- Anh theo dõi giùm bà xã tôi.- Chị ấy lừa dối anh?- Không.- Vậy thì sao?- Khó giải thích lắm. Bà ta kỳ lạ làm sao ấy, khiến tôi lo sợ.- Thật ra anh lo sợ điều gì?Gévigne ngần ngừ anh nhìn Flavières và thấy Flavières không tin tưởng mình.Hai người quen nhau hơn mười lăm năm qua khi học chung trường Luật.Vừa gặp lại, Gévigne đã mừng rỡ ôm choàng lấy anh và la lớn:... Ồ! Ông bạn già. Thật vui mừng khi gặp lại cậu! Flavières theo bản năng nghề nghiệp đã nhận ra trong cử chỉ vụng về, điều đó hơi quá lộ liễu, gượng gạo, dường như anh ta chưa quên được kỷ niệm cũ đã trải qua mười lăm năm rồi. Cả hai đã thay đổi về vóc dáng. Gévigne sói gần hết, cằm phệ ra. Chân mày trở nên màu nâu, và dưới cánh mũi đầy tàn nhang. Flavières thì trái ngược. Anh ta gầy hơn trước, lưng lại khòm, tay nhớp nháp mồ hôi. Gévigne hỏi lý do sao lại là luật sư trong khi trước đó thuộc ngành cảnh sát.Gévigne rồi cũng lên tiếng:- Tôi chẳng ngại gì nói hết cho anh rõ. Và lấy hộp xì gà ra mời. Anh ta đưa Flavières một nghề quẹt máy thật đẹp và có khắc tên một khách sạn năm sao bằng bàn tay đeo đầy nhẫn. Gãi gãi đầu, miệng nhả ra một làn khói xanh. Ðây là một cơ hội không nên bỏ qua. Anh ta thay đổi nhiều, nghe nói đang sắp xếp nắm quyền. Theo dự đoán thì sau lưng anh có đủ thứ: đoàn thể, công ty, hiệp hội và một tá hệ thống truyền thông. Tuy vậy, mắt anh ta vẫn láo liên, dễ sợ và sẵn sàng sụp xuống dưới... Làn mi... Dày đặc.- Cơ hội. Flavières hờ hững nói.- Theo tôi cách nói này là chính xác. Vợ tôi hoàn toàn hạnh phúc. Hai đứa tôi lấy nhau gần bốn năm. Sung túc, cơ xưởng ở Havre của tôi hoạt động liên tục từ lúc tổng động viên đến giờ. Cũng may mà tôi không bị động viên. Tóm lại, hai vợ chồng tôi là những người được ưu đãi.Flavières cắt ngang:- Hai người chưa có con?- Không.- Xin tiếp tục.- Tôi cho rằng Madeleine, vợ tôi, có đủ mọi điều kiện hạnh phúc, nhưng có điều gì đó không ổn. Tính khí cô ấy dạo này hơi là lạ, bất thường, nhiều lúc căng thẳng. Cách đây vài tháng tình trạng này lại trầm trọng hơn.- Anh có đưa chị ấy đi bác sĩ?- Tất nhiên. Toàn các thấy thuốc giỏi. Nhưng chẳng thấy bệnh gì? Anh rõ chứ?- Bệnh trạng không, còn về tâm thần?- Không, không có gì, kỳ thật.Anh ta búng tàn thuốc rơi trên áo.- Quả thật đây là một trường hợp lạ lùng. Lúc đầu tôi nghĩ nàng chắc có một tâm sự gì đó, hoặc sợ hãi do chiến tranh. Cô ấy im lặng thất thường. Người ta nói, cô ấy nghe có vẻ rất khó khăn. Ðôi khi nhìn mãi vào một đồ vật, thật kỳ quặc. Chắc anh cho rằng cô ấy đang nhìn cái gì đó, nhưng tôi lại không nghĩ nổi tại sao nàng lại không nghĩ nỗi tại sao nàng lại nhìn vào những vật vô hình? Khi trở lại bình thường, lại nói lảm nhảm. Cô ta phải gắng sức để nhận ra nhà cửa và cả tôi.Anh ta dụi điếu xì gà và nhìn lên với vẻ thất vọng cố hữu.- Nếu chị không bệnh thì chị giả bộ.Anh ta giơ bàn tay nung núc thịt lên như để nhận đứng một ý kiến nào đó.- Tôi cũng đã nghĩ đến điều đó. Tôi kín đáo trông chừng nàng. Có lần tôi theo dõi thấy nàng đi vào rừng và im lặng nhìn hồ nước, không cử động suốt hai giờ. Nàng ngắm nhìn làng nước.- Ðiều này không có gì quan trọng.- Tôi nghĩ khác. Nàng nhìn mặt hồ một cách chăm chú và nghiêm túc, dường như bên dưới có gì quan trọng. Buổi tối nàng lại cho biết là suốt ngày không đi đâu. Tôi không cho biết là đã theo dõi cô ấy.Flavières lần hồi tìm thấy lại hình ảnh của người bạn học cũ, và sự kiện này kích động anh. Sau cùng anh nói:- Chúng ta nên logic một chút. Có thể chị lừa dối anh, hoặc chị bệnh, hoặc bởi một lý do nào đó chị muốn dấu anh.Gévigne lấy ngón tay gạt tàn thuốc, cười ảo não:- Tôi cũng suy luận như anh. Có điều tôi tin chắc là Medeleine không lừa dối tôi và giáo sư Lavarenne đã xác nhận cô ấy bình thường. Không ai giả bộ kỳ quặc như vậy. Nhưng tại sao nàng lại giấu tôi, để làm gì? Không ai bỏ cả hai giờ trong rừng để không làm gì cả. Tôi chỉ cho anh biết chi tiết này trong rất nhiều chi tiết khác.- Anh có cho chị ấy rõ?- Dĩ nhiên có. Tôi hỏi nàng cảm thấy thế nào khi tự dưng lại mơ mộng không đâu.- Chị trả lời sao?- Nàng kêu tôi đừng lo lắng, cũng không có mơ mộng gì. Nhưng tình hình hiện tại làm tôi lo âu lắm.- Chị chẳng có vẻ gì phiền muộn?- Không hẳn. Có điều tôi cảm thấy cô ấy lo sợ. Tôi thuật chuyện này có thể làm anh buồn cười. Anh còn nhớ cuốn phim Ðức mình xem vào thời 23- 24 gì đó, cuốn phim Jacob Biehme.- Có.Anh nhớ nhân vật trong phim đã nói khi người ta bắt gặp anh trong thời kỳ khủng khoảng thần bí anh ta đã chối bỏ, xin lỗi và giấu kín những ảo tưởng. Ðó, Medeleine cũng có khuôn mặt giống như diễn viên của bộ phim này, một khuôn mặt ngơ ngác, mê muội, và đôi mắt lấm lét.- Anh nghĩ chị bị khủng hoảng tinh thần?- Tôi biết anh sẽ phản ứng theo hướng này, cũng giống như tôi, tôi không muốn tìm kiếm sự thật.- Chị sùng đạo?- Cũng như mọi người. Nàng đi lễ ngày chủ nhật.- Chị ấy có thường nói gì về tương lai?- Không. Có điều cô ấy ra vẻ e dè lắm.- Ðiều này chắc chị không muốn.- Chắc chắn như vậy. Từ sau khi tôi phát hiện, nàng có vẻ như bị khủng hoảng, nàng cố gắng xoay xở, nói năng. Cô ấy thường ngồi dậy, mở cửa sổ như cảm thấy thiếu không khí, hoặc đôi khi mở đài thật to, nếu vừa lúc ấy tôi đi vào, nói đùa vài câu thì tinh thần nàng ổn định lại, khó nói rõ những gì xảy ra vừa rồi. Nếu trái lại tôi tỏ vẻ lo lắng, bận rộn thì hỏng. Mắt cô ấy sẽ nhìn vào khoảng trống, một điểm vô hình đang chuyển động nào đó rồi thở dài, đưa tay rờ trán năm mười phút như đang mộng du.- Chị có co giật?- Không, thật ra tôi cũng thấy nàng mộng du, nhưng nói cô ấy ngủ thì cũng không đúng. Nàng lờ lững, giống như một người khác. Nghĩ vậy thật là ngốc nghếch, nhưng không thể nói cách nào khác.Mắt gevigne đầy vẻ lo lắng, Flavières lẩm bẩm:- Giống một người khác. Ðiều này nghĩa là làm sao?- Anh có tin sự tồn tại của những hình ảnh siêu nhiên. Gévigne đặt điếu xì gà trong cái gạt tàn thuốc, và siết mạnh hai bàn tay.- Tôi xin anh nói rõ từ đầu. Trong gia tộc của Medeleine có một bà cố tên Pauline Lagerlac, một người đàn bà lạ lùng. Năm mười ba, mười bốn tuổi bà lâm bệnh, mắc chứng kinh phong kỳ quái, những người săn sóc luôn nghe bà la hét lung tung.- Và đập phá?- Vâng.- Nhưng tiếng động trên sàn nhà như tiếng động của đồ đạc di chuyển?- Vâng.- Theo tôi biết đó là hiện mà người ta thường gặp ở những lứa tuổi thiếu nữ mà không ai giải thích được tại sao? Nhưng phần lớn hiện tượng này không kéo dài. Nó tự mất đi.- Tôi không biết chắc. Có điều bà cố Pauline hơi loạn trí. Bà đi tu, rồi lại cởi áo dòng, lập gia đình, vài năm sau đó lại tự tự không rõ lý do.- Lúc ấy bao nhiêu tuổi?Gévigne rút khăn tay lau miệng, thì thào.- Hai mươi lăm tuổi, bằng tuổi Medeleine bây giờ.- Chúa ơi!Cả hai im lặng. Flavières suy nghĩ:- Chị nhà rõ không?- Không, nhưng chi tiết này do bà nhạc tôi thuật lại, sau khi tôi cưới Medeleine được ít lâu. Lúc ấy tôi chỉ ừ ào cho phải phép. Bây giờ thì bà cụ chết rồi không làm sao rõ thêm chi tiết.- Bà nói những điều này có vẻ ra sao?- À, cũng thường thôi, trong một lần nói chuyện bình thường nhưng tôi nhớ rõ là bà dặn đừng thuật lại cho Madeleine. Nàng sẽ không lấy làm thú vị khi có một bà cụ cố điên khùng.- Cụ Pauline tự tử vì lý do xác đáng?- Dường như không có. Nghe nói lúc bấy giờ bà rất hạnh phúc và đã sinh được một đứa con mấy tháng tuổi, tất cả mọi người đều nghĩ rằng nhờ lần sinh con này mà tinh thần bà sẽ quân bình hơn. Nào ngờ...- Tôi không thấy có gì tương quan đến chị nhà.- Tương quan! Tôi xin giải thích anh rõ Giọng Gévigne nặng trĩu Sau khi cha mẹ nàng qua đời, Medeleine thừa hưởng một số đồ chơi, đồ trang sức từ bà cụ cố Pauline, nhất là một xâu chuỗi hổ phách. Nàng không ngớt nhìn ngắm, sờ mó nó một cách... Có thể diễn tả đó là một cách có hoài cổ. Vị dụ chân dung này như bị mê hoặc. Còn điều này nữa, gần đây tôi đã bắt gặp cô ấy đặt bức chân dung ấy trong phòng ngủ bên cạnh bàn trang điểm. Cô ấy đéo chiếc vòng hổ phách đó vào cổ., và bắt chước kiểu tóc của bà cụ cố Pauline. Cô ấy búi tóc dưới ót như người trong tranh.- Chị giống cụ Pauline?- Hơi thôi.- Tin xin hỏi lại. Thật ra anh đang nghĩ gì? Gévigne thở ra, cầm điếu xì gà trên gạt tàn thuốc lên, lơ đãng.- Tôi không dám kể lại những gì đang có trong đầu. Có điều Medeleine đã khác trước. Hơn nữa, có lúc tôi nghĩ người đàn bà sống bên cạnh tôi không phải Medeleine.Flavières đứng dậy, phá lên cười:- Thôi đi. Anh muốn gì? Pauline Lagerlac? Anh tào lao rồi, ông bạn già ơi.Anh uống gì? Porto? Cinzano? Cap Corse?- Porto… Gévigne cố vui vẻ.Trong khi Flavières sang phòng bên để lấy rượu thì Gévigne hỏi to lên:- À quên, anh lập gia đình chưa?Giọng Flavières đáp chát chúa:- Không và tôi không muốn lấy vợ.- Nghe nói anh đã rời ngành cảnh sát. Im lặng vài giây:- Anh muốn tôi giúp gì?Gévigne rời chỗ ngồi, đi qua phía cửa sổ đã sẵn. Flavières khui rượu.Gévigne thò tay vào khung cửa sổ.- Nhà anh thật thú vị. Xin lỗi đã nói chuyện không đâu cho anh nghe. Tôi thật sự vui mừng khi được gặp lại anh lẽ ra tôi phải điện thoại cho anh biết trước, nhưng bận quá. Flavières rót rượu vào ly, vừa hỏi:- Anh vừa trúng vụ đóng tàu hải quân?- Ðúng. Hiện tôi đang đóng mấy chiếc tàu tuần duyên. Có một đơn đặt hàng khá lớn. Dường như có sự cố lớn xảy ra.- Chậc. Chắc cũng có ngày chiến tranh chấm dứt. Bây giờ là tháng năm rồi. Mà thôi, chúc sức khỏe.- Chúc sức khỏe. Họ nâng ly.Khi đúng, Gévigne?- Tôi có tìm hiểu nhưng không thấy có dầu hiệu gì. Mỗi tuần tôi ở Havre vài ba ngày, chẳng rõ những ngày đó có gì lạ không.- Chắc lúc đó anh ở Havre chị đã có những biểu hiện này.- Không. Chính tại đây. Hôm đó tôi vừa về nhà vào một chiều thứ bảy, Madeleine vẫn vui vẻ như thường lệ, nhưng cũng chính là lúc tôi thấy cô ấy có vẻ kỳ kỳ. Nhưng tôi không cảm thấy gì quan trọng. Hôm đó tôi cũng hơi mệt.- Trước đó? to và thấp. Anh ta đứng dưới cửa sổ, ánh sáng chiếu vào soi rõ gương mặt giống người Romain của anh, với đôi tay dày và vầng trán quý phái, nhưng trông anh ta không phải là Ðại Bàng. Anh ta có một tí máu Provencal trong người để tạo cho mình một dáng vẻ uy quyền. Flavières nghĩ... Tay này sau chiến tranh sẽ thành triệu phú và anh chẳng phải đang lợi dụng mọi người vắng mặt? Ðó không thể là một lời bào chữa Flavières đặt ly rượu xuống khay nước.- Vụ này ám ảnh tôi thật rồi. Chị ở nhà có còn bà con gì không?- Có một vài người bà con xa. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ gặp. Ðại khái, có thể nói chẳng còn ai.- Trong trường hợp nào hai người quen nhau? Gévigne xoay xoay ly rượu trong tay. Tính anh luôn dè dặt, sợ bị coi thường, nên thường tỏ ra thận trọng.Cuối cùng anh ta nói:- Tôi gặp cô ấy ở Rome trong một lần đi tiếp thị, chúng tôi cùng ở chung một khách sạn.- Khách sạn nào?- Continental- Cô ấy làm gì ở Rome?- Cô ấy đi học. Nàng vẽ có năng khiếu lắm. Con tôi như anh biết, hội hoạ...- Chị học vẽ để đi dạy?- Không. Chỉ tại thích vẽ. Chưa bao giờ cô ấy cần kiếm sống. Hãy tưởng tượng. Năm mười tám tuổi cô ấy đã sắm ô tô. Cha cô ta là một Ðại kỹ nghệ gia.Gévigne trở gót và bước trở vào. Bước chân uyển chuyển nhưng chắc chắn.Trước kia tướng đi của anh ta xiên xẹo, cái tướng đi như say rượu. Cơ nghiệp của bà vợ đã làm cho anh ta thay đổi.- Chị vẫn vẽ?- Thỉnh thoảng thôi, vì không có thì giờ. Mấy bà ở thành phố Paris này luôn bận rộn.- Những khủng hoảng của chị chắc chắn phải có lý do. Ban đầu anh có thấy triệu chứng gì không? Ví dụ: một vụ cãi cọ? Một tin buồn nào đó? Phần anh cũng nên tìm hiểu - Thỉnh thoảng cô ấy cũng tỏ ra khó chịu.- Hôm thứ bảy đó, anh chẳng cảm thấy sự bất thường nào à?- Chắc chắn như vậy, vì suốt ngày hôm ấy hai đứa luôn luôn ở bên cạnh nhau. Tôi về khoảng mười giờ sáng và Madeleine cũng vừa thức dậy. Chúng tôi trò chuyện, nhưng không nhớ nói chuyện gì. Tại sao tôi lại nhớ ngày, chỉ vì hôm đó vợ chồng tôi ăn cơm ở nhà.- Hiện anh ở đâu?- Gì?! quên cho anh rõ địa chỉ. Tôi mua một căn nhà ở đại lộ Kléber cạnh quảng trường Etoile, đây danh thiếp của tôi.- Cám ơn… Flavières nhận lấy.- Aên cơm xong, hai đứa tôi đi dạo phố. Hôm đó tôi có công việc phải đến Bộ, rồi cả hai đi bộ quanh khu đại lý viện, một bữa chiều giống như mọi bữa chiều. Gévigne kể tiếp.- Và rắc rối lúc nào?- Sau buổi tối.- Anh có thể xác định ngày giờ?- Ngày giờ?Gévigne nhún vai rồi lật cuốn lịch trên bàn Flavières và nói:- Tôi nhớ lúc đó là cuối tháng hai, vì hôm đó tôi có một cái hẹn, ngày 26 tháng hai, nhằm ngày thứ bảy.Flavières ngồi trên thành ghế salon gần bên Gévigne:- Sao anh lại có ý nghĩ đến tìm tôi?Gévigne lại siết chặt hai bàn tay. Mọi cử chỉ trước kia của anh đều bị xoá bỏ, duy chỉ còn giữ lại cử chỉ này. Mỗi khi bối rối thì anh lại tỏ vẻ vụng về. Anh ta nói nho nhỏ:- Anh bao giờ cũng là bạn tôi, tôi nhớ trước kia anh vẫn hay tò mò tìm hiểu, nhất là về mặt tâm lý và thần linh. Chắc anh cũng chẳng muốn tôi nhờ đến cảnh sát?Nhìn thấy cái mím môi của Flavières anh nói tiếp:- Chính vì anh đã rời khỏi ngành cảnh sát nên tôi mới nhờ anh.- Phải, tôi không còn trong ngành cảnh sát nữa.Ðoạn anh đột ngột ngẩng đầu lên:- Anh có biết tại sao không?- Không, nhưng...- Cuối cùng rối anh cũng rõ thôi, vì chuyện này khó mà giấu lâu được.Flavières mỉm cười, để không thổ lộ tâm sự cùng ai, nhưng giọng anh trở nên rắn rỏi:- Tôi bị một vố nặng. Cũng chỉ vì Parto… Vừa nói anh vừa xoay ly rượu.- Câu chuyện thật là ngu xuẩn... - Lúc ấy tôi là thanh tra cảnh sát... Phải thành thật mà nói, tôi cũng chẳng thích mấy nghề này, nếu ông cụ không buộc.Oâng ấy là cảnh sát trưởng. Lẽ ra tôi đã từ chối vì không ai có quyền cưỡng ép một thành niên có lý tưởng riêng về sự nghiệp của mình phải không nào? Có một lần, tôi bắt một người, anh ta cũng không phải hạng nguy hiểm nhưng anh ta lại dại dột trốn trên một nóc nhà. Tôi và một anh bạn đồng nghiệp, anh Lariche...Flavières uống cạn một ly rượu, và tự nhiên ứa nước mắt, cu cậu lên mãi tận ống khói, không vũ trang, tay cầm một sợi dây nịt, tôi lại không thể leo lên gần anh ta...- Anh có bệnh chóng mặt. Gévigne nói.- Trước kia anh có bệnh này.- Leriche đã leo lên chỗ tôi, và anh trợt té. Giọng kể của Flavières trầm buồn.- Trời ơi! Gévigne la lên. Flavières nghiêng về phía anh ta, không rõ chàng nghĩ gì. Cuối cùng anh tiếp, giọng chùng xuống:- Dẫu sao anh cũng cần rõ vụ này.Gévigne thấp giọng:- Thần kinh nhiều khi khó lường.- Ðúng vậy.Cả hai cùng im lặng. Cuối cùng Gevigne đứng dậy, đưa tay lơ đễnh nói:- Ðáng buồn. Nhưng cũng chẳng có gì.Flavières mở hộp thuốc lá:- Anh dùng thuốc.Khi thuật lại chuyện này, bao giờ anh cũng có cảm giác nghi hoặc. Ai nấy đều không tin sự thật là như vậy. Làm sao họ có thể nghe được tiếng thét thất thanh hãi hùng của Leriche, tiếng thét như văng vẳng từ xa vong lại và rơi quá nhanh. Vợ của Gévigne có thể có nỗi khổ tâm bí ẩn, nhưng có sánh bằng kỷ niệm đau buồn này không? Nàng có nghe tiếng thét này mãi trong giấc ngủ chăng? Nàng có nhìn thấy người chịu chết thay mình không?Cuối cùng Gévigne lên tiếng:- Tôi có thể trông cậy vào anh?- Nhưng thật ra anh muốn làm gì đây?- Nhờ anh theo dõi. Nhất là được biết ý kiến của anh. Chị vậy thôi đã thấy nhẹ người, bởi có người tâm sự. Anh nhận lời nhé?- Nếu điều đó làm anh yên tâm.- Ôâng bạn thân mến. Anh làm sao biết được tôi yên tâm cỡ nào. Chiều nay anh rảnh không?- Không.- Ðáng tiếc thật. Tôi định mời anh về nhà dùng cơm. Vậy bữa khác?- Không cần. Tốt nhất là chị ấy đừng nhận ra tôi.- Ðúng, nhưng dù sao anh cũng vần rõ mặt cô ấy.- Anh hãy đưa chị đi xem hát. Tôi sẽ có dịp nhìn rõ.- Vậy mai chúng ta sẽ đi xem hát tại rạp Marigny, - Họ bắt tay nhau.- Anh đúng là người đầy sáng kiến. Có khi nào tôi nghĩ đến xem hát đâu.Anh ta lục trong túi áo ngoài, ngần ngừ:- Anh đừng phiên nhé. Anh hiểu cho tôi, dù sao cũng có chuyện cần tiêu tiền.Anh giúp tôi trong chừng Madeleine là quý hoá rồi.- Thôi chưa cần vội, mình còn thời giờ.- Thật vậy.Flavières vỗ vai anh ta:- Ðây là vụ việc mà tôi cần, chứ không phải tiền. Tôi có cảm giác trường hợp chị ấy rất giống tôi. Tôi không biết chắt có may mắn để hiểu rõ điều gì chị ấy đang che giấu?- Hẹn gặp lại.Gévigne lấy nón và áo khoác.- Văn phòng anh khá chứ?- Cũng được.- Có gì cần anh cho biết. Dạo này tôi cũng ăn nên làm ra.... Phục kích...Flavières nghĩ thầm: hai tiếng này đột nhiên thoáng hiện nhanh khi anh quay đầu để né tránh cái nhìn của Gévigne.- Anh đi ngõ này, thang máy vừa bị hỏng.Cả hai đi xuống cầu thang hẹp. Gévigne bá vai Flavières nói nhỏ:- Anh cứ hành động tuỳ thích. Nếu có thông tin gì, anh cứ điện thoại cho tôi ở văn phòng, hay nếu tiện anh nên đến gặp tôi. Văn phòng tô ở cạnh toà báo Figaro. Ðiều tôi trông cậy nơi anh là đừng tiết lộ gì cho Madeleine. Nếu cô ấy biết mình bị theo dõi thì hông rõ điều gì xảy ra.- Ðược, anh cứ tin tôi.- Cám ơn anh.Gévigne xuống cầu thang và hai lần vẫy tay chào.Flavières trở lại văn phòng và nhìn qua cửa sổ, anh thấy một chiếc ô tô vừa lách ra và chạy thẳng. Madeleine, cái tên thật hiện lành. Tại sao nàng lại lấy một tên cục mịch như vậy? Chậc. Nàng lừa dối gã? Nàng đóng kịch? Gã Gévigne này đáng được đối xử như vậy. Ðiệu bộ đi lối dân nhà giàu, với điếu xì gà, những tàu bè, những hội đồng quản trị công ty. Flavières chán ngấy lũ người tự mãn này. Nhưng dù sao cũng cần làm gì đó để ổn định.Flavières đóng mạnh cửa và đi vào sau bếp như để chứng tỏ mình đang đói.Lạ thật, mình chẳng trữ thức ăn sao, mớ đồ hộp chất đầy trên kệ. Thì ra mình cũng tích trữ tùm lum đó chứ, dẫu trong thâm tâm vẫn chửi rủa những kẻ đầu cơ, và cho rằng chiến tranh sẽ sớm chấm dứt. Nhìn đống đồ hộp dự trữ, đột nhiên anh cảm thấy buồn nôn. Anh lấy vài cái bánh, một chai rượu chát trắng.Tự nhiên anh cảm thấy nhà bếp mình xấu xí quá và bỏ lên phòng trên, vừa đi vừa nhai bánh.Anh mở đài nghe thông cáo đầu tiên:Hoạt động của quân du kích. Ðấu pháo vùng Rhin, giọng nói của anh xướng ngôn viên ở phần linh động.Flavières ngồi xuống, uống một ngụm rượu chát trắng. Anh không thành công trong ngành cảnh sát, không đủ sức khỏe để động viên. Không có gì thú vị.Flavières kéo tủ ra lấy một bìa màu xanh, viết lên phía trên mặt: Hồ sơ Gévigne, đặt vào đấy vài tờ giấy trắng, im lặng bất động, đôi mắt trống không.