Dịch giả: Lê Minh
Chương 7
Bầy thú điện tử

Tháng 9 năm 1997, Thủ tướng Malaysia, bác sĩ Mahathir Mohamad đã sử dụng cuộc họp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hồng Kông để lên án những điều xấu xa của toàn cầu hóa. Đó là thời điểm các loại trái phiếu và đồng tiền của Malaysia đang bị các nhà đầu tư ngoại quốc tấn công. Mahathir gọi những nhà buôn tiền tệ là "đồ đê tiện", ông còn kết tội những "Siêu cường" và các nhà tài phiệt như George Soros đã buộc Á châu phải mở cửa những thị trường nội địa, khiến các nhà đầu cơ tài chính toàn cầu tràn vào lũng đoạn trong tư cách đối thủ cạnh tranh. Ông so sánh các thị trường vốn trên toàn cầu với hình ảnh "Một khu rừng rậm nhiệt đới với những con thú hung dữ", và nói bóng gió rằng chúng được một bè đảng Do thái điều khiển. Khi lắng nghe những công kích của Thủ tướng Mahathir, tôi cố gắng tưởng tượng về cách đối đáp của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Robert Rubin, cũng đang ngồi trong cử tọa để nghe ông Mahathir. Nếu được phép nói thẳng, có lẽ Rubin sẽ phản ứng như sau:
"Xin lỗi ông Mahathir, ông đang sống ở hành tinh nào vậy? Ông nói về chuyện gia nhập toàn cầu hóa cứ như là một lựa chọn vậy. Toàn cầu hóa không phải là một lựa chọn. Đó là một thực tế. Ngày nay chỉ có một thị trường toàn cầu. Và phương pháp duy nhất để ông có thể tăng trưởng và lôi kéo dân chúng của ông phát triển là phải sử dụng các nguồn cổ phần và trái phiếu trên toàn cầu, bằng cách mời các công ty xuyên quốc gia vào làm ăn ở Malaysia và bán sản phẩm từ các nhà máy của ông trên hệ thống thị trường thế giới. Và thực tế cơ bản nhất liên quan đến toàn cầu hóa là: Không có ai lãnh đạo - cả George Soros, lẫn "siêu cường" hay bản thân tôi đều không phải là những người chỉ đạo. Tôi không phải là người đã phát động toàn cầu hóa. Cả tôi và ông đều không thể chặn nó được - nếu không muốn xã hội của ông hay tôi phải trả một giá cực kỳ đắt, và chịu ngưng tăng trưởng. Ông cứ cố tìm người để đổ lỗi, để giúp giảm áp lực ở các thị trường nội địa. Nhưng thưa ông Mahathir, ông không tài nào tìm được ai đâu. Tôi biết điều đó khiến ông khó mà chấp nhận. Giống như việc nói với người ta rằng không có Chúa vậy. Ai cũng như ai, đều tin, muốn tìm và buộc ai đó phải đứng ra chịu trách nhiệm. Nhưng trên thương trường tài chính ngày nay có một bầy thú bao gồm những tay buôn cổ phần và tiền tệ cùng những nhà đầu tư tài chính xuyên quốc gia ẩn danh - họ móc nối với nhau bằng các mạng điện toán và Internet. Và Mahathir, xin ông đừng có vờ lẩn thẩn với tôi. Hai chúng ta đều biết rằng ngân hàng nhà nước của ông đã để mất ba tỷ đô-la trong vụ đầu cơ đồng bàng Anh hồi đầu những năm 90 - nên ông đừng nói thêm những điều xằng bậy, ra vẻ thánh thiện nữa. Bầy Thú Điện Tử không nương tay với bất cứ ai. Chúng không chấp nhận chuyện ai đó có hoàn cảnh riêng và độc đáo. Luật chơi của bầy thú rất nhất quán - đó là luật chơi dùng chiếc áo nịt vàng. Thưa ông, bầy thú này kiếm ăn ở 180 quốc gia, nên chúng không có thời gian để tìm hiểu tỉ mỉ những đặc điểm của Malaysia đâu. Chúng nhanh chóng quyết định xem ai là người tuân thủ luật chơi, thưởng rất hậu cho những đất nước có hệ thống tài chính minh bạch. Chúng không muốn thấy những sự đột biến gây sửng sốt. Đã nhiều năm, dường như Malaysia tuân thủ luật chơi của chúng và đã thu hút rất nhiều khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, giúp cho quý vị nâng thu nhập bình quân trên đầu người từ 350 đô-la lên tới 5000 đô-la trong vòng một hai thập niên. Nhưng đến khi quý vị bắt đầu phá luật lệ bằng cách vay nhiều quá để xây dựng quá mức thì, e hèm, bầy thú đã bỏ rơi quý vị. Có thực sự cần thiết phải xây hai tòa tháp cao nhất thế giới ở Kuala Lumpur không? Khi xây xong ông đã cho thuê được phân nửa diện tích của chúng chưa? Hình như chưa. Chính vì thế bầy thú đã giận dữ và đè bẹp ông trên đường kiếm ăn của chúng. Năm 1997, chủ số chứng khoán KLCI (tương tự Dow Jones) của Malaysia đã sụt 48%, và trị giá đồng tiền Malaysia sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 26 năm. Khi điều đó xảy ra, ông đừng có mong bầy thú giúp đỡ, rủ lòng thương, ông đừng lên án "hội âm mưu của nhóm người Do Thái", ông hãy đứng dậy, phủi quần áo, khoác lên tấm áo nịt vàng, và đi theo con đường bầy thú đã đi. Tất nhiên thật là bất công. Về một khía cạnh, hình như bầy thú đã dụ ông vào lối cụt: chúng hứa hẹn sẽ cho ông vay ngoại tệ giảm giá, ông đã lấy của chúng, rồi dùng để xây dựng quá nhiều những đập nước, nhà máy và tháp thương mại. Nhưng đó chính là điều đáng lo sợ. Không phải lúc nào bầy thú cũng đúng cả. Thưa ông Mahathir, chúng cũng mắc lỗi. Chúng phản ứng quá tay, tham vọng quá mức. Nhưng nếu những nền móng căn bản của kinh tế và tài chính của Malaysia là vững chắc, thì bầy thú, cùng tài chính, rồi sẽ quay lại với ông thôi. Bầy thú không ngu ngốc quá lâu đâu. Trước sau chúng đều muốn trợ giúp những ai duy trì được công tác quản lý kinh tế và đất nước một cách đúng đắn. Xin nói, khi còn là một thị trường mới trỗi dậy, với những "bong bóng" trong xây dựng đường sắt, Hoa Kỳ cũng phải trải qua những tình huống bấp bênh như Malaysia hiện nay".
"Ông cần phải kiểm soát tình thế và xây dựng những bước đệm để tránh những cú sốc đầu tư. Hàng ngày tôi theo dõi đường đi của Bầy Thú Điện Tử qua màn hình của hãng Bloomberg để bên bàn làm việc. Thông thường ở những nước có nền dân chủ, người ta bầu cho những chính sách của chính phủ hai hay bốn năm một lần. Nhưng bầy thú này biểu quyết tín nhiệm thường xuyên tới từng phút từng giờ. Bất cứ lúc nào ông cần, bầy thú đều có thể báo cho ông chính xác vị trí của nền kinh tế của ông trong chiếc áo nịt ra sao, chiếc áo vừa hay rộng đối với đất nước của ông. Tôi biết ông nghĩ rằng tôi là một nhân vật hùng mạnh trong tư cách Bộ trưởng Tài chính của Hoa Kỳ. Nhưng thực ra, giống như ông vậy thôi, Mahathir, tôi cũng rất lo và phải đối phó thường xuyên với Bầy Thú Điện Tử. Những thuyên quốc gia, vì đó là cơ hội nhanh nhất để họ đại nhảy vọt trong công nghệ. Nike ban đầu đã mở các cơ sở sản xuất ở Nhật Bản, nhưng một khi nhận thấy ở đó đắt đỏ hơn, họ nhảy sang Hàn Quốc rồi sau đó là Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Indonesia và Việt Nam.
"Họ là những gì chúng tôi cần", Joel Korn, chuyên viên tư vấn người Brazil xét về những công ty xuyên quốc gia. "Châu Mỹ La tinh vẫn lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài, vì dự trữ nội địa hoàn toàn không đủ duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Nên chúng tôi cần đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Họ [những con thú sừng dài] cũng mang đến những hệ tiêu chuẩn quốc tế và các dạng công nghệ mới, họ giúp chúng tôi thích nghi với nhu cầu của các thị trường khác, họ mang đến các quan hệ đối tác, chuyển giao công nghệ và chuyển giao thị trường. Nếu không cho họ vào thì cũng như bạn sống cô đơn trên một hành tinh lạ vậy", ông kết luận.
Dẫu rằng sinh ra trong thời Chiến tranh Lạnh, nền sản xuất toàn cầu lan tràn mạnh mẽ hơn, sinh sôi nảy nở không ngừng, trong thời buổi ngày nay. Theo Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm từ những cơ cở nước ngoài của các hãng xuyên quốc gia trên thế giới tăng từ 4,5 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới trong năm 1970 lên tới mức cao gấp đôi, ngày nay. Con số phần trăm có vẻ nhỏ bé, nhưng con số đô-la mà chúng đại diện thì thật khổng lồ. Năm 1987, đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển chiếm 0,4 phần trăm tổng số GDP của họ. Ngày nay, con số này là hai phần trăm và tiếp tục gia tăng, không chỉ ở 10 thị trường mới trỗi dậy, mà ở phạm vi toàn thế giới. Nếu nhìn vào những chi nhánh nước ngoài do người Mỹ sở hữu - như cơ sở Ford Motor ở Mexico chẳng hạn - thì thấy năm 1966, họ bán 80 phần trăm sản phẩm trong nội địa và xuất 20 phần trăm. Ngày nay, họ xuất 40 phần trăm sản phẩm và 60 phần trăm trong được tiêu dùng trong nội địa. Craig Barrett, Chủ tịch hãng Intel nói với tôi rằng hàng loạt các đại sứ và chính khách ở nhiều quốc gia tháng nào cũng gọi điện đến Thung lũng Silicon cho ông. Họ nhắn: "Hãy mang nhà máy của ông đến chỗ chúng tôi".
George St Laurent là Chủ tịch hãng Vitech, một nhà máy sản xuất máy vi tính do ông sáng lập, đóng tại bang Bashia, phía bắc Brazil. Ông ta là một thành viên điển hình trong bầy thú sừng dài. Ông ta biết là trong cương vị của mình, ông có rất nhiều quyền lực. Một buổi chiều, St Laurent giải thích cho tôi rằng ông không nề hà gì khi đặt đòi hỏi cho chính phủ Brazil về những gì ông cần, nếu họ còn muốn ông đóng nhà máy ở đó, duy trì công việc làm ở địa phương và khả năng chuyển giao kỹ thuật ở nước này. Ông nói: "Tôi cần thấy ở nước này một đồng tiền ổn định để thu hút vốn từ nước ngoài, vì thế họ (chính phủ) phải cân đối ngân sách, kiểm soát, lạm phát và cắt giảm bộ máy chính phủ. Một trong các mục tiêu của chúng tôi là thu hút vốn đầu tư vào nước này. Nhưng vốn đầu tư sẽ không vào nếu chủ của chúng không biết giá trị của những đồng vốn đó khi họ rút chúng ra. [Hơn nữa] chính phủ cần phải thuyết phục được tôi rằng các chính trị gia đối với dân chúng phải duy trì thái độ như giữa khách hàng và người bán hàng, như bản thân tôi thực hiện. Nếu bạn là khách hàng của tôi, để khiến cho bạn mua máy tính của tôi, tôi thường phải quỳ xuống để thuyết phục bạn. Các chính trị gia nước này không nghĩ như vậy vì họ không quen với cương vị người bán hàng. Họ quen với việc ai cũng phải đến quy phục dưới ngai vàng của họ, và họ chỉ cho phép người khác được hưởng những quyền lợi nhỏ nhoi mà họ ban phát".
Quả như nhận xét của St Laurent, quyền lực gia tăng của Bầy Thú Điện Tử chính là điều mà các nhà lãnh đạo truyền thống mới chỉ bắt đầu hiểu và tuân thủ. Tôi bắt đầu thấy điều này khi sang Mexico và thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng đồng peso. Điều đó bắt đầu khi ngồi trên chuyến bay vào đất này. Khi cuống quít điền vào tờ khai nhập cảnh, tới dòng thứ 3 thì tôi chững lại. Dòng này hỏi bạn làm nghề gì và quy định bạn khoanh vòng tròn vào một trong chín lựa chọn - không thấy có mục "bình luận viên báo chí" mà chỉ thấy "nông dân", "lái xe", "người nuôi gia súc", và một lựa chọn khác là "người sở hữu trái phiếu" - cho thấy những bế tắc của đất nước Mexico vào thời đó. Nước này đã trở nên lệ thuộc vào những nhà đầu tư nước ngoài, những người mua công trái và trái phiếu thương mại của họ, để cứu giúp kinh tế. Chính vì thế mà có mục "người sở hữu trái phiếu" trên tờ khai hải quan.
Không may cho Mexico là những người có thể khoanh tròn mục đó thì lại đang bay trở ra, mang theo tiền của họ, và sẽ không quay lại. Khi đến phỏng vấn một viên chức Ngân hàng Trung ương Mexico, đang trong cơ hoảng loạn, anh ta hỏi tôi về những người sở hữu trái phiếu trên toàn cầu hiện đang vứt bỏ các loại trái phiếu của Mexico. "Vì sao họ giận dữ đến vậy? Họ báo thù cho điều gì vậy?" anh ta hỏi. Tôi không tài nào giải thích cho anh này cái cảnh giận dữ và phản ứng của một người Mỹ có tiền gửi tiết kiệm khi thấy tài sản đầu tư của anh ta bị mất giá. Sau đó, khi đến gặp Enrique Del Val Blanco, viên chức của Bộ phụ trách về nhân dụng của Mexico, tôi thấy ông nói năng như một nhân vật trong phim Invasion of the Body Snatchers. Ông nói: "Dân ở đây ai cũng cảm thấy số phận của họ nằm trong tay người nước ngoài. Và ai cũng muốn biết những người nước ngoài đó là ai? Ai nắm giữ một thế lực như vậy? Chúng tôi vẫn nghĩ chúng tôi đang trên đường gia nhập thế giới thứ nhất (các nước phát triển). Bỗng nhiên mọi sự đều đổ bể. Một phút trước người ta thấy Ngân hàng Thế giới và IMF nói Mexico là một điển hình tốt nhất. Giờ đây chúng tôi lại trở thành một hình mẫu của sự xấu xa? Chúng tôi đang mất dần kiểm soát. Nếu không tìm được đường ra, chúng tôi sẽ bị diệt vong. Chúng tôi đầu hàng".
Cùng ngày hôm đó, tôi đi xuyên thành phố để tìm đến phủ tổng thống ở Los Pinos để gặp Tổng thống Ernesto Zedillo, con người cũng đang bàng hoàng về việc đồng peso bị mất giá. Tôi không nhớ rõ ông ta nói gì nhưng không bao giờ quên cái khung cảnh khi gặp ông. Tôi và đồng nghiệp được một người lính đưa vào, nói lên cầu thang rồi đi sâu vào bên trong để đến văn phòng tổng thống. Dường như chẳng có ai qua lại trong dinh thự này cả. Chúng tôi đi qua một cửa, một cửa nữa rồi một cửa nữa, cho tối khi gặp bàn của một cô thư ký. Cô này chỉ cho chúng tôi vào một văn phòng nhỏ bé tăm tối. Bước vào phòng, chúng tôi thấy ngồi cô đơn bên bàn làm việc, vị Tổng thống Mexico đang thưởng thức bản giao hưởng "Overture 1812" của Tchaikovsky từ một dàn stereo. Ông ta có dáng vẻ của Napoleon sau khi thua trận Waterloo.
trong thập niên 90, cả một thế hệ các lãnh tụ thời hậu thuộc địa như Zedillo, Mahathir, Suharto, thậm chí Borris Yeltsin - đã nếm mùi cơn giận dữ của Bầy Thú Điện Tử. Không lấy gì làm vẻ vang lắm. Bầy thú đó không cư xử như những kẻ thù trong nước của các vị này. Họ không thể bắt giữ, kiểm duyệt, cấm đoán, mua chuộc, thậm chí thường cũng không nhìn thấy chúng. Một số vị lãnh đạo như Zedillo thậm chí quy phục trước chúng. Mahathir và Suharto thì dùng một chiến thuật khác. Họ chửi rủa bầy thú, tố cáo chúng là những hội âm mưu, cam kết sẽ trả thù và trong trường hợp của Mahathir, ông đã dọa sẽ dùng tới những biện pháp kiểm soát tài chính. Mahathir và Suharto lớn lên trong thời Chiến tranh Lạnh, thời mà ít có dịp các siêu cường thực sự răn dạy và trách móc trực tiếp lãnh tụ của thế giới thứ ba, vì họ cần thế giới này trong cuộc chiến tranh. Nhưng một khi Chiến tranh Lạnh qua đi thì những hạn chế trên cũng không còn nữa. Và ngày nay, những con vật tiên phong trong bầy thú không cư xử với các quốc gia đang phát triển như cái lối cư xử của Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ), Liên Hiệp quốc hay Phong trào Không liên kết trước kia. Bầy Thú Điện Tử không nói chúng thông cảm với nỗi đau của bạn, hay thông cảm với những đau thương của bạn trải qua trong thời thuộc địa. Chúng không nói rằng bạn là người độc đáo, hay là yếu tố ổn định khu vực, hay hứa sẽ không động tới bạn. Chúng có đường hướng riêng. Bầy Thú Điện Tử đã biến đổi cả thế giới thành một hệ thống quốc hội, trong đó mỗi quốc gia tồn tại trong lo lắng - họ có thể bị bầy thú biểu quyết bất tín nhiệm.
Tôi đã nói chuyện với Phó thủ tướng Malaysia thời đó là ông Anwar Ibrahim, tại Kuala Lumpur năm 1997, khi cuộc khủng hoảng Á châu lên tới đỉnh điểm, trước khi ông ta bị Mahathir loại bỏ. Anwar nói với tôi rằng khi mahathir tố cáo người Do Thái, Soros và những kẻ âm mưu khác về tội đã phá giá đồng nội tệ của Malaysia, thì ông ta và một số đồng nghiệp đã mang một tờ biểu đến gặp Mahathir và nói, đại khái như sau: "Hãy nhìn vào đây, hôm thứ hai, ông chỉ trích Soros thì đồng ringgit xuống giá từng này, đến thứ ba, ông kể tội người Do Thái, thì trị giá của nó xuống nữa đến đây. Rồi sang thứ tư, ông tố cáo những nhà đầu tư toàn cầu thì nó xuống nữa, đến đây, HÃY CÂM MIỆNG LẠI!"
Trong trường hợp Suharto thì chính bầy thú đã giúp kích động một cuộc nổi dậy, lật đổ quyền lực của ông vào đầu năm 1998, bằng cách làm suy yếu đồng nội tệ và thị trường của Indonesia khiến cho công chúng và giới quân nhân mất lòng tin vào tổng thống.
Supachai Panitchpakidi, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan ngày nay phải mang trên người vết sẹo của bầy thú gây ra cho người tiền nhiệm của ông, người đã ra sức đấu với bầy thú và đã phải chịu thua. Ông nói: "Chúng tôi mắc một lỗi - đã gắn giá trị đồng baht Thái lan với đồng đô-la lâu hơn sáu tháng, mà không sớm cho thả nổi nó", ông nói về cuộc khủng hoảng năm 1997. Đáng nhẽ tai họa không đến, nhưng vì những phản ứng dây chuyền, nên ai cũng nhảy vào đánh hôi đồng baht của chúng tôi. Thành ra thay vì mất độ 15 hay 20 phần trăm giá trị, baht bị mất tới 50 phần trăm. Do thị trường đã được toàn cầu hóa nên [Bầy Thú Điện Tử] biết rõ là chúng tôi lúc đó đang thiếu dự trữ ngoại tệ. Lần đầu tiên chúng tấn công vào đồng tiền của chúng tôi là vào tháng hai, sang tháng ba rồi tiếp theo vào tháng tư. Mỗi đợt như vậy, Ngân hàng Dự trữ của Thái Lan tung tiền ra để bảo vệ giá trị đồng baht, mỗi lần như vậy, lại tuyên bố: "Chúng ta đã thắng". Nhưng trên thực tế mỗi lần như vậy Thái Lan đều đã thua - vì dự trữ của Thái Lan đã mỏng dần sau mỗi lần ứng cứu như vậy. Chúng tôi nghĩ thế giới không thể biết được lượng dự trữ ngoại tệ của chúng tôi, dân chúng Thái cũng không biết điều đó, chỉ có thị trường là tỏ tường. Bạn bè tôi ở Singapore và Hồng Kông biết được điều đó và họ đã tính toán xem dự trữ của chính phủ Thái còn được bao nhiêu sau mỗi lần ứng cứu tài chính. Khi ông hỏi chuyện vị cựu Thủ tướng thì ông ta sẽ nói rằng không ai báo cho ông ta những thông tin như vậy. Nhưng thị trường lúc đó đã phán đoán được thực trạng của Thái Lan, chúng cũng lần ra được những bước ngoặt - thời điểm mà chính phủ không tài nào cứu được đồng tiền baht nữa. Đó chính là lúc chúng [Bâỳ Thú Điện Tử] tấn công đè bẹp chúng tôi.
Để thích ứng với hoạt động của các siêu thị tài chính và bầy thú, các nhà lãnh đạo, đặc biệt ở những thị trường mới nổi lên cần xây dựng cho mình một tư duy mới. Trong quá khứ, thành viên của bầy thú thường tranh nhau làm duyên và cám dỗ các chính phủ từ bên trong và bên ngoài nước. Lúc đó là thời điểm các chính phủ là người cầm cân nảy mực. Giờ đây các chính phủ thi đua để tỏ cho bầy thú rằng họ giữ được ổn định, mời mọc và cuốn hút bầy thú. Vì thời nay là lúc chính bầy thú đứng ra cầm cân nảy mực, phân phối tài nguyên. Xin xây dựng một câu ngạn ngữ: Lãnh đạo trên thế gới cần phải có lối suy nghĩ như những thống đốc (bang ở Mỹ). Thống đốc ở các bang của Hoa Kỳ ngày nay được phép quyết định, có quyền hạn tương tự quyền hạn của tổng thống và thủ tướng. Họ thỉnh thoảng còn có quyền điều động lực lượng cảnh vệ quốc gia. Nhưng nhiệm vụ chính của họ ngày nay là thuyết phục Bầy Thú Điện Tử và các siêu thị tài chính đến đầu tư vào bang của họ, bằng mọi cách giữ chúng ở lại đó và suốt ngày tiếp tục lo lắng làm sao cho chúng ở lại cho lâu. Chính vì thế, các vị trưởng vùng (lãnh đạo tại địa phương - thống đốc bang) đang là những vị lãnh đạo thực chất trên thế giới ngày nay. Chính vì thế đã có một vị lãnh đạo đứng bao trùm tất cả các vị lãnh đạo khác trong kỷ nguyên toàn cầu hóa - vị Thống đốc của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ông Bill Clinton.
Những ông vua, các nhà độc tài, tiểu vương, các vị Sultan, những tổng thống và thủ tướnân quan hệ giữa các quốc gia cùng Bầu Thú Điện Tử và các chuỗi siêu thị.
Từ ngày hệ thống viễn thông xuyên Đại Tây Dương được hình thành trong bối cảnh toàn cầu hóa thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, một thứ Bầy Thú Điện Tử đã xuất hiện và hoạt động, nhưng rồi suốt thời gian Chiến tranh Lạnh, chúng không có được tầm quan trọng như ngày nay. Đặc tính mới mẻ của bầy thú ngày nay không phải ở chỗ chúng khác trước, mà ở chỗ tầm hoạt động và tính chất của chúng. Trong thời toàn cầu hóa hiện tại, bầy thú ngày nay, loại sừng ngắn cũng như sừng dài, đã kết hợp được kích cỡ, tốc độ và tính đa dạng của chúng tới một mức độ chưa từng có trong lịch sử. Ta so sánh giữa đuôi một con chuột với đuôi một con khủng long Tyrannosaurus, cả hai cùng được gọi là "đuôi", nhưng một cái, khi vẫy thì khiến cả thế giới khiếp đảm. Bầy thú trong thời toàn cầu hóa thứ nhất có thể được ví như cái đuôi chuột vậy; còn bầy thú trong thời toàn cầu hóa ngày nay giống như đuôi khủng long, mà mỗi lần vẫy, chúng tái tạo nền móng và hình thù của môi trường và thế giới xung quanh. Chương này sẽ giải thích làm thế nào mà Bầy thú đó có thể trở thành một nguồn tài lực hấp dẫn đối với tăng trưởng kinh tế ngày nay và đồng thời cũng là một thế lực đe dọa tới mức có thể lật đổ được các chính phủ.
BẦY THÚ SỪNG NGẮN
Điều mà bầy thú sừng ngắn làm người ta sửng sốt ngày nay là thức ăn của chúng - đó là những sản phẩm tài chính đa dạng. Hỗn hợp các loại cổ phần và trái phiếu, hàng hóa và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn và hợp đồng phái sinh đến từ nhiều quốc gia và thị trường trên thế giới khiến bạn có thể đặt cọc đầu tư trên bất cứ mặt hàng hay dịch vụ gì.
Quả nhiên, khi tôi nhìn vào túi thức ăn của bầy thú tôi thường hình dung tới cảnh trong phim Guys and Dolls, trong đó Nathan Detroit muốn đánh cuộc với Sky Masterson rằng Mindy's có bán được nhiều bánh pho mát hơn là loại bánh làm từ trái cây. Nathan nói: "Tớ muốn biết, cậu có thể đoán nhanh: Mindy's bán nhiều bánh pho-mat hơn hay bánh trái cây hơn?"
Sky nói rằng theo lối nghĩ chủ quan của mình thì Mindy's bán nhiều bánh pho-mat hơn. Điều xảy ra sau đó là Sky sẽ đánh cuộc, đặt tiền vào bánh pho-mat, trong khi Nathan là người đã kiểm tra trong bếp, và biết chắc chắn, là Mindy's bán nhiều bán trái cây hơn (Nathan muốn đánh vào tính háu ăn của Sky). Sky là người rất thích đánh bạc. Thông thường, anh chàng sẽ cược vào bánh pho-mat như cái lối anh em nhà Salomon muốn đặt tiền vào khả năng lãi suất thay đổi. Nhưng Sky sau đó nhận ra có thể có một cái bẫy khi thấy Nathan rất háu, muốn đặt tiền nhanh chóng, mà đặt hẳn 1.000 đô-la.
Thành ra, thay vì chấp nhận đánh cuộc, Sky kể cho Nathan một câu chuyện ngụ ngôn. "Nathan, xin kể cho bạn một câu chuyện", Sky nói. "Cái ngày tôi ra khỏi nhà để đi chu du trên thế gian, bố tôi gọi tôi đến và nói, "Con ạ, con thông cảm vì đời bố không để dành cho con được chút vốn liếng đáng kể nào. Không để lại cho con được tiền nong, bố muốn cho con một lời khuyên. Khi chu du thiên hạ, sẽ có một thằng cha cho con xem một bộ bài chưa khui. Nếu thằng đó đánh cuộc là có thể khiến con Bồi Bích trong bộ bài nhảy lên và phun nước vào tai con thì con chớ có nhận lời đánh cuộc. Vì hầu như chắc chắn rằng hắn có thể làm được điều đó". Ở đây tôi không muốn nó rằng bạn đã gài bẫy trong chuyện đánh cuộc và bánh pho-mat..."
Nathan nói: "Không đời nào tớ làm chuyện đó?"
Sky: "Nhưng mà (nói đến đây, lấy tay che cà-vat của Nathan) nếu bạn thực sự muốn đánh cuộc thì tôi cuộc với bạn rằng bạn không thể đoán được màu của chiếc cà-vạt bạn hiện đang đeo trên cổ là gì, 1.000 đô-la?"
Nathan: "Không chịu".
Sau đó, nhìn chiếc cà-vạt của mình, Nathan thốt lên: "Đốm Ploka, không bao giờ có chuyện Nathan chấp nhận thua cả ngàn bạc vào chuyện đánh cá về ba cái mà cà-vạt".
Nếu Nathan và Sky sống trong thời nay thì có lẽ họ có thể mua loại trái phiếu phát hành dựa vào doanh số bán bánh pho-mat hay bánh làm từ trái cây trong bếp của Mindy. Và cũng có thể có những công cụ tài chính họ có thể mua sắm để tránh rủi ro cho việc đánh cược ấy, dẫu cược bánh ngọt hay bánh pho-mat hay là màu của cà-vạt. Do trào lưu dân chủ hóa tài chính, bất cứmặt hàng gì, bất cứ thứ gì thời nay đều có thể chuyển hóa thành chứng khoán. Bạn có thể phát hành trái phiếu trên bản thân bạn hoặc trên một năng khiếu mà bạn tự có, giống như ca sĩ David Bowie đã làm. Ông ta thu được 55 triệu đô-la khi bán trái phiếu Bowie hồi năm 1997, dựa trên bản quyền các đĩa nhạc của ông. Tờ The New York Times đã từng tung ra hàng tít: "Bản thân bạn cũng có thể được định mực khả tín (đáng được đầu tư) AAA".
Lesley Goldwasser, một người bạn của tôi là một tay buôn trái phiếu hàng đầu ở phố Wall chuyên chuyểnloại phim đang được sản xuất thành một thứ trái phiếu. Cô ấy giải thích các công đoạn như sau: "Giả sử bạn sở hữu một cơ sở cho vay tín dụng để mua nhà trả góp ở vùng Minneapolis và đang nắm trong tay 100 hợp đồng vay mua nhà ở địa phương, giả sử có giá trị 100 triệu đô-la, mỗi tháng thu về cho công ty một triệu đô-la tiền lãi và vố. Công ty này có thể kết hợp, tập trung toàn bộ các khoản tiền tài sản, tiền cho vay thành một mối, sau đó phát hành một loại trái phiếu bán cho dân chúng với giá 1.000 đô-la một trái phiếu. Lợi thế của chuyện đó là nó cho phép công ty này có thể thu hồi được 100 triệu đô-la (đang cho vay) ngay tức khắc, không phải đợi cho các khách hàng của công ty trả dần dần trong vòng 30 năm. Lợi thế đối với dân mua trái phiếu là hàng tháng, họ có thể nhận được tiền từ khoản ngân lưu của tiền vốn và lãi chảy về hàng tháng, lãi cao hơn mức tiết kiệm thông thường ở nhà băng vài điểm. Điều quan trọng hơn là những trái phiếu được hỗ trợ bằng địa ốc, hàng trăm căn nhà, cho nên mức an toàn là cao, dẫu cho có một hai rủi ro xảy khi người vay tiền không trả góp được".
"Như vậy, người ta nhận thấy rằng nếu có thể quy tụ được các khoản cho vay địa ốc, thì tại sao không quy tụ các phim truyện Hollywood - thậm chí những phim đang được sản xuất. Ví dụ nếu bạn là một hãng làm phim hiện chưa có khả năng vay tín dụng. Ngân hàng đầu tư của tôi sẽ xem xét 10 dự án làm phim của bạn. Chúng cũng không cần phải nằm trong quá trình sản xuất mà chỉ mới ở giai đoạn ý tưởng. Sau đó chúng tôi sẽ đánh giá 10 kịch bản sẽ có triển vọng ra sao, dựa trên những thông số có trước đó: Ví dụ, một phim sẽ là dạng bán chạy nhất, nổi nhất, một phim bán rất chạy, hai phim thuộc loại tương đối, hai phim khác tồi hơn, và bốn phim khác thì vừa đủ tiền hòa vốn... Chúng tôi dựa vào cơ sở phân tích xác suất tính ra bạn sẽ kiểm được bao nhiều tiền trong 5 năm tới. Giả sử bạn phải chi 500 triệu đô-la nhưng sẽ đạt doanh thu là 600 triệu. Chúng tôi sẽ cho bạn vay 400 triệu đô-la với mức lãi suất tương tự như mức lãi suất của công trái trong vòng ba năm cộng thêm một hoặc hai phần trăm. Công ty của bạn sẽ phải hùn thêm 100 triệu cho chi phí làm phim. Sau đó, ngân hàng sẽ chia khoản vay 400 triệu đô-la thành trái phiếu, mỗi trái phiếu có giá 1.000 đô-la, bán cho dân chúng. Lãi của trái phiếu sẽ được thanh toán khi các phim của bạn bắt đầu được trình chiếu (khi bạn bắt đầu thu nhập). Như vậy, công ty của bạn từ chỗ không có danh tiếng, thiếu tài chính, nay đã vay được tiền để làm ăn, một khoản tiền mà bạn không đời nào vay được từ các ngân hàng. Đó là những công đoạn trong đầu tư hiện nay. Miễn rằng bạn làm ăn chu đáo, sản xuất hay biểu diễn hăng hái và dự tính chắc chắn được các mức thu nhập ổn định trong một thời gian nhất định, ngân hàng chúng tôi có thể biến chúng thành trái phiếu và thu hút vốn hầu bạn".
Và cho dù mặt hàng là bánh ngọt, tiền vay mua nhà trả góp, tiền nợ thẻ tín dụng, những khoản nợ xấu, tiền mua xe, tín dụng thương mại, dự án làm lại phim Titanic, nợ doanh nghiệp Brazil, trái phiếu chính phủ Lebanon, tài trợ tín dụng ôtô cho General Motors và những nguồn thu nhập của siêu sao nhạc rock David Bowie... tất cả đều có thể được chuyển hóa thành trái phiếu. Kiểm soát tín dụng càng cởi mở giữa các quốc gia thì con người ta sẽ tung ra phát hành thượng vàng hạ cám.. biến chúng thành chứng khoán, trái phiếu, phái sinh. Sự phát triển theo hướng chứng khoán hóa đó quả đã "làm thay đổi bản chất của các thị trường tín dụng", Henry Kaufman, chuyên viên kinh tế phố Wall cho biết.
Đó cũng là điều dễ hiểu. Thời trước, những khoản cha mẹ của bạn vay mua nhà, mua xe, nợ thẻ tín dụng, bảo hiểm nhân thọ và thậm chí những khoản chính phủ Brazil vay từ ngân hàng của cha mẹ của bạn, tất cả đều không được giao dịch tự do trên các thị trường mở. Chúng chỉ nằm trong các tài khoản cố định trong các ngân hàng hay các công ty bảo hiểm, có giá trị không đổi, được cầm giữ cho tới lúc đáo hạn. Nhưng cho tới những năm 80 tất cả những khoản vay đó được chứng khoán hóa, quy tụ lại và được bán ra trong hình thức trái phiếu, được bán cho bạn và tôi và người cô của bạn, cho bất cứ ai. Các trái phiếu được phép trao đổi, mang giá trị bằng tiền, và của chúng lên xuống tùy thuộc vào mức độ lời lỗ của chính trái phiếu, vào sức khoẻ của các nền kinh tế, vào mức lãi của chúng trong tương quan với các tài sản khác. Hiệu ứng dây chuyền, theo Kaufman, cho thấy sự chứng khoán hóa đó đã mở ra một nguồn tài sản rất lớn, hàng ngàn tỷ đô-la mà trước đó chưa bao giờ được giao dịch, chưa bao giờ trở thành trái phiếu - "đưa vào thị trường thanh sát trong bối cảnh nhiều đổi thay". Tình trạng đó đã làm xuất hiện sự đa dạng trên thị trường tài chính - tạo dựng thêm nguồn thức ăn phong phú cho Bầy Thú Điện Tử - và cũng tăng mức độ dao động trong giá trị của tài sản trước đây chưa từng được giao dịch.
Những con bào tót đi đầu trong bầy thú chính là loại có thể đưa ra những giải thích hay nhất. Chúng nhớ lại cái thời Chiến tranh Lạnh, chúng được gặm cỏ trên những mảnh ruộng bị hàng rào cắt xẻ ra sao. Leon Cooperman, cựu Giám đốc chuyên trách về nghiên cứu của Quỹ Đầu tư Goldman Sachs, nay là Giám đốc dịch vụ đầu cơ của Qomega Advisor, công ty riêng của ông, đã nói với tôi vào năm 1998: "Trong suốt thời gian phục vụ Goldman Sachs - 1967 đến 1991, tôi không thể sở hữu một loại cổ phần nước ngoài hay tham gia một loại thị trường mới trỗi dậy nào. Giờ đây tôi sở hữu hàng trăm triệu đô-la tài sản trên các thị trường Nga, Brazil, Argentina và Chi Lê, và tôi thường rất lo về mức hối đoái giữa đô-la và đồng yên Nhật Bản. Đêm nào cũng vậy, trước khi lên giường, tội gọi điện để biết tỉ giá đô-la và yên là bao nhiêu, tìm hiểu thị trường Nikkei hay Hang Seng hoạt động ra sao. Chúng tôi đặt khá nhiều tiền vào những thị trường đó. Ngay bây giờ, anh Paul ở đằng kia", - ông chỉ một nhân viên của mình, người đang theo dõi các dữ liệu chứng khoán và trái phiếu trên một màn hình nhỏ - "đang mua đồng đô-la Canada. Chúng tôi đặt tiền ở mọi nơi. Hai mươi năm trước, tôi không phải lo lắng gì về chuyện này. Giờ đây, lúc nào cũng canh cánh lo âu".
Sau đó Copperman mở một ấn bản của tờ tạp chí Phố Wall và đọc cho tôi về những khoản tiền đầu tư khác nhau: "Xin hãy nhìn vào dây... đồng euro, công trái Hoa Kỳ, kỳ hạn S&P, bảng Anh, đậu tương, dầu rán, dầu thô, công trái Singapore, công trái Venezuela, NASDAQ 100, chỉ số Nhật Bản, chỉ số Dow Jones, quỹ hỗ tương, trái phiếu công ty dịch vụ tiện ích, trái phiếu lãi nhiều, trái phiếu công ty, trái phiếu trung gian..." cho đến khi tôi đứng dậy bỏ đi mà vẫn thấy ông ta đọc tiếp.
Tính đa dạng của các loại công cụ tài chính và các thời cơ đã trở thành cơ hội ngàn vàng đối với các nước phát triển cũng như đang phát triển và các doanh nghiệp - khiến cho một vài trong số họ tăng trưởng nhanh chưa từng thấy. Có lần tờ báo The Ecomonist nhận định: "Những nước nghèo, đang cần những khoản đầu tư lớn nay không còn bị trói buộc bởi thiếu vốn. Những người gửi tiền tiết kiệm không còn phải thấy tiền của họ bị giam hãm trong các thị trường nội địa - họ có thể tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để tăng mức lãi trong số dư tiết kiệm của họ". (25/10/1997). Ngày nay, mỗi một quỹ tiết kiệm lớn ở Hoa Kỳ đều tung ra một dịch vụ đầu tư vào ít nhất một "thị trường mới" nước ngoài.
Khi bạn thấy có rất nhiều các sản phẩm, nhan nhản các loại thông tin cập nhật nhanh chóng, thì khả năng cạnh tranh, chớp lấy cơ hội của bạn trở nên nhỏ bé đi. Chính vì thế các nhà đphát cho từng nhà ở những khu vực nghèo khó, thiếu thốn điện thoại. Sau khi trả một khoản tiền nhỏ, những người dân có thể dùng điện thoại di động đó gọi đi cho người thân. Nay Usha đã lắp đặt các trung tâm điện thoại công cộng ở nhiều làng mạc như vậy - với khả năng nối mạng chi phí thấp.
Bộ trưởng Tài chính larry Summer thích kể lại câu chuyện sau: "Hồi trước tôi đến Mozambique - được đánh giá là đất nước nghèo nhất thế giới - để bàn về việc giảm nợ nước ngoài. Trong bữa ăn trưa với đại diện cộng đồng doanh nhân địa phương, tôi hỏi một thương nhân ngồi bên cạnh rằng anh ta ra sao rồi. Anh ta đáp: "Cũng khấm khá, nhưng tôi lo cho tương lại lắm". Khi tôi hỏi vì sao thì anh trả lời là lúc đó anh đang là độc quyền cung cấp dịch vụ Internet ở Mozambique, nhưng lo sợ là trong tương lai sẽ xuất hiện thêm địch thủ cạnh tranh trong dịch vụ của anh ta và làm giảm lợi nhuận của anh".
Anh ta lo là phải. Thích ứng với giai đoạn tiếp theo trong toàn cầu hóa do Internet điều tiết trên một thế giới thu nhỏ, chuyển động nhanh hơn, chính là thách thức to lớn đối với mỗi chúng ta - những cá nhân, đất nước và công ty. Trong hai phần tiếp theo của quyển sách này mang tên - "Kết nối vào hệ thống" và "Những phản ứng nhằm vào hệ thống" tôi sẽ giải thích thêm về điều này.
Bạn đã sẵn sàng chưa?