in Trần Đại hạ sát cai thầu Phúc trên xe hơi tại con đường vắng ở Saigon đã được các nhật báo khai thác triệt để. Trong cuộc phỏng vấn ông cò quận nhất, nhật báo “Tin Báo” cho độc giả biết, ông cò quận nhất đã nghi ngờ thủ phạm giết cai thầu Phúc là Trần Đại. Ông căn cứ vào vụ James Dean Hùng ở kho 18. Báo chí được dịp quay lại khúc phim kho 18. Dư luận bớt khe khắt với du đãng. Riêng vụ Trần Đại, nhật báo “Hy Vọng” còn viết một loạt bài tâm lý du đãng ký tên Thiên Chương. Tác giả “Đường về” nói rất nhiều về Trần Đại. Ông ta đã tới nhà Trần Đại phỏng vấn cha và hai em gái của Trần Đại. Nhà văn Thiên Chương bênh vực Trần Đại. Trong khi đó, nhiều tờ báo khác kết tội Trần Đại một cách cay nghiệt.Một mặt báo chí đưa lên bàn mổ, mặt khác cảnh sát ruồng bắt Trần Đại ráo riết hơn cả bao giờ.Cảnh sát được lệnh bắt Trần Đại bằng bất cư giá nào. Cha Trần Đại nguyền rủa hắn hết lời. Trần Đại đã làm tiêu ma sự nghiệp chính trị của ông ta. Hai người em gái không thể tìm hiểu nổi cái nguyên do nào đẩy Trần Đại vào con đường du đãng, giết người không gớm tay. Vụ Trần Đại phóng dao gây thương tích trầm trọng cho một nhân viên cảnh sát ở ngã tư quốc tế mới đây không sôi nổi bằng vụ này. Mặc nhiên, dư luận đã đổ riết cho Trần Đại là thủ phạm hạ sát cai thầu Phúc.Tình thế tới độ nguy ngập, Trần Đại rời “sào huyệt” sang Chợ Lớn. Năm Hòa Hưng thuê được một căn nhà ở xóm toàn người Trung Hoa. Sống trong xóm người Trung Hoa yên ổn nhất. Vì họ không có tính dòm ngó như người Việt. Trần Đại nằm lì xó nhà không bước ra ngoài đường nữa. Còn đi đâu, đã có Năm Hòa Hưng, Bốn bù loong hay Quyền Tân Định. Tony Hải, sau một thời gian đi hoang, cảm thấy mệt mỏi. Nó không nhìn được tương lai. Lại sợ bị tù lây về vụ này nên nó đào ngũ. Trước khi “hồi hương” Tony Hải đã khóc sướt mướt xin phép Trần Đại. Nó phải khóc vì sợ Trần Đại nổi nóng giết nó. Nhưng Trần Đại để nó về với gia đình nó. Hắn còn khuyên Tony Hải làm lại cuộc đời bằng cách học hành chăm chỉ. Trần Đại không bắt buộc gì mà Tony Hải cũng thề không hé răng vụ này.Một kẻ thân yêu là James Dean Hùng bị nhốt trong dịa ngục Tế Bần và chắc chắn được nếm đủ thứ “đòn thù”, một tên đàn em ngoan ngoãn về với gia đình, quanh quẩn Trần Đại chỉ còn ba mạng thân tín. Và một người yêu. Song tình yêu đối với Trần Đại lúc này cơ hồ một ngọn đèn dầu trước gió. Ngọn đèn sẽ phụt tắt khi chiếc còng sắt khóa chặt tay Trần Đại đẩy hắn lên xe bít bùng dẫn hắn vào khám chờ ngày ra trước tòa đền tội. Trần Đại sẽ chết hay sẽ bị đầy ra Côn Đảo. Hoặc hắn sẽ lãnh đủ đạn rồi gục trên vũng máu nếu hắn cứ chạy trốn.Nửa tháng trời, Trần Đại chỉ liên lạc với Tường Vi bằng thư từ. Hắn gửi thư đi, không mong thư của người yêu trả lời, Trần Đại không dám ghi địa chỉ. Hắn trình bày mọi nỗi lo âu và kể cho Tường Vi nghe tại sao hắn hạ sát cai thầu Phúc. Trong những bức thư Trần Đại khuyên Tường Vi đừng buồn phiền, rán chăm chỉ học hành để hy vọng tương lai. Cẩn thận hơn, Trần Đại còn nhắc Tường Vi mua báo “Hy Vọng” đọc loạt bài của nhà văn Thiên Chương. Trần Đại muốn nhờ nhà văn Thiên Chương bào chữa hộ mình. Hắn đang ở vào lúc bối rối nên nghĩ quẩn, nghĩ quanh. Thực ra hắn thừa hiểu, Tường Vi đã nhận cuộc đời hắn nhập chung với cuộc đời nàng. Nàng đã biết hắn là du đãng, một thứ du đãng bị xã hội khai trừ và pháp luật theo dõi từng bước.Trần Đại “cấm phòng” cho tới hôm báo chí chấm dứt các bài viết về hắn, hắn có ý định bước khỏi nhà. Gọi Quyền Tân Định, Trần Đại sai nó:- Chú tìm quán có điện thoại công cộng kêu tòa báo “Hy Vọng” giùm anh.Năm Hòa Hưng hỏi:- Anh định “gây sự” với ai đấy?Trần Đại buồn rầu đáp:- Lúc này bó cẳng “gây sự” với ai được.Năm Hòa Hưng cởi nút áo, phanh ngực để lộ bốn chữ HĐĐB xâm giữa trái tim rướm máu:- Năm này còn sống đây, nếu anh bó cẳng ít lâu, Năm này sẽ vì anh chết trước.Trần Đại ngắm cử chỉ của đàn em, đôi mắt hắn chú ý đến bốn chữ tắt H.B.Đ.B.:- Hôm nay mới biết Năm Hòa Hưng xâm mình. Xâm bao giờ thế? Bốn chữ ấy là gì?Năm Hòa Hưng nghiến răng:- Hận Đời Đen Bạc anh ạ! Năm xâm hồi anh Lang bị chúng nó bắn chết.Trần Đại chợt nhớ đến cái chết thê thảm của Lang. Hắn đâm ra lo sợ cho James Dean Hùng. Thấy đàn anh xanh xao mặt mày. Năm Hòa Hưng tưởng Trần Đại đang căm hờn chuyện gì và cần giải quyết gấp, nó nói:- Anh muốn “hạ” thằng nào nữa?Trần Đại lắc đầu:- Không, anh muốn chú gọi thằng hớt tóc vào đây. Anh cần thay đổi bộ tóc.Năm Hòa Hưng chưa kịp hỏi thêm. Trần Đại đã bảo Quyền Tân Định:- Chú kêu số 25.523 hỏi ông ký giả Thiên Chương xem chiều nay ông có mặt ở tòa báo hồi mấy giờ. Họ có hỏi mình là ai, trả lời mình là độc giả của ông Thiên Chương. Chú nhớ ăn nói cho lễ phép.Quyền Tân Định đẩy cửa bước ra. Trần Đại nói:- Anh muốn gặp ông ký giả Thiên Chương.Năm Hòa Hưng ngạc nhiên:- Về vụ gì?- Về vụ James Dean Hùng. Anh nhờ ông ta lên tiếng để bọn chó chết khỏi thủ tiêu James Dean Hùng và nhân thể cám ơn ông ta đã bênh vực anh.Năm Hòa Hưng đắn đo:- Ra ngoài bây giờ “mệt” lắm.- Chú kêu giùm thằng thợ hớt tóc người Tàu ở đầu ngõ giùm anh đi. Rồi chú mua gấp cho anh cặp kính đen với cái mũ phớt. Mình hóa trang qua mắt cảnh sát mà.- Nguy lắm anh ạ!- Chú đừng lo.- Nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao?- Anh đã bảo chú đừng lo mà. À, tháng này mụ chủ tiệm Phú Lâm có “chi” đủ cho Bốn bù loong không?- Đủ anh ạ! Bố nó cũng không dám trở mặt.- Chốc nữa Bốn nó về, chú dặn nó gửi về cho mẹ nó một ngàn nhé!- Vâng.Trần Đại vừa nhắc tới Bốn bù loong thì nó dẫn xác về. Hắn dục Năm Hòa Hưng:- Chú lo giúp anh việc anh nhờ đi!Năm Hòa Hưng lại đẩy cửa bước ra. Còn một mình Trần Đại và Bốn bù loong trong căn nhà hẹp tối tăm, ẩm ướt. Bốn bù loong mở gói nhật trình, đưa cho Trần Đại một hộp “Havatampa”. Trần Đại trách Bốn bù loong:- Chú tiêu phí thế?Bốn bù loong cười xòa:- Hai hôm nay anh “cai” thuốc. Tội gì mà “cai” hở anh?Trần Đại nói:- Anh chưa bị tù nhưng coi như đã bị tù. Các chú phải dành dụm tiền, kẻo túng bấn làm liều, cảnh sát nó hót hết và hót luôn cả anh nữa. Chú có tin gì về James Dean Hùng không?Bốn bù loong thở dài:- Chưa có tin nào đúng cả. Thằng thì bảo anh ấy bị đi Côn Đảo thằng thì lại bảo anh ấy vô Tế Bần. Có thằng nhất định bảo gặp anh ngồi trên xe bít bùng vào khám Chí Hòa.Trần Đại mở hộp thuốc. Hắn cầm một điếu, bóc lớp giấy bóng bọc ngoài rồi ngậm trên môi. Bốn bù loong kiếm hộp quẹt. Nhưng Trần Đại bảo nó:- Để anh hít không thế này thú vị hơn.Hắn vẫy tay dục Bốn bù loong lại gần:- Chú kéo cái ghế ngồi đây anh có chuyện cần nói với chú.Bốn bù loong tuân lời Trần Đại. Nó hơi hồi hộp vì không hiểu câu chuyện cần mà Trần Đại sắp bàn với nó là chuyện gì.- Bốn bù loong này!- Dạ.- Chú cho anh tí lửa đi. Nói chuyện với chú cần khói thuốc thơm.Bốn bù loong quẹt diêm cho Trần Đại mồi thuốc. Hít đã đời rồi Trần Đại mới mỉm cười hóm hỉnh nhìn Bốn bù loong.- Đi đến đâu rồi?Bốn bù loong tròn xoe mắt:- Đi đâu cơ ạ!- Đi sang quán cà phê nghèo của con nhỏ bên Khánh Hội ấy mà...Bốn bù loong thấy tai nó nóng bừng. Trần Đại trêu đàn em:- Chú ngượng hở Bốn bù loong?- Dạ, không ạ!- Không sao anh hỏi chú lặng thinh. Mắc cỡ cái nỗi gì? Chú biết tên con nhỏ chưa?- Rồi.- Tên nó kêu chi?- Ngọc Giầu...- Chà cái tên nghe cải lương quá nhỉ! Con nhỏ này cũng sáng nước. Giá tập tành nghề cầm ca, anh dám hứa vơi chú nó ăn huy chương vàng là cái chắc.- Thưa anh, không biết sao nó lại lấy cái biệt hiệu Ngọc Giầu trùng tên với một ca sĩ vọng cổ!- Tên thật nó là gì?- Nguyễn thị Hoảnh!Trần Đại cố nín cười:- À, nó mộng trở thành Ngọc Giầu đấy mà! Chú đừng buồn cái tên Hoảnh. Vô số tên thật các đào kép cải lương, tân nhạc nghe còn gớm ghiếc hơn. Thế chú đã cầm tay cầm chân nó chưa?- Dạ rồi...- Chú đã nói chú mết nó chưa?- Thưa anh...- Gì?- Thưa...- Chú đốt giai đoạn rồi hở?Bốn bù loong không hiểu đốt giai đoạn là gì. Nó ngơ ngác:- Thưa anh, đốt giai đoạn...- Là chú ngủ với con nhỏ chứ gì nữa.Bốn bù loong giật mình đánh thót một cái. Ai nói mà Trần Đại biết nó đã ngủ với con nhỏ. Nó sợ Trần Đại sài sể nó. Nhưng không. Trần Đại nhẹ nhàng nói:- Chú đã ngủ với nó thì phải lấy nó.- Dạ.- Anh sắp nói với chú về chuyện con nhỏ Ngọc Giầu đây. Chú có biết anh sắp nói chuyện gì với chú không?- Thưa anh không ạ!- Anh sắp nói về tương lai chú. Chuyện này cần lắm.Trần Đại ngừng lại. Bốn bù loong nóng lòng muốn biết Trần Đại định đoạt tương lai của nó ra sao. Nhưng Trần Đại bắt sang chuyện khác:- Tuần này chú có về thăm má chú không?- Dạ có.- Má chú mạnh giỏi chứ?- Dạ vâng.- Anh vừa bảo Năm Hòa Hưng trích tiền đưa cho chú một ngàn để chú mang về biếu má chú.- Cám ơn anh. Tiền anh cho tháng trước, má em tiêu thưa hết. Anh giữ lại chi dùng. Lúc này...Bốn bù loong chưa nói hết câu, Trần Đại quắc mắt nhìn nó. Hắn kéo ống quần lên, xoa tay vào vết sẹo:- Tội nghiệp thằng Bốn lơ xe...Rồi hắn bảo Bốn bù loong:- Anh rất ghét những đứa cãi lời anh, chú biết không?Bốn bù loong ngu dốt nhưng nó cũng thừa hiểu câu trách móc của Trần Đại ngập đầy tình thương. Nó cúi mặt, nói rất khẽ:- Thưa anh em biết.Giọng Trần Đại trở nên u uất:- Giá anh có một người mẹ già, nghèo khổ như chú, chắc đời anh sung sướng hơn. Này Bốn bù loong!- Dạ.- Sao chú chưa nghĩ chuyện trở về sống với má chú?- Em không muốn bỏ anh.- Theo anh chú cứ phải trốn trui trốn lủi thú vị nỗi gì?- Trốn nhưng mà sướng. Anh thương em, che chở em, bênh vực em, dạy dỗ em, cho em đi học nghề và cưu mang má em. Ngoài anh ra, người ta coi em như thú dữ. Anh không coi em như thú dữ.Trần Đại dụi điếu thuốc. Hắn nhìn vào đôi mắt sắp muốn khóc của Bốn bù loong:- Bốn ơi!- Dạ.- Chú có thương anh không?- Em thương anh như thương má em.- Thương anh chú có chịu nghe lời anh không?- Anh dạy gì em cũng nghe.- Chú có biết chuyện gì sắp xảy ra cho anh không?Bốn bù loong lắc đầu. Nó đưa cánh tay áo quệt nước mắt. Trần Đại nói:- Cảnh sát đang lùng bắt anh. Chưa biết hôm nào anh bị thộp, bị bắn chết. Anh bị gia đình từ bỏ, cha anh khinh tởm anh, các em ruột thịt của anh ruồng rẫy anh, mẹ anh chết rồi, anh chẳng còn bổn phận đối với ai nữa. Nhưng mà chú thì khác, chú còn mẹ chú...Bốn bù loong buột miệng:- Anh còn chị Tường Vi!..Trần Đại cảm thấy đau nhói ở tim. Hắn sẽ thở dài. Đưa hai tay lên bưng mặt suy nghĩ một lát. Trần Đại bảo Bốn bù loong:- Chuyện của anh để anh tính. Riêng chú, chú có thể về Khánh Hội sống với con Ngọc Giầu...Bốn bù loong toan nói. Trần Đại xua tay:- Để im anh nói. Cấm chú không được nói. Khi nào anh hỏi chú hãy trả lời. Nhớ chưa?- Chú đã ăn nằm với nó, yêu thương nó thì chú phải lấy nó làm vợ. Chú rước má chú lên ở với chú. Hai đứa chăm lo quán cà phê, chú cứ tiếp tục sửa máy xe hơi. Sau này chú có cái nghề kiếm cơm áo lương thiện để nuôi mẹ, nuôi vợ, nuôi con chú. Chú nghe anh. Chiều nay khăn gói sang Khánh Hội sống với con nhỏ đi.- Thưa anh...- Không bàn cãi gì nữa. Chắc gì anh còn sống để che chở chú mãi. Chú tập tìm sống một mình cho quen đi. Nhớ đừng nổi máu du đãng mà đánh đập vợ nghe chưa? Có con rán cho nó học hành nên người.Bốn bù loong khóc nức nở. Nó mếu máo:- Xin anh đừng đuổi em, tội nghiệp em, em chưa làm gì nên tội. Anh đuổi em đi, em bơ vơ.Trần Đại cố nén sự cảm động. Mặt hắn tái nhợt và lạnh nhạt chưa từng thấy. Hắn đứng lên:- Anh nói hết điều phải trái mà chú không chịu nghe. Chú muốn bắt anh “nặng tay” với chú chăng?Bốn bù loong vẫn nức nở:-Thà anh đánh em, anh giết em đi còn hơn để em đi hoang chúng nó thộp em, hành hạ em...Trần Đại quát:- Ai bảo mày đi hoang? Tao bảo mày đi qua Khánh Hội sống với con Ngọc Giầu. Mày nói với tao mày thương nó. Mày đã nói dối tao hở Bốn bù loong?Bốn bù loong khóc tức tưởi hơn:- Em đâu dám nói dối anh...- Thế sao tao bảo mày lấy nó mày lại từ chối?- Em đâu dám từ chối...- Mày không từ chối mà nói mày không nghe?- Thưa anh...- Không anh em gì với mày nữa!- Thưa anh...- Tao đã nói không anh em gì với mày nữa!- Thưa anh... Em không muốn bỏ anh lúc này...Trần Đại quay mặt đi chỗ khác. Nước mắt hắn nhỏ giọt trên má vòng xuống miệng. Chua chát.- Tao không cần mày thương tao. Bây giờ mày nên cút đi đừng để tao phải tống cổ mày ra nữa.Bốn bù loong không dám hé răng nói thêm. Nó rời chỗ ngồi bước vào phía trong thu xếp quần áo. Mười lăm phút sau, Bốn bù loong đã xách cái “sắc” cũ, lầm lùi bước ra. Trần Đại vẫn đứng chôn chân một chỗ. Khi tiếng cửa kẹt mở, hắn sực tỉnh, gọi đàn em:- Bốn ơi!Bốn bù loong quay lại. Nhưng đàn anh của nó không thèm ngoảnh nhìn nó. Bốn bù loong khép nép:- Thưa anh...- Nhớ đừng đánh đập con nhỏ nhé!- Dạ.- Chú hứa với anh, dù anh chết hay sống cũng phải giữ lời hứa nhé!- Dạ, thưa anh..- Gì?- Nếu sinh con trai đầu lòng em xin phép anh đặt tên nó là Đại.- Tùy ý chú. Tên Đại không hay gì đâu, lại mang tiếng quá nhiều rồi.- Mặc kệ, nếu anh cho phép, em cứ dùng tên Đại.Trần Đại móc ví lấy ra một tấm hình chụp bán thân. Hắn tháo sợi dây chuyền bằng vàng của mẹ hắn tặng hắn dịp sinh nhật năm năm về trước. Rồi hắn quay lại. Bốn bù loong mới thấy tình thương nhễ nhãi trên khuôn mặt người đàn anh. Nó buông cái “sắc” rời bịch xuống nền nhà, chạy vội tới ôm chầm lấy Trần Đại. Hai tên du đãng khốn nạn truyền tình yêu cho nhau. Tiếng khóc của Bốn bù loong át cả tiếng lòng của Trần Đại.Một chập, Trần Đại gỡ tay Bốn bù loong ra:- Anh tặng chú tấm hình và sợi dây chuyền làm kỷ niệm.- Cám ơn anh.- Chú đừng quên lời anh đã dặn chú.- Trọn đời em, em sẽ quên hết nhưng không thể quên lời anh dạy dỗ.- Chú coi như “gẫy tay gẫy chân” rồi. Hứa với anh đừng đấm đá nữa. Nín hết, nhịn hết để sống cho vợ con chú.- Em hứa với anh.- Anh chẳng còn gì để tặng chú cả.- Anh cho em đời em rồi anh ạ! Thừa thãi quá.- Thôi chú sang Khánh Hội đi.Bốn bù loong lửng thửng bước ra phía cửa. Nó nhấc cái “sắc” lên và đẩy cửa bước khỏi căn nhà tăm tối, Trần Đại gieo mình xuống ghế bố. Nước mắt hắn trào dâng xóa nhòa mọi hình ảnh của cuộc đời.Trần Đại không có thì giờ ôn lại dĩ vãng. Quyền Tân Định đã về, thấy đàn anh nước mắt hoen mi, Quyền Tân định đoán rằng đàn anh của nó vừa khơi lại chút tâm sự u uất gì đây. Nó định ra phố. Nhưng Trần Đại gọi giật Iại:- Quyền Tân Định!- Dạ.- Chú gặp được chưa?- Rồi anh ạ!- Gặp ông Thiên Chương chứ?- Vâng.- Có đúng ông ta không?- Ông ấy xưng là Thiên Chương.- Chú hẹn ông mấy giờ tới tòa soạn báo “Hy Vọng”.- Em hẹn bốn giờ. Ông ta bảo năm giờ ông mới đi làm việc. Vậy năm giờ anh tới sẽ gặp ông ta.- Ô kê. Này Quyền!- Dạ.- Anh vừa đuổi Bốn bù loong rồi...Quyền Tân Định giật mình đánh thót một cái. Nó hỏi:- Thưa anh, tại sao anh đuổi nó đi?- Tại vì anh không muốn nó chết vì anh. Bốn lơ xe đã vì anh mà chết khốn nan. James Dean Hùng đã vì anh mà đang sống tủi nhục. Anh không muốn chú nào chết vì anh nữa. Quyền Tân Định ơi!- Dạ.- Bốn bù loong nó đi lập cuộc đời khác, cuộc đời du đãng với con nhỏ bán cà phê ở cổng kho 18. Các chú để nó yên thân nhé! Đừng sang bên đó quấy phá hạnh phúc của nó.- Chúng em đâu dám phá nó. Thưa anh, anh đã giàn xếp cho nó hay xin đi như thằng Tony Hải?- Anh cho nó đi. Nó nằng nặc đòi ở lại. Anh phải đuổi nó.Nước mắt Trần Đại lại ứa ra. Hắn rút mùi xoa thấm khô và nói:- Còn chú nữa!Quyền Tân Định khoanh tay:- Xin anh đừng đuổi em.- Chú phải lo lấy đời chú, anh biết anh sắp hết thời.- Còn khuya anh mới hết thời.- Chú đừng ca ngợi anh nữa, anh biết anh. Sống thế này có khác chi mình đã chết. Nghe nói gia đình chú vẫn thương xót chú. Anh em mình quá nhiều tự ái. Chú nên về với gia đình thì tốt hơn là theo anh.Quyền Tân Định dứt khoát:- Em không về đâu, anh có giết anh thì giết!Trần Đại vốn biết Quyền Tân Định là đứa bướng bỉnh khó mà bắt nó rời mình ngay được, hắn gật gù:- Chú sống với anh cũng được. Nhưng phải hứa với anh một điều.- Em xin hứa.- Khi anh bị cảnh sát bắn chết hay bị tù tội, chú phải về với gia đình làm lại cuộc đời nhé!Quyền Tân Định lắc đầu:- Điều anh muốn, em không dám hứa. Em về sợ cảnh sát không buông tha em. Bốn bù loong chưa “nổi tiếng” mấy nên chưa được cảnh sát ghi tên vào sổ đen. Chứ em và anh Năm Hòa Hưng gây nhiều cực nhọc cho chúng nó quá rồi. Dễ gì chúng nó tha tội. Đằng nào cũng trót lỡ. Đời em còn gì nữa mà phải làm lại.Trần Đại mở hộp thuốc lấy điếu “Havatampa” châm hút. Hắn thở vòng khói tròn rồi dịu giọng:- Chú lầm rồi Quyền Tân Định ạ! Chú coi phim “Đập ngăn nước Thái Bình Dương” chưa?Quyền Tân Định đáp:- Thưa anh rồi ạ!- Anh coi lâu lắm rồi nên không nhớ rõ. Hình như trong phim có một bà mẹ già trước khi đưa con sang Thái Lan lập nghiệp thì đã là một giáo sư dạy dương cầm.- Đúng thế.- Mải xây mộng đắp đập ngăn nước Thái Bình Dương, bà mẹ quên cả đánh đàn phải không?- Đúng thế.- Tới một hôm biết mình xây ảo mộng, bà thất vọng. Thất vọng đâm ra buồn. Bà mẹ ngồi dượt lại vài khúc nhạc?- Đúng thế.- Cô con gái đứng nghe?- Đúng thế.- Và nói “Mẹ tập lại dương cầm”?- Đúng thế.- Chú còn nhớ bà mẹ trả lời sao không?- Dạ, còn nhớ.- Chú nhắc lại câu trả lời của bà mẹ cho anh nghe đi.Quyền Tân Định trịnh trọng:- Bà mẹ bảo “Ừ, mẹ tập lại, nếu cần thì mẹ làm lại tất cả”.Trần Đại nhấc hộp thuốc:- Chú hít một điếu “Havatampa” nhé!- Cám ơn anh.Quyền Tân định rút một điếu thuốc. Trần Đại quẹt diêm để cho đàn em mồi thuốc. Khi Quyền Tân Định hít được hai hơi, Trần Đại mới hỏi:- Ngon không?- Tuyệt lắm anh ạ!- Tuyệt bằng câu trả lời của bà mẹ không?Quyền Tận Định bối rối. Nó chưa hiểu nổi ý muốn của Trần Đại khi so sánh khói thuốc “Havatampa” với câu trả lời con gái bà mẹ trong phim “Đập ngăn nước Thái Bình Dương” thì Trần Đại đã nói:- Một người mẹ già, đang trong cơn thất bại ê chề mà còn dám “làm lại tất cả”. Huống chi chú hãy còn trẻ?Quyền Tân Định toan mở miệng cãi. Trần Đại trừng nhìn nó:- Cấm chú không được bào chữa.Quyền Tân Định lễ phép:- Thưa anh, em không dám bào chữa nhưng anh cho em hỏi một câu.- Hỏi đi.- Bà mẹ có bị cảnh sát theo dõi không?- Cảnh sát không theo dõi bà ấy nhưng có một thứ nguy hiểm hơn theo dõi bà ta đêm, ngày, tháng, năm...- Thưa thứ gì.- Danh dự!- Du đãng đâu còn danh dự nữa hở anh?- Ai dạy chú nói thế?- Cảnh sát! Mười lần em bị bắt là mười lần chúng nó coi em như chó. Không một lời giáo dục, không một chút xót thương. Chúng nó còn hèn hạ hơn ở điểm thằng nào hành hạ du đãng cũng che mặt kín để đỡ bị du đãng trả thù.- Chú có sống riêng với cảnh sát không?- Cuộc đời đâu tử tế gì với anh em mình.- Chú lầm, trước anh cũng lầm như chú. Chúng ta nhiều tự ái quá. Tự ái quá hóa ra quá khích. Chúng ta không nhận thấy chúng ta lầm lỗi.Quyền Tân Định mỉm cười:- Xin phép anh. Chắc anh thấm mệt?Trần Đại nói:- Anh thấm mệt thật. Anh không chối cãi. James Dean Hùng bị bắt làm anh thấm mệt. Báo chí kết tội anh làm anh thấm mệt. Cố vươn mình làm những việc tốt đẹp nhưng mình chỉ là du đãng thì việc tốt đẹp cũng biến thành tồi tệ cả. Cuối cùng mình bị liệt vào giai cấp du đãng, giai cấp thối tha nhất của xã hội. Thôi anh không nói nhiều nữa, anh muốn chú bỏ rơi anh trước khi anh bị thộp cổ hay bị bắn chết đi!Quyền Tân Định lắc đầu:- Khó quá, bỏ rơi anh lúc này thì chó má quá, khốn nạn quá, em không thể chó má thế được.Trần Đại búng tay tách một cái:- Ai bảo chú khốn nạn?- Bạn bè em, đàn em của em.- Anh tin rằng chúng nó không đến nỗi khắt khe như chú tưởng đâu.- Chắc anh hiểu, du đãng không hề biết sợ ai nhưng lại sợ đàn em nguyền rủa.- Anh hiểu chứ.- Bị đời nguyền rủa chẳng sao. Chứ bị bạn bè, đàn em nguyền rủa thì hết đất sống. Anh đâu nỡ bắt em sống kiếp chó hoang cô độc!Trần Đại chớp mắt lia lịa. Hắn dịu giọng:- Chú không bỏ rơi anh rồi chú hối không kịp đâu.- Em chẳng có điều gì để hối hận.Trần Đại nhún vai:- Được rồi, chú ở với anh. Nhưng chú phải hứa với anh một điều.- Vâng.- Khi anh chết hoặc bị cảnh sát bắt, chú đừng lo rửa hận cho anh nhé! Không bao giờ rửa hết hận đâu. Nếu anh chết, chú nên trở về với gia đình. Chú làm ơn nhắc lại lời nói của bà mẹ trong phim “Đập ngăn nước Thái Bình Dương” cho anh nghe!Quyền Tân Định nhìn Trần Đại. Nó không thể hiểu nổi Trần Đại nữa. Lúc thì tàn nhẫn tột độ, lúc thì thiết tha quá đỗi và lúc này lại chán nản, rã rời. Quyền Tân Định đang phân vân. Trần Đại dục:- Chú làm ơn nhắc lại đi!Quyền Tân Định dụi tắt thuốc lá:- “Nếu cần thì mẹ làm lại tất cả...”Trần Đại đưa tay vuốt mặt:- Phải, nếu cần thì làm lại tất cả, làm bằng bất cứ giá nào. Chú dám làm không?- Làm gì ạ?- Chú đừng kiếm cớ lảng chuyện, làm cuộc đời mình chứ làm gì nữa.- Thưa anh...- Chú tưởng anh không muốn làm lại cuộc đời à? Chú biết anh đang yêu thương chị Tường Vi chứ? Lúc này là lúc anh muốn sống cuộc đời tầm thường, hèn mọn. Nhưng anh có nhiều vết tích quá, cảnh sát không để yên cho anh đâu. Anh sẽ phải trả giá rất đắt về những việc mình đã làm. Anh không hối tiếc việc anh đã làm, không ai cho phép anh hối tiếc trừ Chúa Jésus hay Phật Thích Ca. Tiếc thay lời nói yêu đương tha thứ chỉ nằm trên đầu lưỡi của những kẻ thương xót người có tội mà không nằm trong trái tim họ.- Thưa anh...- Chú cũng có vết, vết tích của chú hãy còn nhỏ bé so với của anh. Bất quá vài tháng tù là cùng. Chú hứa với anh khi anh giã từ cuộc đời này, chú trở về làm lại cuộc đời chú nhé!- Thưa anh...- Anh không bi quan đâu nhưng anh hiểu cảnh sát đang truy tầm anh ráo riết. Ta có thể sống một tháng một năm nhưng ta không thể sống trọn đời khi có kẻ bám sát lấy ta để săn tội ác của ta. Chú biết rồi chứ?- Vâng.- Thế là anh em mình đã đồng ý với nhau. Chú hứa nhé!- Vâng, em hứa.- Chú phải giữ lời hứa.- Vâng.- Chú nhắc lại lời chú hứa đi!- Em sẽ không nghĩ chuyện rửa hận.- Và trở về làm lại cuộc đời.- Câu này còn tùy.- Tùy gì?- Tùy ở hoàn cảnh. Biết đâu gia đình em lại chả đóng chặt cửa?- Nếu gia đình chú chịu mở cửa thì sao?- Thì dù hé mở, em cũng cố lách vào.Trần Đại sung sướng đến ứa nước mắt. Hắn giơ tay nấm chặt lấy bàn tay Quyền Tân Định. Chưa bao giờ hai tên du đãng khốn nạn cảm động đến thế, Quyền Tân Định hỏi:- Còn anh Năm Hòa Hưng?Trần Đại đáp:- Năm nó biết lo đời nó, chú đừng ngại. Nó lớn lên ở viện mồ côi, khôn lên ở hè phố và khám và trại Tế Bần, chắc nó sẽ biết nó sẽ phải làm gì khi anh lâm nạn.Trần Đại nói tiếp:- Anh cần nằm một mình suy nghĩ. Tuần này có phim “nổ” hay lắm đấy, chú nên đi xem cho đỡ buồn.Quyền Tân Định chiều ý đàn anh. Nó bước khỏi căn nhà ẩm mốc. Còn một mình, Trần Đại nằm vừa hút “Havatampa” vừa nghĩ về thân phận của hắn và những người bằng tuổi hắn.