Trời đêm Nghệ An đầy sao, thỉnh thoảng Xuân Dương muốn lên rừng ở với khỉ. Ở lại Nghệ An mà nhớ nhung da diết, dáng vẻ nhỏ nhắn của Xuân Dương càng thêm tiều tuỵ. Bà cằn nhằn: Mi chưa rành nơi ăn chốn ở của hắn à? Cháu chỉ biết chú ấy ở Sài Gòn... Gọi điện thoại hỏi xem ở đâu? Dạ! Chú đã tắt máy mấy ngày nay rồi... Xem như là “cắt dứt dây chuông”. Hắn muốn mi vào chùa tu đây... Nghe bà nói như thế Xuân Dương càng buồn thêm. Đành là biết không thành đôi thành lứa với Thế Nhân lúc nào đó cô sẽ gặp được một người khác, bắt đầu một tình yêu mới nhưng sao nghe lòng buồn phiền ảo nảo. Nhớ lại thời sinh viên mong ngóng được mối tình, mãi tới giờ mới có một người để yêu, nay nhen nhúm việc phải chia tay nhau ai không nghe lòng ủ rũ. Nếu chia tay vì không cùng chung ý hướng hoặc vì không có duyên nợ, đằng này cả hai cùng có ý muốn tìm kiếm viên ngọc. Lý do đó đã đẩy đưa hai người gần gũi nhau, đã làm cho Xuân Dương khấn khít mà nhớ lại ngày thơ ấu. Việc tìm kiếm là việc thường tình của tuổi trẻ, việc ham muốn để tận hưởng viên ngọc ai mà không thích. Để rồi toàn là gặp sự “dối lừa”, không ai mà không cay cú. Xuân Dương rất hiểu nổi buồn của Thế Nhân, một người xem ra vậy mà thông minh. Nắm giữ một thông tin nhỏ nhoi trên tờ giấy vụn, mà cuối cùng gần như tìm thấy vật mà anh cần tìm. Xuân Dương hoàn toàn mù tịt, tất cả chỉ vì không nhớ rõ ràng mọi chuyện. Ai cũng muốn giữ cho mình một mối tình đẹp, ai cũng muốn chung thuỷ với người mình yêu, nhất là con gái muốn mãi mãi với mối tình ban đầu ấy, giờ hiển hiện cái việc chia tay nhau làm sao cô chịu đựng nổi. Mấy ngày không trở lại Huế đi làm, nhưng đi làm trong tình trạng đau khổ như thế này cũng không làm lụng gì được hơn. Bà của Xuân Dương nao núng vì nét u sầu tĩnh mịt của cháu. Bà ấm ức vì con gái nào cũng mắc phải cái chứng yêu tha thiết người mình yêu...không đủ bản lĩnh để rứt nó ra tỉnh táo. Bà trông thấy cháu gái khổ tâm. Bà khuyên Xuân Dương bằng mấy lời thú nhận: Viên ngọc bà đang giữ, chỉ khi nào người ta yêu con không có điều kiện gì. Ta sẽ đưa cho con... Tưởng bà nói chỉ để cho lòng dạ con cháu vui, nên không để lòng. Mấy ngày còn ở Nghệ An, Xuân Dương nhớ Thế Nhân vô bờ. Bà Xuân Dương nao núng chưa biết tính sao...Thắc mắc không biết vì sao những người đàn bà họ Đặng can trường, nhưng cũng là những người yêu đắm say một ai là yêu tới chết. Không đành nhìn cháu mình nhớ nhung Thế Nhân, bà nói một thôi một hồi: Từ khi có được viên ngọc vua ban. Tất cả các con cháu đều mang họ của mẹ. Bà đâu có đưa viên ngọc cho thằng cháu quí tử giữ đâu, dù gì nó cũng là con trai. Con cái sẽ mang dòng Đặng, họ của cha nó. Ngoài ra Tộc Đặng còn do những người đàn bà truyền đi, tại sao con của ta đẻ ra mà không mang họ ta mà phải là họ của chồng. Ta có viên ngọc quí, thì ta sẽ làm được việc đó. Bà của Xuân Dương cho biết lợi hại của viên ngọc, rồi dựa trên tính toán ấy mà vạch ra hướng đi cho Xuân Dương: Nếu người nào yêu con, bắt buộc anh ta phải nghe theo lời thỉnh cầu của con. Người đó phải nghe theo mình mà đặt tên con phải mang dòng họ Đặng, như thế ta mới trau viên ngọc cho con. Xuân Dương nghe mà lòng buồn rầu, việc đó là cả một hệ thống từ trước tới giờ đều mang họ cha. Thay đổi việc đặt họ cho con chỉ khi đứa con ấy không có cha, vậy thì yêu làm gì nữa khi không có Thế Nhân bên cạnh. Con nào mà không có cha...- Bà Xuân Dương cằn nhằn- Đàn ông không có chỗ đẻ mà đẻ cho nó một lứa là may phước lắm rồi.Nghĩa là khi ta thương chồng, ta thương con...thì chồng ta cũng phải vậy, yêu ta thì phải có biểu hiện chứ. Khi sinh nở cho họ những đứa con, thì họ phải chấp nhận việc mang họ mẹ để biểu hiện tình yêu ấy. Chứng tỏ đàn bà đâu phải chỉ là máy giặt...À bà lộn...máy đẻ, mang nặng đẻ đau để rồi thôi. Máy giặt cũng đúng, mà máy đẻ cũng đúng. Con bạn con có chồng nó nói như vậy...Nó bảo có chồng rồi, chỉ toàn giặt giũ cho chồng. Sau có con thì tiếp tục giặt giũ cho con...- Xuân Dương đở lời cho bà, cũng có ý phĩnh nịnh. Vì nói lộn, cụt hứng nên bà không nói nhiều nữa. Xuân Dương bơ phờ vì những dự định khó khăn của bà. Giờ cô biết sờ sờ viên ngọc ở đâu, nếu như cô cứ khư khư giấu kín như bà, chắc có lẻ tình yêu của cô cũng phải chia xa. Xuân Dương ấm ức vì như thế buồn lắm. Bỗng cô nghĩ ra một chuyện: Bà ơi! Viên ngọc dù sao cũng là do vua ban tặng. Việc truyền dòng họ Đặng cũng chỉ là qui ước. Hay ta đem tặng lại cho Bảo Tàng Huế, trước sau gì người ta cũng tìm ra viên ngọc này, mình đem tặng hay hơn là đợi đến khi ấy. Tặng sao được, ta giữ vì giá trị của viên ngọc. Còn dòng tộc họ Đặng nữa. Bà quả là tham...Con trai dòng tộc họ Đặng, theo truyền thống đã có cách cho con cái mang dòng họ rồi. Còn con gái bà cũng muốn... Ta có viên ngọc quí, ta giữ bên mình sẽ làm được. Từ thời bà cố tới giờ đều làm như vậy. Bà cũng thấy rằng cứ khư khư như những dự tính của bà rất khó, bởi vì truyền thống muôn đời. Tuy rằng người ta mãi nói nam nữ bình quyền, nhưng hãy thử đặt tên con mang họ vợ sẽ biết phản ứng của dư luận thế nào? Áp đặt xưa nay không gột rửa được. Phải chi là viên ngọc chỉ là đồn thổi, không có thực thì Thế Nhân đòi hỏi là điều vô lý. Nay nó sờ sờ trong tầm tay, và bà của Xuân Dương đang cất giữ...Giấu giếm không cho ai biết cả tựa như là tiếp tục gian dối người mình yêu, lương tâm phán xét lỗi thuộc về mình. Chia tay nhau hoàn toàn là do mình Tuy cảm giác bà của Xuân Dương cứng rắn, nhưng sự thực bà là người rất hay mủi lòng. Hai bà cháu đáp xe lửa đi đến Huế, chiều đến Huế ghé nhà trọ cùng ở với hai cháu. Bà nghe việc bà chủ nhà cản trở Thế Nhân, tưởng là bà Xuân Dương cám ơn. Ai dè bà “nhai đầu” Bà chủ cho thuê nhà: Cháu tôi nó nay sắp hai mươi bảy. Tụi nó yêu nhau ở chung cùng nhau có sao đâu. Bà cản trở để được gì nào? Bà nhớ lại đi, hồi trước tụi mình chỉ mới mười bốn mười lăm có chồng hết ráo... Bà lạ, nhưng mà nghĩ lại hồi xưa sao mình chồng con sớm quá nhỉ. Mười lăm tuổi tôi đã sinh đứa cả, vậy mà lúc tôi ba mươi tuổi mắng mỏ nó nhí nha nhí nhảnh. Nghĩ tôi làm vậy cũng kỳ...Yêu nhau mà cản trở không được ăn ở với nhau nghĩ cũng bực thiệt. Chớ sao! Mười lăm tuổi thời nay nó to xác hơn ta ngày xưa. Người ta bây giờ qui định là mười bảy tuổi, cũng khổ tâm ghê. Bà có ăn trầu không bà? Bà có thì đem tôi nhai tí...Có điều nhai trầu, tiếc nuối thời con gái sung mãn. Bà có thấy kỳ không? Tiếc thiệt, nhiều chuyện cấm đoán làm đôi lứa mất vui. Nhưng mà yêu lung tung quá như tụi trẻ cũng không nên. Con Dương nhà tôi có yêu ai lung tung gì đâu, cắm đầu ăn học tới giờ giấc này mà bà không chịu nữa sao? Tôi biết rồi, đã nói là tôi cũng hơi kỳ... Nói cho bà biết. Người ta bảo xây mười ngôi chùa không bằng cứu một mạng người. Bà làm vậy như giết con Dương... Làm nghề gì cũng có cái chán, tôi muốn bán phức miếng đất kinh doanh cái khác cho khoẻ. Miếng đất của bà bán tôi mua đó Chị có tiền à! Miếng đất của bà bán bao nhiêu?- Bà của Xuân Dương tung gối hành lý trên tay (trong đó có viên ngọc). Lần này thì nóng mặt thật sự- Tôi mua để xây khách sạn, tụi trẻ có vào không có cản trở như bà đâu. Miếng đất ước lượng có trên 50 cây vàng, viên ngọc giá trị rõ ràng là nhiều hơn. Hai bà cháu quyết định đem tặng cho nhà Bảo Tàng Huế, nơi mà nó cần thiết phải ở đó. Bà của Xuân Dương tối ngủ ôm cứng khừ bọc hành lý, bà lở miệng nói hách nên cảm thấy nguy hiểm. Vào năm 1961, nhân Quốc Khánh nước Việt Nam có đem trưng bày một số báu vật thời triều Nguyễn. Người ta phát hiện ấn triện của bà Hoàng hậu Nam Phương bị mất. Thời đó người ta quá hời hợt trong việc trưng bày báu vật thật, sau này khi bắt được bọn trộm. Bọn chúng mô tả là không mấy ai coi chừng, và từ đó có trưng bày thì người ta trưng bày những vật phẩm mô phỏng. Các chú làm sao thì làm, nhưng phải ghi nhận công lao cho một ngưuòi tên là Thế Nhân. À! Việc công khai trên báo chí là đương nhiên. Bà cứ yên tâm. Vì họ cần thời gian thẩm định, nhất là viên ngọc ấy là viên ngọc thời triều Nguyễn. Những người ở Viện Bảo tàng chỉ trưng bày mô phỏng, bởi vì vật phẩm thật sẽ thu hút bọn trộm cướp, vì đã có trường hợp xảy ra với ấn triện của hoàng hậu Nam Phương. Mấy ngày sau khi báo chí đăng tin viên ngọc thời triều Nguyễn được tìm thấy, hành trình tìm kiếm được ghi nhận cho Thế Nhân. Vì vậy Thế Nhân lại một lần nữa đến Huế để xem mắt viên ngọc, danh tiếng nổi như cồn mà không biết mặt mũi viên ngọc cũng khó ăn khó nói. Khi đứng trước gian hàng trưng bày, Thế Nhân thấy một viên bi to đùng, mà cứ ngỡ đó là viên ngọc thật. Anh lắc đầu: Ngày xưa nghèo khổ, viên bi to đùng như vậy không quí sao được...Bây giờ thiếu gì ở mấy tiệm tạp hoá. Ờ!- Xuân Dương nghe vậy đành ngặm tăm. Lần trước thật lòng thì cho mình lừa, đằng nào chú ấy cũng bị lừa nhiều lần rồi. Cô đã đợi anh mấy ngày qua, biết thế nào Thế Nhân cũng trở ra Huế để nhìn tận mặt viên ngọc. Gặp Xuân Dương, Thế Nhân không thể giấu giếm tình cảm của mình được nữa, ôm chặt Xuân Dương giữa sảnh đường: Quỷ sứ ơi! Miệng quỷ sứ hôi quá... Ở gần nhau, con người ta kích hoạt các cơ quan nội tạng...không hôi mới lạ. Trong khi đó, Đoàn làm phim cũng đón biết trước tình cảnh này. Họ đặt máy quay phim sẳn sàng bấm máy mấy ngày nay. Albeto- Toàn muốn làm một phim tư liệu về Hành Trình Tìm Kiếm Viên Ngọc, cảnh thực như thế thì phải tranh thủ. Phim còn được mấy tay nhà văn kết hợp viết lời bình thì còn gì bằng. Cả hai không hay rằng mình được thu hình, Thế Nhân nói chỏng không: Thực sự cuộc đời con người ta là luôn đi tìm cái gì đó. Đi tìm viên ngọc, chẳng qua là đi tìm tình yêu cho mình. Vậy là chú đã thấy tình yêu của mình rồi đó chứ. Có muốn Dương thay đổi cách xưng hô không. Ê! Mình bây giờ lại thích gọi là “chú” nì...Danh xưng chẵng qua là bình phong ban đầu, coi như tiếng Anh chỉ có “I” và “you” vậy thôi. Giờ nghe tiếng gọi “chú” quen thuộc, cảm giác lại thích hơn, miễn sao yêu nhau là chính. Xưng hô không quan trọng. Thế Nhân đâm ra nghiện kiểu xưng hô của Xuân Dương. Gọi “chú này chú nọ” gì đi nữa, mà có tình yêu thiết tha với mình là được. Hai con tim đó đang hoà cùng một nhịp, thích ngắm nhìn nhau suốt. Thế chú tiếp tục tìm cái gì nữa không? Bắt đầu tìm kiếm lại phải chững chạc hơn. Có tìm gì cũng đừng quá hời hợt như tìm viên ngọc. Là sao? Bắt đầu lại với lịch sử với 18 đời vua Hùng. Theo “chú” thấy có hơn 18 đời vua... Lại chĩnh sửa lịch sử. Người ta viết sao mình học lại như thế. Tính chú cũng còn mơ hồ... Người thông minh phải qua cái nhìn của họ một lần nữa. Vả lại, chỉnh sửa và nghi ngờ mới đi tìm... Vậy chú định đi tìm điều gì. Năm tới là năm 2010, người Việt Nam thế nào cũng nhìn lại lịch sử. Con người không có biết lịch sử là con người không biết mình tồn tại ở đâu. Bắt đầu lại từ đầu, theo chú thấy có hơn 18 đời vua Hùng Vương. Chú nói vậy ai mà chịu. Cái vì cũng phải có chứng minh hoặc những sự việc để minh hoạ. Ngày xưa sức đếm của con người còn hạn chế, họ dùng ngón tay ngón chân để đếm. Ngoài hai ngón chân cái chừa cho Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, thì số ngón còn lại chỉ có 18. Nếu ngoài số ngón trên bàn tay và chân, thì họ hạn chế...Thế này Thôi đi! Chú có chuyên tâm nào đến hiện tại không? Đại loại như chuyện gì? Truyền thuyết thấy bà Âu Cơ sinh ra trăm trứng, thế mà không có ai được mang họ mẹ. Giờ đây chỉ một hai đứa con, chú có khi nào cho nó mang họ mẹ. Mấy ông viết văn có khi đổi tên mình, chỉ lấy bút hiệu. Tên họ không quan trọng, miễn sao cho mình đứa con được rồi... Hai người tiếp tục qua cầu Tràng Tiền, bấy giờ Xuân Dương nghe vui quá liền chạy. Không những Thế Nhân đuổi theo mà đoàn làm phim cũng vác máy quay hụt hữ, cố quay cảnh ấy. Hết. 7/2009- 5/12/2009