Trong số các bài phê bình có tính thuyết phục nhất về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam là Mỹ đã không nhận ra Hồ Chí Minh như một "Tito" tiềm năng ở Á Châu. Quan điểm này cho rằng Hồ đã luôn luôn quan tâm với độc lập và khả năng tồn tại của một Việt Nam có chủ quyền nhiều hơn so với việc phục vụ quyền lợi và mệnh lệnh của Moscow và Bắc Kinh. Với ủng hộ của Mỹ, các lập luận viết tiếp, Hồ sẽ phải đưa ra một số hình thức trung lập trong cuộc xung đột Đông-Tây và duy trì VNDCCH như một tường cản tự nhiên và bền vững ngăn sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía Nam. Vì vậy, dù không phải là "màn che để Mỹ dùng che chắn cộng sản," Hồ đã sẽ phục vụ các mục đích lớn hơn cho chính sách của Mỹ ở Á Châu. Mặc dù trọng tâm của cuộc điều tra nghiên cứu này là về thời gian ngay sau Thế Chiến II, lúc mà việc hỗ trợ Hồ chống Nhật, chống thực dân là tương đối dễ dàng, [lý luận] thường cho rằng Mỹ đã bỏ qua một cơ hội khác sau Hội nghị Geneva 1954 - và thực sự, rằng [nếu] Hoa Kỳ chấp nhận Hồ và một Việt Nam cộng sản, đó có thể là con đường duy nhất cho hòa bình ở Đông Nam Á ngày nay. Lập luận lịch sử (1945-1954) có một tiếng chuông thuyết phục. Dưới ánh sáng của các chi phí hiện tại và hậu quả của sự tham gia của Hoa Kỳ tại Việt Nam [người dịch thêm: Tài liệu Bí Mật Ngũ Giác Đài được viết từ 6/1967 đến 1/1969 – xem http://en.wikipedia.org/wiki/Pentagon_Papers], bất kỳ cách nào đã làm xưa kia đều có thể có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng có thể rằng một Việt Nam cộng sản năng động và thống nhất theo Hồ Chí Minh sẽ bành trướng mạnh mẽ, từ đó sẽ gây nên những vấn đề khó khăn không lường trước được, và trong một chừng mực nào đó có thể so sánh với những khó khăn hiện nay. Nhiều tác giả đã đưa ra một phiên bản hay một giả thuyết "Tito" khác. Một số đưa ra luận cứ chính là: một chính sách khác của Mỹ có thể đưa Hồ vào thế không liên kết và chống Bắc Kinh. Nhiều tác giả khác lại nhấn mạnh về hệ quả tất yếu mà Hồ bị buộc phải phụ thuộc vào Bắc Kinh và Moscow là do sự chống đối hay thờ ơ của Mỹ. Cho dù Hồ là một người quốc gia hay là một người cộng sản không phải là vấn đề, tất cả các tác giả được trích dẫn dường như đồng ý rằng Hồ là một người cộng sản, và một nước Việt Nam cộng sản có thể sẽ thành hình dưới sự lãnh đạo của ông ta. Thay vào đó, lập luận trung tâm của họ là những gì họ nhận thức được rằng Hồ sẵn sàng tuân phục các mục tiêu, hình thức, và kỷ luật quốc tế cộng sản để đạt được độc lập và thống nhất của Việt Nam. Một vài tác giả ủng hộ công khai về một Việt Nam cộng sản chỉ trên cơ sở một chủ nghĩa “cộng sản dân tộc” đứng đầu là Hồ sẽ đủ mạnh để tồn tại bên cạnh Trung Quốc. Họ nhấn mạnh Hồ nỗ lực trong năm 1945 và 1946 để có được sự ủng hộ của phương Tây, và chỉ ra rằng ác cảm với Trung Quốc là một trụ cột của dân tộc Việt. Nhiều người thừa nhận rằng sự tương tự với Tito là không hoàn toàn phù hợp. Không giống như Tito, Hồ lên nắm quyền sau Thế Chiến mà không cần sự trợ giúp của các nhà nước cộng sản khác. Về cơ bản, không có sự tương tự như thế cho đến năm 1948, khi cuộc thử nghiệm với Tito có vẻ sẽ chạy suông sẽ. Tuy nhiên, các tác giả này đã chỉ ra rằng nếu Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thuận lợi khi họ bỏ qua một bên sự ghê tởm của mình với cộng sản Tito trong những quan tâm ngăn chận Nga bành trướng ở Âu Châu, thì Hoa Kỳ cần phải sẵn sàng để thích ứng với cộng sản Hồ Chí Minh, về những mục tiêu tương tự ở Á Châu. Phê phán này thường kết thúc với lời buộc tội rằng mục đích của Mỹ ở Đông Nam Á là chỉ đơn giản và duy nhất là lo ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản. (Tab 1) Một cuộc xét nghiệm về sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh trong những năm 1950 có thể giúp ta cơ sở để thu hẹp phạm vi các ức đoán liên quan đến Hồ và chính sách của Mỹ. Từ cái nhìn đó, có điều hiển nhiên rằng người mà vào năm 1945 đã trở thành Chủ Tịch của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là một người chín chắn, một người cách mạng toàn tâm toàn trí, là người đã trải qua những khó khăn nghiêm trọng để phụng sự cho chính nghĩa Độc Lập cho Việt Nam ra khỏi tay Pháp. Năm mươi lăm tuổi vào năm 1945, ông đã là một người cộng sản được 25 năm - là một trong những thành viên sáng lập của Đảng Cộng sản Pháp và đại biểu Quốc tế cộng sản ở Á Châu trong mười lăm năm trước chiến tranh thế giới thứ II. Ông sinh ra ở Nghệ-An, một tỉnh truyền thống sinh sản ra những người đi làm cách mạng, có một người cha bị cầm tù bởi người Pháp vì các hoạt động dân tộc, và đã theo học một trường học ở Huế [Quốc Học], nơi được biết đến với chủ nghĩa dân tộc cực đoan giữa các học sinh của trường. Lưu vong khỏi Việt Nam từ 1910 đến 1940, bị cầm tù ở Hồng Kông và Trung Quốc, không gia đình, không nhà, không danh tiếng, không tài sản và bạn bè bên ngoài phạm vi hoạt động bí ẩn của Quốc Tế Cộng Sản, rõ ràng là ông đã cống hiến mình một cách vô vị lợi trong tất cả những năm cách mạng ở Việt Nam. Ruth Fischer, một cựu cộng sản Đức trước đây, một trong những người biết Hồ trong thời kỳ này, đã viết, "Chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh đã gây ấn tượng cho chúng tôi, những người cộng sản sinh ra và lớn ở Âu châu được nuôi dưỡng trong một loại màu xám của quốc tế cộng sản trừu tượng." Đối với Hồ, bây giờ trở lại với Á Châu, Thế Chiến thứ II đã mở con đường mới [cho ông] để đạt được mục tiêu lâu dài của mình. Pháp mất uy tín tại Việt Nam thông qua việc hợp tác với Nhật của Vichy, và sau đó vào năm 1945 đã bị Nhật lật đổ hoàn toàn khỏi quyền. Trong khi đó, Hồ đã xây dựng Việt Minh, một tổ chức chính trị rộng lớn duy nhất, thành một tổ chức kháng chiến có khả năng và hửu hiệu chống cả Nhật hay Pháp. Hồ là nhà lãnh đạo duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh với cả nước theo sau, ông được đảm bảo có sự trung thành rộng lớn hơn nữa của nhân dân Việt Nam. Vào tháng Tám năm 1945, ông lật đổ Nhật, đạt được sự thoái vị của Bảo Đại, thành lập VNDCCH, và tổ chức tiếp đón các lực lượng chiếm đóng của Đồng Minh - trong đó VNDCCH đóng vai trò như một chính phủ Việt Nam đương nhiệm. Chỉ trong vài tuần trong tháng 9 năm 1945, Việt Nam - lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử hiện đại của minh – thoát khỏi sự thống trị nước ngoài, và thống nhất từ Bắc chí Nam theo Hồ Chí Minh. Hồ trở thành tâm điểm của lòng nhiệt thành dân tộc gợi lên bởi sự kiện này [cướp chính quyền trong tay Nhật] và [những sự kiện] sau đó. Mặc dù thừa nhận chính phủ VNDCCH nhưng các nhà lãnh đạo của các đảng đối thủ là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội không lãnh đạo được một cơ sở quần chúng nào, và kể từ khi họ liên kết chặt chẽ với Quốc dân Đảng Trung Quốc, đã chia sẻ hết lòng những chê bai chống Trung Quốc với nhân dân miền Bắc Việt Nam. Tại miền Nam Việt Nam, do mưu đồ của Pháp, và sự mất đoàn kết giữa những người Việt Nam đã loại trừ sự xuất hiện của một đối thủ để cạnh tranh với Hồ. Khi Pháp đưa vũ lực ra để khôi phục lại việc chiếm đóng Việt Nam, Hồ một lần nữa trở thành người đứng đầu của kháng chiến Việt, và Việt Minh đã trở thành những nhân vật quốc gia đóng vai chính. Do đó, Hồ Chí Minh, do cả hai [yếu tố]: uy tín riêng của mình và sự thiếu cạnh tranh, đã trở thành hiện thân của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Hồ, tuy nhiên, nhận thấy cả chính mình, phong trào [Việt Minh], và chính phủ của ông chịu nhiều áp lực lớn. Trong nước, các đảng phái Việt được Trung Quốc ủng hộ tấn công sự thống trị của cộng sản trong chính phủ của ông. Vì lợi ích đoàn kết dân tộc, Hồ giải thể Đảng Cộng sản, tránh nghiêng về cộng sản, tuyên bố tổng tuyển cử, và đảm bảo các phe phái tranh vào chính phủ sẽ có đủ đại diện dựa theo tỷ lệ ủng hộ của dân chúng dành cho họ. Áp lực bên ngoài từ Pháp và Trung Quốc tỏ ra còn khó khăn hơn. Người Pháp lợi dụng sự suy yếu tương đối của Việt Minh ở miền Nam Việt Nam, và các bất đồng trong số những người Việt Nam có thể lật đổ chính phủ VNDCCH ở Sài Gòn, và lực lượng Việt Minh buộc phải tiến hành chiến tranh du kích. Trong nạn đói tàn phá miền Bắc Việt Nam, từng đám người Tầu bộ thuộc đám lãnh chúa Trung Quốc với đầu óc chiến lợi phẩm đã bất ngờ tấn công các [chính quyền] VNDCCH, thay thế các tổ chức chính quyền địa phương với các Ủy Ban do họ tài trợ và cướp bóc một cách có hệ thống. Hồ đã thất bại trong việc tìm kiếm viện trợ nước ngoài thậm chí không được cả Liên Xô giúp. Hồ cuối cùng (tháng Ba năm 1946) đã đàm phán với người Pháp, chấp nhận sự hiện diện quân Pháp ở Bắc Việt Nam trong một thời gian là năm năm đổi lại là các bảo đảm mơ hồ của Pháp để VNDCCH như một "nước tự do trong Liên hiệp Pháp". Khi Hồ bị các yếu tố ủng hộ Trung Quốc trong VNDCCH tấn công về chuyện này, ông tuyên bố: "Các ộng ngu ngốc lắm. Các ông có thấy chuyện Trung Quốc ở lại là có nghĩa gì không? Đừng quên lịch sử mà lần chót mà người Trung Quốc đã đến, họ đã ở lại 1000 năm! "Người Pháp là người nước ngoài. Họ còn yếu kém. Chủ nghĩa Thực Dân đang hấp hối. Không gì có thể đứng vững dưới áp lực thế giới cho nền độc lập. Họ có thể ở lại trong một thời gian, nhưng họ sẽ ra đi bởi vì người da trắng đã hết thời ở Á Châu. nhưng nếu người Trung Quốc ở lại bây giờ, họ sẽ không bao giờ ra đi. "Đối với tôi, chẳng thà tôi ngửi cứt của Pháp thêm năm năm, còn hơn là ngửi cứt cho Tầu suốt cuộc đời còn lại của tôi." Câu hỏi lịch sử chưa được giải quyết, tất nhiên, là ở mức độ nào mục tiêu dân tộc của Hồ vượt lên trên niềm tin cộng sản trong hoạt động của ông?. Dường như Hồ đặt điều trước [dân tộc] lên trên điều sau [cộng sản] không chỉ là vấn đề che đậy, mà ông đã thực hiện việc giải thể Đảng và sự hình thành [thay thế bằng] một “Hội [Nghiên Cứu] chủ nghĩa Mác”, nhưng đồng thời cũng có thể là kết quả của một sự nghi ngờ về chủ nghĩa cộng sản như một hình thức chính trị thích hợp cho Việt Nam. Bảo Đại được cho là đã nói rằng: "Tôi thấy Hồ Chí Minh bị đau khổ. Ông ta đã chiến đấu một trận chiến với chính mình. Ông ta đã có cuộc đấu tranh riêng của mình. Hồ đã nhận ra rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là tốt nhất cho đất nước, nhưng nó đã quá muộn... Cuối cùng, ông không thể vượt qua lòng trung thành của mình vào chủ nghĩa cộng sản”. Trong các cuộc đàm phán giữ nguyên trạng với Pháp ở Paris vào mùa thu năm 1946, Hồ kêu gọi người Pháp "cứu ông khỏi những kẻ cực đoan" trong Việt Minh bằng một số nhượng bộ có ý nghĩa cho độc lập của Việt Nam, và ông đã nói với Đại sứ Hoa Kỳ rằng ông không phải là cộng sản. Có lời đồn là ông là đã khẳng định tại thời điểm đó rằng Việt Nam chưa sẵn sàng cho chủ nghĩa cộng sản, và tự mô tả mình như là một người Mác Xít. Trả lời câu hỏi của một nhà báo, Hồ tuyên bố rằng ông có thể giữ trung lập như “Thụy Sĩ" trong cuộc đấu tranh quyền lực trên thế giới đang xảy ra giữa cộng sản và phương Tây. Nhưng những điều trên và những tuyên bố khác đều có thể [hợp lý] đến từ một người theo Lê Nin hay một người theo chủ nghĩa dân tộc toàn tâm toàn ý. Những tuyên bố và hành động của Hồ sau năm 1949 [Mao chiến thắng ở Trung Quốc], và những liên kết chặt chẽ xảy ra sau đó của ông với khối Trung-Xô, là để hỗ trợ xây dựng chủ nghĩa Lênin. Tuy nhiên, từ sau đó, lời Mỹ khẳng định “Hồ là một người cộng sản kiên định” có thể là lời tiên tri nay đã thành sự thật. (Tab 2) Tuy nhiên vẫn còn vấn đề về việc Hồ trực tiếp kêu gọi Mỹ can thiệp vào Việt Nam, điều mà ngay cả một người Lênin-nít [như Hồ] có thể đã phải do dự. Chuyện này xảy ra (vào cuối 1945, đầu 1946) ngay sau khi Pháp tái chiếm bằng quân sự miền Nam Việt Nam, trong khi đó những lãnh chúa Trung Quốc Quốc Dân Đảng đã tập trung tại Hà Nội, và trước Hiệp Định ngày 6 năm 1946 ký với Pháp. Tuyệt vọng, Hồ đã hướng sang Hoa Kỳ, một trong số những cường quốc, yêu cầu “can thiệp ngay lập tức” vào Việt Nam. Có ít nhất tám lần thư liên lạc từ Hồ gửi đến Tổng Thống Hoa Kỳ, hoặc Bộ Trưởng Ngoại Giao, từ tháng Mười năm 1945 đến tháng Hai năm 1946. Hồ trước đó đã chuyển tải, trong tháng tám và tháng chín năm 1945, thông qua nhóm O.S.S, đề nghị rằng Việt Nam được hưởng “cùng một quy chế như Philippines” được sự giám hộ trong một thời gian không xác định trước khi được độc lập. Với chiến sự bùng nổ ở Nam Việt Nam, tháng 9, tháng 10 năm 1945, ông bổ sung thêm các yêu cầu chính thức gửi cho Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc để can thiệp chống lại Pháp xâm lược, trích dẫn Hiến chương Đại Tây Dương, Hiến chương Liên Hợp Quốc, và một chính sách ngoại giao gửi cho Tổng thống Truman vào tháng Mười năm 1945, ủng hộ quyền dân tộc tự quyết. Liên lạc cuối cùng của Hồ Chí Minh với Mỹ trong tháng Chín năm 1946, khi ông đến thăm Đại sứ Hoa Kỳ ở Paris để yêu cầu một cách mơ hồ Hoa Kỳ hỗ trợ cho Việt Nam Độc Lập trong Liên hiệp Pháp. Không có hồ sơ nào của Hoa Kỳ ghi nhận là có trả lời cho bất kỳ kêu gọi giúp đỡ nào của Hồ. Những chỉ thị còn tồn tại của một nhà ngoại giao Mỹ đã tiếp xúc với Hồ vào tháng Mười Hai năm 1946, cho thấy mối bận tâm của Mỹ với gốc gác cộng sản của ông và e ngại rằng ông có thể thiết lập một nước "do cộng sản thống trị, theo định hướng của Moscow." Hai tháng sau đó, khi chiến tranh Pháp-Việt Minh ở miền Bắc Việt Nam xảy ra, Ngoại trưởng Marshall nhấn mạnh rằng chúng ta không mất cái nhìn thực tế rằng Hồ Chí Minh đã kết nối trực tiếp với Cộng sản và chúng ta phải rõ ràng rằng chúng ta không quan tâm đến việc nhìn thấy một chính quyền của đế quốc thực dân thay thế bởi ý thức hệ và các tổ chức chính trị bắt nguồn từ và bị kiểm soát bởi điện Kremlin ". Trong tháng năm 1949, Ngoại trưởng Acheson thừa nhận rằng, có " khả năng trên lý thuyết “ là thành lập một nhà nước Cộng sản quốc gia theo mô hình của Nam Tư trong bất cứ vùng lãnh thổ nào mà Quân đội Liên Sô không vươn tới được, nhưng đã chỉ ra rằng: "Câu hỏi liệu Hồ theo chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn chủ nghĩa Cộng Sản không là không thích đáng. Tất cả các Stalin-nít tại các thuộc địa đều là người dân tộc chủ nghĩa. Với những thành quả cho mục đích quốc gia (như là độc lập) mục tiêu của họ nhất thiết là phải biến nhà nước thành lệ thuộc cho những mục tiêu của Cộng Sản và tàn nhẫn tiêu diệt không chỉ các nhóm đối lập, mà còn tất cả những yếu tố bị nghi ngờ là chệch hướng dù là nhỏ nhất.... " Trong những năm đầu của thập niên 1950, VNDCCH của Hồ đã nằm trong tầm với của quân Trung Quốc của Mao Trạch Đông, và Hồ đã công khai chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Bộ Trưởng Acheson tuyên bố rằng việc công nhận VNDCCH của khối [XHCN] “phải nên loại bỏ bất kỳ ảo tưởng nào về tính chất dân tộc chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh nhằm đến và cho biết. Hồ trong màu sắc thật sự của mình là kẻ thù chết người cho độc lập bản địa Việt Nam". Tuy nhiên, hành vi của Hồ trong những năm 1949-1950 là thái độ ủng hộ một cách thuyết phục chính sách của Mỹ tại thời điểm đó, nó không nhất thiết giải thích được sự háo hức trước đó của Hồ là muốn Mỹ và Liên Hợp Quốc can thiệp vào Việt Nam, cũng không phủ nhận sự gia tăng giả thuyết một "Tito" khác áp dụng cho thời gian những năm 1945-1947. Trong thời gian đó, có thể nói được rằng Hoa Kỳ chỉ dành cho Hồ những lựa chọn ít ỏi. Ông ta đã không nhận những trả lời về những yêu cầu của mình. Sau năm 1946, không chỉ việc thông tin liên lạc trực tiếp giữa Hồ Chí Minh và Mỹ đã bị cắt đứt, còn có những tín hiệu hầu như không khuyến khích mà ông ta nhận được từ Mỹ. Trong khi đó chiến tranh Đông Dương đã bắt đầu một cách nghiêm trọng vào cuối năm 1946, thiết bị quân sự Mỹ đã được càc lực lượng Pháp sử dụng để đánh người Việt và Mỹ đã sắp xếp tín dụng cho nước Pháp được mua trị giá 160 triệu US$ các phương tiện vận chuyển và thiết bị công nghiệp hỗn hợp để sử dụng ở Đông Dương. Những bình luận công khai của Bộ Trưởng Ngoại Giao George C. Marshall trên cuộc chiến nổ ra vào tháng Giêng 1947 được giới hạn trong một hy vọng rằng "một cơ sở Thái Bình Dương để điều chỉnh những khó khăn có thể được tìm thấy," và trong vòng sáu tháng Kế hoạch Marshall đã ném thậm chí còn lớn hơn những khí tài của Mỹ vào tay Pháp. Sự thật đơn giản là dường như Hoa Kỳ biết rất ít về những gì đã diễn ra bên ở Việt Nam và chắc chắn là có ít quan tâm về Việt Nam hơn là về Pháp. Biết ít và quan tâm ít hơn có nghĩa là những vấn đề thực sự và những lựa chọn khác nhau đã được nhận thức, nhưng lờ mờ. Ví dụ Mỹ có thể tự đặt câu hỏi - "chúng ta có phải thực sự phải hỗ trợ cho Pháp ở Đông Nam Á để hỗ trợ cho một nước Pháp không cộng sản trong nội bộ [nước Pháp] và ở Âu Châu?" Một câu hỏi chúng ta có thể tự hỏi là - "Nếu sự lựa chọn của Hoa Kỳ tại Việt Nam thực sự đi đến [chọn lựa giữa] chủ nghĩa thực dân Pháp hay Hồ Chí Minh, nên chăng Hồ tự động bị loại trừ?" Cũng vậy, "Nếu sự lựa chọn của Mỹ là Pháp, liệu Pháp có bất kỳ cơ hội thực sự nào để thành công, và nếu có thì với giá nào?" Ngay cả trước khi chiến tranh thế giới II kết thúc, Washington đã đặt những quyết định số phận của Hồ Chí Minh vào trong tay của Pháp. Tuy nhiên có thể có lập luận là Hoa Kỳ có thể khẳng định rằng Paris sẽ mua chuộc Hồ và trao độc lập cho Đông Dương mà không gây nguy hiểm cho mối quan hệ cơ bản giữa Mỹ và Pháp ở Âu Châu. Cũng như Mỹ đã nhận ra tầm quan trọng hàng đầu của Âu Châu hơn bất kỳ chính sách theo đuổi nào ở các nơi khác, chính phủ Pháp có lẽ đã sớm nhận ra (nếu nó đã không làm như vậy) rằng không chuyện gì được làm mà nó có thể làm suy yếu nghiêm trọng đến việc Mỹ chấp nhận lợi ích chung trong sự phục hồi và an ninh chung của Âu Châu. Hơn nữa, việc này đã không đạt được một bộ phận đủ lớn của cộng đồng Pháp để hỗ trợ những nỗ lực thanh nhã của Hoa Kỳ nhằm kéo Pháp ra khỏi Đông Dương. Tuy nhiên, cũng có thể là "thuyết Tito" nếu được Pháp đồng ý thì Pháp sẽ biện minh rằng mình không đủ khả năng. Không một chính phủ Pháp nào có thể đưa ra và làm sống sót một chính sách thực sự tự do đối với Hồ vào năm 1945 hoặc 1946 thậm chí là cộng sản Pháp sau đó đã ủng hộ việc chuộc lại quyền kiểm soát Đông Dương. Tuy nhiên, từ năm 1946, máu đổ đã làm chính sách Pháp thêm cứng rắn. Như trước đây, giải pháp thay thế Hồ không bao giờ được dự tính nghiêm túc. Đại diện Pháp trái lại không cho rằng Hồ Chí Minh sở hữu thực sự một sức mạnh chính trị trong nhân dân Việt Nam. Trong khi việc gọi Hồ là một George Washington thứ hai có thể là quá đáng, nhưng không có nghi ngờ gì về việc ông ta được công nhận như là người lãnh tụ duy nhất của kháng chiến Việt Nam trong thời chiến, và là người đứng đầu của một phong trào chính trị mạnh nhất và có mặt trên toàn cõi Việt Nam. Cũng không nghi ngờ gì nếu thử nghiệm bằng cách đầu phiếu thì chỉ có Việt Minh của Hồ là có thể đạt được phiếu ở tận thôn ấp. Washington và Paris, tuy nhiên, không tập trung vào thực tế sức mạnh của Hồ Chí Minh, mà chỉ [tập trung] vào hậu quả của sự cai trị của ông này. Paris đã xem Hồ như là một mối đe dọa ngăn cản Pháp lấy lại đặc quyền kinh tế, văn hóa và chính trị ở Đông Dương. Hoa Kỳ, cảnh giác về nền tảng cộng sản được biết của Hồ, đã e ngại rằng Hồ sẽ dẫn dắt Việt Nam vào quỷ đạo của Liên Xô, và sau đó là Trung Quốc. Sau này Tổng thống Eisenhower đã nhận xét về việc Hồ sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam với số phiếu 80% chiếu rọi qua tầm nhìn tăm tối của chúng ta về Việt Nam nhưng chính sách của Mỹ vẫn không sáng sủa. Trong dự đoán chót, hỗ trợ Hồ Chí Minh là sáng suốt lẫn nguy hiểm. Dù là cộng sản dân tộc chủ nghĩa hoặc [cộng sản] độc lập hoặc [cộng sản] trung lập có thể rõ ràng ngày nay, thì cái nhìn trong những 1945-1948 vẫn là mập mờ. Ngay cả việc nhìn thấy Tito thành công khẳng định độc lập của mình, Washington vẫn khó khăn nhảy vọt từ đó đến một trường hợp tương tự ở Á Châu. Dựa vào một Việt Nam "cộng sản dân tộc chủ nghĩa" như một bức tường thành cuối cùng chống lại Trung Cộng, thực sự, có thể được coi như một tính toán sáng suốt duy nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nguy cơ cũng nằm ở đó. Sức mạnh thực tế của Hồ Chí Minh tại Việt Nam có thể nghiêm túc chống lại lợi ích của Mỹ cũng như chống lại các lợi ích của Trung Quốc. Hồ Chí Minh là một người cộng sản mà tài lãnh đạo và nghị lực là nổi tiếng, kỷ luật sắt và hiệu quả của Việt Minh, khả năng chiến đấu đã được chứng minh của quân đội của ông, một dân tộc Việt năng động dưới sự lãnh đạo của Hồ, [tất cả] có thể đưa đến một thời kỳ nguy hiểm của chủ nghĩa bành trướng của Việt Nam. Lào và Cam-pu-chia sẽ dễ dàng trở nên những chọn lựa cho Việt Nam. Hồ, trên thực tế, luôn luôn coi mình là lãnh đạo của toàn thể Đông Dương và đảng của ông ban đầu được gọi là Đảng Cộng sản Đông Dương. Thái Lan, Malaysia, Singapore, và thậm chí Indonesia có thể là những chọn lựa tiếp theo. Nó có thể được xem là "thuyết domino" với Hồ thay vì của Mao. Và nó có thể đã được “domino” với Mao. Điều này có vẻ không hợp lý nhưng nó chỉ là một chút ít gì hơn một giấc mơ xấu so với những gì đã xảy ra với Việt Nam từ lâu nay. Con đường của sự thận trọng chứ không phải là con đường của rủi ro dường như là một lựa chọn khôn ngoan hơn. (Tab 3) I.C. THẢO LUẬN Các phiên bản của giả thuyết "Tito Á Châu " Tiểu sử chính trị của Hồ Chí Minh 1890-1950 Hồ Chí Minh liên lạc với Mỹ 1945-1946