Căn hộ ba tầng ông bà Hoè mua ở trong một ngõ hẹp, ô tô không vào được. Thế lại yên tĩnh. Không có vườn như nhà cũ. Các nhà đều dạng nhà ống. Tường nhà nọ áp sát tường nhà kia. Tầng một làm phòng khách, chỗ để xe, giữa là cầu thang, phía trong cầu thang là phòng ăn, nhà bếp. Mỗi tầng có hai buồng.Tầng hai là ông và bà. Những bà thường ở tầng một, nhiều khi ngủ cũng ở đấy. Tầng ba là cha con Đại. Mỗi người một buồng. Vừa xinh.Phòng nào cũng có máy thu hình. Bà Phụng thường ngồi ở phòng khách, xem ti vi, đọc báo, và nhìn người qua lại, ngắm cảnh làm ăn buôn bán. Không biết từ bao giờ con ngõ nhỏ này trở thành một cái chợ nhỏ, có đủ khoai, đậu, gạo, thịt cá, rau cỏ. Một cô gái thường dựa nhờ xe đạp vào tường nhà bà, ngồi ghé nhờ dưới mái hắt bán gạo. Ngày nào cũng ngồi, cũng chào hỏi, lâu dần thành quen. Một hôm trời mưa, gạo không bán được bao nhiêu, cô phiền bà, gửi lại, hôm sau lại đạp xe ra bán nốt. Bà nhớ, thời mình còn là cô mậu dịch viên cửa hàng lương thực, suốt ngày loay hoay đóng gói, bán hàng. Đóng gói mất nhiều thời gian hơn là bán. Bởi phải đóng nhiều loại túi lẻ mà to nhất chỉ là mười cân, cho đến một cân. Gạo cũng thế, mà mì cũng thế. Khi thì gạo nếp (ngày tết) khi thì gạo nở, khi thì gạo dính, rồi thì tấm, bo bo, bột mì, mì sợi… Bây giờ cả thúng gạo, hạt nào hạt ấy nhỏ mình, thon đầu, nõn nà, thơm tho, ngon mắt. Người ta ví các cô gái xinh xắn như những hạt gạo mỏng mày hay hạt là vì thế. Bà Phụng xúc bàn tay vào thúng gạo. Mát rười rượi. Vốc nắm gạo lên, hạt nào hạt ấy trơn bóng, đều tăm tắp đuổi nhau chạy qua kẽ tay buồn buồn. Xoè bàn tay nhìn, vẫn sạch bong, nghe cả mùi nắng gió, mùi phù sa, mùi lúa lên đòng trong mùi gạo mới thoang thoảng. Không thấy một hạt tấm, hạt gạo nửa hay hạt thóc sót. Ngày xưa đi đong gạo, thấy hạt thóc sót bà lại nhặt đưa lên miệng, cắn một đầu cho trấu lách ra, bỏ hạt gạo vào thúng.Bây giờ đố có tìm thấy. Bà thương quý hạt gạo, bà thương cô bé nông thôn vất vả, ngày nào cũng phải kẽo kẹt đạp xe mấy chục cây số, không bán hết lại kẽo kẹt đạp về. Bà vẫn mua gạo cô. Nhưng bây giờ gạo ăn chả hết bao nhiêu, người ta ăn thức ăn là chính. Chỉ một hai lưng cơm tẻ, cho ruột đỡ nhớ là được rồi. Một hôm bà chủ động bảo cô gái:- Bà cho cháu gửi hàng đấy.Cô gái nhìn bà rưng rưng:- Thế thì cháu đội ơn bà quá! Cháu sẽ chở ra nhiều nhiều gửi bà, để bán dần, rồi còn tìm thêm cái gì bán, kiếm đồng rau đồng quà cho cháu ở nhà.Không hiểu sao hôm nay không thấy cô gái ra. Người mua quen lại đến. Bà bán hộ được mấy chục cân.Hôm sau, hôm sau nữa, cô gái vẫn chưa ra. Chỗ gạo gửi, bà đã bán hết nhẵn. Thì ra cô bị cảm. Khổ thân.Cầm tiền bà đưa, cô cảm ơn rối rít:- Cháu biết lấy gì đền ơn bà đấy?Mấy hôm sau, bà bảo cô:- Bà bán hàng cho cháu được đấy - Bà không để lộ cho nó biết, ngày xưa bà cũng từng bán gạo mậu dịch - nhưng người Nhà nước, ăn lương Nhà nước thời ấy khác chứ - Này bà hỏi thật nhớ. Những lúc vắng khách, cháu cứ để bà trông hàng, bán hàng. Còn cháu thì giúp bà dọn dẹp, lau chùi nhà cửa… có được không? Bà sẽ bồi dưỡng tử tế.Cô bé mừng quá:- Thế thì cháu đội ơn bà suốt đời. Cháu không lấy tiền của bà đâu. Bà giúp cháu thế này, coi cháu như con cái trong nhà rồi còn gì.- Không, bà sẽ bồi dưỡng mỗi lần mười, thôi mười lăm ngàn nhớ…- Cháu đội ơn bà!Bà lên gác, lôi ra một mớ quần áo của con dâu:- Đến đây cháu thay quần áo đi đường bụi bặm ra, mặc quần áo này vào. Thay ngay đi, để bà dẫn đi các phòng. Cháu xuống đóng cửa vào đã.Bà dẫn cô gái lên từng phòng, dặn dò tỉ mỉ, từng li từng tí.Cô gái vâng dạ luôn miệng:- Cháu làm được mà, bà không phải lo. Nếu không vừa ý, bà cứ việc tống cháu ra khỏi nhà.Ông Hoè ngạc nhiên thấy cô bé xuất hiện trong nhà, lại làm những việc như con cháu mình vậy. Tất nhiên ông cũng nghe nói, bây giờ, đi ở cũng là một nghề như bao nghề khác. Phân công lao động mà, chuyên môn hoá mà. Không có nghề ngỗng chuyên môn gì thì phải làm thế để kiếm sống, để cho người có chuyên môn đành nhiều thời gian vào việc của mình. Như thế sẽ tạo ra nhiều của cải cho xã hội hơn. Bảo không có nghề mới phải làm công việc này, cũng chả hẳn như thế. Thời kinh tế thị trường thì đâu cũng là một nghề, cũng đòi hỏi phải có một số kỹ năng nhất định, một số phẩm chất nhất định. Không thì không làm được đâu ở các nước phát triển thì đó là một trong muôn ngàn nghề dịch vụ. Lương trả, so với thu nhập ở Việt Nam rất cao. Chả thế nước ta đã xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… làm nghề giúp việc gia đình, chăm sóc người già, người độc thân, người đau yếu ở bệnh viện.- Ngồi xuống đây ông hỏi chuyện đã. Tên cháu là gì?- Ông cứ gọi cháu là Ôsin cũng được.- Không, ông không gọi thế. Cháu giúp ông bà thế này là quý lắm. Mọi khi ông vẫn tự làm đấy chứ. Nào nói cho ông nghe, cháu tên là gì? Quê ở đâu?Cô gái tên là Dự - tên một thứ gạo ngon lắm đây.Quê ông trước đây cũng có thứ thóc này Tự nhiên ông chạnh lòng. Từ ngày mẹ thằng Hồi mất ông cũng ít về quê. Trừ ngày giỗ bố mẹ, bên ông anh cả làm. Giỗ vợ, ông chỉ thắp nhang không. Cô gái có chồng, một đứa con gái hơn hai tuổi. Ruộng ít, vườn tược chả có, vợ chồng chỉ làm một lèo là xong hết việc đồng áng, thành ra quanh năm cứ là nông nhàn. Thế nên mới phải chạy chợ thêm. Gì thì gì!!!9591_12.htm!!!
Đã xem 170995 lần.
http://eTruyen.com