Ngày 14, Trương Trị Trung cho thả bom tàu Izumo của Nhật và ban lệnh tổng tấn công. Nhưng một lần nữa, Tưởng cản ngăn lại. Ngày 15, Trương Trị Trung ra tuyên cáo báo chí là Thượng hải bị Nhật tấn công và tạo lên một phong trào chống Nhật khắp nước. Tưởng lầm là Thượng hải đã bị tấn công, Tưởng Giới Thạch ban lệnh tổng tấn công. Ngày 18, khi biết mình bị gạt, Tưởng cách chức Trương Trị Trung và ra lệnh ngưng chiến. Thế nhưng cuộc chiến đã lan rộng tới mức không thể dừng được.
Khi cuộc chiến Trung-Nhật bùng nổ, Mao là người thủ lợi nhiều nhất: Ðể cùng đánh Nhật, Tưởng Giới Thạch phải đồng ý cho Mao được quyền tự quản quân đội. Ðảng CS không còn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đảng viên đang bị giam giữ được thả ra, và quan trọng hơn nữa, DCS được có trụ sở khắp nước, được công khai vận động tuyên truyền, và được tuyển quân. Sau 8 năm chiến tranh Trung Nhật, TQ tổn thất cỡ 20 triệu người, chính phủ dân quốc và Quốc dân đảng bị suy yếu, trong khi quân đội cộng sản tăng vọt lên 1.3 triệu, gấp 20 lần lớn hơn trước chiến tranh. Căn cứ Jinchaji của DCS chỉ cách Bắc kinh có 80 km, với hơn 25 triệu dân.
Sau khi thành công châm ngòi nổ cuộc chiến, Stalin ra lệnh cho ĐCSTQ phải hợp tác với Quốc dân đảng để đánh Nhật, “không vì một lý do gì mà từ chối”.
Khi đó hồng quân có 46 ngàn quân đóng ở Diên An, được lập thành quân đòan 8 dưới quyền điều khiển của Chu Ðức và Bành Ðức Hoài, và 10 ngàn quân đóng ở đông bộ đồng bằng sông Dương tử, được lập thành quân đoàn 4 do Hạng Anh điều khiển. Các cấp chỉ huy và binh sĩ hồng quân đều sẵn sàng chiến đấu chống Nhật. Nhưng Mao thì không. Ông ta ban lệnh cho các cấp chỉ huy phải “mở rộng căn cứ điạ Cộng sản chứ không phải chiến đấu với Nhật”. Chiến lược này gặp sức chống đối mãnh liệt từ Trung ương đảng. Tháng 12 năm 1937 tại cuộc hội nghị của bộ chính trị ĐCSTQ, dù có sự chống đối của Mao, bộ chính trị, đứng đầu là Vương Minh, có sự ủng hộ của Hạng Anh, Trương Quốc Ðào, Bạc Cổ và Chu Ân Lai chủ trương đánh Nhật, đã thông qua một nghị quyết là hồng quân phải nhận lệnh từ bộ chỉ huy quân sự quốc gia (tức là chấp nhận sự lãnh đạo của Tưởng để đánh Nhật). Vương Minh cũng được sự ủng hộ bởi đa số để đọc bản báo cáo tại đại hội đảng được dự trù tổ chức vào năm sau (người đọc báo cáo thường là người số 1 trong đảng).
Chương 20:
Trường chinh (1934-1935)

Người cương quyết lật đổ Mao nhất là Trương Quốc Ðào. Không hận thù sao được khi chỉ trong mấy tháng Mao tiêu diệt toàn bộ lực lượng 80 ngàn quân của Trương. Lần đầu tiên ông gặp Mao tháng 6 năm 1935 ông có 80 ngàn quân dưới tay, vậy mà khi cuộc Trường Chinh kết thúc ông chỉ còn phân nửa; Qua năm sau, vào tháng 10 năm 1936 Mao chỉ định cho quân đội Trương mở đường tới Ngoại Mông để nhận vũ khí viện trợ của Liên Xô, kết quả 20 ngàn quân của Trương bị đánh tan. Liên Xô bèn đề nghị chuyển giao vũ khí ở Tín Giang, và Mao sai Trương dẫn 20 ngàn đám tàn quân còn lại mở đường. Ðây là con đường tử thần, dài 1500 km, xuyên qua sa mạc và một lãnh điạ kiểm soát bởi một đạo quân hồi giáo, rất cuồng tín và rất hận thù cộng sản. Kết quả 20 ngàn quân chỉ còn lại 400 người tới được Tín Giang.
Thế nhưng Trương Quốc Ðào không thuyết phục được Vương Minh hất Mao ra khỏi bộ chính trị. Lý do là khi đó Vương Minh hoàn toàn tự tin mình đã nắm được vị trí số 1 của ĐCSTQ, ông không thấy cần thiết để làm rạn nứt tính thống nhất của đảng. Trương quyết định rời bỏ hàng ngũ CS mà sang đầu thú Quốc dân đảng. Tuy thế trong suốt phần đời còn lại ông đã không tiết lộ một bí mật gì của ĐCSTQ cho Quốc dân đảng.
Trở lại chuyện của Mao. Mao có một con cờ rất lợi hại, đó là đặc sứ của ĐCSTQ ở Liên Xô từ tháng 6 năm 1936, thay thế Vương Minh. Người này là Vương Gia Tường. Vương Gia Tường trở về mang theo một mệnh lệnh của Cộng sản Quốc tế đệ tam: ĐCSTQ phải được thống nhất dưới sự lãnh đạo của Mao. Vương Minh không (dám) chống đối.
Ngày 29 tháng 9 ĐCSTQ mở đại hội, Mao kéo dài cuộc đại hội tới 2 tháng, không cho các tướng hồng quân trở về căn cứ tham gia đánh Nhật. Ngày 28 tháng 10 sau khi Vương Minh phải đi Trùng Khánh tham dự Nghị hội Quốc gia, Mao lôi kéo được sự ủng hộ của Lưu thiếu Kỳ, Bành Ðức Hoài và Chu Ðức. Mao ra lệnh cho các tướng bắt đầu từ bây giờ hồng quân phải sẵn sàng tấn công bất cứ ai cản đường giành chính quyền của DCS. Ðây là một bước ngoặc lịch sử: ĐCSTQ được lệnh tấn công vào quân đội chính phủ dân quốc.
Thế nhưng khi báo cáo với Liên Xô, Mao luôn luôn nói là ĐCSTQ chỉ tự vệ. Các sách giáo khoa TQ bây giờ cũng viết y như thế.
Chương 21:
Ngày 23 tháng 8 năm 1939 Liên xô ký hiệp ước bất tương xâm với Ðức quốc xã, và tháng sau hai nước xâm lăng Ba Lan. Rất nhiều người TQ bất bình trước chuyện này và lên án “quỷ dữ” Liên xô, trong số đó có giáo sư Trần Ðộc Tú, người sáng lập ĐCSTQ. Trong khi Tưởng Giới Thạch lo ngại Liên xô sẽ ký một hiệp ước tương tự với Nhật, và sẽ cùng với Nhật xâm lăng TQ thì ngược lại Mao rất mừng rỡ, cho rằng nếu Liên xô xâm lăng TQ, chắc chắn Mao sẽ được đưa lên cầm quyền chính phủ sô viết do Nga thành lập.
Ðối nội Mao tiếp tục chính sách đánh Tưởng thay vì đánh Nhật. Không những thế, Mao còn mượn tay Nhật đánh Tưởng bằng cách cung cấp tin tức tình báo của quân đội Tưởng cho Nhật qua một nhân viên làm ở lãnh sự quán Nhật ở Thượng hải, tên Pan Hannian. Mao cũng không ngần ngại ký một hiệp ước với Nhật, theo đó quân Nhật được toàn quyền xử dụng đường xe lửa đông bộ TQ, đổi lại Nhật không được tấn công vào quân đội Mao.
Mùa xuân năm 1940 ở mặt trận phiá bắc TQ, hồng quân dưới quyền điều khiển của Chu Ðức và Bành Ðức Hoài đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô vào quân Nhật. Tưởng Giới Thạch, khi đó là tổng tư lệnh quân đội liên quân Quốc-Cộng, mời Chu Ðức về bàn kế hoạch. Trên đường về, Chu Ðức ghé Diên An và bị Mao giữ lại ở đây cho tới hết chiến tranh. Người thay thế Chu Ðức là Chu Ân Lai. Theo chiến lược của Mao kẻ thù mà hồng quân nên đánh phải là Tưởng chứ không phải Nhật. Trong thời gian này, Mao đã rất nhiều lần đánh điện yêu cầu Stalin đưa quân sang giúp ông đánh Tưởng, nhưng Stalin chỉ giúp tiền bạc và vũ khí.
Tháng 5 năm 1940 cuộc chiến Trung-Nhật càng ngày càng tồi tệ. Nhật bản bắt đầu leo thang chiến tranh bằng cách thả bom thủ đô Trùng khánh. Tư lệnh quân đòan 8 của hồng quân, Bành Ðức Hoài ban lệnh hành quân, dù không có sự đồng ý của Mao, phá hủy các đường rầy xe lửa vùng bắc bộ TQ, nhằm ngăn cản bước tiến của quân Nhật về Trùng khánh. Báo chí TQ ca ngợi sự tấn công này là một đòn đánh vào tin đồn là quân đội TQ rạn nứt. Chu Ân Lai vuốt ve Mao là cuộc tấn công này gây tiếng vang tốt cho DCS về mặt tuyên truyền. Nhưng Mao thì nổi điên, không phải vì 90 ngàn hồng quân bị thiệt hại khi Nhật phản công mà vì Bành Ðức Hoài bất tuân lệnh của ông. Mối hận này Mao để trong lòng cho mãi tới năm 1945 Mao mới đòi. Dù sau đó khi thấy trận đánh quả nhiên mang lại tiếng tốt cho ĐCSTQ, thanh niên thi nhau đăng ký quân dịch với DCS, thì Mao lại kể công là trận đánh này do lệnh của Mao.
Ngày 16 tháng 7 năm 1940 Tưởng Giới Thạch ban lệnh cho quân đoàn 4 (hồng quân) rút ra khỏi vùng Dương tử mà kéo về phía bắc, đóng quân chung với quân đòan 8. Mục đích của Tưởng là tách rời hai lực lượng Quốc-Cộng, phiá bắc thuộc Cộng sản, phiá nam thuộc dân quốc. Như thế sẽ tránh được sự tương tàn giữa hai bên cùng người TQ. Nhưng Mao khước từ. Ông ban lệnh cho quân đòan 4 tấn công vào quân đội Tưởng đầu tháng 8 năm 1940, giết chết 11 ngàn quân cùng hai viên tướng của Tưởng. Theo sự tính toán của Mao, nếu Tưởng trả thù thì sẽ gây ra một cuộc nội chiến, và Liên xô sẽ có đủ lý do để kéo quân vào TQ. Tưởng hoàn toàn không có phản ứng gì. Biết được yếu điểm của Tưởng là e sợ một cuộc nội chiến lan rộng, ngày 7 tháng 11 năm 1940 Mao đánh điện cho Quốc tế Cộng sản đệ tam xin 150 ngàn quân viện để chính thức phát động cuộc chiến với Tưởng. Thế nhưng khi đó trong một cuộc tiếp xúc ngầm giữa Liên xô và Nhật để chia đất TQ, Nhật chỉ muốn giao cho Liên xô quản lý vùng Tân cương và Ngoại Mông, và ba tỉnh phía bắc TQ mà Cộng sản đã chiếm được. Ðiều kiện này không thỏa mãn Stalin, nên Stalin ra lệnh cho Mao án binh bất động, “chỉ được tấn công nếu Tưởng tấn công trước”.
Mao chỉ còn có cách ép buộc Tưởng phải bóp cò trước.
Chương 22:
Phương cách Mao chọn để buộc Tưởng bóp cò là “thí quân”, dùng đó làm lý do yêu cầu Liên xô can thiệp. Con bài thí là Chính ủy quân đòan 4 Hạng Anh, vốn đã nhiều lần ra mặt chống đối Mao. Ðây là dịp để Mao mượn tay Tưởng trừ khử.
Tháng 12 năm 1940 Mao ban lệnh cho Hạng Anh dời quân khỏi Dương tử, rút về bắc. Có hai ngã rút: bắc lộ và đông lộ. Mao báo cho Tưởng biết là mình thỏa thuận rút quân theo yêu cầu của Tưởng hồi tháng 7, và xin mở đường. Khi nhận được tin Tưởng cho phép quân đoàn 4 được an toàn rút ra theo bắc lộ, Mao điện cho Hạng Anh là Tưởng cho lệnh rút qua ngã đông lộ. Ngày 6 tháng 1 năm 1941, quân Hạng Anh đụng đầu một lực lượng lớn hơn nhiều của Tưởng, ông đánh điện về cầu cứu với Mao nhưng Mao không trả lời. (Sau này Mao trả lời với điện Cẩm linh là máy liên lạc bị hư từ ngày 6 tới ngày 9 tháng 1.) Tối ngày 11 tháng 1 Chu Ân Lai thông báo với báo chí là quân đòan 4 bị quân Tưởng bao vây và tấn công. Chỉ là thông báo mà thôi, chứ không xin Tưởng ban lệnh ngừng tấn công. Ngày 12 tháng 1, Tưởng tự ý ban lệnh ngừng đánh, và không những thế, ông còn cho phép quân đoàn 4 được đóng quân tại chỗ, để dưỡng quân. Hạng Anh thoát chết vì quân Tưởng, nhưng bị người tùy phái của mình giết hai tháng sau trong khi đang ngủ.
Hiện tại Hạng Anh vẫn bị sử sách hiện thời của TQ phê bình là làm tiêu hao quân đòan 4 vì đi lầm đường.
Mao liên tục đánh điện cho Moscow, “hết cái này tới cái khác”, theo một nguồn tin tình báo Liên xô,: “kế hoạch của Tưởng là tiêu diệt lần mòn quân đội của tôi, trước là quân đoàn 4, sau đó sẽ là quân đoàn 8. Nếu không được phản công thì chỉ có đường chết”.
Moscow tung tin là quân đòan 4 của ĐCSTQ thiệt hại cả chục ngàn người, thực tế chỉ cỡ hai, ba ngàn, vì một bộ phận lớn của quân đoàn 4 đã được rút ra trước, do Lưu Thiếu Kỳ chỉ huy. Vì ngu ngốc chính phủ Tưởng loan báo là quân đoàn 4 đã bị đánh tan. Ðiều này khiến thế giới phương tây cho rằng chính Tưởng đạo diễn cuộc tấn công. Nhật báo New York Herald Tribune ngày 22 tháng 1 năm 1940 đăng một bài báo của Edgar Snow bắt đầu như sau: “Theo một nguồn tin đáng tin cậy về cuộc đụng độ gần đây...”. Thực ra tin tức của Snow do một cán bộ cộng sản ở Hồng kông cung cấp. Do những tin tức sai lầm, cả Roosevelt và Churchill cùng đánh giá Tưởng là kẻ hiếu chiến. Ðại sứ Anh quốc ở TQ, Clark Kerr, công khai tuyên bố là Chu Ân Lai đáng giá bằng hết tất cả các lãnh tụ Quốc dân đảng gộp lại.
Chương 23:
Ngày 22 tháng 6 năm 1941 Ðức quốc xã xâm lăng Liên xô. Ðây là một diễn biến ra ngoài suy đoán của Mao và làm Mao mất ngủ nhiều ngày. Vốn lệ thuộc vào Liên xô quá nhiều, Mao biết rằng một Liên xô suy yếu sẽ không thể nào giúp Mao đạt được mục đích của mình. Mao ban lệnh cho hồng quân: Ngưng ngay chiến dịch chống Tưởng.
Tháng 7 năm đó Stalin yêu cầu Mao xuất quân đánh Nhật (để ngăn chận Nhật hợp tác với Ðức quốc xã tấn công Liên xô), Mao đòi chi tiền. Dimitrov (Chủ tịch Quốc tế Cộng sản đệ tam) chi ngay 1 triệu Mỹ kim. Ấy thế mà tại cuộc họp Trung ương đảng Mao đưa ra kế hoạch: Nếu Nhật đánh Liên xô, hồng quân không được can thiệp, vì “quân ta không đủ sức đánh Nhật, mọi sự can thiệp đều đưa tới những thiệt hại to lớn không thể sửa chữa được. Tuy thế bề ngoài vẫn phải giả bộ là đang hết lòng giúp Liên xô.” Dĩ nhiên không phải Stalin không biết chuyện đó, nhưng vì quyền lợi lâu dài Liên xô vẫn tiếp tục giúp Mao.
Trong khi không phải đánh nhau với Nhật và Tưởng, Mao quay về củng cố quyền hành và xây dựng một chế độ cộng sản dựa vào khủng bố và tẩy não tại Diên an. Lúc này hồng quân có khoảng 700 ngàn người, đa số là mới gia nhập khi phong trào chống Nhật lên cao. Những hăng say ngày mới gia nhập hồng quân đã nhanh chóng đổi thành bất mãn, khi chứng kiến sự bất công ở đây: Chế độ ăn uống chia làm ba loại: tiểu táo, trung táo và đại táo. Tiểu táo chỉ ăn bằng nửa của trung táo, còn đại táo thì muốn gì được nấy. Lãnh đạo có nhà thương riêng, con cái của họ thì có người hầu, còn dân chúng không có gì ăn, bệnh hoạn không được cứu chữa, thuốc men cũng không có. Cán bộ đảng giải thích sự bất bình đẳng này là do yêu cầu của đảng: “Mao chủ tịch phải ăn một ngày một con gà do yêu cầu của đảng”. Mao chủ tịch còn trưng dụng luôn chiếc xe duy nhất ở Diên an lúc đó làm xe riêng. Chiếc xe này do Công đoàn giặt TQ ở New York gởi tặng để chở thương binh, nhưng Mao đã tư hữu nó.
Dưới bàn tay phù thủy của Mao, Diên an biến thành một nhà tù khổng lồ. Những kẻ bỏ trốn bị xử tử công khai khi bị bắt lại. Mao phát động chiến dịch “Chỉnh huấn”, theo đó bất cứ ai cũng có thể là gián điệp do Tuởng gài lại nên tất cả đều phải trải qua thanh lọc và học tập. Hàng trăm ngàn người bị ép phải tố giác lẫn nhau qua phong trào phê và tự phê. Mọi người bị buộc phải viết nhật ký và phải nộp cho đảng kiểm soát. Họ bị buộc phải tố cáo nhau là gián điệp để đạt được yêu cầu của Mao (Mao ra lệnh cho các vùng cộng sản khác cũng phải tổ chức phong trào “chỉnh huấn” giống như Diên an, và phải móc ra 10% là gián điệp). Biết bao nhiêu thanh niên tình nguyện vào đây chỉ vì lòng yêu nước đã bị giết vì bị nghi ngờ là gián điệp. Một số khác phải tự tử, hoặc phát điên.
Chỉ sau hai năm chính sách tẩy não và khủng bố của Mao đã biến mấy trăm ngàn thanh niên thành những bộ máy. Họ nói y hệt như nhau về mọi vấn đề, kể cả về tình yêu. Không ai dám kể một chuyện cười, Mao không những chính thức ban lệnh cấm mà bất cứ một lời than phiền hay bất mãn gì đều bị coi là gián điệp. Mao hoàn toàn thành công: Chính sách khủng bố tàn bạo của Mao đã không những không để lọt lưới một gián điệp nào của Tưởng mà còn bẻ cong hết mọi ý chí phản kháng của dân chúng. Ðiển hình là Vương Thực Vị, một văn sĩ trẻ, chỉ 35 tuổi khi đợt chỉnh huấn đầu tiên bắt đầu năm 1942, đã viết những bài báo tường sôi nổi về sự bất công ở Diên an. Năm 1944 khi báo chí được phép vào Diên an, ông được đẩy xe lăn ra và luôn miệng lắp bắp: “Tôi đã chống Mao chủ tịch. Tội tôi đáng chết, nhưng Người đã tha tôi sống, tôi muôn ngàn lần cảm ơn”. (Ông bị cộng sản xử tử khi họ rời bỏ Diên an năm 1947)
Mùa xuân năm 1945, để chuẩn bị chiến tranh với Tưởng, Mao công khai xin lỗi những nạn nhân của mình bằng những lời nói giả dối trơ trẽn, kiểu như: “Thay mặt Trung ương đảng tôi xin lỗi”, “Chúng ta đánh kẻ thù trong đêm tối, chẳng may làm tổn thương người mình” hoặc đạo đức giả “Cũng giống như cha đánh con mà, đừng buồn bực nữa”. Mặc dù thế, những lời nói giả dối này đã tỏ ra có hiệu quả: Những nạn nhân còn sống sót của Mao đã tiếp tục theo Mao đánh Tưởng, giúp Mao xây dựng thành công chế độ cộng sản phi nhân tính trên nước TQ và được Mao ban ơn bằng không phải chỉ một mà nhiều đợt chỉnh huấn khác nữa.
Ngoài ra trong âm mưu biến Tưởng thành một hình ảnh tàn nhẫn, hòng khơi dậy lòng căm thù của đảng viên đối với Tưởng, Mao đã lạnh lùng không động một ngón tay khi em mình, Mao Trạch Dân, vợ và con cùng với hơn 140 đảng viên cộng sản bị bắt ở Tín giang. Tin này tới tai Liên xô qua ngã Trùng khánh, và Liên xô đã thông báo cho Chu Ân Lai để báo lại cho Mao. Sở dĩ Mao không làm gì vì ý đồ Mao là sẽ biến cuộc xử bắn 140 người này thành một sì-căng-đan, nào ngờ Tưởng cuối cùng chỉ xử tử Mao Trạch Dân và hai cán bộ cộng sản khác. Những người khác, kể cả vợ và con của Mao Trạch Dân được thả.
Chương 24:
Cuộc “Chỉnh huấn 42-45” ở Diên an cũng cải tạo thành công các cán bộ gộc như Lạc Phủ và Bác Cổ. Hai ông này tuyên thệ trung thành với Mao. Thế nhưng Vương Minh cương quyết không chiụ khuất phục. Ông này dự trù sẽ đưa vấn đề ra trước đại hội đảng, và nếu cần, cả Quốc tế Cộng sản đệ tam. Thế nhưng tháng 10 năm 1941 ông ngã bịnh và được đưa vào nhà thương. Một bác sĩ của bệnh viện, Bác sĩ Jin Mao-yue, được lệnh của Mao đầu độc Vương Minh cho đến chết. Vương Minh không chết vì đã không uống thuốc, và cũng vì đã có sự can thiệp kịp thời của Liên xô. Nhưng ông không còn có thể đứng dậy được nữa. Ông được đưa đi Moscow trị bệnh ngày 19 tháng 8 năm 1943 và chết ở đó năm 1974. (Bác sĩ Jin sau này bị kết tội là gián điệp của Quốc dân đảng)
Khi đó Chu Ân Lai (đang ở Trùng khánh làm đại diện cho Mao) được gọi về, và ông này hết lời xiểm nịnh Mao. Dù thế, Mao vẫn bắt Chu phải tự thú trước Bộ Chính Trị và tại các cuộc đấu tố đảng liên tục trong 5 ngày liền là “tôi đã phạm rất nhiều tội không thể tha” và “Chính Mao chủ tịch đã cứu tôi”. Chu hoàn toàn bị khuất phục bởi Mao.
Bành Ðức Hoài cũng bị gọi về Diên an và ông được để yên cho tới đầu năm 1945 thì cũng bị đấu tố liên tục 40 ngày với đủ các lời xỉ nhục và tố cáo. Cuộc đấu tố chỉ chấm dứt khi Nhật đầu hàng. Khi đó Mao cần Bành trong cuộc chiến với Tưởng sắp xảy ra.
Chương 25:
Dĩ nhiên một kẻ chuyên tạo khủng bố như Mao rất sợ người ta trả thù.
Mao cho cất một căn nhà ở ngoại ô Diên an, chung quanh có hàng rào cao, và có lính gác. Ai cũng tưởng Mao sống ở đây, nhưng không phải. Mao còn một căn nhà khác sâu vào trong núi, có khả năng chống được bom, nối với căn nhà ở ngoài bằng một con đường đủ rộng cho xe chạy. Con đường được che kín bởi cây cối, người ngoài khó thấy. Toàn bộ căn nhà được ngụy trang kín đáo, chỉ khi đến thật gần, bước lên bậc thềm mới thấy nó. Không ai được tới đây, ngoại trừ những người Mao cho đòi tới. Và cũng chỉ có thể tới một mình gặp Mao mà thôi. Lính hầu bị giữ lại bên ngoài. Mao sống ở đây.
Trùm mạng lưới KGB của TQ là hung thần Khang Sinh. Khang có phải là đảng viên CS không, không ai biết. Những người bảo lãnh Khang vào đảng, dựa theo hồ sơ của Khang, đều khai không biết gì về chuyện đó. Khang cũng từng bị tù bởi Quốc dân đảng. Dimitrov cũng kết tội Khang là không đáng tin cậy. Nhưng Mao đã xử dụng Khang, như Stalin xử dụng Vyshinsky (gốc Menshevik), cho Khang toàn quyền tra tấn và kết tội kẻ khác. Trong cương vị này Khang đã bộc lộ hết bản chất tàn ác cũa y, nhưng với một gốc gác mơ hồ như vậy, Khang lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ, vì thế Khang tuyệt đối trung thành với Mao cho tới lúc chết. Ðây cũng là một cách dùng người của Mao.
Quyền uy của Khang lớn tới độ chính Lưu Thiếu Kỳ đã phải nhờ Khang che chở nhiều lần để khỏi bị thanh trừng trong cuộc chỉnh huấn ở Diên an.
Jiang Qing (1914-1991) - Vợ thứ 4 của Mao

Trong cuộc chỉnh huấn ở Diên an có hai người đàn bà. Một là Diệp Quần, vợ Lâm Bưu và một là Giang Thanh, vợ Mao. Một ngày tháng 3 năm 1943, trong khi Lâm Bưu đang ở Trùng khánh, Diệp Quần bị cột vào ngựa và cho ngựa kéo. Khi về tới, Lâm Bưu đến gặp mặt Mao và chửi thẳng vào mặt Mao: “Ð.M. mày. Chúng tao chiến đấu ở mặt trận để ở nhà mày đối xử với vợ tao như vậy hả?” Mao phải trả tự do cho Diệp Quần, và còn cho bà trắng án. Giang Thanh, ngược lại, không được Mao che chở như vậy. Bà cũng phải bị kiểm thảo và bị đấu tố, dù không nặng nề như những người khác, thế nhưng cũng đủ để khiến bà sợ Mao tới suốt đời.
Sự khủng bố của cuộc chỉnh huấn Diên an đã xây dựng thành công một ông vua kiểu Tần Thủy Hoàng: không ai dám trái ý. Mọi người phải học tập các bài nói chuyện của Mao, và tung hô: Mao Chủ tịch muôn năm. Bài hát “Ðông phương hồng” trở thành phổ thông khắp mọi nhà. Hình Mao được phổ biến khắp nơi. Mao cũng cho sửa lại lịch sử theo kiểu “cái gì sai là do kẻ khác làm, cái gì đúng là do công của Mao”. Vì thế, những trận đánh thua của hồng quân là do làm trái ý Mao, cuộc chiến phá hủy đường rầy xe lửa chống Nhật đưa đến kết quả lẫy lừng cho hồng quân là do lệnh của Mao. Thậm chí trận đánh cầu Dadu, một trận đánh mà tài liệu giáo khoa kể là bên Mao chỉ chết một con ngựa, không có cũng biến thành có.
Không còn đối thủ, Mao tổ chức đại hội đảng lần thứ 7 ngày 23 tháng 4 năm 1945 (lần thứ sáu là 17 năm trước) và nghiễm nhiên trở thành Chủ tịch ĐCSTQ thực sự, với đầy đủ uy quyền của một hoàng đế.
Chương26:
Bí thư đảng bộ Diên an là Xie Juezai. Tay này đã bí mật viết nhật ký kể lại đầy đủ những diễn biến tại đây. Những cuốn nhật ký này sở dĩ không bị tiết lộ, cho tới ngày nay, có lẽ vì Xie là bạn thân của Mao từ thời niên thiếu nên được Mao tin tưởng.
Theo Xie, đây là số gạo mà người dân Diên an phải đóng thuế cho chính quyền CS:
Năm 1937: 13,859 shi (một shi là 150 kilo).
Năm 1938: 15,972 shi
Năm 1939: 52,250 shi
Năm 1940: 97,354 shi
Năm 1941: 200,000 shi.
Chính Xie viết trong nhật ký là “người dân chỉ có chết vì thuế mà thôi” (21/6/1939). Cũng theo Xie, vì quá nghèo, có nơi số tử vong gấp năm lần số sinh sản. Di dân bị lùa tới những vùng núi non, và bị bỏ mặc ở đây. Họ chết như ruồi.
Ðó là chưa kể những đóng góp của Chính phủ Trùng khánh (vào những năm đầu tiên) và Liên xô, mà chính tay Stalin phê chuẩn cho mỗi tháng 300 ngàn Mỹ kim.
Ấy vậy mà Mao còn kiếm thêm tiền bằng đường trồng và buôn bán ma túy. Có khoảng 30 ngàn mẫu đất được trưng dụng để trồng ma túy. Năm 1943 Liên xô đánh giá là Mao bán được 44,760 kilo ma túy.
Tất cả tiền lời từ buôn bán ma túy đều vào tay DCS, người dân không những không được sơ múi chút nào mà còn phải đối phó với sự lạm phát, Xie viết “Chúng ta đã tạo ra lạm phát vì chúng ta quá giàu” (6/3/1944). Dĩ nhiên chữ “chúng ta” đây chỉ DCSTQ. Theo Xie, từ năm 1937 tới năm 1944, muối tăng giá gấp 2131 lần, dầu ăn 2250 lần, tơ sợi 6750 lần, vải vóc 11,250 lần, diêm quẹt 25 ngàn lần.
Chính Mao là tạo ra lạm phát bằng cách in tiền vô tội vạ và cho phép bộ máy cồng kềnh của Mao được xử dụng nó không giới hạn. (Bọn VC xài y chang bài bản)
Chương 27:
Tháng 2 năm 1945 tại Hội nghị Thượng đỉnh Yalta, Stalin khẳng định với Roosevelt và Churchill sẽ tham gia mặt trận Thái bình dương khi Ðức quốc xã đầu hàng. Hai tay lãnh tụ tây phương này cho Stalin hay sẽ có bồi thường xứng đáng, mà không biết là Stalin đang rất nóng lòng muốn xâm lăng TQ, dù có bồi thường hay không. Ðiều này đối với Mao có nghiã là quân đội sô viết sẽ tiến vào TQ, và Mao sẽ được đưa lên lập chính phủ cộng sản, như mơ ước Mao đã ấp ủ 22 năm.
Mười hai giờ 10 phút đêm 9 tháng 8 năm 1945, chỉ 3 ngày sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, một triệu rưỡi quân Liên xô vượt biên giới Mông cổ tràn vào TQ, mở một mặt trận dài 4600 cây số. Mao ban lệnh cho hồng quân nhanh chóng bắt tay với quân đội Liên xô, và thành lập chính phủ CS nơi nào họ đi qua. Theo hiệp định Yalta Stalin phải thông báo cho Tưởng trước khi đem quân vào TQ, nhưng Stalin chỉ làm chuyện này một tuần sau.
Nhật đầu hàng ngày 15 tháng 8. Người dân TQ nhảy múa ăn mừng chiến thắng. Tám năm chiến tranh (nếu tính luôn thời gian Nhật xâm lăng Mãn châu là 14 năm), ít nhất cả 10 triệu người chết, chưa kể số thương binh và tỵ nạn. Phải ăn mừng chứ. Theo hiệp định Yalta, quân Liên xô sẽ dừng quân và bàn giao các đất đai đã chiếm được của Nhật lại cho Tưởng, thế nhưng thực tế xảy ra khác hẳn. Quân Liên xô vẫn tiếp tục tiến về Nam, và theo sau là hồng quân TQ. Cuối tháng 8, quân Liên xô đã giúp Mao phát triển lãnh thổ tới tận tỉnh Chahar và Jehol, cả hai nơi này chỉ cách Bắc kinh có 150 km. Phần thưởng lớn nhất cho Mao là Mãn châu, nơi Nhật đã chiếm đóng 14 năm. Không những quân Liên xô lấy được kho vũ khí của Nhật, lên tới cả trăm ngàn súng và hàng ngàn vũ khí nặng, và giao lại cho Mao mà còn bàn giao cho Mao 200 ngàn quân vốn là lính của chính phủ Mãn châu thân Nhật. Khi đó quân Tưởng còn đang kẹt ở Nam TQ và Miến điện, Tưởng cầu cứu với Mỹ. Tổng thống Mỹ Harry Truman (lên thay Roosevelt chết ngày 12 tháng 4) đòi hỏi Tưởng đàm phán với Mao. Tưởng đánh điện mời Mao đến Trùng khánh họp. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng trước áp lực từ Stalin (và có bảo đảm an ninh của cả Liên xô và Mỹ) Mao đồng ý gặp Tưởng.
Ngày 28 tháng 8 Mao bay đến Trùng khánh trên một chiếc máy bay của Mỹ. Cuộc hội nghị diễn ra trong 45 ngày. Mao luôn miệng ca tụng Tưởng, nhưng cả hai đều biết là họ chỉ đóng kịch. Tưởng cần có một cái hiệp định hòa bình để chiều lòng Mỹ, và Mao phải chiều lòng Stalin. Trong khi Mao đang ở Trùng Khánh, quân đội Mỹ chiếm được hai thành phố lớn, Thiên tân và Bắc kinh, và họ sẵn sàng bàn giao cho quân Tưởng.
Mao trở về Diên an ngày 11 tháng 10 và ngay lập tức ban lệnh đánh đuổi quân Tưởng ra khỏi Mãn châu. Thế nhưng quân đội Mao vốn chưa quen đánh giặc (chiến lược của Mao xưa nay là né tránh đụng độ để bảo toàn lực lượng), chưa kể về mặt tâm lý là chỉ muốn hưởng thái bình, nên chưa đánh đã hàng. Trong 10 ngày cuối năm 1945, 40 ngàn hồng quân đầu hàng quân Tưởng, theo tài liệu của DCSTQ. Lâm Bưu báo cáo với Mao: “Dân chúng nói là quân đoàn 8 không nên đánh nhau với quân chính phủ nữa. Theo họ, Quốc dân đảng mới là Chính phủ”. Nhiều cuộc biểu tình nổ lớn đòi quân Liên xô rút về. Tin tức quân Liên xô hãm hiếp đàn bà TQ và cướp bóc của cải loan truyền. DCSTQ cũng bị đàm tiếu vì có dính liú tới quân Liên xô. Có lần trong một cuộc triệt thoái, Lâm Bưu bị chính quân mình hỏi: “Có phải quân ta rút về xứ bọn tóc đỏ (ý nói Liên xô) không?”.
Ngày 1 tháng 6 năm 1946 Lâm Bưu xin lệnh di tản khỏi Harbin, đây là thành phố lớn cuối cùng của Mao ở Mãn châu. Mao nhiều lần xin Stalin đưa quân trở lại giúp nhưng bị từ chối. Stalin chỉ cho phép hồng quân TQ được phép qua biên giới Liên xô trú quân. Ngày 3 tháng 6 Mao chấp thuận cho di tản.
Mao chỉ chờ giờ bị treo cổ. Thì lúc đó Mao được cứu. Cứu tinh của Mao là chính phủ Mỹ.
Chương 28:
Tháng 12 năm 1945 Truman gởi tướng George Marshall sang TQ để nghiên cứu tình hình, và đưa kế hoạch giúp TQ chấm dứt cuộc nội chiến. Tại cuộc họp mặt đầu tiên với Chu Ân lai, Marshall được Chu cho biết là DCSTQ muốn thành lập một chính phủ dân chủ thân Mỹ ở TQ. Khi được hỏi là nghe nói Mao sắp sang thăm Liên xô, Chu cười lớn: “Không có đâu, Mao chủ tịch muốn đi thăm Mỹ kìa”. Tất cả những bản báo cáo của Marshall về Mỹ đều bày tỏ sự bất mãn của ông với sự bất hợp tác của phe dân quốc. Sau này, tháng 2 năm 1948 Marshall còn báo cáo cho Quốc hội Mỹ “không có bằng cớ nào là DCSTQ được sự giúp đõ của các đảng cộng sản nước ngoài”, mặc dù Mỹ và Anh đã giải mã nhiều bức điện qua lại giữa Moscow và Diên an.
Chính Marshall đã ép Tưởng phải ngừng ngay những cuộc tấn công vào quân Mao. Marshall cho biết chính phủ Mỹ sẽ ngưng giúp Tưởng (khi đó Mỹ giúp Tưởng chuyển quân bằng tàu từ các nơi về Mãn châu) nếu ông không ngừng ngay. Tưởng đồng ý ngưng bắn 15 ngày, nhưng sau đó dưới áp lực của Marshall và Tổng thống Mỹ Truman (ông này viết cho Tưởng một lá thư đe doạ là nếu không tìm được một giải pháp hoà bình thì Mỹ sẽ xét lại sự giúp đỡ của Mỹ), từ 15 ngày đổi thành 4 tháng. Thời gian này đủ để hồng quân thiết lập được căn cứ an toàn ở Bắc Mãn châu với hậu phương là Liên xô. Chính Liên xô đã đóng vai trò quyết định trong trận chiến sắp tới. Về mặt vũ khí, Liên xô gởi cho Mao 900 máy bay lấy được của Nhật, 700 xe bọc sắt và vô số súng ống đạn dược. Liên xô cũng sửa lại hệ thống đưòng rầy xe lửa, và nối nó sang tới biên giới Nga. Về mặt nhân sự, Liên xô gởi hàng chục ngàn tù nhân chiến tranh Nhật làm huấn luyện viên cho hồng quân TQ. Liên xô cũng gởi sang 200 ngàn lính Bắc Hàn tham chiến với hồng quân TQ. Ðể cám ơn hậu tình của Liên xô, Mao đã gởi sang Moscow một triệu tấn thức ăn mỗi năm, kết quả cả chục ngàn nông dân Diên an bị chết đói vào năm 1947, và sang năm 1948 con số chết đói ở Mãn châu lên đến cả trăm ngàn.
Một cộng sự viên của Tưởng, ông Ch’en Li fu, khuyên Tưởng” Nếu muốn đánh CS, phải đánh tới nơi. Ðánh rồi nghỉ, rồi mới đánh chỉ có thất bại thôi”. Nhưng Tưởng không thể bỏ qua sự viện trợ của Mỹ, lúc đó trị giá khoảng 3 tỷ Mỹ kim. Tưởng phải cúi đầu trước áp lực của Mỹ.
Chương 29:
Tháng 10 năm 1946 bốn tháng sau ngày ký hiệp định ngừng bắn, quân Tưởng bắt đầu mở lại những cuộc tấn công vào căn cứ điạ Bắc Mãn châu của Mao. Hồng quân, dưới quyền chỉ huy của Lâm Bưu, lần này đã tỏ ra chiến đấu hữu hiệu. Cuộc chiến kéo dài dằng dai cả năm. Uy tín Tưởng xuống thấp. Ông cần một chiến thắng quân sự.
Ngày 1 tháng 3 năm 1947 Tưởng ủy thác cho một tướng tâm phúc của mình, Hu Tsung-man, thực hiện một kế hoạch táo bạo: đánh chiếm Diên an. Ngày 18 tháng 3 Hu chiếm được Diên an, nhưng Mao đã trốn thoát. Sau này Hu cho một người bạn của ông, Hu Kung mien, biết là ông đã điện cho Mao biết kế hoạch của Tưởng, kịp thời cho Mao di tản toàn bộ ban tham mưu của mình. Thì ra Hu là một gián điệp nằm vùng của Mao. Hu chiếm đưọc Diên an, nhưng chỉ đóng quân ở ngay thành phố Diên an. Ngoại ô Diên an vẫn thuộc quyền kiểm soát của cộng sản. Nhiều lần, Hu gởi quân đi truy sát Mao đều mang thất bại. Lần nào quân Hu cũng đi thẳng vào ổ phục kích của Mao, kết quả không ai sống sót trở về. Những trận đánh chỉ có thắng này của Mao đã đưa tên tuổi Mao lên hàng danh tướng.
Một bằng chứng khác Hu nằm vùng là ngày 8 tháng 6, hoàn toàn bất ngờ một toán quân của Hu, do Liu Kan điều khiển, xuất hiện sát chỗ Mao đang đóng quân. Mao vội vã băng rừng chạy, mọi điện đài đều được tắt hết, ngoại trừ một đường dây. Mao liên tục gọi cho Hu yêu cầu Hu rút Liu Kan về. Hu ban lệnh cho Liu Kan: bỏ hết mọi thứ mà kéo quân về Bảo an. Sau này Mao khoe khoang: “Bốn quân đoàn của Liu Kan diễn hành qua lại ngay trước mắt chúng tôi, trong khi chúng tôi chỉ đứng ngó”. Liu Kan phải trả giá bằng cái chết, dàn dựng bởi chính Hu: Tháng 2 năm 1948, Hu ra lệnh cho Liu Kan đánh chiếm Yichuan, đoàn quân trên đường đi lọt ổ phục kích của Mao. Liu điện về cho Hu xin rút, nhưng Hu không cho. Liu Kan tự sát. Cái chết của Liu và sự tan rã của quân đoàn 29 của ông đập tan mọi hy vọng của Tưởng. Một tháng sau, Hu được lệnh rút khỏi Diên an. Tưởng vẫn đánh giá Hu là một người đáng tin cậy, và đã dùng quyền của mình che chở cho Hu không bị kết tội, ông không học gì được từ sự thất bại ở Diên an. Hu chết ở Ðài loan năm 1962, tung tích vẫn không bị bại lộ.
Gián điệp đóng một vai quan trọng trong sự thất bại của Tưởng. Năm 1948 Tưởng giao cho một tướng khác Wei Li huang nắm chức tư lệnh vùng Mãn châu, cầm đầu nửa triệu quân, dù đã nhận được báo cáo là Wei có thể là một cán bộ cộng sản. Wei cũng hành động y như Hu, rút hết quân đội về thành phố để ngỏ vùng nông thôn cho Mao tự do phát triển. Lâu lâu, Wei cử những toán quân lẻ tẻ đi hành quân vào những chỗ đã bị phục kích sẵn. Khi thấy tình hình tuyệt vọng, Tưởng ra lệnh cho Wei rút quân về Tinh châu để chuẩn bị rút ra khỏi Mãn châu, thì Wei bỏ lại toàn bộ quân đội của mình cho Mao tàn sát (theo ý muốn của Mao). Ngày 2 tháng 11 Thẩm Dương sụp đổ, toàn bộ Mãn châu rơi vào tay Mao. Wei cũng không bị Tưởng trị tội, ông qua sống ở Hồng kông một thời gian rồi mới về Bắc kinh sống ở đó cho tới chết năm 1960.
Quân đội Mao sau khi chiếm Mãn châu tiếp tục tiến về Bắc kinh. Quân số của Mao lúc này là 1 triệu 3, sẵn sàng đánh Bắc kinh, lúc đó có 6 trăm ngàn quân, dưới quyền điều khiển của tướng Fu Tso-yi. Fu không phải là cộng sản, nhưng Fu không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Tưởng nên quyết định đầu hàng, tránh đổ máu. Nhưng Mao muốn mình trở thành một danh tướng đánh bại được Fu, một chiến tướng có tên tuổi, nên giữ sứ giả của Fu lại bàn chuyện thương thuyết cả hai tháng trong khi đó quân đội Mao tiếp tục tấn chiếm từng thành một. Chỉ khi Mao lấy được Thiên tân ngày 15 tháng 1 năm 1949, Mao mới nhận lời cho Fu đầu hàng. Lịch sử DCSTQ ghi là Mao thành công ép Fu đầu hàng vì Mao oanh liệt tạo nên hết chiến thắng này tới chiến thắng khác trên trận điạ. Thực ra cả hàng chục ngàn người đã chết lãng nhách chỉ vì Mao muốn nổi tiếng.
Trong khi đó mặt trận Hoài hải, phía bắc Nam kinh, đã xảy ra những trận đánh kinh hồn từ tháng 11 năm 1948 tới tháng giêng năm 1949. Tư lệnh mặt trận của chính phủ dân quốc không phải là gián điệp, dù dưới quyền ông có không ít gián điệp. Thế nhưng, ở bộ Tổng Tư lệnh dưới quyền Tưởng có hai người là gián điệp cộng sản: Lưu Phi và Kuo Ju kuei, mà Tưởng rất tin tưởng. Hai người này đã chuyển giao mọi kế hoạch quân sự của Tưởng cho hồng quân. Chính con trai của Tưởng xác nhận hai người này là gián điệp mà Tưởng cũng không tin. Sau này Tưởng thuyên chuyển Lưu Phi tới Tứ xuyên, và ông này dâng Tứ xuyên cho Mao không một phát súng.
Khi quân Nhật đầu hàng, Tưởng được mọi người coi là một anh hùng dân tộc. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chính phủ của ông đã để cho tham nhũng lan tràn, tạo ra lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Dưới áp lực của báo chí, ông cho mở cuộc điều tra, và kết quả cho thấy là Thủ tướng chính phủ TV Song và gia đình nhà vợ của ông đã ăn cắp công quỹ tới 380 triệu Mỹ kim. Mấy ngày sau, dưới áp lực của vợ, ông ra lệnh cho báo chí sửa lại là chỉ có 3 triệu Mỹ kim. Sự thất bại của Tưởng trong công cuộc trong sạch hoá guồng máy chính quyền đã đưa Mao tới thành công.
Chương 30:
Trong khi Tưởng nhu nhược không dám có những quyết định tàn nhẫn, thì Mao lại hoàn toàn khác. Năm 1948 khi Mao tấn chiếm Mãn châu, Mao đụng độ với tướng Cheng Tung-kuo ở Trường xuân. Cheng nhất định không đầu hàng, dù bị vây hãm tứ phiá. Mao ra lệnh không cho một người dân thường nào được thoát, “hãy biến Trường xuân thành một thành phố chết”. Lâm Bưu báo cáo như sau: “Hàng ngàn dân chúng vì quá đói phải bỏ thành chạy trốn, họ quỳ mọp xuống van khóc, xin chúng tôi tha cho đi. Nhưng quân sĩ đánh đập, bắt họ quay về thành, kẻ nào không chiụ thì bị trói và đốt chết”. Sau năm tháng bao vây, con số người chết lên tới 300 ngàn.
Thế nhưng khi những sự tàn khốc do Mao thực hiện được kể lại thì người nghe đều cho đây là sự tuyên truyền dối trá của Quốc dân đảng. Càng chán ghét Quốc dân đảng bao nhiêu, người ta lại càng kỳ vọng Mao sẽ đem đến cho họ một đời sống tốt đẹp hơn.
Ngày 20 tháng 4 năm 1949 quân đội Mao qua sông Dương tử tiến vào Nam kinh. Ngày 23 Tưởng bay đi Xi kou thăm mộ mẹ, và sau đó lên tàu đi Thượng hải, rồi Ðài loan. Tưởng đem theo hầu hết máy bay dân sự, rất nhiều mỹ thuật cổ và một số linh kiện điện tử, nhưng đã để lại hầu như trọn vẹn mọi nhà máy, không phá huỷ, cho Mao.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Mao đứng trên cổng Thiên An môn tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa. Ðám đông cả trăm ngàn người hô lớn: “Mao chủ tịch muôn năm”.
Ðiều không ai biết là Mao cần tới gần 6 tháng để chuẩn bị an ninh tối đa cho mình trong ngày tuyên bố thành lập nước. Trong thời gian này vợ Lạc Phủ có tới thăm Giang Thanh và hỏi thăm sức khoẻ Mao, bà này cho biết Mao thường hay run khi gặp kẻ lạ. Mao sợ bị ám sát. Bất cứ chỗ nào Mao muốn tới đều phải có chuyên viên Liên xô tới dò mìn trước, đó là chưa kể hàng ngàn lính TQ được đưa tới đi qua đi lại, vai sát vai: họ được xử dụng làm máy dò mìn “nhân tạo”.