Chương 10
1

    
ột Gáo huynh,
Tôi đã mua vé xe lửa đi Tửu quốc vào ngày 27 tháng 9, xem lịch, tàu đến vào hai giờ rưỡi sáng ngay 29, giờ giấc như thế là không tốt nhưng chẳng còn cách nào khác, huynh sẽ vất vả đấy.
Đã đọc “Rượu Bú Dù”, rất ấn tượng, gặp nhau sẽ nói kỹ.
Chúc tốt lành!
Mạc Ngôn

2
So với ghế cứng thì nằm trên giường cứng thật dễ chịu, vậy mà nhà văn Mạc Ngôn tuổi trung niên, thân hình phục phịch, tóc thưa, mắt bé tí, miệng trề xuống, không hề buồn ngủ. Tàu hoả chạy đêm, đèn trần tắt chỉ còn đèn chân giường ánh sáng vảng vọt. Tôi biết tính nết tôi rất hợp với Mạc Ngôn, nhưng cũng nhiều lúc mâu thuẫn. Tôi như con của ký cư, mà Mạc Ngôn thì như cái vỏ bọc cho tôi, Mạc Ngôn như chiếc nón che mưa che gió cho tôi, như tấm da chó giúp tôi chống lạnh, là chiếc mặt nạ tôi dùng để lừa gạt những phụ nữ tử tế. Có lúc cuả thật Mạc Ngôn là cục thịt thừa trên người, nhưng tôi không sao cắt bỏ, cũng như con của ký cư không thể vứt bỏ cái vỏ mà nó ở nhờ. Ban đêm tôi có thể tạm thời rũ bỏ anh ta, tôi trông thấy anh ta một đông mềm nhũn, phủ kín chiếc giường hẹp trên tàu, cá:, đầu to bự lắc lư trên gối mỏng, nghề viết văn lâu năm khiến anh ta thoái hoá đốt sống cổ, đau cứng, chuyển động khó khăn, quả tình tôi rất ngán anh chàng Mạc Ngôn này. Lúc này đây trong đầu anh chàng chất đầy những chuyện kỳ quặc: lũ vượn ủ rượu, vớt mặt trăng dưới nước lên, trận đánh xáp lá cà giữa anh trinh sát và người lùn, Yến Kim Ti nhả nước bọt làm tổ; thằng lùn nhảy múa trên bụng người đẹp; tiến sĩ rượu tằng tịu với mẹ Vợ; nữ ký giả chụp ảnh trẻ thịt chiên vàng; nhuận bút, xuất cảnh; chửi người… Trong một cái đầu mà chứa bấy nhiêu chuyện bát nháo, thử hỏi còn gì lạc thú ở đòi?
- Đến Tửu quốc rồi! Đến Tửu quốc rồi! - Cô nhân viên trên tàu có vóc người thanh mảnh lắc lư đi tới, tay vỗ bồm bộp chiếc kẹp vé - Đến Tửu quốc rồi, ai chưa đổi vé thì đổi nào!
Nhanh như chớp, tôi nhập lại với Mạc Ngôn làm một. Mạc Ngôn ngồi dậy trên giường cũng tức là tôi ngồi dậy trên giường. Tôi cảm thấy đầy bụng, cổ đau cứng, hít thở khó khăn, miệng hôi rình. Anh chàng Mạc Ngôn này quả là một vật hôi hám không sao xài nổi. Tôi trông thấy anh ta móc chiếc vé từ trong túi áo khoác ngoài đã mặc nhiều năm, đổi vé, rồi nhảy xuống giường, xỏ hai bàn chân thối hoắc vào đôi giầy thôi hoắc, hai bàn chân anh ta như hai con của ký cư đang tìm vỏ bọc. Anh ta ho lên hai tiếng, bọc chiếc ca uống nước trong chiếc khăn bông vừa để rửa mặt vừa để lau chân, nhét vào xắc du lịch màu xám, sau đó anh ta ngồi ngây ra một lúc, nhìn hồi lâu vào mái tóc của cô trình dược viên của một hãng dược phẩm đang ngáy đều đều ở giường dưới, rồi loạng choạng đi ra phía cửa toa xe.
Tôi bước xuống xe lửa, những giọt mưa thu màu trắng bay lượn trong ánh đèn vàng vọt. Sân ga vắng vẻ, chỉ có mấy người đàn ông mặc áo clài chậm rãi bước. Nhân viên phục vụ đứng co ro sau cửa toa không nói một lời, lặng lẽ như những con gà mái trong đêm. Đoàn tàu im ắng như không có người. Phía sau toa xe có tiếng nước chảy, có lẽ đang tiếp nước. Đèn pha đầu tàu sáng chói. Một công nhân mặc đồng phục dùng búa kiểm tra các bánh xe, tiếng gõ rời rạc như chim gõ kiến. Đoàn tàu ướt đẫm, thở phì phò, dưới ánh sáng của đèn pha, đường ray phía trước cũng ướt đẫm. Xem ra mưa đã lâu, nhưng tôi trên tàu không biết.
Không ngờ Tửu quốc lại thanh vắng đến thế, có mưa thu rả rích, có ánh đèn sáng chói, ấm vàng vọt, có đường ray sáng lên do nước mưa, có tiết trời se lạnh và không khí tươi mới, có cầu chui phía dưới đường sắt, có vài ga xép khung cảnh như trong tiểu thuyết trinh thám mà tôi rất thích…Khi đứng trên cầu chui, Đinh Câu vẫn ngửi thấy mùi thịt tre thơm điếc mũi. Thằng nhỏ toàn thân vàng hươm ấy mặt bóng loáng những mỡ, khóe mép nhếch lên với nụ cười bí ẩn… Tôi nhìn theo đoàn tàu cho đến khi đèn đỏ ở toa cuối mất hút sau khúc ngoặt, tiếng xinh xịch vọng lại mơ hồ như có như không, mới xách ba lô bước xuống cầu chui. Đường hầm cáu chui lơ thơ mấy bóng đèn rất yếu, mặt đường đầy ổ gà, ba lô của tôi có bánh xe, tôi đặt xuống đất để kéo, nhưng tiếng rít rất to khiến tôi khó chịu, lại cõng trên lưng. Đường hầm khá dài, nghe tiếng chân mình phóng đại lên, tôi cảm thấy trống trải quá. Những gì mà Đinh Câu trải qua ở Tửu quốc đều có liên hệ mật thiết với con đường hầm này. Có thể đây là nơi mua bán trẻ thịt, là nơi hoạt động của bọn say rượu, gái điếm, ăn mày, và cả lũ chó nửa điên nửa lành. Anh nắm được đầu mối quan trọng ở đây… Khung cảnh độc đáo là nhân tố quan trọng cho sự thành công của tiểu thuyết, những nhà văn giỏi thường cho nhân vật của mình hoạt động trong những hoàn cảnh đặc biệt, như vậy, vừa giấu được sự nghèo nàn của người viết, mà còn phát huy được tính tích cực của bạn đọc. Mạc Ngôn vừa nghĩ vừa rẽ vào một góc có ông già khoác chiếc chăn chiên ngồi co ro, bình rượu màu xanh biếc nằm lăn lóc. Tôi cảm thấy thoải mái, ăn mày ở Tửu quốc cũng có rượu uống. Tiến sĩ Lý Một Gáo viết rất nhiều tiểu thuyết có liên quan đến rượu, sao ông ta không viết một truyện về ăn mày ở Tửu quốc? Một ăn mày rượu không xin tiền không xin cơm mà chỉ xin rượu uống, say rồi thì ca hát nhảy múa thì có khác gì thần tiên! Tôi không thể không công nhận, truyện nọ tiếp truyện kia của anh ta đã thay đổi tận gốc mô hình của tiểu thuyết tôi. Lẽ ra Đinh Câu phải là một nhân vật toả sáng cho người đời thì lại trở thành một tên nát rượu, đồ bị thịt! Tôi không làm sao viết tiếp câu chuyện của Đinh Câu, tìm cho anh ta một kết cục khả dĩ, hơn là chết chìm trong nhà xí.
Mạc Ngôn ra cửa soát vé, trông thấy ngay Lý Một Gáo. Bằng vào trực giác, anh nhận ra con người thanh mảnh, mặt choắt ấy chính là Tiến sĩ rượu, nhà văn nghiệp dư Lý Một Gáo.
Từ hàng rào sắt anh ta chìa tay ra, nói:
- Nếu trò không nhầm thì thầy là nhà văn Mạc Ngôn?
Mạc Ngôn nắm lấy bàn tay lạnh giá của anh ta:
- Lý Một Gáo, huynh vất vả quá!
Cô nhân viên soát vé giục Mạc Ngôn xuất trình vé, Lý Một Gáo trợn mắt quát:
- Xuất trình cái gì? Cô biết ai đây không? Đây là giáo sư Mạc Ngôn, tác giả phim “Cao lương đỏ”, là khách mời của Thị uỷ và uỷ ban Thị!
Cô soát vé ngẩn người nhìn Mạc Ngôn, không nói gì. Mạc Ngôn hơi ngượng, vội xuất trình vé. Lý Một Gáo kéo anh ra khỏi hàng rào sắt, nói:
- Đừng chấp cô ta!
Lý Một Gáo giằng lấy chiếc ba lô trên vai Mạc Ngôn, chuyển sang vai anh ta. Anh ta cao một mét tám, hơn Mạc Ngôn một cái đầu. Điều mà Mạc Ngôn cảm thấy tự hào là anh ta nhẹ hơn anh dễ đến năm chục ký.
Lý Một Gáo rất nhiệt tình:
- Thưa thầy, sau khi nhận được thư thầy, trò lập tức báo cáo Thị uỷ, uỷ ban Thị. Bí thư Hồ nói, hoan nghênh hoan nghênh nhiệt liệt hoan nghênh. Đêm qua trò đã đánh xe ra đón thầy một lần rồi đấy chứ!
Mạc Ngôn nói:
- Trong thư tôi đã nói sáng sớm ngày hai mươi chín mới đến mà!
Lý Một Gáo nói:
- Trò sợ lỡ ra đến sớm hơn, lạ nước lạ cái, vì vậy thà rằng đón hụt còn hơn để thầy đợi dài dài!
Mạc Ngôn áy náy:
- Huynh vất vả quá!
Lý Một Gáo nói:
- Thị đã định bố trí ông Phó ban Kim đón thầy, trò bảo, thầy là người đằng mình, không cần khách khí, trò đón là đủ.
Chúng tôi đi về phía chiếc xe du lịch hào nhoáng đang đỗ trên quảng trường. Xung quanh quảng trường có rất nhiều đèn cao áp sáng trắng, do đó chiếc xe du lịch càng lộng lẫy. Lý Một Gáo nói:
- Tổng giám đốc Dư ở trên xe, xe này là của ông ta.
- Tổng giám đốc nào?
- Chính là Dư Một Thước!
Mạc Ngôn giật mình, rất nhiều chuyện về Dư Một Thước diễn ra trong đầu. Anh chàng lùn vốn không liên quan đến trinh sát viên, lại chết trong giấc mơ của anh trinh sát, sự tình phát triển đến mức này đúng là quỷ thần xui khiến. Mạc Ngôn nghĩ bụng, “Đinh Câu trinh sát ký” của anh xem ra chỉ để nhóm lò mất rồi!
Lý Một Gáo nói:
- Tổng giám đốc Dư Một Thước cứ đòi đi, ông ta bảo thấy trước mới khoái. Con người này hơi bị nể đấy, rất mong thầy đừng có trông mặt mà bắt hình dong, thầy đối xử với ông ta một thước, ông ta đáp lại một trượng.
Đang nói chuyện thì cửa xe mở, quả nhiên có một người đàn ông mini cao chưa đầy một mét - thấp tuyệt đối là hơn một thước - nhảy xuống xe, dáng dấp khỏe mạnh, ăn mặc sang trọng, như một thân sĩ xã hơn có học.
- Anh chàng Mạc Ngôn này thế là đã đến thật rồi! - Vừa ra khỏi xe, lão đã kêu ầm lên bằng cái giọng khàn khàn cực kỳ hấp dẫn, vừa kêu vừa chạy tới nắm Lấy tay Mạc Ngôn mà lắc, y như bạn cũ đã lâu không gặp.
Mạc Ngôn nắm bàn tay nhỏ xíu hiếu động, tự dưng thấy trong lòng áy náy. Anh nghĩ tới tình tiết trong tiểu thuyết của anh: Dư Một Thước bị Đinh Câu đánh chết. Tại sao cứ bắt người này phải chết nhỉ? Đây là một con người nhỏ bé rất thú vị, rất đáng yêu, như một cỗ máy tí xíu mọc đôi chân!
Làm tình với nữ xế thì có gì không phải? Không nên bắt anh ta chết, nên để anh ta trở thành bạn của Đinh Câu, cùng nhau phá án ăn thịt trẻ.
Dư Một Thước mở cửa xe nhường Mạc Ngôn lên trước rồi leo lên ngồi bên cạnh anh, miệng thoang thoảng mùi rượu:
- Ngày nào Tiến sĩ cũng nói với tôi về anh. Hắn coi anh như thánh. Nhưng khi gặp, tôi thấy Mạc Ngôn có bộ mặt không sang, chẳng khác bợm rượu là mấy!
Mạc Ngôn hơi khó chịu, anh nói mỉa:
- Vì thế mới kết bạn với Tổng giám đốc Dư chứ!
Dư Một Thước cười hồn nhiên như trẻ con, cười xong, nói:
- Hay thật, xấu như ma kết bạn với thằng lùn. Cho xe chạy!
Cô tài xế không lùn. Cô không nói gì. Qua ánh đèn trên quảng trường, anh nhìn thấy khuôn mặt thanh tú và cái cổ cao trắng nõn thì giật mình, cô này giống như đúc, như chị em sinh đối với cô tài xế đã hành Đinh Câu chết đi sống lại trong truyện.
Đèn pha bật sáng, chiếc xe khéo léo lượn ra khỏi quảng trường, nước bắn tung tóe sang hai bên. Trong xe một bầu không khí thanh nhã, con giống hổ đung đưa phía trước tay lái. Chiếc xe trườn đi trong tiếng nhạc như trong mộng. Mặt đường rộng rãi bằng phẳng, bóng dáng một con mèo cũng không. Tửu quốc thật rộng, những công trình kiến trúc thời thượng hai bên đường, Tiến sĩ rượu không bốc phét chút nào khi nói về vẻ hào hoa của nó.
Mạc Ngôn theo chân Dư Một Thước bước vào quán rượu Một Thước, Lý Một Gáo đeo ba lô theo sau. Nội thất của quán quả đáng nể, sảnh lớn lát bằng đá Đại lý bóng loáng. Một cô gái đeo kính ngồi phía trước quầy lễ tân, cô ta bình thường, không lùn.
Dư Một Thước sai cô gái đi mở cửa phòng số 310. Cô cầm chùm chìa khoá ra chỗ thang máy, nhanh tay ấn nút, cửa mở, Dư Một Thước nhảy vào trước rồi giơ tay kéo Mạc Ngôn vào theo. Mạc Ngôn cô làm ra vẻ lóng ngóng. Lý Một Gáo bước vào, cô gái đeo kính cũng bước vào, cửa đóng lại. Thang máy chạy lên, tấm kim loại bóng loáng soi tỏ một khuôn mặt xấu xí, mệt mỏi. Mạc Ngôn không ngờ mặt mũi mình tàn tạ đến như thế. Anh nhận ra rằng chỉ mới mấy năm mà anh già đi nhiều quá. Anh trông thấy khuôn mặt mình kề bên khuôn mặt ngái ngủ của cô gái đeo kính liền vội vã nhìn sang ô chữ hiến thị số tầng. Mạc Ngôn đang nghĩ… Anh trinh sát mệt bã người chạm trán kẻ tình địch trong thang máy. Kẻ thù gặp nhau mắt đỏ ngầu, tai đỏ tía… Tôi chợt trông thấy mảng ngực trắng mịn lộ ra chỗ cổ áo trễ xuống của cô gái, và từ mảng ngực ấy tôi liên tưởng trên trời dưới đất. Vậy là, chuyện cũ đã bao nhiêu năm trở lại trong đầu. Năm mười bốn tuổi, tôi vô tình đặt tay lên ngực một cô gái. Cô ta cười khúc khích: “Ơ, anh biết sờ cái này rồi hả? Anh có muốn biết nó như thế nào không?” Tôi nói: “Muốn”. Cô ta bảo: “Được!” Một cảm giác rân rân chạy dọc xương sống rồi lan khắp thân thể. Thế là, cánh cửa màu đỏ tía thông tới tuổi xuân mở ra đánh ầm một cái cùng với những ngón tay mở cúc áo ngực. Tôi không kịp đắn đo cân nhắc, chạy xộc vào trong, cái tuổi chạy nhảy như dê non, nuôi dạy thuần hoá chim sẻ, nó như lịch sử, không bao giờ tái diễn… Cửa thang máy lặng lẽ mở ra. Cô gái đeo kính tiến đến mở cửa phòng 310, rồi đứng sang bên, mời chúng tôi vào. Đây là căn phòng sang trọng, Mạc Ngôn chưa bao giờ được ở phòng loại này, nhưng anh làm ra vẻ ông kễnh, ngồi phịch xuống sofa tỏ vẻ bất cẩn.
- Đây là loại phòng sang trọng nhất của chúng tôi, anh dùng tạm! - Dư Một Thước nói.
Mạc Ngôn nói:
- Hết ý rồi! Tôi từng là lính, chỗ nào cũng ở được.
Lý Một Gáo nói:
- Thị uỷ định bố trí thầy ở nhà khách, nhưng những phòng cao cấp ở đấy đều không còn, khách Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan dự lễ hội rượu Bú Dù ở hết cả.
Mạc Ngôn nói:
- Ở đây càng tốt, tôi rất sợ đánh bạn với các quan.
Lý Một Gáo nói:
- Trò biết thầy Mạc Ngôn là con người ưa yên tĩnh, sống đạm bạc.
Dư Một Thước cười hì hì:
- Viết “Cao lương đỏ” mà bảo ưa yên tĩnh, đạm bạc? Cậu mới đến Ban tuyên truyền có hai hôm mà mồm mép đã dẻo quẹo!
Lý Một Gáo nhơn nhơn:
- Tổng giám đốc Dư nổi tiếng Tửu quốc về lối nói châm chọc, thầy đừng để ý.
Mạc Ngôn nói:
- Không sao, tôi cũng hay châm chọc.
Lý Một Gáo nói:
- Quên báo cho thầy biết, tháng trước trò đã chuyển sang Ban tuyên truyền Thị uỷ rồi.
Mạc Ngôn hỏi:
- Thế luận văn tiến sĩ thì sao? Viết xong rồi à?
Lý Một Gáo nói:
- Để sau hẵng nói, trò rất thích hợp với công việc chữ nghĩa, làm công tác báo chí gần gũi với sáng tác văn học hơn.
Mạc Ngôn nói:
- Cũng được.
Dư Một Thước nói:
- Cô Mã, chuẩn bị ngay nước nóng cho Mạc Ngôn để tắm cho sạch cái mùi chua loét khi đi đường!
Cô gái đeo kính “vâng” một tiếng, đi vào nhà vệ sinh, lập tức có tiếng nước chảy xối xả.
Dư Một Thước kéo tủ rượu ra, bên trong có mười mấy loại rượu, hỏi Mạc Ngôn:
- Anh uống gì?
Mạc Ngôn nói:
- Thôi, nửa đêm rồi, chẳng uống gì nữa!
Dư Một Thước nói:
- Thế sao được? Đến Tửu quốc thì nhiệm vụ hàng đầu là uống rượu.
Mạc Ngôn nói:
- Tôi muốn uống một tách trà.
Dư Một Thước nói:
- Tửu quốc không có trà, lấy rượu thay trà.
Lý Một Gáo nói:
- Thầy Ngôn nên nhập gia tuỳ tục.
Mạc Ngôn nói:
- Đành vậy.
Dư Một Thước hỏi:
- Anh thích loại nào thì đến mà chọn.
Mạc Ngôn bước tới, mắt hoa lên vì toàn những rượu quí.
Dư Một Thước hỏi:
- NgLe nói anh là bợm rượu số Một?
Mạc Ngôn nói:
- Kỳ thực tửu lượng tôi rất có hạn, hiểu biết về rượu không nhiều.
Dư Một Thưức nói:
- Giả vờ khiêm tốn làm gì? Thư anh gửi cho Một Gáo tôi xem tất!
Mạc Ngôn lườm Một Gáo, tỏ vẻ không bằng lòng. Một Gáo vội nói:
- Tổng Dư là anh em cánh hẩu, an toàn tuyệt đối!
Dư Một Thước lấy ra bình rượu “Lục nghị trùng điệp”, nói:
- Vừa xuống tàu, uống loại nhẹ một chút.
Lý Một Gáo nói:
“Lục nghị trùng điệp” rất được, bố vạ tôi pha chế đấy, rượu cái thuần đậu xanh, trên mười loại dược thảo quí, uống rượu này như nghe lúc hát u sầu của người thục nữ thời xưa, xa xôi, trông vắng, khiến người sinh lòng hoài cổ.
- Đủ rồi! - Dư Một Thước nói - Đừng bán thuốc cao nữa!
Lý Một Gáo nói:
- Điều tôi về Ban tuyên truyền là do nhu cầu tuyên truyền của lễ hội rượu Bú Dù, còn bản thân tôi là Tiến sĩ tửu loại học đích thực!
Dư Một Thước nói mỉa:
- Tiến sĩ giấy!
Lão lấy ra ba chiếc cốc pha lê, rót đầy rượu “Lục nghị trùng điệp”, màu xanh của rượu khiến người cảm thấy bất an.
Trước khi về Tửu quốc, Mạc Ngôn đã xem một số sách chuyên khảo, học cách bình phẩm rượu. Anh đón lấy cốc rượu, trước hết chạm mũi vào cốc ngửi một cái, dùng tay phẩy sạch mùi rượu vương trên mũi, rồi đưa cốc vào dưới mũi hít thật sâu, nín thở, mắt nhắm lại như đang suy ngẫm, hồi lâu mở mắt ra, nói:
- Ngon thiệt! Cổ hương cổ sắc, trang nhã nồng đượm, quả là ngon!
Dư Một Thước nói:
- Cái anh chàng này! Đúng là có hai đặc điểm ấy thật.
Lý Một Gáo nói:
- Thẩy Mạc Ngôn có biệt tài bẩm sinh về rượu.
Mạc Ngôn cười hả hê.
Lúc này, cô đeo kính bước tới, nói:
- Thưa Tổng giám đốc, nước được rồi ạ!
Dư Một Thước cụng cái cốc trên tay vào cốc của Mạc Ngôn, nói:
- Cạn cốc, anh đi tắm rồi nghỉ ngơi một lúc, có thể ngủ được hai tiếng đấy, bảy giờ ăn sáng, tôi sẽ cho người tới gọi.
Lão uống cạn cốc rượu, chọc tay vào gối Một Gáo, nói:
- Tiến sĩ, ta đi thôi!
Mạc Ngôn nói:
- Hai vị cứ nghỉ lại đây, chật một chút không sao!
Dư Một Thước nháy mắt, nói:
- Nhà hàng chúng tôi không cho phép nam giới ngủ chung phòng.
Lý Một Gáo còn định lải nhải, Dư Một Thước đẩy anh ta một cái, nói:
- Đi đi cho tôi nhờ!
Lúc này tôi cũng vứt bỏ cái vỏ bọc Mạc Ngôn. Tôi ngáp, nhổ đòm, tụt giày cởi tất. Có tiếng gõ cửa khẽ, tôi kéo quần đã tụt xuống một nửa lên, sửa lại vạt áo sơ mi, ra mở cửa. Cô gái đeo kính tên là Mã ấy lách vào.
Cô tươi cười, vẻ ngái ngủ đã biến sạch. Mạc Ngôn hỏi, giọng nghiêm chỉnh:
- Có chuyện gì không?
Cô ta nói:
- Tổng giám đốc bảo em đến rót ít rượu “Lục nghị trùng điệp” vào bồn tắm.
Mạc Ngôn hỏi:
- Đồ rượu vào bồn tắm?
Cô Mã mở nút chai “Lục nghị trùng điệp” bước vào phòng vệ sinh, Mạc Ngôn bám sát phía sau. Trong phòng vệ sinh vẫn còn một ít hơi nước bay lảng vảng rất nên thơ. Cô Mã trút nửa chai rượu xuống bồn. Mùi rượu lập tức bay vào mũi, rất kích thích.
Cô Mã nói:
- Được rồi ạ, thưa thầy Ngôn, thầy tắm ngay đi!
Cô ta vừa cười vừa đi ra ngoài. Mạc Ngôn đâm hoảng khi nghĩ rằng cái cười của cô Mã là có tình ý, anh thấy trong lòng rạo rực, gần như muốn chạy tới ôm lấy cô, thơm một cái lên gò má đỏ hây hây, nhưng anh cắn răng cố gắng kiềm chế để cho cô đi.
Mạc Ngôn bước ra khỏi phòng vệ sinh đứng ngây ra hồi lâu rồi bắt đầu cởi quần áo. Trong phòng ấm áp như mùa xuân, anh cởi hết quần áo, dùng tay xoa xoa chỗ vồng lên ở bụng dưới, đứng ngắm mình trong gương, trong lòng cảm thấy vô cùng tự ti. Anh tự khen lúc nãy không phạm sai lầm.
Anh nhảy vào trong bồn, cố chịu đựng sự kích thích của nước cay và rượu, nằm dài ra, gác đầu lên mép bồn bóng lộn. Nước trong bồn sau khi pha rượu có màu xanh ấm áp, như có hằng hà sa số những cây kim gại trên người, ghê da một tí nhưng vô cùng khoan khoái. Anh chửi để khen: “Thằng lùn chết tiệt, đúng là biết hưởng thụ!” Vài phút sau, cảm giác ghê da biến mất, máu trong người chưa bao giờ chảy mạnh đến như thế, anh cảm thấy thư giãn toàn thân. Lại qua mấy phút nữa, mồ hôi trên đầu túa ra, cơ thể anh biết thế nào là khoái cảm khi đổ mồ hôi như tháo. Anh nghĩ: nhiều năm rồi chưa đổ mồ hôi, lỗ chân lông bịt kín hết cả… Nên quẳng Đinh Câu vào bồn tắm pha “Lục nghị trùng điệp”, sau đó thả một cô vào, đó là tình tiết thường gặp trong tiểu thuyết kinh dị…
Tắm xong, Mạc Ngôn mặc lên người chiếc áo choàng sau khi tắm, uể oải ngồi xuống sofa. Anh cảm thấy hơi khát bèn lấy trong tủ chai Bạch Lan Địa, định mở nút thì cô Mã đã đến, lần này thì cửa cũng không thèm gõ. Mạc Ngôn hơi cuống, vội thắt chặt hơn dây lưng, khép hai chân lại. Nói hơi cuống cũng không chính xác, thực ra đó là cảm giác sung sướng.
Cô ta mở nút chai, rót đầy rượu vào Dốc, nói:
- Thầy Mạc Ngôn, Tổng giám đốc Dư bảo em đến mát xa cho thầy!
Mồ hôi vã ra trên mặt, anh ấp úng:
- Sắp sáng rồi, thôi đừng!
Cô ta nói:
- Đây là lệnh của Tổng giám đốc, thầy không nên từ chối.
Mạc Ngôn nằm lên giường để cho cô ta mát xa. Anh tập trung tinh thần vào chiếc còng lạnh ngắt trong tưởng tượng mới không phạm sai lầm.
Lúc ăn sáng, Dư Một Thước cứ cười khúc khích làm anh rất ngượng. Anh định nói câu gì đó nhưng lại cảm thấy thừa, dù sao im lặng là hơn.
Lý Một Gáo hổn hển chạy tối. Mạc Ngôn trông thấy anh ta mặt mũi tái xanh tái xám bèn hỏi:
- Huynh chưa về ngủ phải không?
Một Gáo nói:
- Phài viết gấp một bài cho báo tỉnh, xong rồi.
Mạc Ngôn rót một chén rượu, đưa cho anh ta.
Anh ta uống xong, nói:
- Thưa thầy, bí thư Hồ bảo, buổi sáng mời thầy đi tham quan thành phố, buổi chiều mở tiệc chiêu đãi thầy
Mạc Ngôn nói:
- Bí thư Hồ rất bận, bất tất phải như thế!
Lý Một Gáo nói:
- Ai lại thế? Thầy là khách xịn, thành phố đang mong nhờ cây bút vĩ đại của thầy mà nổi danh trong bàn dân thiên hạ nữa kia!
Mạc Ngôn nói:
- Tôi đâu dám kể là vĩ đại!
Dư Một Thước nói:
- Mạc Ngôn huynh, ta ăn sáng thôi!
Lý Một Gáo nói:
- Ản sáng thôi, thưa thầy!
Mạc Ngôn kéo ghế nhích lên, cùi tay chống lên khăn bàn trắng tinh, ánh nắng rực rỡ xuyên qua cửa sổ rộng chiếu vào, phòng ăn xinh xinh chan hoà ánh sáng. Nhạc nhẹ từ trên trần tuôn xuống, nghe xa mà gần, tiếng sáo mê mẩn. Anh nhó tới cô Mã đeo kính.
Bữa ăn sáng có sáu món, có rau có thịt, tươi nguyên, món nào cũng đáng yêu. Ngoài ta còn có sữa, trứng ốplết, bánh mì lát nóng ròn, mứt quả, màn thầu, cháo hoa, trứng muôi, đậu phụ nhự, bánh vừng vòng, cuốn chả… nhiều đến nỗi không đếm xuể. Á, Âu trộn lẫn.
Mạc Ngôn nói:
- Một màn thầu, một bát cháo là đủ!
Dư Một Thước nói:
- Ăn đi, đừng làm khách, không nghèo được Tửu quốc đâu mà sợ.
Lý Một Gáo hỏi:
- Thầy Ngôn uống rượu gì?
Mạc Ngôn nói:
- Sáng ra bụng chay tịnh, không uống gì cả.
Dư Một Thước nói:
- Uống một chén, uống một chén! Đây là lệ.
Lý Một Gáo nói:
- Bụng thầy Ngôn không tốt lắm, uống cái loại ấm bụng lên ấy!
Dư Một Thước gọi:
- Bé Dương, rót rượu!
Một cô tiếp viên “dạ” một tiếng chạy tới. Cô này xinh hơn cô Mã. Mạc Ngôn ngẩn ra nhìn, Dư Một Thước chọc anh một cái, hỏi:
- Mạc huynh thấy các em quán này như thế nào?
- Đều đẹp như người trên cung Quảng!
Lý Một Gáo nói:
- Tửu quốc không chỉ xuất rượu ngon, mà còn xuất gái đẹp. Mẹ đẻ Tây Thi và Vương Chiêu Quân đều là ngươi vùng này.
Dư Một Thước và Mạc Ngôn đều cười.
Lý Một Gáo nói nghiêm chỉnh:
- Xin đừng cười, học trò nói vậy là có căn cứ.
Dư Một Thước nói:
- Đừng có bẻm mép! Bịa mà như thật thì Mạc Ngôn là tổ sư của anh!
Lý Một Gáo cũng cười:
- Học trò đánh trống qua cửa nhà sấm!
Vừa ăn vừa trò chuyện, bữa sáng đã xong. Bé Dương đưa cho Mạc Ngôn một khăn mặt ủ nóng tẩm nước hoa thơm phức. Mạc Ngôn đón chiếc khăn lau mặt lau tay xong, cảm thấy chưa bao giờ sảng khoái như thế này trong đời, sờ cằm cằm nhẵn thín, mềm mại, trong lòng càng thư thái.
Lý Một Gáo nói:
- Ông chủ Dư, buổi trưa xài cái đó chứ nhỉ?
Dư Một Thước nói:
- Chuyện ấy khỏi nhắc! Mạc huynh nghìn dặm tới đây, quán tôi đâu dám thất lễ!
Lý Một Gáo nói:
- Thầy Ngôn, hay là ta lấy một xe đi cùng, thích thì đi bộ, không thích thì lên xe.
Mạc Ngôn nói:
- Bảo đánh xe về đi, ta cứ tà tà vừa đi vừa xem. Lý Một Gáo nói:
- Thế cũng được.

3
Mạc Ngôn và Lý Một Gáo đi trên phố Lừa. Quả nhiên đường phố lát toàn đá xanh, trận mưa đêm qua rửa sạch từng phiến đá, hơi nước có mùi tanh bốc lên từ các kẽ. Chợt nhớ tới thiên tiểu thuyết của Lý Một Gáo, anh hỏi:
- Phố này từng xuất hiện một con lừa tơ màu đen, đúng không?
Lý Một Gáo nói:
- Đó là truyền thuyết, kỳ thực chưa ai nhìn thấy.
Mạc Ngôn hỏi:
- Đường phố này đầy những oan hồn lừa?
Lý Một Gáo nói:
- Cái đó thì không sai. Đường phố này chí ít cũng đã hai trăm năm, không thể thống kê được đã giết thịt bao nhiêu con lừa.
Mạc Ngôn hỏi:
- Hiện nay thịt bao nhiêu con mỗi ngày?
Lý Một Gáo nói:
- Ít nhất là hai mươi con.
Mạc Ngôn hỏi:
- Lấy đâu ra lắm lừa thế?
Lý Một Gáo nói:
- Đã mở phố thịt lừa, lo gì không có lừa thịt.
Mạc Ngôn hỏi:
- Nhiều thế bán sao hết?
Lý Một Gáo nói:
- Đôi khi còn không có mà bán!
Đang nói chuyện thì có một người ra vẻ nông dân dắt hai con lừa béo tốt đi tới. Mạc Ngôn tiến đến hỏi:
- Bác bán lừa à?
Người ấy lườm Mạc Ngôn, không nói gì, kéo lừa đi luôn. Lý Một Gáo nói:
- Có xem giết lừa không?
Mạc Ngôn nói:
- Xem chứ!
Hai người quay lại đi theo người bán lừa. Đến trước cửa quán Tôn ký, người bán lừa đừng bên ngoài gọi:
- Ông chủ ơi, lừa đến rồi!
Một người trạc tuổi trung niên, đầu hói chạy ra, nói:
- Lão Kim, sao bây giờ mới dến?
Lão Kim nói:
- Nhỡ đò.
Ông hói mở rào chắn bên cạnh quán, nói:
- Dắt vào đi!
Lý Một Gáo bước tối, chào:
- Chào lão Tôn!
Lão Tôn ngớ người một lúc, kêu lên:
- Trời, người anh em! Đi dạo sớm thế?
Lý Một Gáo chỉ Mạc Ngôn nói:
- Đây là nhà văn lớn từ Bắc Kinh về đây, thầy Mạc Ngôn, viết phim “Cao lương đỏ”.
Mạc Ngôn nói:
- Một Gáo, thôi nào!
Ông đầu hói nhìn Mạc Ngôn một thoáng, nói:
- Cao lương đỏ? Biết biết, đem nấu rượu rất tốt.
Lý Một Gáo nói:
- Thầy Ngôn muốn xem ông thịt lừa.
Lão hói tỏ ra khó xử:
- Chuyện này thì… tiết nó bắn vào người ông, bẩn chết!
Lý Một Gáo nói:
- Ông đừng có chống chế! Thầy Ngôn là khách mời của Bí thư Hồ về viết sách cho Tửu quốc chúng ta.
Ông hói nói:
- Phóng viên hả? Vậy ông cứ xem, cho quán chúng tôi mở mày mở mặt một tí.
Lý Một Gáo nói:
- Cha này là sát tinh của lừa!
Đầu hói nói:
- Lão Kim, hàng hôm nay thế nào?
Lão Kim nói:
- Môi mềm, da đen bóng, béo núng nính, ông còn muốn gì nữa?
Đầu hói nói:
- Nói thế nào nhỉ, hai con lừa này đều uống thuốc tăng trưởng, mùi thịt không ổn!
Lão Kim nói:
- Mẹ kiếp, tôi kiếm đâu ra thuốc tăng trưởng? Ông cứ nói thẳng tưng: mua hay không? Không mua để tôi dắt đi, còn ối quán khác.
Ông hói nói:
- Ông anh đừng cáu! Quen biết nhau bao nhiêu năm, lừa của ông bằng giấy bồi thì tôi cũng mua cho ông để cúng Táo quân.
Lão Kim chìa tay ra:
- Cho giá đi!
Ông hói cũng chìa một tay ra, hai bàn tay nắm lấy nhau được tay áo che khuất.
Mạc Ngôn thấy lạ, Lý Một Gáo nói nhỏ:
- Đây là luật chơi, mua bán gia súc thì sờ ngón tay nhau mà nói giá tiền.
Ông lão và người bán lừa luôn thay đổi nét mặt, như hai diễn viên kịch câm.
Mạc Ngôn quan sát nét mặt hai người, cảm thấy vô cùng thích thú.
Ông hói lắc tay một cái, lớn tiếng nói:
- Bấy nhiêu thôi, giá đỉnh rồi, không thêm cắc nào nữa!
Người bán lừa cũng lắc tay một cái, nỗi:
- Giá này mới được!
Ông hói rút tay ra, nói:
- Tôi nói rồi, một cắc cũng không thêm nữa, không bán thì dắt đi!
Người bán lừa thở dài, nói to:
- Tôn Hói ơi là Tôn Hói, xuống âm tào địa phủ, đám lừa sẽ cắn chết cái đồ lộn giống nhà anh!
Ông hói vặc lại:
- Cắn chết bọn lái lừa các anh thì có!
Người bán lừa cởi dây thừng, chuyện mua bán coi như đã xong, ông hói gọi:
- Mẹ con Mạn đâu, mời ông Kim bát rượu!
Một phụ nữ nạ dòng lấm lem dẩu môi, bê bát rượu đi ra, đưa tận tay lão Kim.
Lão Kim tay cầm bát rượu, chưa uống, nói với chị ta:
- Bà chị, hôm nay hai con lừa tơ, hai cái pín hoa tha hồ mà gặm nhá!
Người đàn bà nhổ nước bọt vào anh ta, nói:
- Có bao nhiêu cái của ấy cũng không đến lượt tôi, cô vợ nhà anh chắc háo món này lắm!
Lão Kim cười hềnh hệch, cầm bát rượu tu ồng ộc. Uống xong, dưa trả bát cho chị chủ quán, quấn thừng quanh thắt lưng, nói to:
- Lão hói, quá trưa tôi lại nhận tiền!
Ông hói nói:
- Lão cứ đi việc của lão, đừng quên mua cái gì cho cây “gậy thịt” để nộp tô cho mụ goá họ Thôi.
- Người ta có chủ từ lâu rồi, còn đâu cho lão Kim mà nộp? - Vừa nói vừa đi xuyên qua gian giữa, qua quầy, bước ra phố Lừa.
Ông hói cầm chắc tay dao, chuẩn bị thịt lừa. Ông ta bảo Lý Một Gáo:
- Ông anh cùng nhà báo đứng sang một bên, tránh bẩn dây vào quần áo.
Mạc Ngôn trông thấy hai con lừa không còn thừng sẹo mà lại ngoan ngoãn đứng nép vào nhau, không bỏ chạy, không kêu, toàn thân run bần bật.
Lý Một Gáo nói:
- Lừa dữ đến mấy, vào tay lão ta chỉ có đứng mà run!
Ông hói cầm chiếc truỳ bằng gỗ pơ ma đi vòng ra phía sau con lừa, nhằm chỗ khớp nối giữa móng guốc và chân gõ một nhát, con lừa lập tức ngồi phệt xuống đất. Ông hói lại giơ cái truỳ đập một nhát, con lừa nằm dài ra, bốn chân duỗi thẳng như bốn chiếc gậy. Con lừa còn lại vẫn không bỏ chạy, chỉ ra sức tì đầu vào tương như muốn chọc thủng một lỗ.
Ông hói đem chiếc chậu tôn kê dưới cổ con lừa nằm dưới đất, một tay cầm con dao lá liễu cắt đứt động mạch cổ, dòng máu tím bầm phun thẳng vào chậu…
Xem giết lừa xong, Mạc Ngôn cùng Lý Một Gáo ra phố Lừa. Mạc Ngôn nói:
- Tàn nhẫn quá!
Lý Một Gáo nói:
- So với trước kia nhân đạo vượt bậc rồi!
Mạc Ngôn hỏi:
- Trước kia còn thế nào nữa?
Lý Một Gáo nói:
- Cuối đời Thanh, phố này có một quán thịt lừa, chê biến cực giỏi. Cách làm của họ như sau: đàọ một cái hố hình chữ nhật, trên đậy một tấm ván khoét bốn góc bốn lỗ cho bốn chân lừa tụt xuống đấy, lừa không thể bỏ chạy. Sau đó, họ giội nước sôi để làm lông. Lông đã cạo sạch, khách hàng thích ăn chỗ nào thì họ xẻo chỗ ấy đem đi nấu nướng. Có khi thịt đã bán hết mà con lừa vẫn thoi thóp, thầy bảo có tàn nhẫn không?
- Tàn nhẫn quá đi!
- Cách đây không lâu, quán nhà Tiết khôi phục cách cũ như vừa kể, người đến xem nườm nượp, uỷ ban Thị phải ra lệnh cấm.
Mạc Ngôn nói:
- Cấm là phải!
Lý Một Gáo nói:
- Thực ra làm như vậy thịt không ngon.
Mạc Ngôn nói:
- Mẹ vợ huynh nói rằng, nếu con vật trước khi chết bị khủng bố về tinh thần thì sẽ ảnh hưởng đến chất, lượng thịt - Đó là huynh viết trong truyện của huynh.
Lý Một Gáo nói:
- Trí nhớ thầy tốt quá!
Mạc Ngôn nói:
- Tôi ăn món gỏi cá “hồng sao hoạt ngư”, thân cá bốc hơi nghi ngút mà miệng cá vẫn ngáp, y hệt con cá sống.
Lý Một Gáo nói:
- Ăn kiểu nghịch lý như vậy rất nhiều. Mẹ vợ trò là chuyên gia về mặt này.
Mạc Ngôn hỏi:
- Bố mẹ vợ huynh trong truyện với bố mẹ vợ ngoài đời có khác nhau lắm không?
Lý Một Gáo đỏ mặt:
- Một trời một vực!
Mạc Ngôn nói:
- Huynh to gan thật! Vạn nhất truyện được đăng, vợ và mẹ vợ huynh không thui chín huynh thì chớ kể!
Lý Một Gáo nói:
- Thui, hấp, rán trò chấp nhận tuốt, miễn là truyện được đăng.
- Có đáng như vậy không?
Lý Một Gáo nói:
- Đáng.
Mạc Ngôn nói:
- Tôi nay ta bàn kỹ chuyện này, huynh dám như vậy thì chắc chắn huynh sẽ vượt tôi!
Lý Một Gáo nói:
- Thầy quá khen!

4
Bữa trưa được tổ chức tại quán Một Thước.
Mạc Ngôn ngồi ghế quan khách. Bí thư Hồ ngồi ghế chủ. Bồi tiếp có bảy tám người, đều là cốt cán trong bộ máy của Thị. Dư Một Thước hiểu nhiều biết rộng, thái độ lịch lãm, Lý Một Gáo tay chân lóng ngóng, rất không tự nhiên.
Bí thư Hồ trạc ba mươi lăm tuổi, mặt vuông chữ điền, mắt to, tóc chải lật, da dẻ hồng hào, tướng mạo đường hoàng, nói năng hoà nhã, có vẻ nghiêm.
Rượu được ba tuần, Bí thư Hồ rời bàn tiệc vì ông còn phải tiếp một số khách nữa. Bộ trưởng Tuyên truyền Kim Cương nâng chén mời khách. Nửa giờ sau, Mạc Ngôn ríu lưỡi, trời đất quay cuồng.
Mạc Ngôn nói:
- Thưa Bộ trưởng, không ngờ ông khôi ngô tuấn tú như thế! Tôi cứ tưởng ông là tên ác ma… ăn thịt trẻ con!…
Lý Một Gáo mồ hôi vã đầy mặt, vội cắt ngang lời Mạc Ngôn:
- Bộ trưởng chúng tôi sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ, còn ca thì khỏi nói, đặc biệt là trích đoạn Bao Công, giọng không kém cầu Thịnh Nhung!
Mạc Ngôn đề nghị:
- Xin ông Kim cho nghe một đoạn…
Khoan Kim Cương nói:
- Tôi hát không hay đâu!
Lão đứng dậy, dọn giọng, rồi với chất giọng lạ lùng, âm vang như tiếng sắt tiếng đồng, lão hát một đoạn trong vở Bao Công không sợ cường quyền, ra tay trừ gian diệt ác. Hát xong, mặt không đổi sắc, hơi thở điều hoà, vòng tay thi lễ, nói:
- Xin các vị chớ chê cười!
Mạc Ngôn lớn tiếng khen hay.
Khoan Kim Cương đề nghị:
- Đề nghị giáo sư Mạc Ngôn cho biết, vì sao lại trộn nước tiểu vào rượu?
Mạc Ngôn đỏ mặt:
- Đừng tin lời nhà văn làm gì!
Khoan Kim Cương nói:
- Xin mời ba chén, ông hát cho nghe đoạn “Cô em mạnh dạn bước lên đi!”
Mạc Ngôn nói:
- Tôi không uống được nữa, còn hát thì cũng không biết nốt.
Khoan Kim Cương nói:
- Gõ chén rượu mà hát mới là nam nhi đại trượng phu chứ! Nào, tôi xin uống trước.
Khoan Kim Cương xếp ba cái chén kề nhau, lần lượt rót đầy rượu, rồi cúi xuống hít mạnh một hơi, lúc ngửng lên, miệng ngậm cả ba miệng chén, ngửa cổ uống cạn, rồi cúi xuống nhả các chén xuống bàn.
Một cán bộ bồi tiếp nói:
- Hay! Ba cánh hoa mai.
Lý Một Gáo nói:
- Thưa thầy, đây là tuyệt kỹ của Bộ trưởng Kim.
Mạc Ngôn nói:
- Tuyệt diệu!
Bộ trưởng Kim nói:
- Xin mời nhà văn Mạc Ngôn!
Ba chiếc chén đầy rượu đã đặt trước mặt Mạc Ngôn.
Mạc Ngôn nói:
- Tôi không biết trò “Ba cánh hoa mai”!
Bộ trưởng Kim tỏ ra độ lượng, nói:
- Uống từng chén một cũng được, đừng gây khó dễ cho giáo sư Mạc Ngôn.
Mạc Ngôn uống ba chén rượu, càng choáng dữ.
Mọi người giục Mạc Ngôn hát.
Mạc Ngôn cảm thấy mồm miệng tê cứng, răng môi níu kéo lẫn nhau.
Bộ trưởng Kim nói:
- Chỉ cần nhà văn hát một đoạn là tôi sẽ biểu diễn bài “Chiếc tàu ngầm” cho anh nghe;.
Mạc Ngôn nghêu ngao: “Cô em mạnh dạn bước lên đi! Đừng ngoảnh lại…” Câu hát chưa dứt đã oẹ ra rượu.
Mọi người đồng thanh khen hay.
Bộ trưởng Kim nói:
- Bây giờ tôi biểu diễn bài “Chiếc tàu ngầm”. Lão rót đầy một vại bia, rồi rót đầy một cốc rượu trắng, sau đó dìm cốc rượu vào trong vại bia, cuối cùng, lão bê vại bia lên, uống cạn cả bia lẫn rượu.
Lúc này, một phụ nữ cười nói oang oang bước vào đại sảnh:
- Nhà văn đâu rồi? Cho tôi mời nhà văn ba bát rượu nào!
Lý Một Gáo đứng bên Mạc Ngôn nói nhỏ:
- Phó thị trưởng Vương, uống như hũ chìm!
Mạc Ngôn trông thấy phó thị trưởng Vương mặt vuông chữ điền, trắng trẻo mịn màng, đôi mắt xanh như nước hồ thu, quần là áo lượt như người đòi Hán đời Đường.
Mạc Ngôn định đứng dậy chào để tỏ ra lịch thiệp nhưng lại ngã chúi dưới gầm bàn. Anh nằm dưới đó, nghe Vương phó thị trưởng nói:
- Nhà văn sao thế? Trốn hả? Trốn cũng không thoát, lôi anh ta dậy, không uống thì bịt mũi mà đổ rượu vào!
Hai cánh tay vạm vỡ lôi anh ra khỏi gầm bàn.
Anh trông thấy bàn tay ngà ngọc của Vương phó thị trưởng cầm một cốc vại to tổ bố đầy rượu, đưa đến trước mặt anh, giọng sang sảng:
- Uống!
Mạc Ngôn bất giác mở miệng để Vương phó thị trưởng đổ rượu vào. Anh nghe rõ tiếng rượu chảy qua cuống họng vào dạ dầy, mũi ngửi mùi thơm của thịt trên cánh tay bà Phó thị trưởng, trong lòng trào lên niềm cảm kích, nước mắt rơi lã chã.
- Sao thế, anh nhà văn? - Vương phó thị trưởng dịu dàng hỏi anh.
Anh cố kìm xúc động, giọng run rẩy:
- Hình như tôi đang yêu!

Tháng 9 năm 1989 - Tháng 2 năm 1992

Viết tại Bắc Kinh - Cao Mật

Sửa xong thảng 11 năm 1999 tại Bắc Kinh

Xem Tiếp: ----