Trong lúc Phù Dung đinh ninh rằng Thẩm Ngôn và Xảo Vân đang đi tìm ''Túp lều tranh...'', thì không ngờ sự việc đó lại dẫn đến một bi kịch khác. Sự việc xảy ra trong lúc cha mẹ nuôi của cô đi nghỉ mát ở làng chài, nơi ghi dấu những chuỗi ngày hạnh phúc của họ. Thật tuyệt vời, họ sắp có một baby, nhưng với tình yêu bất diệt, thì điều đó không phải là sự muộn màng. ... Hôm ấy... Mây đen bao phủ bầu trời, cơn giông đã tan, nhưng giờ vẫn còn thổi mạnh. Phù Dung nhìn ra cửa sổ mặt đất ẩm ướt và nhầy nhụa. Cơn giông đã làm cây cối xung quanh rụng gần hết lá, gió thổi làm những thân cây nghiêng ngả. Trong cái mênh mông của đất trời, con người ta dễ rơi vào những suy tưởng và bao giờ luồng suy tưởng cũng hướng về những kỷ niệm mà Phù Dung đã cố lãng quên. Cô đứng đấy cho đến khi không gian phủ mờ một làn hương mỏng mới quay vào phòng. Lúc này, tiếng chó sủa vang làm Phù Dung giật mình, nhưng sau đó thì im bặt... Tiếng cô ngân vang trong ngôi nhà lặng lẽ. – Lucky! Đó là tên con chó nhỏ của Phù Dung. Cô đặt cái tên này khi liên tưởng đến cạnh chàng cao bồi nghèo đơn độc và lang thang trong những câu chuyện kể thời thơ ấu. Phù Dung đã mang Lucky về nhà từ một bãi rác công cộng trong một đêm mưa. Cô đã cứu khi nó sắp chết vì đói, rét và những vết thương trên người. Một năm qua, Lucky đã chứng minh cho Phù Dung thấy cô không hối tiếc vì đã mang nó về nhà. Lần này nó lại muốn báo cho cô biết sự có mặt của một vị khách lạ không mời. – Lucky! Lucky! Cô lại gọi nhưng ngôi nhà vẫn yên lặng, và khi Phù Dung bước và phòng khách thì thấy cánh cửa mở toang và không thấy Lucky đâu. – Lucky? Phù Dung đứng nơi ngưỡng cửa, cố nhìn vào làn sương mù dày đặc. Hình như tiếng của Lucky sủa ăng ẳng từ xa. Một làn gió thổi mạnh, sương mù dao động, tiếng sủa bặt đi. Một lúc sau, cô lại nghe thấy tiếng sủa, cô đoán nó ở sau trong làn sương mù kia. Cô bỗng thấy sờ sợ. Luôn luôn cô bị ám ảnh vì những viễn cảnh đen tối. Nhưng cô cố trấn tĩnh... Có lẽ cô đã quên không cài then và gió làm cửa bật mở, có vậy thôi. Còn con Lucky chỉ đơn giản là thấy cửa mở nó chạy ra ngoài chơi, nghĩa là chẳng có chuyện gì. Cô thở phào nhẹ nhõm quả là mình nhát quá. – Lucky? Phù Dung gào lên, nhưng gió tạt vào cô cảm thấy như bị hụt hơi. Con chó vẫn sủa và cô quyết định bước ra ngoài tìm nó. Chẳng có gì phải sợ. Phù Dung dò dẫm trên con đường nhầy nhụa trơn trợt với làn sương mù như bịt lấy mắt. – Lucky! Phù Dung gào lên lần nữa. Tiếng chó lại sủa, nghe như thất thanh từ xa vọng lại. Cô lần theo và rồi trên một gờ đá cô nghe được tiếng rụt rịt trong một lùm cây tối đen như hình thù một con quái vật. Cô bước vào bên trong và kinh hoàng khi nghe một giọng nói cất lên từ trong bóng tối. – Làm gì có con Lucky trong đó. Phù Dung định hét lên kêu cứu, nhưng cổ họng cô nghẹn lại. Một hình người đang tiến về phía cô. Hình ảnh quen thuộc như cô đã nhìn thấy dưới ánh trăng qua khung cửa sổ, của trường nội trú. Khi hình ảnh đó đến gần, Phù Dung kinh hoàng nhận ra đó chính là thầy hiệu trưởng Tôn Hy Văn. Ông ta mặc bộ quần áo màu đen và đi đôi ủng lấm đầy bùn. Phù Dung linh cảm được sự việc đen tối nhất đang chờ đợi mình. Cô đứng trên gờ dốc run lẩy bẩy và chăm chú nhìn vào khuôn mặt phẳng lì với đôi mắt thất thần của Tôn Hy Văn dưới những ánh chớp chói lòa, và khi nói giọng nói ông ta nghiến chặt như vọng về từ cõi âm ti: – Tôi nghĩ rằng cô sẽ học được một điều, Phù Dung nếu cô muốn chống đối lại tôi, thì cô không bao giờ chiến thắng. Đây là cái giá mà cô phải trả. Vừa dứt lời, bàn tay ông vung lên và tát thẳng vào mặt Phù Dung một cái như trời giáng. Bất ngờ và mất cân bằng làm cho cô lảo đảo và ngã quỵ. Trong khi quơ tay níu vào một cành cây để gượng dậy cô có cảm giác vừa sợ hãi vừa căm phẫn. Nhưng cố trấn tĩnh để giữ cho giọng nói thật bình tĩnh. – Xin thầy hãy bình tĩnh, thưa thầy. Ông vẫn nhìn cô như nhìn một kẻ thù, khuôn mặt sắc lạnh và quai hàm run bần bật. – Không được gọi tôi là thầy. Tôi không nhìn nhận một đứa học trò như cô. Tôi thù ghét với những gì cô đã gây ra cho tôi. Phù Dung cảm thấy cổ họng khô khốc và lưỡi đắng ngắt, nhưng cố tự chủ để nhìn thẳng vào ông. – Tôi vẫn không cảm thấy mình đã phạm lỗi lầm gì. – Cô đã thách thức tôi trong khi nhận thức được tôi muốn cô tránh xa Mã Quốc Hào. Cô đã làm gì khiến anh ta từ hôn với Xảo Vân và khiến con gái tôi phải ra đi? – Ông hãy tự hào vì con gái ông đã chín chắn hơn rất nhiều. Cô ấy có quyền quyết định cuộc đời mình. Tôi chỉ giúp cô ấy hiểu rằng thế nào là một tình yêu đúng nghĩa. – Cô thì hiểu gì về tình yêu? – Tôi không hiểu nhiều, thưa ông. Nhưng tôi không cưới người tôi không yêu và không yêu tôi, để phải sống cả cuộc đời với sự hối tiếc. Ông Hy Văn hét lên, có cảm giác cô đang nhìn vào chính tâm hồn ông. – Cô muốn nói gì? Trong đau đớn, Phù Dung vẫn có cảm giác không khuất phục. Chưa bao giờ cô thấy mình trầm tĩnh và quyết liệt đến thế kia đứng trước một mối đe dọa. Cô nói? Ông không bao giờ chịu thấu hiểu cảm nhận của người khác, của chính con gái ông. Tại sao ông lại muốn Xảo Vân đi vào vết xe đỗ cửa mình ngày xưa? Và chưa bao giờ cô thấy ông mất tự chủ hoàn toàn như vậy. Hàm răng ông nghiến chặt, hai bàn tay nắm lại thành những nắm đấm. – Sao cô dám... Cô đã từng run rẩy, nhưng lần này thì không. Đôi mắt cô mở to nhìn thẳng vào ông. – Có đánh chết tôi, ông cũng không bao giờ là người chiến thắng. Nắm tay ấy vung lên và Phù Dung cảm nhận một sức nặng giáng vào mặt làm cô ngã bật ra. Một cành cây gãy làm chiếc áo cô rách toạc để lộ một khoảng vai trần rướm máu. Cô phải bám vào một cành cây khác để không rơi xuống gờ dốc, nhưng như nguôi cơn giận, ông Hy Văn vung tay lên... Đột nhiên có ai đó đánh bật ông ra và Phù Dung nghe thấy giọng nói rất quen: – Nếu ông còn đụng đến cô ấy, tôi sẽ không tha cho ông đâu. Phù Dung sững sờ thấy trước mặt mình là Mã Quốc Hào, Và bên cạnh anh là con Lucky. Con vật mừng rỡ khi thấy chủ, nó chạy đến liếm vào đôi má cô để biểu lộ tình cảm. Cô đang vuốt ve an ủi nó thì bỗng nhiên ông Hy Văn bước tới với bàn tay giật sợi dây chuyền với hình quả tim ở cổ cô. Khuôn mặt ông biến đổi một cách kỳ lạ. Giọng ông khản đặc như bị kích động mãnh liệt, ông nhìn trừng vào cô. – Ở đâu cô có sợi dây Chuyền này? Phù Dung đáp một cách chân thành: – Của mẹ tôi tặng cho tôi: Đôi mắt ông long lên giận dữ. – Cô nói dối? Nó là của tôi? Máu nóng sôi lên, nhưng phù Dung, cố trấn tĩnh: – Tại sao ông lại làm như thế để hạ cơn tức giận? Xin ông hãy trả sợi dây chuyền lại cho tôi. Nó có thể không là gì đối với ông, nhưng lại là tất cả đối với tôi. Ông Hy Văn vẫn quyết liệt: – Nó là của tôi. Quốc Hào lên tiếng, giọng anh đanh thép như một mệnh lệnh: – Trả lại cho cô ấy! Bỗng ông Hy Văn xé toạc ngực áo của mình và áp chiếc mặt dây chuyền hình quả tim vào đúng vết sẹo trên người ông. Trong những ánh chớp chói lòa, Phù Dung thấy hình quả tim khớp vào mảnh da lành giữa vết sẹo lớn. Ông ngước lên nhìn Phù Dung: – Trong một lần tôi gặp nạn, chiếc mặt hình quả tim đã cắm vào ngực tôi tạo nên một vết thương không thể xóa nhòa với thời gian năm tháng, và còn một điều tôi tin chắc rằng cô chưa biết. Đó là mặt trái tim của quả tim còn có khắc hai chữ ''V.D''. Cô có muốn biết ý nghĩa của nó là gì không? Tên tôi và tên người con gái tôi yêu. Đan Dung. Phải. Tên cô ấy là Vũ Đan Dung. Một luồng điện lướt qua trong người, Phù Dung làm cô sửng sốt bàng hoàng. Trong khi đôi mắt sắc lạnh của Tôn Hy Văn đột nhiên trống vắng. – Tôi có thể quên tất cả mọi thứ trên đời, nhưng không bao giờ quên được Vũ Đan Dung. Tôi đã tặng cho cô ấy sợi dây chuyền quả tim và nói với nhau rằng, nó sẽ được trao lại cho con của chúng tôi sau này. Lẽ ra chúng tôi đã có những tháng ngày hạnh phúc nếu như cô ấy không ra đi... Cô ấy có mang thai với ông không. Ông Tôn Hy Văn? Phù Dung hỏi và bỗng nhiên tim cô đập rất mạnh. Ông Hy Văn buồn bã đáp: – Chỉ có một người trả lời được câu đó là Vũ Đan Dung. Giọng Phù Dung như lạc hẳn đi: Vũ Đan Dung đã mang thai với ông. Đó chính là nguyên nhân cô ấy đã ra đi, âm thầm chịu đựng một mình sự đau khổ cho đến khi đứa con cô ấy tha thiết mong đợi chào đời... thì cũng là lúc cô ấy trút hơi thở sau cùng. Từng lời Phù Dung làm Hy Văn choáng váng. Ông lẩm bẩm: – Vậy là Đan Dung đã chết... Cô ấy đã chết... Rồi ông hét lên như điên dại. – Không. Không thể như thế. Cô nói dối. Nói dối? Cô là ai? Là ai mà cô có thể biết được tất cả những điều mà tôi không biết? Giọng Phù Dung vẫn xa vắng. – Làm sao ông biết được. Đó chính là điều đáng nguyền rủa ở con người ông, ông Hy Văn? Thật đáng tiếc cho tình yêu của Vũ Đan Dung. Trong đau đớn, cô ấy vẫn nhắc đến ông trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Ông Hy Văn kêu lên một cách đau khổ và tuyệt vọng: – Trời ơi! Vũ Đan Dung. Cô ấy đang yên nghỉ ở đâu? Tôi phải gặp cô ấy để tạ tội. Dù rằng cô ấy không thể nói lời tha thứ cho tôi, còn con của tôi... con của chúng tôi... Phù Dung cố nén cơn uất nghẹn: – Con của ông... Đứa bé đáng thương vừa cất tiếng khóc chào đời đã xa mẹ, được sự cưu mang của một người bạn. Người này đã mang đến cho nó tình mẫu tử mà nó đã mất... Khi vừa nhận được cuộc đời, nó đã được trao lại sợi dây chuyền với chiếc mặt hình quả tim theo tâm nguyện cua mẹ nó... Và từ đó nó hiểu được sự thật về thân phận của mình. Từ một điều, cha của nó là ai? Oái oăm thay? Người thù ghét nó lại chính là người cha mà suốt đời nó tìm kiếm. Tôn Hy Văn điếng người như bị điện giật, trời đất bắt đầu quay khi ông loạng choạng bước về phía Phù Dung. Ông gọi tên cô, giọng run rẩy: – Lục Phù Dung! Con chính là... Phù Dung hét lên tiếng hét của cô như vang dội cả không gian. – Không! Không! Rồi cả người cô quỵ xuống... Mã Quốc Hào sững sờ, anh vừa chứng kiến đoạn kết của một bi kịch, không phải trên sân khấu, mà rất thật với những con người thật ngay trước mắt anh. Anh muốn chạy đến ôm chặt lấy người con gái anh yêu hơn chính bản thân mình. Nhưng vì khoảng cách khá xa anh có bay tới cũng không kịp. Bỗng Tôn Hy Văn lao tới giữ chặt lấy Phù Dung trước khi mặt đất lờ ra và có tiếng gãy đổ của một thân cây. Phù Dung thấy mình rơi... trong cơn hoang tưởng, cô nghĩ mình đã chết cùng với người... là cha của cô nhưng cô đã sống cùng với con người ấy... Chưa bao giờ trong cuộc đời Phù Dung ốm nặng như vậy. Nằm trên giường, cô run lên từng cơn vì sốt và buồn nôn dữ dội, như thể thân mình cô đang cố gắng đẩy ra một thứ đáng sợ nào đó. Mẹ cô đắp chiếc khăn ấm lên trán cô và khẽ nói: – Không sao đâu, rồi con sẽ khỏe lại thôi, Phù Dung. Những lời an ủi của mẹ dường như càng làm cho Phù Dung tuyệt vọng hơn. Con sẽ không bao giờ còn khỏe lại được đâu mẹ ạ. Người mẹ buồn bã lắc đầu: – Đúng là cha mẹ không có phương thuốc cho những đau đớn trong tâm hồn con. Phù Dung ôm cánh tay mẹ, cô nhắm mắt lại và thiếp vào giấc ngủ... Cô choàng thức dậy khi có tiếng bước chân bước lên cầu thang. Tưởng là cha, cô cố gắng ngồi dậy. Một lúc sau một người hiện ra ở khung cửa, không phải là cha. ... Mã Quốc Hào với vẻ mặt tái xanh và những quầng thâm dưới đôi mắt đỏ hoe. Cô xúc động vì sự hiện diện như một giấc mơ của anh, nhưng lại hỏi: – Tại sao anh đến đây? Anh bước đến gần, ngồi xuống bên cạnh cô và dịu dàng nói: – Bởi vì tôi đã biết tất cả sự thật và tôi không còn lẩn trốn nữa. – Tôi lại tưởng anh không còn muốn nhìn thấy tôi... – Tôi đã nghĩ rằng, em và tôi là hai mặt của đồng tiền. Chúng ta dường như luôn luôn chạy trốn. Trốn quá khứ và trốn bản thân mình. Phải chăng đó là giải pháp? Tôi tự hỏi sau bao nhiêu biến cố của cuộc đời và tôi đã vượt lên chính bản thân mình. Tôi nghĩ điều đó cũng có thể xảy ra với em. Im lặng một lúc, Phù Dung nghẹn ngào nói: – Anh đã nói đúng về sự đen tối trong trái tim tôi và bây giờ tôi biết tại sao có điều đó. Cha tôi không phải là Châu Chí Đông mà là một người không như sự tưởng tượng của tôi trong những ngày tháng qua. Tôi cố chống lại chính mình, chống lại với dòng máu Tôn Hy Văn trong tôi nhưng không thể được. Tôi đã ước một người nào khác là cha của tôi, không phải là người đàn ông đã bỏ rơi mẹ tôi trong đau khổ... Không phải là người đã lạnh lùng, xa cách và thù ghét tôi chưa bao giờ ôm tôi hay hôn tôi. Trong bao nhiêu năm, tôi nuôi hy vọng sẽ tìm thấy hạnh phúc khi nhận biết cha. Thế mà giờ đây cái tên Tôn Hy Văn lại làm tôi tan nát cả cõi lòng. Quốc Hào cố gắng dỗ dành Phù Dung. – Phù Dung ạ, có thể chúng ta chưa có câu giải đáp. Chúng ta chỉ biết rằng, vì biết rằng, vì một lý do nào đó, cha mẹ thực thụ của con không thể chung sống với nhau. Nhưng em còn nhớ không, mẹ em rất thương yêu cha em, người đã không như thế nếu ông không xứng đáng. – Tôi không tin có điều đó. Nếu cố một điều còn giấu kín thì có lẽ đó là một sự thật còn tồi tệ hơn những điều tôi đã biết. Trời ơi? Tôi thật là bất hạnh. Tôi nghĩ rằng em xứng đáng được hưởng một số phận tốt đẹp hơn thế Phù Dung. Tôi nghĩ rằng có một lý do để tìm ra sự thật về cha em và tôi không nghĩ là em bỏ cuộc nửa chừng. Tôi chỉ muốn chống lại người đã gây đau khổ cho mẹ con tôi. Người đã gieo hạt giống cho sự đau khổ, thì nhất định phải chịu sự đau khổ. – Không hẳn thế! Vì mẹ em đã không thể nói cho em biết. Nhưng em có linh cảm thấy cái điều thiêng liêng mà định mệnh đã an bài không, Phù Dung? Từ cõi chết, từ dĩ vãng người mẹ đã hiện về giúp đứa con gái tìm ra thân thế của mình. Phù Dung lắng nghe anh nói, cổ họng như nghẹn lại. Hai chữ ''người chá' lại hiện lên trong tâm trí cô, và cô không thể chối bỏ Tôn Hy Văn là cha của cô. Cô không thể chối bỏ thân phận của mình. Cô dịu dàng nói: – Cám ơn anh đã quan tâm đến tôi, Quốc Hào? Nhưng nếu điều đó, làm anh phiền lòng. Quốc Hào cầm lấy bàn tay lạnh giá của cô. – Em không hiểu sao, Phù Dung? Tôi không muốn nhìn thấy em đau khổ. Tôi đã hứa không bao giờ rời xa em, và tôi sẽ không bao giờ rời xa em. Phù Dung đã muốn tin vào điều ấy suốt cuộc đời mình. Cô lặng lẽ khóc. Quốc Hào ôm choàng lấy Phù Dung và chùi những giọt nước mắt trên đôi má cô, giọng anh nồng ấm, dịu dàng: – Dù cuộc đời ra sao, anh cũng xin bày tỏ với em. Có lẽ anh đã khờ dại vì đã chờ đợi quá lâu mới nói. Anh biết trên thế gian này không có việc gì là chắc chắn. Và anh hy vọng em cũng biết vậy Phù Dung ạ, rằng em sẽ chấp nhận anh như con người của anh bây giờ. Phù Dung rời khỏi vòng tay Quốc Hào và nhìn anh với đôi mắt ngẩn ngơ. – Phải chăng anh nói... – Phải? Đây không phải là cách lãng mạn nhất, nhưng anh chân thành khẩn cầu em hãy thành hôn với anh. Phù Dung nhắm mắt lại để đè nén cảm xúc nhưng những giọt lệ vẫn tuôn trào. Quốc Hào đang nói với cô lời cam kết mà mẹ cô xưa kia đã khao khát, nhưng không bao giờ được nghe. Nếu Quốc Hào đã phá vỡ cái khuôn mẫu ấy của quá khứ và cô đã tin tưởng vào tình yêu của anh, thì tại sao cô vẫn không nói được nên lời? Quốc Hào dịu dàng khích lệ: – Em nói đi. Phù Dung. Cô chân thành đáp lời anh: – Em không thể nói đến tình yêu cho đến khi nào... – Cho đến khi nào em giải quyết xong chuyện quá khứ của em, có phải vậy không? Phù Dung cúi đầu thừa nhận: – Phải? Trong khi em luôn luôn muốn biết về người đàn ông đã không nhận biết con của mình, và ký ức về mẹ của em đã phải đau khổ bởi tình yêu đã hại cuộc đời của người như thế nào. Em không trông đợi sự tha lỗi của anh chỉ mong anh thấu hiểu. Cô chờ đợi Quốc Hào nổi giận và lên án cô bị ám ảnh vì quá khứ nhiều lần hơn là sẵn sàng để yêu, nhưng anh chỉ trầm tĩnh nói: – Không có lỗi lầm và sự tha thứ. Có lẽ anh hiểu nhiều hơn em tưởng. Anh hiểu tại sao em chưa bao giờ nói được hai tiếng yêu ai, cũng như đón nhận tình yêu của một người. Em sợ gặp phải điều nguy hiểm đã xảy ra với mẹ em ngày xưa. Em sợ nỗi ám ảnh của quá khứ. Anh không thể đấu tranh với quá khứ của em nhưng anh vẫn không muốn em bỏ cuộc, Phù Dung ạ! Anh thấu hiểu em đang cảm nghĩ như thế nào, và anh muốn em nghĩ đến gia đình của chúng ta sau này nghĩ về bài học em có thể dạy cho con cái của chúng ta về việc biến những điều xấu xa đen tối thành những điều đẹp đẽ tốt lành. Chúng sẽ tự hào về em, em yêu, cũng như anh bây giờ và mãi mãi... Phù Dung ngồi thẳng người lên, đôi mắt long lanh khi nghe Quốc Hào mô tả một cảnh tượng mà trước đó cô chưa từng thấy rõ rệt, không phải chỉ một người đàn ông và một người đàn bà với nhau mà cả một gia đình, trên tình yêu? Một tình yêu có thể vượt qua những điều dối trá và sự thù ghét, cũng như những nỗi ám ảnh chết người. Mắt nhòa lệ, cô tự hỏi phải chăng số mệnh đã đưa Quốc Hào trở lại để hàn gắn vết thương trong trái tim cô. Mặt trời chói chang trong ngày mùa hè. Tòa nhà sừng sững như một lâu đài tưởng tượng trong truyện cổ tích với đầy vẻ huy hoàng của nó, nhưng với Phù Dung nó như một thế giới khác. Không thuộc về cái thế giới mà cô đang hít thở để sống... Có lẽ nơi đây, mẹ cô ngày xưa đã mơ ước được làm một nội trợ bé nhỏ trong chiếc tạp dề màu trắng, cùng chồng và đứa con thương yêu của mình. Nhưng vô vọng. Phù Dung nổi giận, nhưng cô cố nén. Cô tự nhắc mình, cô đến đây không phải để thổi ngọn lửa căm thù... Phù Dung hít một hơi dài trước khi đặt tay lên chiếc chuông nhỏ. Một người quản gia ra mở cửa. Phù Dung nói: – Tôi đến gặp ông Hy Văn. Người đàn ông lễ phép hỏi lại: – Ông chủ có hẹn cô đến không? – Không. Xin ông làm ơn báo giùm có Lục Phù Dung đến. – Vâng, thưa cô. Người quản gia dẫn Phù Dung vào một phòng đợi rộng thênh thang, có sân đau quặn thắt, như xé cả thịt da để hạ sinh đứa con của chính ông. Giọng ông Hy Văn như tắt nghẹn: – Rồi sao nữa? – Ông có nghe tiếng thét xé tan màn đêm, xé tan vũ trụ.... khi người phụ nữ quả cảm vừa làm điều tuyệt diệu ấy cho ông trút hơi thở sau cùng giã từ nhân thế... Một khoảnh khắc trôi qua dài như vô tận trước những lời thì thầm của Phù Dung. – Người ta nói đứa bé ra đời như một phép mầu. Người mẹ phải tha thiết lắm mới giữ được mầm sống bé nhỏ ấy. Sự im lặng bao trùm cả không gian... – Con không hiểu trong khi đứa bé bệnh nặng. Phù Dung nhẹ nhàng lên tiếng: – Con có một lý do để đến đây. Hy Văn gật gù: – Vậy thì con hãy nói đi. – Con đến đây để chấm dứt oán cừu, đóng cửa quá khứ. Có lẽ con không bao giờ hiểu được tại sao ông đã bỏ rơi mẹ con, để người âm thầm chịu đựng sự đau khổ. Trong khi ông ung dung trên chiếc “ngai vàng” của mình với tất cả những thứ mà mẹ con có mơ ước cũng vô vọng. – Con hãy nói tiếp đi. – Con vẫn không hiểu ông làm trời trong cái đêm bão tố kinh hoàng ấy, trong khi một người phụ nữ phải chịu đựng từng giây, từng giây một những cơn lát đá cẩm thạch điểm hoa văn rất đẹp. Xung quanh đầy những chậu hoa lạ. Ông mời cô ngồi trên một chiếc ghế dài, rồi đi vào trong. Người quản gia trở ra sau vài phút. Ông nói: – Xin mời cô theo tôi. Và đi ngược vào dọc một hành lang đến một gian phòng sang trọng. Tôn Hy Văn đang nằm trên một chiếc giường rộng trải drap trắng muốt. Ông từ từ đứng dậy đẩy chiếc chăn đắp trên người xuống giường. Ông không nói một tiếng nào, chỉ nhìn cô bằng đôi mắt màu sẫm. Trong gian phòng đầy nắng và ấm áp này, ông Hy Văn có phần nào khác con người đầy vẻ bí mật và đáng sợ như cô đã biết. Ông có vẻ một người đang đáng thương ngày xưa muốn tìm một nguồn hạnh phúc bé nhỏ để lãng quên cái quá khứ đau buồn, ông lại cố tình hủy diệt nó... Phải! Có lẽ con không bao giờ hiểu được... Nhưng những sự việc ấy đã xảy ra lâu rồi. Không hợp lý nếu bây giờ còn oán giận. Tâm trí con đã không có lấy một ngày bình yên. Con muốn chuyện ấy chấm dứt, con muốn sống cuộc đời bình yên. Hy Văn ngó sững Phù Dung như thể cố nhớ từng nét của người cô, nhưng rồi thì cô nhận thức được hình như ông nhìn xuyên qua cô và thấy một người khác. Ông nói bằng một giọng dịu dàng, lạ lùng: – Con khiến ta nhớ đến mẹ con. Trong dáng điệu của con có một cái gì... Phù Dung đáp và ngẩng cao đầu, như thể xác nhận cô không hổ thẹn vì một quá khứ không do bàn tay cô tạo nên. – Cám ơn ông. – Ta thấy con chưa cam lòng, Phù Dung. Khi nào con chưa cam lòng thì con chưa thể chôn vùi quá khứ. Con có quyền được biết một phần quá khứ của mình ta không có gì phải giấu giếm con. Con muốn biết tất cả, phải không, Phù Dung? Hy Văn im lặng gợi nhớ về quá khứ rồi cất giọng trầm buồn: – Con có biết điều gì ta yêu nhất ở mẹ con không? Vũ Đan Dung là cô gái đầu tiên ta gặp, không biết rằng ta là người thừa kế duy nhất một gia sản. Cô ấy chân thật quá, đáng yêu quá? Ta đã tưởng sẽ chung sống suốt đời với cô ấy. Ta đã tưởng cô ấy là một người có thể làm cho đời ta khác đi. Phù Dung cảm thấy câu chuyện thu hút cô một cách mãnh liệt. Phải chăng vì giọng nói dịu dàng của ông, vì sự tiết lộ tình cảm của ông đối với mẹ cô mà trước đây cô không biết... Nhưng giọng nói của ông đột nhiên thay đổi trở nên đau đớn và tuyệt vọng. – Nhưng Đan Dung đã bỏ ta mà ra đi. Cô ấy nghĩ rằng thân phận thấp hèn của mình sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của ta nhưng không biết rằng đã để lại cho ta một vết thương đau đớn. Ta đã tìm kiếm cô ấy khắp nơi nhưng vô vọng. Có chúa biết, ta đã sống những ngày tháng tiếp theo của cuộc đời mình đau khổ như thế nào khi không có cô ấy. – Nhưng ông không hề cô độc như mẹ con, phải không? – Đó là lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời ta. Trong một lần mượn rượu giải sầu, đánh mất cả lý trí, ta không biết mình đã làm gì với Lâm Tuệ Bình. Sau đó ta phải cưới cô ta, vì đứa bé... đó chính là Tôn Xảo Vân ngày xưa. Ta không thể thay đổi được số phận. Dù không cần cuộc hôn nhân, không cần người phụ nữ nào để lấp đầy khoảng trống đau đớn mà Vũ Đan Dung đã để lại. Ta cần con của ta, chỉ tiếc rằng điều đó đã không xảy ra với người con gái ta yêu. Rồi giọng ông trầm lắng lại: – Câu chuyện về sau có vẻ không liên quan đến con, con có muốn nghe tiếp không, Phù Dung? – Có Nếu như có thể giúp ông vơi đi nỗi đau buồn. – Con làm được điều đó, Phù Dung ạ. Bao nhiêu năm qua, ta chưa bao giờ tâm sự cùng ai những nỗi đau thầm kín của mình. Ta đã cố gắng làm một người chồng một người cha tốt, nhưng chưa bao giờ có cái cảm giác hạnh phúc. Cái hạnh phúc được nếm hưởng niềm vui sâu xa mà người ta cảm nhận khi chia sẻ cuộc sống của những người mình yêu và yêu mình... Cái hạnh phúc ấy chỉ có được khi ta ở bên cạnh Vũ Đan Dung... Phù Dung thành thật nói: – Con không biết điều này có làm cho ông suy nghĩ hay không, Xảo Vân đã tâm sự với con, bạn ấy không tự hào về mái ấm gia đình mình. – Ta hiểu. Chính ta cũng đang chịu đựng điều đó. Đúng là một trò đùa bất công của số mệnh. Hy Văn uống một cốc trà nóng và cố lấy lại bình tĩnh. quá khứ như vẫn còn làm ông choáng váng. Ông nói: – Nhưng ta vẫn thương yêu nó từ đó đến nay... – Sao lại không, thưa ông. Giọng ông bỗng trở nên cay đắng lạ lùng: – Ta không thể quên một tai nạn xảy ra cho Xảo Vân khi con bé lên sáu tuổi. Nó đã được truyền máu khi điều trị. Ta tin rằng Xảo Vân không thể nói với con điều mà nó mãi mãi không bao giờ biết được. Ta đã xem hồ sơ bệnh án... Loại máu của Xảo Vân là B +, còn máu của ta là A-... Như vậy, về mặt y học, Xảo Vân không thể là con của ta. Phù Dung sững sờ... Quá khứ vẫn chưa hết những chuyện khủng khiếp hay sao? Hy Văn nói tiếp, vẻ cam chịu: – Xảo Vân không có tội, đúng không? Bản thân trẻ thơ không có tội trong nỗi bất hạnh này... – Vâng, và bạn ấy xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Tất nhiên là có sự vun đắp của ông. Và Phù Dung quyết định nói tiếp sau một thoáng do dự: Con có một cầu xin với ông... – Bất cứ điều gì, phù Dung. Bất cứ điều gì ta có thể làm được cho con, ta sẽ không chối từ để chuộc lại một phần nào lầm lỗi của ta đối với con... mẹ con. – Không phải cho con mà cho Xảo Vân. Vâng con xin ông chấp nhận hôn nhân, chấp nhận tình yêu của bạn ấy và Châu Thẩm Ngôn. Cũng như ông đã chấp nhận con người Xảo Vân hơn hai mươi năm qua... Ông Hy Văn gật gù: – Phù Dung con đã trút bỏ mọi gánh nặng trong lòng ta. – Cảm ơn ông. Cảm ơn ông đã nói ra câu đó. Mặt trời đã lặn bên ngoài, trong phòng chỉ còn ánh sáng mờ mờ. Phù Dung chăm chú để nhìn thấy khuôn mặt người đàn ông trong bóng tối. Ông nghĩ gì trong khi yên lặng và hai vai rung động như là ông đang thở dài. Rồi ông nói bằng giọng trầm trầm: – Ta là một con người sống với hai mặt của cuộc đời. Tự bảo mình hãy bắt đầu cuộc sống nhưng không biết cuộc sống của mình là gì... Vũ Đan Dung ra đi, mang theo một nửa cuộc đời của ta, nửa cuộc đời còn lại chính là sự giả dối. Bao nhiêu năm qua, ta tưởng mình có thể quên được cái tên Vũ Đan Dung... Nhưng không! Cái tên ấy và cả hình ảnh ấy mãi vẫn còn đây, trong trái tim này. Ông đặt tay lên lồng ngực phập phồng và giọng nói dịu hiền và xúc động làm sao: – Giờ đây, con đã làm sống lại những hình ảnh đó. Đội ơn Chúa? Đội ơn những người đã nuôi nấng con khỏe mạnh và xinh đẹp như ngày hôm nay... Ta đã thèm có một đứa con, mà ta nghĩ rằng mình không bao giờ có được. Nhưng bây giờ ta đã có. Con của ta đang ngồi bên ta. Hôm qua, ta đã đến bên phần mộ của mẹ con để khấn nguyện và tạ lỗi. Chỉ có không gian cô quạnh trả lời ta nhưng ta tin rằng chốn bình yên nơi suối vàng mẹ con đang thấu hiểu. Vì thế mà hôm nay, mẹ đã mang con đến với ta. Ta rất tự hào về con, Phù Dung ạ. ... Những vầng sáng dịu dàng của ánh trăng bên ngoài song cửa tràn vào gian phòng. Hai con người, một già, một trẻ nhìn nhau qua khoảng cách lớn của tấm thảm. Chính là ông Tôn Hy Văn nhưng không hề giống ông. Bộ quần áo đen tuyền dường như không còn vừa người ông, nó giống bộ y phục cải trang khoác lên mình một ông già... Và giờ đây, Phù Dung nghĩ rằng bề ngoài cay nghiệt sắc lạnh của ông che đậy một con người đau khổ và cô độc. Một con người đầy ắp những sự kiện của cuộc đời. Cô còn nhớ đã từng nói với những con người đau khổ và bất hạnh, rằng các bậc cha mẹ nào cũng thương yêu con cũng làm hết sức mình với các con. Nhưng cô không bao giờ tưởng tượng cha cô đối với cô cũng vậy. Và đúng lúc này, lần đầu tiên trong đời Phù Dung thấy một phép lạ xảy đến với mình. Cô cảm thấy lòng mình dâng lên niềm thương cảm với ''người chá'. Phù Dung đứng dậy nhẹ nhàng bước qua tấm thảm ngăn cách giữa hai người, cô cầm lấy tay ông và hít một hơi thở sâu rồi nói: – Cha! Tiếng gọi vừa vuột khỏi đôi môi Phù Dung bỗng trở nên dịu dàng, thân thương và chân thành đến mức cô không hiểu nổi. Phải chăng sự đè nén tình cảm đã bùng lên thành ngọn lửa thiêng liêng, mãnh liệt? Và rồi cô thổn thức: – Cha! Lần này, tiếng gọi ngọt ngào đã dễ dàng đến trên đôi môi Phù Dung. – Cha! Cha nói đúng. Có lẽ mẹ đang mỉm cười mãn nguyện vì đã mang con đến với cha và phải có điểm nào làm chúng ta xích lại gần nhau hơn là chia cách chúng ta. Phải! Nếu quá khứ đã làm cha đau khổ thì con cũng vậy. Con đã lớn lên không có cha. Con còn là một đứa con mất mẹ, nhưng cha thấy không, qua bao nhiêu cách trở, cha con ta cuối cùng vẫn hạnh phúc bên nhau. Đôi mắt màu sẫm của Hy Văn rực sáng đầy nghị lực, như thể câu chuyện đã phục hồi thêm sinh lực cho ông... Ông thở nhè nhẹ và nhắm đôi mắt lại Phù Dung nghĩ rằng cô đã thấy những giọt nước mắt lăn xuống... ...Cuối cùng thì Phù Dung cũng chấm dứt giấc mơ về một đêm tối cách đây đã lâu lắm... “Một dứa trẻ chào đời bên cạnh xác mẹ....”. Cô đứng giữa cánh đồng bao la bát ngát, nhìn theo ánh sáng màu hồng nhạt của mặt trời sắp mọc đẩy lùi những dấu vết còn lại cuối cùng của đêm tối và mơ ra hứa hẹn một ngày mai... Khi nhìn ra ngưỡng cửa từ xa cô thấy một hình ảnh thân thương hiện ra trước mắt mình... Cô nhảy qua hàng rào và chạy băng qua cánh đồng, cô gọi to: – Quốc Hào? Và cười vang vui sướng, trong khi phóng nhanh về phía anh. Tóc cô bung bay trong gió nhẹ.... Hai tay anh dang rộng ra đón cô, đôi mắt long lanh thiết tha niềm hy vọng. Giọng cô dịu dàng bên tai anh: – Em yêu anh, Quốc Hào. Em sẽ yêu anh mãi mãi và mãi mãi. Cô hân hoan vì nghe những tiếng nói ấy và có được sự yên bình, niềm hạnh phúc nói lên những tiếng nói ấy... Trong khi anh ôm cô trong vòng tay, trong khi hai thận thể ghì chặt vào nhau. Dĩ vãng rơi rụng lả tả như những chiếc lá khô héo khi mùa hè đã qua. Quá khứ đau buồn đã tan vào hư không, không còn những nỗi ám ảnh không còn bóng tối con tim. Bây giờ chỉ còn hai người, và họ sẽ cùng nhau xây dựng một cuộc đời trên tình yêu. Hết