Chương 19

Trần Kiên về nhà trong trạng thái phấn chấn lanh ghé vào phòng con gái. Nó đang làm tập làm văn, bài về nhà.
- Con chào bố, có chuyện gì mà bố bố vẻ có vui thế?
- Lúc nào mà bố chả vui. Nếu không vui thì cũng chả buồn. Chả có thì giờ mà buồn. Lúc nào cũng có việc phải làm, phải nghĩ. Ngay cả khi thất bại bố cũng không buồn, vì bố hiểu được nguyên nhân của thất bại ấy! Bố nói thế có đúng không con gái?
Nó đang suy nghĩ, chưa biết trả lời ra sao. Những điều bố nó nói, nó chưa được trải nghiệm nên chưa biết thế nào. Vậy mà bố nó lại bảo:
- Không hoàn toàn đúng đâu con ạ. Ngoài công việc con người ta còn có một đời sống khác, đời sống tình cảm. Nếu chỉ nói về công việc thì đúng. Còn nói về tình cảm thì phức tạp hơn nhiều. Có những người, thành công về công việc; về sự nghiệp, nhưng lại thất bại trong đời sống riêng tư, đời sống tình cảm. Giả dụ như bố chiều nay công việc giải quyết xong, thậm chí có thể nói là hài lòng, là tốt. Nhưng nếu về nhà mà không có con đang ngồi chăm chỉ làm bài thế này, không có mẹ đợi bố về cùng ăn, không có những lần cả nhà ta cùng đi xem nghệ thuật, cùng đi về thăm ông bà nội, ông bà ngoại, hay đi chơi đâu đó như lần ta đi Ba Vì vừa rồi thì… Có ông bố rất thành đạt, nhưng ngày nghỉ phải đi hàng trăm cây số thăm con cai nghiện, hoặc cải tạo. Liệu có buồn không con? Hoặc một gia đình chỉ có bố không có mẹ, hay chỉ có mẹ không có bố. Liệu có buồn không con?
Là may mắn, hay là tất nhiên? Nói thế nào cũng được Bố không rơi vào những bất hạnh đó. Vì bố có con, có mẹ, có ông bà nội, ông bà ngoại, bên một sự nghiệp mà bố yêu thích, hứng thú - Anh kéo con gái vào lòng, ấp nó vào ngực mình - Chỉ có một chút chưa bằng lòng với mẹ. Đố con biết là gì?
Con bé, sững người nhìn bố. Nó không hiểu.
- Mẹ có điều gì làm bố không hài lòng à?
- Rất-không-hài lòng!
Ngôn từ thì khẳng định như thế, nhưng giọng điệu thì lại chả có vẻ gì là quan trọng, là không hài lòng. Đã thế, bố nó còn đặt ngón tay trỏ lên môi:
- Tuyệt đối không được để lộ ra đấy nhớ. Nếu không là lôi thôi to đấy. Thôi con học đi.
Kiên vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì vợ anh về. Mặt Thảo Tần khó đăm đăm, nặng nề, u ám. Anh đón chiếc cặp trong tay vợ, lo lắng hỏi:
- Có chuyện gì thế em?
Thảo Tần không nói không rằng, đi thay quần áo.
Kiên pha một cốc nước mơ, mở tủ lạnh lấy mấy viên đá bỏ vào. Vừa lúc vợ anh từ khu phụ bước ra, bộ mặt chả nhẹ nhõm đi được tí nào.
- Em uống nước đi!
Chị uống một ngụm, anh cũng uống một ngụm.
Rồi lại đưa cốc lên miệng vợ, vợ uống xong, lại đến chồng. Trần Kiên đặt cốc lên bàn, hai tay nắm lấy tay vợ:
- Chuyện gì thế em?
Anh nhớ chuyện hôm em dự giờ chị Phương, giáo viên sinh vật chứ? Anh nhớ chị ấy nói gì chứ? Anh nhớ em đưa ra điều kiện gì chứ… Chị ấy không chịu xin lỗi em. Đã thế còn nói với một chị thế này: "Tao không việc gì phải xin lỗi nó. Xem nó có từ chức thật không? Vớ được tý chức quyền, đời nào đám nhả ra".
- Thế ý kiến chi bộ thế nào?
- Chi bộ trường em ấy à? Vừa họp xong chiều nay. Chị ấy trả lời: "Tôi chả phải xin lỗi ai cả. Điều tôi nói là sự thật. Không thế là gì?"
- Thế ý kiến mọi người?
- Có ý kiến đề nghị cả hai bên cùng bớt căng thẳng đi nó là chuyện sinh hoạt, chẳng có gì mà phải quan trọng hoá lên, mà làm to chuyện ra. Đa số ý kiến phê phán chị ấy. Anh hiệu trưởng cho rằng, lâu nay chị này đã bị cả phụ huynh và học sinh kêu ca nhiều, vì dạy gì mà chỉ đọc sách giáo khoa cho học sinh ghi thôi. Đấy là nguyên nhân học sinh chán học môn này. Nếu làm một cuộc điều tra xã hội học, thì chắc chắn giờ sinh vật của chị ấy phải bị học sinh không thích nhất. Rằng, một thái độ tiếp thu ý kiến của lãnh đạo như thế là không thể chấp nhận được. Đã không biết lỗi, lại còn xúc phạm người phê bình. Anh hiệu phó thì cho rằng, cần sòng phẳng với nhau. Chúng ta giáo dục học trò thế nào được khi chúng ta không giáo dục nổi nhau? Không tự giáo đực được mình? Các đảng viên có trình độ chuyên môn khá trở lên đều tán thành việc đánh giá của em, đều phê phán mấy bà đảng viên có tuổi, dạy yếu. Một chị là giáo viên văn nói rằng, các giáo viên ngoài Đảng rất quan tâm tới việc chi bộ xử lý thái độ hỗn hào ấy của chị ta. Một anh còn nhắc lại chuyện nhập nhèm về tài chính của chị ấy trong vụ thu tiền tổ chức học sinh đi tham quan rừng Cúc Phương, bị học sinh phát hiện, nhưng anh hiệu trưởng cũ bao che, cho rằng phải đứng về phía thầy, bảo vệ thầy thì thầy mới dạy được.
- Thế sao không mang ra hội đồng sư phạm?
- Thì phải làm từ trong chi bộ làm ra chứ? Trong chi bộ mà còn như thế thì ra hội đồng sẽ như thế nào? Một anh giáo viên địa cho rằng, thái độ như thế cần phải nhận một hình thức kỷ luật. Anh có biết chị ấy trả lời thế nào không? -" Tôi không xin lỗi, các đồng chí cứ việc kỷ luật, lập tức tôi xin về hưu ngay!"
Anh hiệu trưởng không kiên nhẫn được nữa trả lời luôn: "Chị làm đơn đi, tôi ký ngay. Nhưng trước khi cho nghỉ, phải chịu kỷ luật Đảng đã". Sau đó bàn đến hình thức kỷ luật. Mấy chị nhiều tuổi (toàn các chị dạy yếu hoặc giáo viên cấp 2 học lên, hoặc học hàm thụ) đề nghị khiển trách. Khiển trách đâu phải là hình thức kỷ luật? Phải cảnh cáo. Đa số đảng viên đề nghị mức kỷ luật cảnh cáo. Đến lúc sắp biểu quyết thì bí thư chi bộ, một anh giáo viên dạy sử, người chủ trì cuộc họp phát biểu cuối cpx;'>
Vợ chồng Kiên rất thích sự bướng bỉnh của con. Nó hay hỏi, hay vặn vẹo và nếu câu trả lời không làm cho nó thoả mãn thì nó vặn đến cùng, tự mình đi đến cùng. Nhưng nó chỉ bướng bỉnh về nhận thức, chứ không bướng bỉnh về thái độ, như một đứa trẻ ngang ngạnh không biết nghe lời người lớn.
Cách đấy mấy năm, đi học về, nó đã kể một chuyện xảy ra ở lớp cho bố nghe. Hôm ấy mấy đứa ngồi hai bên, và bàn trên bàn dưới đều đòi nó cho xem bài.
Mọi lần vẫn thế. Vì nó thường được điếm cao nhất lớp. Lần này nó nhất định không cho đứa nào xem. Cả đứa bạn thân nhất ngồi bên trái cũng không được xem. Mặt nó hết đỏ lại tái. Môi bậm lại.
Cô giáo đến gần. Nó đứng lên, nhìn thẳng vào mắt cô, hai tay đưa bài làm văn ra:
- Thưa cô, cô chấm lại bài cho em ạ!
Cô giáo đã đứng tuổi, trợn mắt. Chưa bao giờ cô gặp chuyện này. "Nó dám đòi mình chấm lại, nghĩa là mình chấm sai? A, ghê nhỉ, to gan thật. Con cái nhà nào mà hỗn thế không biết". Cô giật lấy bài trên tay nó, hất hàm:
- Làm sao phải chấm lại?
- Cô cho em mấy điểm thì cho, nhưng cô xoá cho em hai chữ này đi.
- Hai chữ nào?
- Chữ… chữ… - nó đỏ mặt tía tai rồi, không chịu được nữa. Nó bật khóc.
- Ái dà, lấy nước mắt doạ tôi đấy à? Nào, đâu, chữ nào, chị chỉ cho lôi xem?
Bà giáo đã đứng tuổi, dí tờ giấp vào mặt nó. Nó đưa tay quệt ngang mắt, mếu máo:
- Thưa cô đây ạ.
Bà giáo lướt qua, không nhịn được, cười phá lên.
Và cái điều con bé sợ nhất đã xảy ra. Bà dõng dạc đọc đoạn văn của nó cho cả lớp nghe, rồi hỏi:
- Thế có kỳ quặc không các em?
Mấy chục cái miệng cùng nhao nhao:
- Có ạ!
- Kỳ quặc quá ạ!
Bà giáo thích chí:
- Vậy mà khi cô phê là kỳ quặc thì chị này lại đòi xoá đi đấy các em ạ! Đề nghị thế có kỳ quặc không hả các em?
- Kỳ quặc quá ạ!
Bà giáo đay lại:
- Hai lần kỳ quặc ấy chứ?
Con bé cắn môi chịu đựng. Nó đã hết khóc từ nãy.
Mặt đanh lại, nó dằn từng tiếng, quả quyết:
- Thưa cô em không kỳ quặc!
Mấy chục cái miệng lại nhao nhao:
- Kỳ quặc! Kỳ quặc! Kỳ quặc!
Nó quay lại, trợn mắt, hét lên:
- Các bạn kỳ quặc thì có!
- Ai dà, dám nỏ mồm vặc lại cả lớp kia à! Khá nhỉ. Để tôi hỏi cô giáo chị, xem chị là con cái nhà ai mà gớm ghê thế.
Không tỏ ra sợ sệt, nó vẫn cãi:
- Các bạn thử đến nhà tôi xem có đúng như tôi tả không nhé.
Cả lớp cười ầm lên. Mấy đứa con gái cười như nắc nẻ. Cô giáo cũng cười, để yên xem hai phe đấu nhau thế nào. Nó thì tỏ rá rất tự tin:
- Các bạn có dám đánh cuộc không. Nếu tôi thua thì tôi mời cả lớp ăn kem. Nếu các bạn thua thì bạn lớp trưởng phải thay mặt cả lớp xin lỗi tôi nhớ.
Bà giáo dạy thay cô giáo chủ nhiệm nó nghỉ đẻ, cũng thấy hay hay, liền nhận làm quan toà:
- Được tôi sẽ làm trọng tài việc này. Nếu thua, chị có mời tôi ăn kem không đấy?
Con bé tươi cười, tuy nước mắt vẫn còn nguyên trên má.
- Thưa cô em mời cô và các bạn ăn, bao giờ rét run lên thì thôi ạ. Nhưng cô và các bạn - Nó định nói, không bao giờ ăn được kem của em đâu ạ - Nghĩ thế nào nó lại nói - Cô và các bạn không thắng được em đâu ạ!
Cô giáo và cả lớp chợt lắng đi trong mấy giây, vì thấy nó có vẻ rất tự tin, nó lại thông minh nhất lớp, không dễ gì bắt nạt được. Không biết câu chuyện thực hư thế nào, mà nó dám cả gan chọi lại tất cả? Đến lúc ấy nó mới rành rọt:
- Trong bài tôi tả, mỗi khi ăn cơm xong, có gì vui, ông tôi thường vừa hát vừa đánh răng, vì đấy là… hàm răng giả cơ mà!
Bà ngoại ngồi phía ngoài, bên mấy chậu nhựa xanh đỏ đựng gạo, ngắm người qua lại, nhưng vẫn theo dõi câu chuyện ở gian trong của vợ chồng Thảo Tần với con gái. Bà thấy mừng. Thằng anh nó giầu đấy, nhưng không được như nhà này.
Kiên nói dóng ra:
- Mời mẹ vào xới bún. Chúng con để phần ông và bố con bác Đại rồi.
- Phần thì cứ để phần, chứ ông ngoại và bố con bác Đại chưa chắc đã ăn đâu.
Thảo Tần kể với mẹ:
- Cháu bà vẫn đi học võ đều đấy bà ạ.
- Ừ phải đấy cháu ạ. Mình có võ, đứa nào động vào táng cho nó biết thế nào là lễ độ.
Thảo Tần nói cho mẹ hiểu:
- Cháu bà học võ cho khoẻ người, nhanh nhẹn, hoạt bát, sau nữa mới là tự vệ. Đây là võ tự vệ mà bà. Chứ không phải học võ để đánh nhau đâu ạ. Hôm nọ, con đến đón cháu, từ xa thấy có một vòng trẻ con xúm quanh. Trước mặt nó là một thằng bé cao hơn gần một cái đầu, đang hằm hè xông vào. Cháu bà, ba lô sách vở vẫn khoác sau lưng, hai tay nắm chặt, đứng xuống tấn…
Bà ngoại thích quá:
- Hay quá, cháu đứng xuống tấn cho bà xem nào?
Con bé bỏ bát ra đứng biểu diễn cho bà xem.
- Rồi sao nữa, mẹ nó đừng kể, để nó vừa kể vừa diễn lại cho bà xem nào.
Hai chân con bé hơi khuỵu xuống đứng song song bằng khoảng cách hai vai, tay nắm chặt, mắt nhìn thẳng đối phương:
- Anh ấy lấy đà, đầu cúi xuống, xông thẳng vào, định húc cháu.
- Thế cháu làm thế nào với cái thằng mất dậy ấy?
- Cháu chả làm gì!
Sao lại chả làm gì, thế thì nó húc thủng ruột cháu ra chứ?
Cháu chả làm gì, chỉ khuỵu một chân xuống, vừa nghiêng người về bên ùng: "Xin các đồng chí cân nhắc kỳ cho…" Bây giờ, em đố anh biết, bí thư chi bộ trường em phát biểu gì nào?
Chưa bao giờ Kiên thấy vẻ mặt vợ như lúc ấy.
Căng thẳng. Giận dữ. Khinh khi. Chị nói trong cơn giận kìm nén:
- Anh đừng cho là em coi thường chức bí thư Quận uỷ của anh, khi em buộc lòng phải nói thế này. Nếu anh không biết Bí thư chi bộ em nói gì, thì anh không nên làm bí thư Quận uỷ nữa. Bởi ý kiến của đồng chí này là một suy nghĩ rất phổ biến, rất bình thường, có thế thấy ở tất cả các nơi. Nó phản ánh tư tưởng vụ thành tích rất đáng sợ. Mà phải nói, nghe xong, em sợ thực sự. Có cái gì đó hơi ghê ghê…
Kiên không kiên nhẫn được nữa. Anh có vẻ bực:
- Em kể ngay đi xem bí thư chi bộ của em nói gì nào, sao cứ vòng vo, phân tích mãi thế?
Anh ấy báo: "Xin các đồng chí cân nhắc kỹ cho. Nếu có một đảng viên bị cảnh cáo là chi bộ ta không đạt tiêu chuẩn chi bộ trong sạch vững mạnh đâu đấy".
Kể đến đấy, Thảo Tần không chịu nổi nữa. Chị gục vào vai chồng khóc tức tưởi, như một đứa trẻ bị đánh đòn oan. Chị vừa khóc vừa nói, tiếng được, tiếng mất, tiếng lẫn vào nước mắt, tiếng nghẹn trong cổ họng, đến nỗi phải bật ra mấy tiếng ho. Kiên đưa cốc nước vào miệng vợ.
Em không khóc vì chuyện khó xử của em đâu. Em rất lạ vì chị ấy sĩ diện đến thế. Em sống theo nguyên tắc của em, danh dự của em, để làm việc, chứ không phải để khoe mẽ. Nhưng em thất vọng anh ạ. Có một cái gì như là đổ vỡ như sụp đổ trong em…
Kiên ôm chặt vợ vào lòng. Anh hiểu tâm trạng của vợ lúc này. Một chuyện cụ thể thế này, quả thật phản ánh một tình hình phổ biến, một vấn đề không nhỏ. Thế mà anh vẫn chấp nhận những con số, những chỉ tiêu thi đua, đánh giá… Sau một lúc ôm vợ vào lòng, như muốn nhập mình vào tâm trạng của vợ để cùng chia sẻ, cùng day dút, lo lắng, băn khoăn, anh lại thả lỏng hai cánh tay trần săn chắc. Chính anh lúc này cũng có cái gì hoang mang, lo lắng khi nhớ ra rằng, cả ông bố vợ mình, cả những báo cáo chính thức đều nói rằng, các vụ sai phạm, tham ô, tham nhũng lớn bé đều không phải do các tổ chức Đảng phát hiện ra, mà đều do người ngoài Đảng, do quần chúng nhân dân phát hiện, tố cáo. Tất cả các đơn vị có những vụ sai phạm lớn bị báo chí phanh phui thì các đảng bộ, chi bộ ở đấy đều vẫn được công nhận là đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh…
Thuỳ Dương làm xong bài, nó sang phòng bố mẹ. Chợt dừng lại khi thấy mẹ khóc trong vòng tay bố. Nó nhớ đến chuyện hai bố con nói với nhau lúc bố mới về.
Không biết chuyện gì mà bố mẹ có vẻ căng thẳng xúc động thế kia? Nó không biết rằng, hôm nay bố nó định - mở chiến dịch - tiếp tục vận động… mẹ nó đẻ nữa chứ có gì đâu. Kiên đỡ vợ ngồi thẳng dậy.
- Hãy gác chuyện ấy lại đã. Muộn rồi, không thổi cơm nữa, em thay quần áo đi, ta đi ăn ngoài một bữa, thay đổi không khí. Quả thật, anh cũng thấy ngột ngạt, choáng váng. Bởi em không kể thì anh cũng biết là, cuối cùng không ai dám để mất cái danh hiệu không thực chất ấy đâu.
Thảo Tần ngồi dậy, mệt mỏi như sau một trận ốm.
- Em kể nốt chuyện nữa, để anh cho cả vào mớ suy nghĩ hôm nay. Chính sau cái hôm em bị chị Phương cãi khi rút kinh nghiệm giờ dạy ấy, em có hỏi một cô giáo mới ra trường được mấy năm mà đã có bằng thạc sĩ rồi, lại còn định làm tiếp bằng tiến sĩ văn học nữa: "Sao em không vào Đảng?" Cô ấy trả lời ráo hoảnh: "Em không muốn làm cán bộ lãnh đạo" "Đâu phải vào Đảng để làm cán bộ lãnh đạo". "Nếu thế thì vào Đảng làm gì? Tổ chức chỉ đề bạt đảng viên. Mà em thì chỉ muốn làm chuyên môn thôi. Đấy chị xem, các anh chị dạy văn có tên tuổi nhất của Thành phố ta đều không vào Đảng. Mà nói thật, thà làm một người ngoài Đảng mà chuyên môn giỏi, được học trò mến mộ, còn hơn Đảng viên mà như chị Phương thì chỉ tổ làm ô danh Đảng".
Chủ đầu tư bao giờ chả quan tâm đến hiệu quả đầu tư. Vì thế ngay sau khi sự việc xẩy ra, Sán bị triệu đến.
Người lơ lớ
trách Sán:
- Chỉ một tí nữa là ông làm hỏng đại sự.
- Làm sao ông biết chuyện của tôi?
- Ông cho phép tôi không phải trả lời câu hỏi đó.
- Tôi có mạo hiểm đâu - Sán cãi.
Thật ra cũng chỉ là may. Thằng cha kia không phải là cao thủ, cũng không đặt bẫy. Nó đặt bẫy thì sập rồi.
Người kia, gọi là dặn dò cũng được, gọi là răn đe cũng đúng:
- Ông nên chấm dứt những chuyện cò con. Trước kia thì thế cũng được. Ai cũng thế mà mình không thế, thì cũng chả tồn tại được. Có chừng mực và không bị tố cáo thì chả việc gì. Nhưng khốn nỗi lại muốn những quả lớn. Người Việt Nam các ông đã chả nói: Tham thì thâm là gì. Bây giờ, nhắc lại cũng không thừa, chúng tôi đầu tư cho ông mà cũng là cho chúng tôi. Hai bên cùng có lời. Vì thế, phải nghĩ về lâu dài. Ông phải đóng vai người cán bộ có chí tiến thủ này, mẫn cán này, trong sạch này, lại quan tâm đến mọi người này thì việc ngồi vào ghế Phó kiến trúc sư trưởng mới thuận lợi. Chuyện đã thế, ông càng phải giữ gìn. Chúng tôi rất quan tâm đến ông - ngừng một lát - Có việc quan tâm, chính ông cũng không biết đâu…
Ông ta xoay xoay tờ giấy phép trong tay có vẻ hài lòng:
- Cái ngày này, số giấy phép này là may mắn đấy. Ông lưu ý cái giấy phép xây dựng sắp tới. Ông nên quan tâm đến việc mở rộng các mối quan hệ, coi đây là một hướng đầu tư lâu dài. Có được một người bạn, cấp càng cao, càng có lợi. Chúng tôi, khi đã chắc chân, sẽ tham gia vào các cuộc đấu thầu quốc tế những công trình xây dựng lớn về thể thao, thuỷ điện, đường giao thông, v.v… trên đất nước ông. Ông biết rồi, trong các cuộc đấu thầu, thông tin có giá trị quyết định sự thành bại. Khi có được một thông tin quý giá từ một người bạn trong cơ quan gọi thầu thì, cầm chắc thắng lợi trong tay rồi…
Người lơ lớ
lấy từ trong túi xách ra một gói ni lông dán kín, cười cười:
- Đây là mấy thứ thuốc dành cho ông. Nó sẽ giúp ông khôi phục sinh khí. Chớ có dùng viên Viagra đấy! Cái thứ đó chỉ có tác dụng nhất thời cho từng cuộc chơi thôi. Thuốc này bổ âm, bổ ti, bổ tì, bổ vị, ích sinh, tráng dương. Đàn ông chúng ta mà trên bảo dưới không nghe thì cuộc sống thật là vô vị.
Sán hỏi người đầu định xem có muốn đầu tư vào việc xây dựng một chiếc cầu bê tông dự ứng lực lớn, đang ở bước xây dựng dự án không. Ông ta bảo, phải xem xét cẩn thận. Không thể nói như các ông là - thả gà ra mà đuổi. Còn với những người kinh doanh như chúng tôi thì… đến con chim mà mỗi lần mở khuy quần ra tè, tay còn phải giữ khư khư, sợ nó bay mất nữa là…
Hai người cùng ngoác miệng hết cỡ cười, vì lối so sánh rất đàn ông của hai người đàn ông đã trở nên chí cốt.
- Thế hôm nay có…
Nói nửa câu là hiểu rồi, Sán lắc đầu:
- Chưa tái sản xuất kịp!
Người lơ lớ:
- Ông dùng thuốc của tôi, sẽ không chỉ tái sản xuất mà còn tái sản xuất mở rộng kia, chỉ một tháng là công hiệu ngay! Hôm nay chỉ xông hơi, mát sa thôi nhớ!
Theo hẹn của bí thư quận uỷ, hết giờ làm việc Đoàn Hùng lên phòng anh.
- Qua mấy cuộc họp vừa rồi, em thấy ý định cải tiến của anh em mình thế nào? Nói thoải mái nhé!
- Với anh thì em chả phải giữ ý. Em thấy như thế là tập trung được trí tuệ của tập thể, sức mạnh của tập thể. Vì bớt được nhưng thủ tục hành chính giữa hai cơ quan nên sự việc giải quyết nhanh gọn, kịp thời. Nhưng em sợ bên Uỷ ban cho là Quận uỷ bao biện.
- Thì bên ấy vẫn cứ có văn bản sang xin chủ trương. Đằng này có gì vướng mắc đưa ra ngay, cùng bàn bạc, quyết ngay tại chỗ. Không phải trả lời bằng văn bản. Mà đã là chủ trương thì phải chung chung rồi. Đằng này không còn là chủ trương mà tất cả cùng bàn bạc, tìm cách giải quyết cụ thể rồi còn gì.
- Thế trách nhiệm?
- Em ghê đấy. Anh hỏi ý kiến bố vợ anh, Ông cụ hoàn toàn nhất trí. Nhưng ông cụ cũng hỏi anh về chế độ trách nhiệm như em vừa hỏi. Anh đã có phương án rồi Cộng đồng trách nhiệm. Bí thư quyết định cuối cùng thì bí thư phải chịu trách nhiệm cao nhất. Người triển khai thực hiện cũng phải chịu trách nhiệm, nhưng mức độ thấp hơn, v.v… Anh còn đang nghĩ tới một phương án nữa. Theo xu hướng này thì em bảo, liệu bí thư kiêm luôn chủ tịch có được không?
- Sao không được? Thì cũng như nhà máy, công ty ta ấy thôi. Giám đốc kiêm luôn bí thư. Quyết luôn, chịu trách nhiệm luôn - Được ăn cả, ngã về không. Vinh quang thì hưởng, cay đắng thì chịu. Mình làm mình chịu, chẳng thể đổ lỗi cho ai, kêu cũng chẳng ai thương. Em nhớ, ngày xưa, Bác Hồ đã giao cho đại tướng Võ Nguyên Giáp chức tư lệnh, kiêm cả chức chính uỷ chiến dịch Điện Biên phủ, cho nên ông Giáp mới được một mình quyết định lùi ngày nổ súng lại, rồi mới thuyết phục cố vấn quân sự Trung Quốc, sau đó là Bộ chỉ huy chiến dịch. Chứ nếu một ông khác làm chính uỷ mà lại không đồng ý thì, cũng chưa biết diễn biến ra sao.
- Sức đọc của cậu cũng ghê đấy cậu viết thành đề án xem sao. "Bước đầu cải tiến phương thức lãnh đạo của đấng uỷ quận Lâm Du". Nghe được không?
Hùng giao hẹn:
- Được thôi, nhưng đây là công việc ngoài chức trách đấy. Coi như làm ngoài giờ đấy thủ trưởng ạ!
- Đồng ý thôi. Cậu làm dự trù kinh phí đi.
- Anh điện về nhà, báo chị sẽ về muộn đi. Hôm nay em mời anh đi tắm và mát sa thân mật.
- Á à? Có đi có lại đấy à?
- Nói thế cũng được. Em thích sòng phẳng. Luật chơi nó thế mà. Chẳng nên nợ nần ai cái gì. Nhất tội nhì nợ, các cụ đã dạy như thế. Nợ lắm thì phải trả nhiều. Đời mình không trả được thì phải rây đến đời con. Nhục! Anh cho cậu lái xe về đi, ta đi xe máy thôi.
Hai anh em ào xuống bể tắm. Thật dễ chịu khi được ngâm mình trong nước. Chả vướng bận gì công việc chả vướng bận gì trên người. Được chuyện trò với một người gần gũi, để chia sẻ, để cộng hưởng, nhân lên trong một hoàn cảnh thế này cũng thích thật.
- Em lấy tiền đâu ra để mời anh? Lương em… anh biết.
- Anh biết rồi, trên đất nước này, không một ai sống được bằng lương. Thế mà vẫn sống, vẫn ăn chơi nhảy múa. Nó vẫn tồn tại, tức là ta thừa nhận nó như một thực tế hợp pháp. Còn làm thế nào sống được là chuyện của mỗi người. Chính em cũng muốn hỏi anh câu anh vừa hỏi em đấy. Còn em ấy à? Em giác ngộ ra đều này sớm, nên vợ em, có bằng đại học hẳn hoi, nhưng mở cửa hàng, đi thuê thôi, cũng sống được. Em không phải đưa cho vợ đồng nào. Chỉ phải "nộp đủ thuế môn bài thôi". Anh biết là gì rồi. Lương em cộng với kinh tế phong bì ăn theo anh, cứ coi là đủ tiêu. Nhiều no ít đủ. Người ta ngày ba bữa thì mình cũng đỏ lửa ba lần. Người ta đi xe hơi, uống bia ôm, thì mình đi xe ôm, uống bia hơi. Em bằng lòng với những gì đang có Mỗi người một số phận. Ai dám chắc số phận mình hơn số phần người khác. Phải đợi đến phút 89, 90, lúc đã mặc complê sáu tấm mới thật rõ. Lúc ấy cuộc đời sẽ đánh giá chúng ta. Thậm chí, nhiều năm sau mới đánh giá công bằng chúng ta được.
Bây giờ đến lượt anh: Anh sống bằng gì? Lương anh gần gấp đôi lương em, nhưng thu nhập của chị, chắc không thể bằng cửa hàng nhà em rồi.
- Thì anh cũng như em, cũng phải dựa vào phong bì thôi. Anh thì anh cho rằng, chỉ khi nào lương công chức đủ nuôi được vợ và hai đứa con thì hãy nói đến chuyện đi họp không có phong bì. Nhưng thật ra phong bì không bằng quà biếu. Quà biếu nhiều chứ, phong bì được bao nhiêu. Anh vẫn nhận, nhưng chỉ nhận kiểu tạ ơn kiểu hậu tạ, khi họ được việc, họ cảm ơn mình đã giúp đỡ họ. Không bao giờ nhận, nếu phải trả giá. Em biết thế nào là mua danh ba vạn, bán danh ba đồng rồi.
- Thế cho nên không bao giờ anh bị rơi vào tình trạng há miệng mắc quai. Kẻ nào nghĩ rằng mình đi đêm mà không bao giờ gu rít:
- Nghe nói cháu học võ khá lắm! Đai gì rồi? Có đánh nổi ông không? Ông cháu ta tỉ thí một trận xem thắng bại thế nào nhé?
- Cháu không đánh đấm gì đâu ông ạ, chỉ để tự vệ thôi mà. Thế, võ của ông là võ gì?
- Môn võ của ông có sức công phá khủng khiếp. Có thể hạ gục tất cả các môn phái khác, kể cả Thiếu lâm tự, giuđô, karateđô, kích bốc v.v và v.v…
- Nhưng tên nó là gì chứ ạ?
- Là Khẩu võ!
- Cháu chưa nghe thấy bao giờ.
- Thế thì lần đầu cháu nghe đấy. Điều này chứng tỏ cháu thiếu hiểu biết từ Hán Việt. Cần phải học thêm. Khẩu võ tức là võ mồm!
Con bé cười rũ ra.
- Chết thôi! Bà và cháu giống nhau thế nhỉ? Bà thì chê ông là chỉ biết có mỗi việc đi giảng nghị quyết, chả biết làm gì, cũng chỉ là võ mồm thôi đấy! Nhưng cháu nên biết thêm điều này nhớ. Có một lý thuyết về ứng xử dạy rằng, có thể tránh được các cuộc gây gổ, đánh nhau bằng sự thuyết phục gọi là Giudô bằng lời nói đấy nhé. Nó đề cao tinh trí tuệ, sự hiểu biết, khả năng thuyết phục của lẽ phải, mà những kẻ thích dùng nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn, thường rất thiếu. Cháu có biết hiện nay có những cuộc xung đột lớn, đến cấp quốc gia mà vẫn được giải quyết bằng thương lượng không? Bây giờ thế giới đã có những chuyên gia, chuyên thương lượng để giải cứu con tin bị bắt cóc như cơm bữa không? Đấy cũng là một dạng thức của võ Giudô bằng lời nói đấy!
Kiên bảo con:
- Thôi con đừng hỏi nữa, để ông ăn kẻo đói. Hôm nay có món bún chả, nhà con chuẩn bị rồi ông ăn đi đã.
Thảo Tần hỏi bố:
- Thế bác Đại đâu mà không đưa ông về?
- Nó còn bận đi đâu đó. Ông đi xe máy ngoài về. Công ty trả lương ông gồm cả tiền đến thoại, tiền nhà ở tiền thuê người giúp việc, tiền đi lại bằng xe buýt cơ mà.
- Thế thì lương ông khá hơn lúc còn đi làm là cái chắc.
- Điều đó là đương nhiên rồi, có gì lạ đâu. Đưa mọi thứ vào lương là đúng đắn nhất đấy, khoa học lắm. Rồi ta cũng phải làm thế thôi. Này, thế cái vụ giải phóng mặt bằng nút cổ chai đến đâu rồi? - Ông quay sang con rể - Mà phải hết sức chú ý đến chuyện đất đai đấy nhớ. Bây giờ cả thành phố, cả đất nước mình sốt đất. Hiện nay, đất là vấn đề số một. Rồi sẽ là cổ phần hoá. Rồi sẽ là thị trường chứng khoán. Đó là những vấn đề lớn của kinh tế trong cơ chế thị trường. Sẽ có nhiều vấn đề phức tạp lắm đấy. Anh cần hết sức thận trọng. Cần dựa vào tập thể. Cần tôn trọng ý kiến tập thể, cần giữ vững nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Con cảm ơn ông về những lời nhắc nhở. Ông nhắc đi nhắc lại cũng không thừa đâu ạ. Ông tuyên huấn nhắc thì chỉ có từ đúng trở lên thôi. Quả thật chuyện đất đai và chuyện giải phóng mặt bằng, nghĩa là chuyện người dân giữ đất vẫn là vấn đề nóng của đô thị. Con cũng đang tập trung cố gắng vào việc này. Ông đi ăn đi, kẻo quá bữa hại dạ dày