Hồi 10
Bong Người Giấy, Dùng Mưu "Ve Vàng Lột Vỏ".
Khiêng Khối Đá, Quyết Lòng Đem Thịt Nạp Hùm

Chuẩn bị cống lễ xong, Bốc Thương liền khởi hành từ Lâm Tri Sang
nước Ngụy. Khi tới Ngụy Triều, Bốc Thương vào yết kiến vua Ngụy tâu
việc triều cống. Vua Ngụy cả đẹp, sai người nhận lễ rồi khiến Quan Lộc
tư thết yến nơi nhà trạm Kim Đình, phái thừa tướng Châu Hợi tiếp đãi.
Lúc ăn uống, Bốc Thương hỏi Châu Hợi rằng:
- Chẳng rõ vì cớ chi mà Tôn Tháo lại đem binh quấy rối quý quốc
như vậy? Châu Hợi nói:
- Vì con của Tôn Tháo là Tôn Tẩn ở trong nước Ngụy, nên ông ta
đem binh sang đòi!
Bốc Thương hỏi:
- Vậy mà quý quốc có giao trả cho ông ta chưa?
Châu Hợi đáp
- Chúng tôi hẹn trong một năm sẽ kiếm được và đưa về Yên, nếu mãn
mà không y lời thì sẽ chịu tội!
Bốc Thương nói:
- Đã bao lâu rồi mà quý phủ có dò được tin tức Tôn Tẩn ở đâu
không?
Châu Hợi đáp:
- Không rõ Tôn Tẩn ẩn ở nơi nào, chúng tôi vẫn chưa tìm gặp.
Câu chuyện tới chừng ấy thì tiệc tan.
Châu Hợi trở vè phủ đem hết biệc Bốc Thương tấn công mà thuật lại
cho Tôn Tẩn nghe. Tôn Tẩn nói:
- Bốc Tử hạ giả dạng sang cống lễ để đem tôi về Tề. Nay tôi nên nhờ
dịp này mà thoát thân. Vậy sáng ngày đại nhân chịu phiền cầm bức thơ
của tôi sang nhà trạm Kim đình trao cho Bốc Tử hạ.
Châu Hợi gật đầu.
Sáng ngày Châu Hợi đem cho Bốc Thương. Trong thơ có mấy dòng:
"Kích mời Bốc đại nhân sang Châu phủ cùng hạ sĩ bàn việc. Khác
nên dè dặt. Tôn Tẩn bái thơ"
Đem thơ rồi, Châu Hợi trở về phủ bàn chuyện cách thoát thân với
Tôn Tẩn. Tôn Tẩn nói:
- Bây giờ phiền đại nhân lo cho tôi năm người nộm bằng giấy và một
thăng gạo trắng.
Châu Hợi nhận lời lo sắp đặt đâu đó chu tất.
Hôm sau, Bốc Thương vào triều từ tạ vua Ngụy về nước, rồi sang
Châu Phủ để hội với Tôn Tẩn. Khi vào tới thơ phòng. Châu Hợi cho tả
hữu lui ra ngoài hết, bấy giờ Tôn Tẩn bèn xá một xá, nói rằng:
- Chúa tôi nước Tề nghe danh tiên sinh đã lâu, nay phái tôi sang tiếp
rước.
Tôn Tẩn nói:
- Tiểu đạo hèn dở mà được quý quốc rộng ơn như vậy thật là may
lắm.
Nói đoạn tỏ lời cảm ơn Châu Hợi và tạ từ. Châu Hợi có ý lưu luyến,
song cũng dằn lòng để cho Tôn Tẩn theo Bốc Thương đặng thoát nạn.
Bây giờ Tôn Tẩn mới bày Bốc Thương cách giấu mình vào xe trà và
cách ngừa quân sĩ của Bàng Quyên. Bốc Thương tuân lời. Tôn Tẩn bèn
đem bốn người nộm bằng giấy để lên bốn xe, làm phép biến thành bốn vị
Tôn Tẩn, rồi hối quân đẩy bốn xe có Tôn Tẩn giả ấy đi ra bốn cửa thành
xe. Xe ra thành, quân giữ cửa trông thấy có chở Tôn Tẩn bèn đón lại bắt
và giải Tôn Tẩn về phủ Phò mã. Bàng Quyên thấy bắt được Tôn Tẩn thì
mừng, lập tức sai quân kéo ra pháp trường chém đầu. Lạ thay, Tôn Tẩn
bị chém liền hóa ta hình người bằng giấy! Vừa chém Tôn Tẩn Xong, lại
có quân giải Tôn Tẩn khác tới. Chém mãi, chém mãim chém ba lần nữa.
Tôn Tẩn cũng hóa ra người giấy. Bàng Quyên biết mắc kế "Ve vàng lột
xác", liền bấm tay đoán quẻ. Thấy quẻ ứng rằng Tôn Tẩn đã thoát ra cửa
Đông rồi, Bàng Quyên liền đem binh hỏa tốc rượt theo.
Tôn Tẩn ở trên xe biết Bàng Quyên đuổi theo mình, bèn nói cho Bốc
Thương hay, rồi đem theo một thăng gạo và một người giấy, từ tạ đi rẽ
đường khác hẹn sẽ gặp ở cầu Tân Lương.
Tôn Tẩn chống gậy đi được một đỗi, thấy trước cổng nhà nọ có người
đàn bà đứng khóc bèn ghé lại hỏi. Người đàn bà đáp:
- Chồng tôi đi làm ngoài đồng, ở nhà mẹ già đau nặng sắp chết không
biết làm sao?
Tôn Tẩn gật đầu bỏ đi luôn. Đi một đỗi xa, tới cánh đồng thấy có
người đàn ông đang cuốc đất dưới ruộng. Tôn Tẩn liền tới gần nói rằng:
- Mẹ chú ở nhà đau bụng gần chết đó!
Người đàn ông thất kinh, dợm chạy về, Tôn Tẩn móc túi lấy ra một
hườn thuốc đưa cho người đàn ông và nói:
- Chú để nón áo và cuốc lại đây tôi giữ cho, hãy đem hường thuốc
này về cho mẹ chú uống thì tỉnh lại liền!
Người đàn ông nghe theo lời, bỏ nón và cuốc lại, rồi lấy hườn thuốc
chạy riết về.
Bây giờ Tôn Tẩn mới mặc áo tơi, đội nón tre, cầm cuốc lội xuống
ruộng giả làm nông phu. Lai đi một đỗi xa lấy hình giấy ra bỏ xuống đìa,
hóa làm thây Tôn Tẩn chết, rồi lấy gạo rải ra biến thành vô số giòi đeo
bám vào thây. Làm phép xong Tôn Tẩn trởi lại chỗ cũ đứng cuốc đất.
Còn Bàng Quyên đem binh ra cửa thành Đông rượt theo Bốc Thương.
Khi gặp nhau, Bàng Quyên buộc Bốc Thương phải dừng xe lại để mình
xét kiếm Tôn Tẩn. Bốc Thương vâng lời. Bàng Quyên đốc sức quân sĩ
xét khắp năm cỗ xe mà chẳng thấy Tôn Tẩn đâu, bèn kêu binh đi tẻ
đường khác tìm.
Bàng Quyên và quân sĩ một đỗi, gặp người cuốc đất dưới ruộng bèn
kêu hỏi rằng:
- Chú ơi, chú có thấy người đạo sĩ áo vàng chống hai cây gậy đi đâu
không?
Tôn Tẩn nghe hỏi không ngước lên mà cũng chẳng trả lời, cứ lấy tay
chỉ qua hướng Bắc. Quân sĩ tưởng người cuốc đất câm nên kéo nhau đi
theo hướng Bắc. Đi một đỗi thấy cái đìa có thây người đạo sĩ áo vàng
chính là Tôn Tẩn, thì chúng bèn dừng lại báo với Bàng Quyên. Bàng
Quyên quất ngựa tới, xem thấy Tôn Tẩn đã chết thì cười rằng:
- Ngươi vô phước quá. Phải ngươi chết trong thành Nghi Lương thì ta
cũng cho một cái hòm, rồi kiếm chỗ chôn tử tế. Nay ngươi chết dọc
đường như vầy thì ta chỉ để cho mấy con giòi lo cho ngươi thôi! Nói dứt
lờ kéo quân sĩ quay về thành.
Tôn Tẩn thầy Bàng Quyên về rồi lật đật cởi áo tới, lột nón bỏ cuốc
lại bờ ruộng cho người nông phu kia rồi chống gậy lách mình ra đi. Tôn
Tẩn đi mãi tới tối bỗng gặp một tòa nhà trong cụm rừng, bèn tới gõ cửa
xin ngủ nhờ. Gia bộc thấy có người tới bèn vào báo với Viên Ngoại.
Viên ngoại cho mời vào nhà trong đãi trà rồi hỏi lai lịch. Tôn Tẩn đáp:
- Tiểu đạo tên là Tôn Tẩn, bấy lâu nay ở trong thành Nghi Lương,
nay định sao Tề, vì trời tối nên tới làm rộn quý phủ.
Viên ngoại hỏi:
- Tiên sinh ở trong thành Nghi Lương mà có biết Trịnh An Bình hay
không?
Tôn Tẩn đáp:
- Tiểu đạo và Trịnh thừa tướng là bạn thân, vậy chẳng rõ viên ngọi là
chi của thừa tướng?
Viên ngoại đáp:
- Nó là con của tôi. Nay tiên sinh là bạn của nó thì cũng là quen với
nhà tôi.
Nói dứt lời sai gia đồng làm cơm đãi Tôn Tẩn và dọn phòng saÜn để
cho nghỉ.
Sáng ngày Tôn Tẩn kếu từ viên ngoại mà đi và nói rằng sẽ tới cầu
Tân Lương hội ngộ với quan đại phu nước Tề là Bốc Thương. Trịnh viên
ngoại nghe mấy lời lật tức sai hai tên gia bộc là Trịnh Thiên, Trịnh Thất
khiêng một cái kiệu đưa Tôn Tẩn ra cầu Tân Lương.
Trịnh Thiên, Trịnh Thất vâng lệnh chủ khiêng kiệu đưa Tôn Tẩn đi.
Tới ngã ba cả hai để kiệu xuống nghỉ. Trịnh Thất bèn bàn lén với Trịnh
Thiên rằng:
- Chúng ta khiêng người này ra tới cầu Tân Lương mệt thì có, chớ lợi
thì không. Vậy ta nên giả lạc đường Khiêng quách hắn vào thành Nghi
Lương nạp cho Bàng phò mã ắt được thưởng to". Triệnh Thiên khen phải,
làm y theo lời.
Tôn Tẩn ngồi trên kiệu dòm ra thấy chúng khiêng mình trở lại hướng
Tây biết là có điều lạ, bèn lần tay đoán quẻ. Khi hiểu rõ mưu của hai tên
gia bộc nọ, Tôn Tẩn liền niện chân ngôn làm phép sa mù, tỏa bít đường
lối. Trịnh Thiên, Trịnh Thất vô ý khiêng đi loanh quang một hồi thì lạc
qua đường khác. Chúng nó khiêng đi hơn một buổi, bèn để kiệu xuống
mà nghỉ. Cả hai ngồi bàn luận lén với nhau rằng:
- Quái lạ, đường bề thành Nghi Lương có đâu xa như vầy? Ngó tới thì
thấy rõ là đường về Nghi Lương, sao đi hoài mà chẳng tới? Có lẽ thằng
đạo sĩ này giỏi phù phép nên lừa gạt chúng ta chăng?
Trịnh Thiên, Trịnh Thất vừa nói tới đó bỗng nghe trên núi có tiếng
đóng, rồi một tốp lâu la ào xuống đón đường bảo nạp tiền mãi lộ. Trịnh
Thiên, Trịnh Thất cả kinh run lập cập nói rằng:
- Chúng tôi khiêng kiệu mướn cho người ta tiền đâu có mà nạp. Các
ông muốn thâu tiền hãy hỏi người ngồi trong kiệu, ông ta sẽ nạp cho.
Bọn lâu la khen phải, áp lại chung quanh kiệu giở màn lên xem. Lạ
thay, trong kiệu chỉ có một khối đá to chớ chẳng có ai cả. Trịnh Thiên,
Trịnh Thất thấy vậy lấy làm lạ kêu to rằng:
- Ông đạo sĩ làm phép gạt chúng ta đó, các ông chớ mắc mưu.
Bọn lâu la không thèm nghe theo lời chúng nó nữa, áp lai bắt Trịnh
Thiên, Trịnh Thất định giải lên núi.
Đương khi chúng làm ồn ào, bỗng nghe trong kiệu có tiếng nói rằng:
- Có tôi ngồi trong này, các anh không thây sao?
Lâu la nghe kêu, lại giở màn kiệu lên xem, thì hòn đá đâu mất mà có
một người đạo sĩ ngồi sờ sờ trong đó. Chúng biết người đạo sĩ có phép tà,
phải giải lên núi cho chúa trại liệu định, liền bắt cả ba mà điệu đi.
- Đạo sĩ ở đâu mà tới, định đi qua đây làm gì?
Tôn Tẩn đáp:
- Tiểu đạo là học trò của Quỷ Cốc ở núi Vân Mộng tên Tôn Tẩn. Bấy
lâu ở bên Nghụy nay định sang Tề.
Hai đại vương nghe dứt, lật đật quỳ xuống đất thưa rằng:
- Chúng tôi có mắt không tròng, không thấy cao nhân, cúi xin thầy tha
tội.
Tôn Tẩn nói:
- Tôi vẫn chưa biết hai ông, vậy xin cho tôi rõ tôn danh quý tánh?
Hai đại vương đồng đáp:
- Chúng tôi là Ngô Giải và Mã Thăng làm chức hộ vệ trong triều
Ngụy. Nhân Ngụy vương nghe lời Bàng Quyên sàm tấu, đánh chúng tôi
năm chục hèo và cách chức, nên chúng tôi lên núi Bàn Đà này quy tập
lâu la mà xưng vương.
Lát sau lâu la lại giải Trịnh Thiên, Trịnh Thất vào tới. Tôn Tẩn bèn
chỉ chúng nó mà nói với Ngô Giải, Mã Thăng rằng:
- Hai tên này là gia tộc của cha ông Trịnh An Bình. Khi hôm tôi ngủ
tại nhà ông ấy, nhờ ông ấy đối đãi tử tế, và cho chúng khiêng kiệu đưa
tôi qua cầu Tân Lương. Chẳng dè chúng nó sanh lòng tà, định đem tôi
vào Nghi Long thành nạp cho Bàng Quyên. Bởi mạng tôi chưa cùng nên
chúng nó khiêng lạc tới đây. Vậy hai ông chớ giết chúng nó, hãy tha nó
về mà phục lệnh Trịnh viên ngoại.
Ngô Giải, Mã Thăng vâng lời, truyền lâu la tha Trịnh Thiên, Trịnh
Thất xuống núi và bày tiệc đãi Tôn Tẩn.
Lúc ăn uống, Ngô Giải, Mã Thăng nói với Tôn Tẩn rằng:
- Nay thầy sang giúp Tề xin cho anh em tôi theo để lập chút công
danh.
Tôn Tẩn nói:
- Nếu có hai ông cùng đi với tôi thì tốt lằm. Song chưa biết Tề chúa
có thật chuộng hiền mến sĩ hay không? Vậy hai ông hãy nán lại đây. Tôi
tới trước thăm dò, như được thì sẽ cho mời hai ông tới đặng cùng nhau
hưởng vinh hoa.
Anh em Ngô Giải vâng lời. Hôm sau thì Tôn Tẩn xuống núi.
Tôn Tẩn đi chẳng bao lâu đã tới cầu Tân Lương, quả gặp xe của Bốc
Thương chờ tại đó. Tôn Tẩn lên xe cùng đi. Khi xe gần tới Lâm Tri, Tôn
Tẩn nói với Bốc Thương rằng:
- Tôi chưa biết Tề vương có thiệt là người yêu hiền mến sĩ hay
không, và co kẻ sàm thần tâu ra tâu vào chi không? Trong lúc này tôi
chưa có công chi với nước Tề, e vào triều có điều bất tiện. Vậy xin đại
nhân nên tìm chỗ tử tế, biết chuộng sĩ yêu tài gởi tôi ít lâu, rồi dối tâu
với Tề vương rằng khi ra khỏi thành Nghi Lương, vì sợ Bàng Quyên theo
bắt nên tôi đi tẻ lạc mất rồi. Làm như vậy tới khi nào tôi lập được chút
công tôi sẽ ra mắt.
Bốc Thương nghe nói có lý nên tuân theo, đem Tôn Tẩn gởi tại phủ
của Lỗ vương Điền Kỵ. Điền Kỵ vẫn nghe danh Tôn Tẩn nên khoản đãi
rất hậu.
Gởi gấm xong, Bốc Thương vào ra mắt Tề chúa bảo y như lời Tôn
Tẩn dặn, lại tâu rằng:
- Lúc Tôn Tiên sinh chia tay có đọc bốn câu thơ:
"Lòng son gìn mãi mãi,
Nét đá giữ đời đời,
Đã mang ơn nặng của Tề chúa,
Phải có công chí đáp mới hay".
Cứ theo ý thơ thì hạ thần chắc Tôn Tiên sinh không phải là người phụ
nghĩa, sớm muộn cũng sẽ vào yết kiến bệ hạ!
Tề vương nghe tâu chưa phán sao, bỗng có sứ nước Sở vào chầu và
tâu rằng:
- Hạ thần vâng lệnh Sở chúa đem một cặp cá quý sang Tề, cầu quốc
vương đoán cho biết cá ấy tên chi. Như quốc vương đoán được thì Sở
chúa chịu nạp cống lễ đời đời, bằng quốc vương chẳng đoán được thì
quốc vương phải gởi hàng thơ, chịu thần phục nước Sở.
Tề vương nghe tấu, dạy đem cá vào coi. Sứ nước Sở đem cá vào, Tề
vương xem qua thấy nó dài hơn một thước, mình đen, vảy nhỏ, miệng
rộng nhưng chẳng hiểu là cá chi, liền truyền bảo các quan xem. Các quan
xúm lại xem, xem rồi cũng chẳng biết là các gì. Tề vương sợ không nói
được thì phải nạp hàng thơ nên buồn lắm. Các quan thấy vậy tâu rằng:
- Xin bệ hạ chớ buồn, hãy cho mời Lỗ vương là người tinh thông cổ
kim tới hỏi, chắc ngài sẽ hiểu.
Tề vương khen phải, lập tức sai quan tới Lỗ vương phủ mời Điền Kỵ.