Ninh Hạ là vùng thảo nguyên khô cằn, cây cối còn thưa thớt, tiêu điều hơn cả Tuy Vi n. Tám ngày sau, Vân Long đã cùng Độc Cô Thiên vượt qua lĩnh thổ Ninh Hạ, đi vào địa phận Cam Túc. Ờ đây núi non trùng điệp, đèo dốc cheo leo, hiểm trở. Khi đến chân dãy núi Côn Luân, cả hai ghé vào khách điếm để ăn uống và nghỉ ngơi. Sau hơn hai tháng tắm nắng thảo nguyên, da Vân Long đã đen sạm lại, râu ria đầy mặt. Độc Cô Thiên cũng chẳng khác gì. Họ lại mặc trang phục trắng của miền sa mạc nên nếu không phải người thân e khó nhận ra.
Thiên Ma Giáo đã đặt phân đà Cam Túc nhưng ở trong thành. Khu vực này vẫn thuộc địa hạt ảnh hưởng của phái Côn Luân. Ngày lễ khai giáo của Thiên Ma, chưởng môn Côn Luân là Vô Ảnh Kiếm Lộ Đắc Tuân không đến dự có lẽ vì lão cho rằng cứ địa của bổn phái ở tít trên núi cao, d thủ khó đánh, Thiên Ma Giáo sẽ không làm gì được. Bản tính họ Lộ vô cùng kiêu ngạo, mục hạ vô nhân, lòng vẫn bất phục hai phái Võ Đang và Thiếu Lâm. Thần Toán Thư Sinh đã mấy lần thuyết phục phái Côn Luân tham gia vào liên minh bạch đạo đều bị Lộ Đắc thẳng thắn chối từ.
Nhắc lại, Vân Long và Độc Cô Thiên tắm rửa xong bèn xuống tầng dưới để dùng bữa. Khách điếm này vốn kiêm cả tửu lâu. Hai người tùy tiện gọi vài món đặc sản địa phương rồi cùng nhâm nhi chén rượu. Bỗng ngoài cửa có một toán năm người bước vào. Rồi lại một toán sáu người nữa.
Họ làm như không quen biết nhau, ngồi riêng mỗi toán một bàn. Bọn này mặc y phục thương nhân, nhưng đôi mắt sắc bén của Vân Long đã nhận ra vũ khí dấu kín trong áo và bọc hành lý. Chàng liền ra dấu cho nhị đệ rồi vận công lắng nghe xem chúng nói gì. Một tên trong bọn hỏi nhỏ:
- Phó giáo chủ đã đến chưa?
- Đến rồi, người đang ở trong khách điếm bên kia.
- Chừng nào thượng sơn?
- Sáng mai, đường đi hiểm trở không thể đánh đêm được.
Bọn này khi vào đã quan sát kỷ không thấy ai có vẻ là khách giang hồ nên hơi thiếu cảnh giác. Vân Long biết ngay chúng là giáo đồ Thiên Ma theo Ưng Ma đến đây để tập kích phái Côn Luân. Chàng dùng Vô Tướng Truyền Âm nói cho Độc Cô Thiên biết. Hai người tiếp tục ăn uống như hai gã lái buôn từ quan ngoại vào. Bảo kiếm đấu trong áo khoát rộng nên không ai thấy được.
Ăn uống xong, Độc Cô Thiên cố tình dùng tiếng Mông Cổ gọi tiểu nhị tính tiền. Hai người giả say dắt nhau loạng choạng, bước lên lầu, như không biết võ công.
Lát sau, bọn giáo chúng Thiên Ma cũng đã no sya nên lên ngủ ở phòng bên cạnh. Trống canh năm vừa điểm, Vân Long nghe bên kia vách có tiếng động, chàng gọi Độc Cô Thiên dậy, hai người rửa mặt ngồi chờ bọn Thiên Ma đi khuất mới chui ra cửa sổ đi theo. Đường lên núi Côn Luân quả là hiểm trở, bọn giáo chúng lên hết đoạn đường nghìn trượng bắt đầu thở dốc. Mồ hôi ướt đẩm lưng áo, Vân Long đoán chừng Ưng Ma đang dẫn đầu. Chàng ngước lên, thấy xa xa thấp thoáng mấy nóc đạo quân.
Tiếng cười âm u kinh khiếp của Ưng Ma phá tan bầu không khí tĩnh mịch của núi cao.
Bọn giáo chúng vội vàng tung mình lên chạy đến nhập vào đội ngũ sau lưng Ưng Ma. Anh em Vân Long cũng mau chóng phi thân đến núp sau lưng một gốc tùng cổ thụ đối diện cổng đạo quan.
Ưng Ma cao giọng bảo hai đạo sĩ đang đứng trước cổng:
- Hai ngươi vào báo với Lộ Đắc Tuân rằng có phó giáo chủ của Thiên Ma Giáo đến thăm.
Hai đạo sĩ nghe Ưng Ma họi thẳng tên tộc của chưởng môn không khỏi tức giận. Nhưng biết Ưng Ma là hung thần nên vội chây ngay vào bẩm báo.
Lát sau Vô Ảnh Kiếm xuất hiện, bước chân lão vẫn ung dung, điềm tĩnh. Chòm râu dài đen nhánh phất phơ trước ngực trông cũng có vẻ tiên phong đạo cốt, nhưng không dấu được vẻ cao ngạo trên khuôn mặt lạnh như sương.
Lão vòng tay nói:
- Thiên Ma Giáo và phái Côn Luân như nước sông, nước giếng không xâm phạm lẫn nhau. Chẳng hay phó giáo chủ đến đây có gì chỉ giáo?
Ưng Ma ngửa cổ cười lớn:
- Thiên Ma Giáo thế thiên hành đạo, nhất thống võ lâm để đem lại thanh bình. Nếu ngươi thức thời thì hãy quy phục, bằng không gà chó cũng chẳng tha.
Lộ Đắc Tuân biết đại họa đã giáng xuống đầu phái Côn Luân nhưng vẫn lạnh lùng đáp:
- Tuân này tuy kém tài nhưng cũng không đến nỗi sợ chết mà làm mất thanh danh bao đời của Côn Luân. Hôm nay, nếu chẳng may đạo quán thành tro, những đệ tử sống sót sẽ xây dựng lại, tiếp tục truyền thống của tổ sư. Đệ tử Côn Luân thà làm ngọc vỡ chứ không chịu làm ngói lành.
Bọn đệ tử đứng sau lưng hô Lộ phấn khích đồng rút kiếm hô to:
- Quyết tử! Vân Long không ngờ Vô Ảnh Kiếm lại là người cương liệt, bất khuất như vậy.
Ưng Ma tưởng với uy danh của mình có thể dọa dẫm được Lộ Đắc Tuân đầu phục mà khỏi cần chiến đấu. Ngờ đâu họ Lộ lại quyết liệt phản kháng, Ưng Ma động nộ khí ra lệnh cho đám giáo đồ khởi chiến.
Họ Lộ thấy vậy bèn rút kiếm xông thẳng vào Ưng Ma, hy vọng tiên phát chế nhân. Gần trăm đệ tử Côn Luân cũng ào ra tấn công bọn Thiên Ma.
Kiếm pháp Côn Luân quả danh bất hư truyền, Lộ Đắc Tuân vung kiếm vẽ nên những bông hoa màu sáng bạc bao trùm lấy Ưng Ma. Nhưng lão ác ma nào có coi họ Lộ ra gì, song trảo vung lên phong tỏa kiếm chiêu, thản nhiên va chạm với bảo kiếm mà vẫn không hề hấn gì. Bảo kiếm bật ra ngân dài như rên rỉ. Vô Ảnh Kiếm không ngờ hai tay của Ưng Ma lại không sợ bảo kiếm nên hơi chột dạ. Ông đổi chiến thuật, chú tâm tấn công vào những yếu huyệt trên người đối phương, cố tránh va chạm.
Hai bên quyết đấu đã được hai chục chiêu, có vẻ như không phân thắng bại.
Cục diện bên ngoài cũng vậy. Nhân thủ hai bên ngang nhau, nhưng trước tinh thần bất khuất của Côn Luân cũng nhất thời chưa ai chiếm được thượng phong.
Ưng Ma thấy đã gần bốn chục chiêu mà vẫn chưa hạ được Lộ Đắc Tuân nên động sát khí, dở pho Phi Ưng Thần Trảo, tung mình lên không đánh xuống những luồng kình phong nặng như núi đổ. Thanh kiếm trong tay Vô Ảnh Kiếm rung lên bần bật như muốn rời khỏi tay.
Bọn giáo đồ Thiên Ma thấy phó giáo chủ đã áp đảo được đối thủ nên cũng phấn khởi hét lớn, vung đao lăn xả vào đám đệ tử Côn Luân, tình thế đã thay đổi.
Vô Ảnh Kiếm chủ trương tự lập, tự tồn, ít khi cho môn đệ hạ sơn hành hiệp giang hồ, nên bọn đạo sĩ Côn Luân thiếu hẳn kinh nghiệm chiến đấu. Thường ngày đồng môn đấu với nhau cũng có ba phần tương nhượng, nay đột nhiên lâm vào cảnh loạn chiến đầu rơi máu đổ không khỏi ngỡ ngàng.
Bên này, Lộ Đắc Tuân cắn răng nắm chặt bảo kiếm, vận toàn lực chống đỡ những chiêu sấm sét của Ưng Ma. Nhưng võ công hai bên chênh lệch quá xa, trước sau gì họ Lộ cũng bại vong.
Ưng Ma chợt cười lên ghê rợn, xuất chiêu Phi Ưng Tróc Nguyệt, muôn ngàn trảo ảnh chụp xuống đầu đối thủ. Vô Ảnh Kiếm thấy nguy liền dùng chiêu Thuần Dương Đảo Hải chống lại. Tiếng kiếm trảo chạm nhau vang dội rồi tắt lịm. Lộ Đắc Tuân bắn ra sau nửa trượng, đạo bào bị xé rách tan, bảo kiếm nằm lăn lóc dưới đất.
Ưng Ma bật cười ngạo ngh:
- Sao, bây giờ ngươi đã chịu quy phục chưa?
Họ Lộ biết mình sắp chết nhưng vẫn quyết liệt đáp:
- Đừng hòng, Tuân mỗ kém tài không địch lại ngươi đành chịu chết tạ tội với tổ sư, ngươi cứ xuống tay đi.
Ưng Ma rít lên ghê rợn:
- Được, ta sẽ xé ngươi ra làm tám mảnh xem đám tổ sư dưới suối vàng có còn nhận ra hay không?
Lão vừa định vung trảo hạ thủ thì bên tai có tiếng quát như sấm:
- Khoan đã Ưng Ma! Bóng người đáp xuống cạnh Lộ Đắc Tuân, y phục màu trắng, khăn bịt mặt màu đen.
Bên phía đệ tử Côn Luân cũng có thêm một người trợ chiến. Trang phục giống hệt như người đứng cạnh họ Lộ. Kiếm pháp người này nhanh như điện chớp, vừa vào tham chiến đã hạ liền ba tên giáo chúng.
Bọn đạo sĩ Côn Luân mừng rỡ lấy lại được tinh thần. Phe Thiên Ma bắt đầu rối loạn.
Ưng Ma quan sát thấy thân hình gã bịt mặt có vẻ giống tên mắt xanh Tiêu Vân Long, nhưng nhìn thanh kiếm trong tay thì không phải.
Lão gằn giọng hỏi:
- Tiểu tử kia là ai mà dám xen vào chuyện của ta?
Người bịt mặt cười nhạt bảo:
- Thiên Ma Giáo ôm dã tâm thống trị giang hồ. Sau đó cướp lấy ngôi thiên tử. Đại ác, đại nghịch như vậy ai cũng có quyền tru diệt. Ta khuyên lão nên rời bỏ Thiên Ma Giáo như Hiên Viên Liệt để được chết toàn thây.
Ưng Ma nộ khí xung thiên, vung trảo đánh liền. Vân Long thản nhiên vung Vô Cực Kiếm lên chống cự. Ưng Ma càng đánh càng thấy đối phương võ công bao la như biển. Bất cứ chiêu nào lão xuất ra cũng bị chặn đứng từ trong trứng nước. Ưng Ma nổi giận đánh liền một lúc năm chiêu. Nhưng cuối cùng thì chẳng chiêu nào được thi triển vẹn toàn. Lão vừa xuất được nửa chiêu đã thấy mũi kiếm của đối phương âm thầm lướt qua trảo ảnh chĩa vào yếu huyệt. Ưng Ma chưa bao giờ gặp địch thủ có kiếm pháp tinh diệu đến dường này, nên không khỏi kinh hoàng. Lão bèn đổi sang lối giao chiến trực diện, dùng nội công thâm hậu để thắng đối phương. Ưng Ma bắt đầu sử dụng pho Phi Ưng Thần Trảo, những luồng kình phong sấm sét thi nhau đổ xuống đầu địch thủ. Vân Long tiếp liền mấy chưởng thấy khí huyết nhộn nhạo bèn quyết tâm dùng tuyệt chiêu khắc địch. Chàng vận đủ mười hai thành công lực, quán chú vào thân kiếm xuất chiêu đầu trong Vô Cực Tam Kiếm. Không còn kiếm ảnh, chỉ thấy một vầng sáng bay lên rồi phủ xuống đầu Ưng Ma. Lão thét lên một tiếng đau đớn, tung người đào thoát khỏi đấu trường.
Bọn giáo chúng nghe tiếng thét, quay lại thấy Ưng Ma đã cao bay xa chạy, liền bỏ cuộc chạy theo.
Vân Long bước đến bên Vô Ảnh Kiếm, cất tiếng hỏi:
- Lộ chưởng môn bị thương có nặng không?
Lộ Đắc Tuân đứng dậy, bao nhiêu hùng tâm tráng khí đã không còn.
Bao năm qua, lão tự hào kiếm pháp của mình độc bộ võ lâm. Nào ngờ hôm nay thảm bại dưới tay Ưng Ma trong vòng chưa tới sáu mươi chiêu.
Đến khi thấy người bịt mặt kiếm pháp tinh kỳ, chưa đến ba mươi chiêu đã đánh bại Ưng Ma, lòng lão hoàn toàn nguội lạnh.
Vô Ảnh Kiếm tự biết hôm nay mạng mình và các đệ tử Côn Luân được bảo toàn là nhờ vào công sức của hai người bịt mặt này. Lão sụp xuống lạy tạ:
- Tuân này suốt kiếp không quên ơn tương trợ hôm nay.
Vân Long lật đật đỡ lão dậy:
- Lộ chưởng môn đừng làm vậy! Đạo nghĩa giang hồ là sát cánh cùng nhau giáng mặt vệ đạo, đem lại thanh bình cho võ lâm. Môi hở thì răng lạnh, Thiên Ma Giáo quy tụ toàn bộ bọn ác ma, nếu chúng ta không tương trợ lẫn nhau thì sớm muộn gì võ lâm cũng chìm trong ma chướng.
Vô Ảnh Kiếm vô cùng hổ thẹn. Lão nghe giọng biết chàng còn rất trẻ nên chắp tay nói:
- Kính thỉnh thiếu hiệp và vị huynh đài kia vào trong khách sảnh đàm đạo.
Lão quay sang bảo đám đệ tử thu dọn chiến trường, chôn cất người chết và băng bó cho những ai bị thương.
Vân Long lúc này mới có thời gian chiêm ngưỡng Thuần Dương đạo quán, đại điện thờ tam thánh của phái Côn Luân. Tuy không lớn bằng Ngọc Hư Cung của Võ Đang, nhưng cũng rất uy nghi, cổ kính. Mái ngói rêu phong, bốn góc cong vút như vuốt rồng, bốn hàng cột lớn bằng gỗ quý đen bóng. Tổ sư Côn Luân Hà Túc Đạo quả là người có khiếu thẩm mỹ tinh tế.
Khách sảnh nằm bên phải đạo quán, có bàn bát tiêu nằm trước một hương án cao. Trên có bức họa chân dung Hà Túc Đạo và lư trầm thơm ngát.
Lộ Đắc Tuân mời khách an tọa rồi vào sau thay áo. Một tiểu đồng xinh xắn bưng trà lên nhìn hai người bịt mặt với vẻ ngưỡng mộ, hắn chúm chím cười rồi lui ra.
Vân Long chợt nhớ mình còn bịt mặt vội tháo khăn, Độc Cô Thiên cũng làm theo.
Lát sau, Vô Ảnh Kiếm ra đến lấy lại phong thái uy nghiêm của bậc tôn sư nhưng đã mất đi vẻ cao ngạo thường ngày.
Lão thấy bọn Vân Long tháo khăn để lộ khuôn mặt sạm nắng, đầy râu trông vô cùng anh tuấn và uy vũ.
Lộ Đắc Tuân kéo ghế ngồi xuống rồi vòng tay kính cẩn nói:
- Xin nhị vị thiếu hiệp cho Tuân này được biết đại danh.
Vân Long đáp lễ rồi nói:
- Tại hạ tên gọi Tiêu Long Vân, còn đây là nhị đệ Độc Cô Thiên.
Lộ Đắc Tuân đã từng được nghe một đệ tử tục gia về núi kể lại di n biến cuộc khai giáo tại Thiên Ma Cốc nên mừng rỡ:
- Cửu ngưỡng! Tuân này được biết Tiêu công tử võ công tuyệt thế, đã bại Đồ Nhu và Ưng Ma, cứu quần hào khỏi bẫy rập của Thiên Ma, lòng hâm mộ đã lâu.
Hai bên đàm đạo về cục diện giang hồ. Cuối cùng họ Lộ nói:
- Ưng Ma trận này bị trọng thương chắc còn lâu mới dám trở lại đây.
Côn Luân xin gửi ngay mười đệ tử đến Thiểm Tây góp sức cùng đồng đạo.
Vân Long nói lời cảm tạ và xin cáo từ.
Hai người trở lại khách điếm thu xếp rồi lập tức lên đường.
*
Nhưng càng vào sâu, đường sá càng d đi, hai bên đường ruộng lúa xanh tươi. Lưu vực sông Dương Tử mầu mỡ phì nhiêu nên dân cười sinh sống rất đông.
Huynh đệ Vân Long đã thay y phục Trung Nguyên, râu ria nhẵn nhụi, lấy lại vẻ anh tuấn thường ngày.
Tây An là thủ phủ của Thiểm Tây, tuy không gần đường thủy lộ nhưng lại là cửa ngõ của cả một vùng phía Bắc Ba Thục gồm Ninh Hạ, Cam Túc, Thanh Hải nên vô cùng sầm uất, phồn thịnh.
Trên đường tấp nập những đoàn xe chở thổ sản Ba Thục về các tỉnh giàu có, trù phú ở Giang Đông và ngược lại.
Vân Long không ghé vào những cơ sở kinh doanh đồ sộ của Tài Thần đặt tại đây. Chàng chọn một khách điếm nhỏ để tránh tai mắt Thiên Ma.
Làn da đen đúa và chiếc nón rộng vành cũng là một cách hóa trang hữu hiệu.
Tắm rữa xong, chàng và Độc Cô Thiên tìm đến một phân đà Cái Bang ở ngoại thành. Thấy chung quanh vắng vẻ hai người bước vào.
Hai gã khất cái gác cổng định hỏi bỗng thấy trong lòng bàn tay khách lộ ra Hắc Trúc lệnh phù vội sụp xuống lạy:
- Cung thỉnh trưởng lão vào trong! Vân Long phất tay áo, một luồng lực đạo mềm mại như bông nâng ghai gã đứng dậy, rồi chàng cùng nhị đệ bước vào tiền sảnh.
Tiếng cười sang sảng quen thuộc của Hạ Khánh Dương khiến lòng chàng ấm lại. Trong hậu sảnh, vây quanh bàn rượu là Hạ Bang Chủ, La Thiên Hùng, Lữ Quân ngồi quay mặt ra ngoài, còn lại một hán tử và một nữ nhân ngồi quay mặt vào trong nên chàng không biết.
Hạ Khánh Dương thấy có người vào, đưa mắt nhìn chợt nhận ra đứa em vàng ngọc của mình, lão bèn rú lên rồi xô ghế bước đến ôm chặt chàng, vừa cười vừa nói:
- Long đệ! Ta vừa mới nhắc đến là ngươi đã xuất hiện, còn linh hiển hơn là nhị long thần Dương Ti n nữa! Mọi người mừng rỡ cười ha hả không dứt. La trưởng lão nhắc khéo họ Hạ:
- Đại ca, sao không mời Long đệ và Thiên đệ ngồi?
Khánh Dương buông chàng ra cười ngất:
- Ta mừng quá nên quên! Vân Long bị họ Hạ che khuất nên không thấy nữ lang đã rời bàn bước lại gần, khi lão buông tay, xoay qua một bên, chàng mới thấy nữ lang, đã quỳ xuống lạy và nói:
- Tiểu muội Phi Hà mừng đại ca trở về! Nói xong nàng phục xuống khóc nức nở, Vân Long lâu nay vẫn thầm nhớ nhung nàng da diết nên không kềm được lòng mình, cúi xuống đỡ Phi Hà lên rồi ôm chặt vào lòng. Chàng nói nhỏ bên tai nàng:
- Hà muội, hình bóng nàng lúc nào cũng luôn ở trong tim ta.
Phi Hà sung sướng đến run rẫy, úp mặt vào ngực chàng nấc nhẹ.
La trưởng lão bật cười ha hả:
- Con nha đầu kia, bây giờ ngươi đã thoa? lòng mong nhớ rồi chứ? Hai tháng nay, mặt ngươi ủ rũ làm bọn ta mất cả tửu hứng.
Vân Long biết mình thất lễ, chưa kịp chào hỏi mọi người nên dắt Phi Hà đến bàn. Chàng vòng tay thi lễ rồi ngồi xuống. Hạ Khánh Dương cũng đã nắm tay Độc Cô Thiên vào đến.
Hán tử lạ mặt cũng là đệ tử Cái Bang. Hắn đứng lên chắp tay thưa:
- Đệ tử là Võ Đạt, phân đà chủ phân đà Tây An xin ra mắt trưởng lão.
Vân Long gật đầu xua tay:
- Phân đà chủ bất tất phải đa lễ.
Hạ bang chủ nâng ly bảo:
- Chúng ta cùng uống cạn ly này để mừng Long đệ trở về.
La trưởng lão uống xong vuốt râu hỏi Vân Long:
- Long đệ, ngươi hãy kể lại hành trình mấy tháng qua cho bọn ta nghe thử.
Vân Long tuần tự thuật lại, mọi người đều giật mình khi biết Vô Cực Tẩu vẫn còn sống.
Hạ Khánh Dương nghe kể đến đoạn chàng và Độc Cô Thiên cứu viện Côn Luân, đánh trọng thương Ưng Ma, lão đập bàn cười thống khoái:
- Lão họ Lộ bây giờ mới sáng mắt ra.
Vân Long hỏi họ Hạ:
- Chẳng hay vì cớ gì mà lão đại ca cùng Lữ đại ca lại di giá xuống Tây An?
Lữ Quân trầm nét mặt trả lời:
- La đệ nhận được tin Ma Diện Tú Sĩ sai người đem năm vạn lạng vàng sang Qúy Châu cầu hòa, hứa sẽ cùng Độc Thánh chia đôi thiên hạ. Nghe đâu Độc Thánh đã bằng lòng. Vì vậy, hỏa tốc báo về tổng đà. Bang chủ không yên tâm nên cùng ta đến Tây An, gặp La đệ tìm phương sách.
Phi Hà chẳng cần chú ý gì đến cục diện giang hồ, cứ say đắm liếc tình lang và gắp thức ăn cho chàng.
Vân Long chợt nhớ mình chưa hỏi han gì nàng nên quay sang nói:
- Hà muội, ta rất ngạc nhiên khi gặp lại nàng ở đây.
La trưởng lão cười khà khà cướp lời:
- Hai tháng trước ta lên Nga Mi sơn gặp Diệu Phi sư thái thương lượng việc liên minh. Bà hoan hỉ đồng ý, tập hợp ngay đệ tử hỏi xem ai tình nguyện xuống núi. Con bé này là người giơ tay đầu tiên. Từ đó, nó cứ bám chặt lấy ta hỏi han về tin tức của ngươi, hoa dung ủ dột làm ta bực mình muốn chết đi được.
Phi Hà xấu hổ cúi đầu nói lí nhí:
- La lão ca kỳ cục quá! Hạ Khánh Dương vân vê chòm râu đáp:
- Long đệ, trai anh hùng, năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình. Ta e ngươi khó mà từ chối được mối tơ duyên này. Mấy hôm nay, Phi Hà cứ luôn miệng gọi ta là lão đại ca, ta vô cùng khoan khoái. Thôi thì ta đứng ra tác hợp cho ngươi và Phi Hà. Chẳng hay ý Long đệ thế nào?
Vân Long cũng tự biết lòng mình cũng thương yêu Phi Hà nên kính cẩn đáp:
- Tiểu đệ cảm tạ lão đại ca đã chu toàn, nếu Hà muội không chê Vân Long này đã có gia thất, đệ xin được ngỏ ý cầu hôn.
Phi Hà cố nén e thẹn thưa rằng:
- Long ca là bậc kỳ nam tử trên đời, muội đâu dám nghĩ đến chuyện độc chiếm cho riêng mình. Chỉ cần chàng có dạ yêu thương là muội mãn nguyện lắm rồi.
Mọi người thấy duyên nợ đã thành, vui vẻ chúc mừng.
Vân Long giới thiệu Độc Cô Thiên với Phi Hà:
- Hà muội, đây là Thiên Lý Độc Hành Độc Cô Thiên, nghĩa đệ của ta.
Độc Cô Thiên vái Phi Hà ba vái:
- Nhị đệ Độc Cô Thiên xin ra mắt đại tẩu.
Phi Hà đỏ mặt đáp lễ:
- Nhị thúc! Xin đừng đa lễ! Bọn đệ tử Cái Bang mang lên thêm hai vò rượu lớn. Hạ Khánh Dương thấy mình mát tay trong việc xe duyên nên lòng vô cùng hỉ hả. Lão cạn liền ba chén nhưng chợt nghĩ đến việc chung không khỏi giật mình. Lão hỏi Vân Long:
- Liên minh giữa Thiên Ma và Thánh Giáo sẽ là đại họa của vĩ lâm.
Long đệ có cao kiến gì không?
Vân Long suy nghĩ một lúc rồi thở dài nói:
- Nếu một mình Ma Diện Tú Sĩ thì đệ tự tin có thể thắng được. Nhưng nếu thêm Độc Thánh thì chắc chắn sẽ bại vong. Có lẽ đệ phải thâm nhập vào Qúy Châu một chuyến để tìm cách phá vỡ mối liên kết giữa hai tà phái. Nếu quả thật Độc Thánh là người tham tài, đệ sẵn sàng trả cho lão mười vạn lạng vàng để xóa lời giao ước với Ma Diện.
Thần Toán Thư Sinh và Lữ trưởng lão gật đầu khen phải.
Quần hào đang thương lượng, bàn bạc kế sách thì có một đệ tử chạy vào quỳ xuống thưa:
- Bẩm bang chủ và chư vị trưởng lão, đệ tử nhận được tin hỏa tốc báo về rằng giáo chủ Thiên Ma đã gửi tối hậu thư cho Dương Tử Đại Hào Thân Quỳ. Ngày mười tám tháng này phải ra bờ sông Dương Tử đón tiếp giáo chủ để tỏ lòng thần phục. Nếu không sẽ bị tru diệt toàn gia.
Hạ Khánh Dương nhẩm tính chỉ còn có sáu ngày nữa vừa đủ thời gian để tiếp viện. Lão cho tên khất cái lui ra rồi bảo:
- Ma Diện bắt tay được với Miêu Cương nên yên tâm bành trướng thế lực về phía đông. Nếu hắn thu phục được Thân Qùy thì Hồ Nam nguy mất.
Vân Long hỏi:
- Dương Tử Đại Hào là người thế nào?
Thần Toán trả lời:
- Thân Qùy là đệ tử tục gia của Võ Đang, tính tình hào sảng, trượng nghĩa. Hắn cũng như Hoàng Hà Nhất Bá, kinh doanh ngành vận tải trên khúc sông từ Hồ Nam đến Hoàng Hải. Dưới tay có hơn hai ngàn thủ hạ.
Vân Long hỏi thêm:
- Lực lượng các phái ở Thiểm Tây hoạt động ra sao?
Thần Toán cười tự đắc:
- Ta lấy bạc của Tài Thần, giả làm phú ông đến mua lại gần ngàn mẫu vườn của lão họ Tiền gần sông Dương Tử đem bọn đệ tử các phái vào làm công nhân, tưới cây, bắt sâu, làm cỏ và thu hoạch hoa màu. Đạo sĩ thì cắt râu, hòa thượng thì để tóc nên che mắt được bọn Thiên Ma.
Vân Long cười bảo:
- Cũng may, bọn Thiên Ma né tránh, không chạm đến các phân đà Cái Bang nên chúng ta còn duy trì được hệ thống thông tin liên lạc hữu hiệu.
Quả thật, Cái Bang có đến hơn hai vạn đệ tử, không thể nào giết cho hết được, cho nên Thiên Ma Giáo cũng chẳng dám đụng đến. Hơn nữa, đệ tử Cái Bang khi đánh nhau với bọn Thiên Ma đều cải trang rất kỹ, dùng đao chứ không dùng đả cẩu bổng. Vì vậy, Ma Diện Tú Sĩ vẫn mù mờ về lập trường của Cái Bang.
Hạ Khánh Dương đưa mắt nhìn ra cửa, ước lượng thời gian rồi bảo:
- Trời đã chiều rồi, chúng ta cứ ăn nhậu no say rồi sớm mai sẽ lên đường.
Đêm đến, Độc Cô Thiên một mình trở lại khách điếm thanh toán tiền phòng, thu xếp hành lý rồi dắt ngựa trở lại phân đà để sáng mai lên đường một thể.
Năm ngày sau, Vân Long, Độc Cô Thiên và Phi Hà vượt sông đến gia trang của Thân Quỳ, nằm trên bờ nam Dương Tử Giang, thuộc địa phận trấn Nam Giang, tỉnh Hồ Nam.
Muốn giữ thế nước sông, nước giếng giữa Cái Bang và Thiên Ma Giáo nên Vân Long đã đề nghị Hạ Khánh Dương và nhị vị trưởng lão không nên lộ diện, mà về ẩn ở Tiền gia trang, điều độngười liên minh bạch đạo sang sông tiếp viện.
Giờ đây thanh danh của Tiêu Long Vân đã lẫy lừng khắp chốn giang hồ, được võ lâm đồng đạo vô cùng kính ngưỡng. Họ biết rằng chỉ có chàng mới đủ trí tuệ và bản lãnh để đương cự với quần ma.
Vì vậy khi đến cổng trang viện, Độc Cô Thiên trao bái thiếp, bọn vệ sĩ gác cổng nhanh chóng cho người vào thông báo.
Dương Tử Đại Hào nghe nói có Tiêu công tử đến thăm liền thở phào nhẹ nhõm, hớn hở rảo bước ra đón:
- Quả là hoàng thiên hữu nhãn. Hôm nay được diện kiến Tiêu công tử thì ngày mai có phải phơi thây nơi bãi vắng cũng không hề hối tiếc. Xin mời công tử và nhị vị vào tệ xá cho Qùy này được hết tình địa chủ.
Vân Long thấy y trạc tuổi năm mươi, mình cao chín thước, mặt đỏ, râu đen, mắt lộ, mũi lân trông rất uy vũ và hào sảng. Thân Qùy thủ hiếu mẫu thân ba năm không về quê Võ Đang sơn, và cũng không tham dự cuộc chiến tại Thiên Ma Cốc nên không biết chàng là sư thúc của lão.
Cuối sảnh là một hương án đạt sát vách, trên có treo họa tượng của tổ sư Trương Tam Phong, ẩn hiện trong khói nhang trầm nghi ngút.
Vân Long lúc đầu định giấu y việc chàng là đệ tử của Huyền Hạc thượng nhân để y khỏi hoang mang về vấn đề bối phận. Nhưng chàng là đệ tử Võ Đang thấy họa tượng tổ sư không thể bỏ lễ.
Vì vậy, Vân Long nghiêm trang đến trước hương án quỳ xuống lạy ba lạy.
Thân Qùy ngỡ ngàng hỏi:
Chẳng lẽ công tử cũng là đệ tử Võ Đang?
Vân Long gật đầu. Thần Qùy cách đây ba năm có về thăm Võ Đang sơn cả tháng mà không gặp chàng nên càng thắc mắc:
- Xin hỏi công tử thụ nghiệp vị đạo trưởng nào?
Vân Long cười tủm tỉm nhìn vào mắt y nói:
- Gia sư là Huyền Hạc thượng nhân.
Thân Qùy thất kinh sụp xuống lạy ba lạy:
- Đệ tử không biết sư thúc giá lâm, xin chịu tội! Vân Long đỡ y dậy rồi hỏi:
- Chẳng hay sư điệt là đệ tử của ai?
Thân Qùy kính cẩn đáp:
- Gia sư là Thanh Hạc chân nhân.
Vân Long nghiêm mặt nói:
- Chuyện bối phận không thể bỏ nhưng chúng ta đều là bậc trượng phu không nên quá đa lễ mà mất đi tính hào sảng, tự nhiên. Tuổi ta còn nhỏ hơn ngươi, vì vậy nên đối với nhau như tình bằng hữu.
Thân Qùy thấy chàng không ỷ mình là trưởng bối lên mặt cao ngạo, lại càng ngưỡng mộ hơn trước, lão cười sang sảng.
- Tính tiểu điệt cũng không thích câu nệ, nay sư thúc đã cho phép, sau này đừng quở trách Thân Qùy này phạm thượng nhé.
Độc Cô Thiên thấy lão này cũng có hứng thú nên cười lớn bảo:
- Nếu Thân huynh cũng gọi Độc Cô Thiên này là sư thúc thì lát nữa khó mà uống cho say được.
Thân Qùy trợn mắt bước đến chụp tay Độc Cô Thiên bóp mạnh:
- Té ra huynh đài chính là Thiên Lý Độc Hành Độc Cô Thiên.
- Chính phải, tại hạ là em kết nghĩa của Tiêu công tử. Nhưng chúng ta cứ coi nhau như bằng hữu.
Dương Tử Đại Hào phấn khởi quát thuộc hạ dọn tửu yến. Lão chợt nhớ tới nữ lang xinh đẹp đứng cạnh sư thúc nên chỉ Phi Hà rồi hỏi:
- Sư thúc, thế cô nương này là ai vậy?
Vân Long không muốn lão gọi nàng là sư thúc nương nên bảo:
- Tiểu muội của ta Âu Dương Phi Hà, ngươi cứ gọi là Hà cô nương được rồi.
Thân Qùy hiểu ý bật cười rồi mời mọi người an tọa. Qua một tuần rượu, lão cho người vào gọi phu nhân và các con đến ra mắt sư thúc. Lát sau một thiếu phụ tuổi trạc bốn mươi, dung nhan bình thường nhưng đầy vẻ phúc hậu bước ra. Theo sau là ba hán tử cao lớn, giống hệt họ Thân.
Vân Long rời ghế bước ra, thiếu phụ sụp xuống thi lễ:
- Tiện phụ xin ra mắt sư thúc.
Ba hán tử cũng quỳ theo đồng hô:
- Điệt tôn xin ra mắt sư thúc tổ.
Vân Long xua tay bảo:
- Bất tất phải đa lễ.
Họ phụng ý đứng cả lên. Vân Long đưa mắt ngắm nhìn ba hán tử rồi quay sang hỏi Thân Quỳ:
- Sư điệt có dạy kiếm pháp Võ Đang cho lệnh lang không?
Thân Qùy kính cẩn trả lời:
- Đệ tử lên núi xin phép và chưởng môn sư bá đã đồng ý nhận ba tên vô dụng Thân Phúc, Thân Lộc, Thân Thọ này làm đệ tử tục gia của Võ Đang.
Vân Long cười bảo:
- Để lát nữa ta thử xem các ngươi có xứng làm đệ tử Võ Đang hay không?
Thân Qùy vô cùng mừng rỡ vì chàng nói vậy có nghĩa là họ sẽ được hưởng lợi không nhỏ.
Ba gã Phúc, Lộc, Thọ đồng chấp tay tạ Ơn rồi đưa Thân phu nhân lui vào trong.
Vân Long trở lại chỗ ngồi, chàng gắp một miếng hải sâm bỏ vào miệng, ăn xong, uống một hớp rượu rồi hỏi Thân Quỳ:
- Cục diện ngày mai sư điệt có kế hoạch thế nào?
Thân Qùy cũng y kế như Hoàng Hà Nhất Bá, cho thủ hạ phục sẵn dưới sông, dùng hỏa dược đánh chìm thuyền Ma Diện.
Vân Long cười bảo:
- Ngươi đánh giá giáo chủ Thiên Ma quá thấp rồi đấy. Ưng Ma tàn độc, hiểm ác nhưng tâm cơ không sâu sắc, thâm trầm bằng Ma Diện. Đã thất bại một lần lẽ đâu Tú Sĩ không có cách đề phòng.
Thân Qùy ngơ ngác hỏi:
- Vậy theo ý sư thúc thì hắn sẽ không đi đường thủy sao?
Vân Long quay sang hỏi Độc Cô Thiên:
- Nhị đệ có cao kiến gì không?
Độc Cô Thiên tư lự một lúc rồi đáp:
- Theo đệ, Ma Diện sẽ đi hai đường. Một mặt vẫn xuôi thuyền theo sông Dương Tử nhưng sẽ ghé vào một bến vắng vẻ nào đó, rồi đi đường bộ tập kích chúng ta. Mặt khác, thuyền vẫn đi thẳng đến trấn Nam Giang này để nghi binh.
Vân Long gật đầu khen:
- Nhị đệ suy luận rất chính xác. Nhưng ta nên đối phó bằng cách nào?
Độc Cô Thiên suy nghĩ một lúc rồi cười bảo:
- Đệ có nhiều phương án nhưng thân phận không quyết được.
Vân Long đưa mắt nhìn lên họa tượng tổ sư, chậm rãi nói:
- Ma Diện Tú Sĩ không biết ta và hiền đệ đã đến đây, nên cho rằng Thân Qùy nhất định sẽ đặt phục binh trong đoạn sông gần gia trang. Hắn sẽ làm đúng như Thiên đệ nói. Chúng ta cũng sẽ chiều ý hắn, nhưng sớm hơn một chút.
Chàng dừng lại hỏi Thân Quỳ:
- Nếu ngươi là Ma Diện thì sẽ đổ quân ở đâu?
Thân Qùy sinh ra và sống ở đây đã mấy chục năm nên lão trả lời ngay:
- Cách đây ba mươi dặm có một khoảng rừng hoang vu, cây cối mọc sát bờ sông, nếu lão muốn tránh thị tuyến cũng chúng ta thì ắt phải dừng thuyền ở đó.
Vân Long tán đồng, chàng gật đầu hỏi tiếp:
- Ma Diện dù tàn ác cũng đường đường là tôn sư một phái. Lão đã hẹn sáng mai thì không bao giờ sai hẹn. Vậy ngươi tính thử xem khoảng thời gian nào thì thuyền sẽ đến đoạn bờ sông ấy?
Thân Qùy nhẩm tính một hồi rồi nói:
- Nếu thuyền muốn đến đây đúng vào rạng sáng thì phải dừng thuyền lúc nửa đêm.
Vân Long hài lòng bảo:
- Vậy ngươi hãy điều ngay một trăm thuộc hạ giỏi thủy tính, phục sẳn dưới lòng sông Dương Tử, đúng ngay đoạn sông có khoảnh rừng, đem theo hỏa dược, gặp lúc bọn chúng còn ở giữa sông cho nổ thuyền ngay.
Lại cho vài trăm người phục sẳn trong rừng, chờ bọn giáo chúng bơi vào bờ là tiêu diệt. Nếu có cung ti n, ám khí ném xa thì rất tốt. Đêm nay trăng sáng, được cả thiên thời địa lợi thì bọn Thiên Ma chắc chắn bại vong.
Thân Qùy nghe xong, lập tức gọi ba con điều động nhân mã đợi lúc trời sẩm tối, bí mật bố trí nơi địa điểm đã định.
Vân Long thấy trên vách có treo một thanh kiếm dài gấp rưỡi những thanh kiếm bình thường, chàng biết ngay đó là của Thân Quỳ. Chàng chợt nãy ra ý định muốn xem bản lãnh của y:
- Sư điệt, ta muốn cùng ngươi chiết giải vài chiêu cho giản gân cốt.
Thân Qùy trong thâm tâm cũng muốn thưởng thức tài nghệ của sư thúc nên phấn khởi đến bên vách lấy kiếm. Vân Long mượn kiếm Độc Cô Thiên rồi bảo:
- Ngươi cứ dở pho Thái Cực Tuệ Kiếm tận lực tấn công đi! Thân Qùy vâng lệnh, ôm kiếm thi lễ rồi bắt đầu vũ lộng thanh kiếm dài quá khổ xuất chiêu Bát Quái Qui Nguyên, kiếm phong xô tới ào ạt. Vân Long vẫn đứng nguyên chỗ, đưa kiếm điểm nhanh vào những sơ hở trong kiếm chiêu. Thân Qùy vội chuyển sang chiêu Tứ Tượng Khai Hoa nhưng đường kiếm vẫn bị chàng hóa giải. Đến chiêu cuối cùng là Thái Cực Sinh Huy, Vân Long như bóng mặt chui qua màn kiếm quang nhập nội, đưa mũi kiếm đặt vào tâm thất Thân Quỳ, lão kinh hãi dơ tay chịu bại, nói với giọng buồn rầu:
- Đệ tử luyện pho kiếm này đã ba mươi năm, nay gặp sư thúc cảm thấy như kiếm chiêu còn quá nhiều sơ hở, thật là hổ thẹn.
Vân Long cười, vỗ vai lão nói:
- Sư điệt sai rồi, chỉ vì ta đã luyện qua nên mới d dàng khống chế đường kiếm của ngươi, chứ người ngoài làm sao biết được biến hóa của kiếm pháp. Nhưng thực ra, quả kiếm chiêu có sơ hởthật. Điều này xuất phát từ chỗ tay chân và kiếm của ngươi quá dài, nếu địch nhân là một cao thủ dùng vũ khí ngắn ắt sẽ tìm cách áp sát, như vậy sẽ rất nguy hiểm.
Chàng bèn lần lượt giảng giải lại tám chiêu của pho Thái Cực Tuệ Kiếm chỉ cho y cách biến hóa ứng dụng trong trường hợp đối thủ là người có thân pháp nhanh nhẹn áp sát, đánh gần.
Thân Qùy dụng công ghi nhớ và luyện tập trong vòng một canh giờ đã tinh thục. Lão thấy giờ đây uy lực kiếm chiêu đã tăng lên gấp bội, đánh xam đánh gần gì đường kiếm cũng liền lạc, kín đáo lợi hại.
Thân Qùy cảm kích khôn cùng, lão sụp xuống lạy tạ:
- Nhờ ơn chỉ giáo của sư thúc, Qùy này mới thấy hết được sự tinh luyện của kiếm pháp bản môn! Độc Cô Thiên cười lớn:
- Hôm nay Thân huynh có thể đem những điều đã học được ra kiểm chứng với bọn hộ pháp Thiên Ma rồi đấy.
Vân Long cùng Thân Qùy trở về ăn. Chàng thầm tính toán rồi bảo:
- Ma Diện Tú Sĩ xuất quân ắt sẽ kèm theo hai hộ pháp. Ưng Ma bị trọng thương nên ba bộ pháp kia phải ở lại tổng đàn, phòng khi Thánh Giáo trở mặt. Ta sẽ cầm chân Ma Diện, Độc Cô Thiên và Phi Hà đấu với một tên, tên còn lại sẽ do Thân Qùy và La trưởng lão chiếu cố.
Chàng vừa dứt lời thì có một tên thủ hạ chạy vào bẩm báo:
- Bẩm đại gia, ngoài kia có một lão nhân tự xưng là Thần Toán Thư Sinh xin vào yết kiến.
Thân Qùy mừng rỡ chạy ngay ra đón, lát sau La Thiện Hùng trong bộ võ phục màu đen gọn gàng, lưng đeo trường kiếm bước vào cùng với họ Thân.
Lão bước đến bên bàn rượu, ngồi xuống rót một chung, uống cạn rồi hỏi:
- Ta đã dẫn ba mươi cao thủ bạch đạo đến, chẳng hay kế hoạch thế nào?
Thân Qùy vội sai thị tỳ lấy thêm bát đũa, thúc ăn rồi kể lại những tính toán của Vân Long cho lão tường tận.
La trưởng lão gật đầu khen:
- Tài trí của Long đệ không ai sánh kịp.
Phi Hà vốn thân cận với La trưởng lão nên hỏi lão:
- La lão ca! Có các sư tỷ của muội tham gia trận này không?
Lão gật đầu nói đùa:
- Các sư tỷ của ngươi nghe nói có Long đệ Ở đây nên nhao nhao đòi theo để xem mặt chàng r của phái Nga Mi.
Phi Hà hổ thẹn, mặt đỏ bừng.
Màn đêm vừa buông xuống, sau khi đã bố trí nhân thủ phòng vệ gia trang, bọn Vân Long lên đường, đến địa điểm tập kích. Trừ Thân Qùy và các thủ hạ, bọn chàng đều bịt kín mặt, ba mươi cao thủ bạch đạo cũng vậy.
Trước lúc nửa đêm, mọi người đã nằm sẳn trong khu rừng nhìn ra sông chờ đợi. Trăng rằm tròn như đĩa bạc, tỏa xuống dòng sông ánh sáng dịu dàng. Những lớp sóng nhấp nhô tắm ánh trăng trông như đàn cá tung tăng dưới lớp sương đêm trên mặt nước.
Đúng như dự đoán, bốn chiếc đại thuyền của Thiên Ma Giáo xuôi dòng Dương Tử, khi gần đến thì hạ buồm tìm cách ghé vào bờ.
Hàng trăm hảo hán đã lặng lẻ từ từ bơi ra tiếp đón. Lát sau ba tiếng nổ liên tiếp vang lên, chấn động cả một vùng sông nước. Lửa khói bốc cao thiêu rụi những cánh buồm. Bọn đệ tử Thiên Ma hoảng hốt khóc la, nhảy khỏi thuyền như lũ chuột. Thủ hạ của Thân Qùy do trưởng nam của y là Thân Phúc thống lĩnh đã chờ sẵn dưới sông. Lịch sử lập lại, máu hồng nhuộm đỏ những lớp sóng. Dưới ánh trăng chỉ còn là một vùng nước màu đen.
Nhưng có lẽ vì hỏa dược bị ướt trước khi nổ nên chiếc đại thuyền sau cùng vẫn bình yên. Dưới ánh lửa thấp thoáng thấy bóng Ma Diện Tú Sĩ và các hộ pháp đứng trên mũi thuyền quát bảo thuộc hạ.
Có vài chục tên giáo đồ leo được lên chiếc soái thuyền. Số còn lại chắc không thoát khỏi số phận làm mồi cho cá. Bọn chúng cố bơi vào, nhưng từ trên bờ, những mũi tên, tụ ti n, phi đao đã chờ sẳn. Ma Diện Tú Sĩ không ngờ Thân Qùy lại thần cơ diệu toán, đoán trúng được mưu cơ của hắn, làm cho hàng trăm giáo chúng phải vong mạng. Lão giận điên người, cho thuyền tấp ngay vào bờ. Quyết xé xác Dương Tử Đại Hào ra trăm mảnh. Vân Long và các cao thủ đã chờ sẵn, nên khi Ma Diện Tú Sĩ tiếp đất, bọn chàng lập tức ra tay. Vô Cực Kiếm phản chiếu ánh trăng vàng tạo thành một luồng kiếm quang xanh nhạt cuốn tới đối phương như mưa gió. Ma Diện cười nhạt vung song thủ đánh bạt chiêu Phong Vũ. Pho Thiên Ma Chưởng này lão ta đã khổ luyện hơn hai mươi năm nay nên vô cùng lanh lẹ. Tay hữu bằng thép tuy không linh hoạt bằng tay tả, nhưng lại có móng sắc như năm lưỡi tiểu đao nên cũng không kém phần lợi hại.
Lão xuất đạo lần này tự cho mình là vô địch thiên hạ, nào ngờ mấy tháng trước bị Miêu Cương Độc Thánh cầm chân. Lại đến Ưng Ma bị một tên vô danh đánh bại, nên lòng tự tôn đã giảm đi nhiều. Ma Diện thấy đối phương cũng bịt mặt và kiếm pháp tinh kỳ, nên thầm đoán đây chính là tên tiểu tử đã từng xuất hiện ở Côn Luân.
Lão thận trọng chiết giải từng chiêu để tìm hiểu lộ số võ công của địch thủ.
Nhưng Vân Long gồm thân sở học của nhiều nhà, đường kiếm linh hoạt, biến ảo khôn lường. Chiêu thức có lúc giống của Võ Đang hay Thiếu Lâm, nhưng lại không phải. Vô Cực Kiếm như con linh xà chập chờn bám lấy các yếu huyệt đối phương.
Bên kia, nhị hộ pháp là Bất Quy Kiếm Long Xí đang bị Độc Cô Thiên và Phi Hà áp đảo. Khoái kiếm củ Độc Cô Thiên phát huy đến độ chót uy lực của Ma Vân Kiếm Pháp, ngang nhiên Vô Ảnh Kiếm va chạm với kiếm của họ Long. Nhưng nếu không có Phi Hà hổ trợ thì thế thượng phong ắt phải nghiêng về phía Bấy Quy Kiếm từ lâu rồi.
Phi Hà vì nhớ thương Vân Long nên ra tay khổ luyện. Diệu Phi sư thái chính là cCôn Luân ruột của nàng, bà thấy cháu mình chăm chỉ luyện kiếm nhưng lúc nào cũng u sầu nên dò hỏi. Phi Hà thành thực thổ lộ mối chân tình của mình với Vân Long và cả chuyện chàng đã dạy cho nàng tám chiêu kiếm pháp. Bà nổi tính hiếu kỳ, bảo nàng di n thử, xem xong, sư thái vô cùng khâm phục. Tám chiêu này hoàn toàn thể hiện được tinh thần của kiếm pháp Nga Mi, không hẳn là lợi hại nhưng lại chủ ở phép biến ảo, thích hợp với những nữ nhân công lực non kém như Phi Hà và các sư tỷ muội.
Sự phân chia môn hộ trong võ lâm là do khác biệt về địa phương và tinh thần riêng của võ công. Mỗi phái đều có đặc điểm, tinh túy riêng, nhưng trãi qua hàng trăm năm, các đời sau vẫn có sự bổ sung, sửa đổi mi n là vẫn giữ được nét truyền thống của đạo tổ sư.
Hơn nữa có người đã học võ công từ trước rồi mới gia nhập vào một môn phái, chẳng lẽ bắt họ phải quên đi công phu đã luyện tập bao năm?
Do đó, trừ những võ công ác độc, bàng môn tả đạo, thất đại môn phái vì sự hưng thịnh của chính mình cũng chấp nhận cho môn đệ được phép thu nhập thêm kiến thức võ thuật bên ngoài. Nhưng không được học lén.
Diệu Phi sư thái là người chuộng võ, thấy tám chiêu này rất hữu dụng nên cho phép Phi Hà truyền lại để đồng môn cùng luyện tập. Nhờ vậy, bản lãnh các nữ đệ tử Nga Mi tăng tiến rõ rệt.
Trở lại trận chiến bên bờ sông Dương Tử, ta sẽ thấy tam hộ pháp Thiên Ma Giáo là Quỷ Trảo Sử Hồn đang tử đấu cùng Thần Toán và Thân Quỳ.
Lâu nay vì không muốn lộ thân phận nên La trưởng lão đã bỏ trúc trượng, chuyên luyện Giáng Ma kiếm pháp nên đường kiếm của ông rất lợi hại.
Phần Thân Qùy nhờ Vân Long chỉ điểm thêm đã nắm được hoàn toàn tinh túy của Thái Cực Tuệ Kiếm. Vì vậy mặc dù Sử Hồn là ác ma thành danh cũng phải lúng túng trước sự giáp công của hai người.
Đám tàn quân của giáo chúng Thiên Ma còn thảm hại hơn. Ba mươi cao thủ bạch đạo đều là những tay lợi hại, cộng với hai trăm thủ hạ của Dương Tử Đại Hào đã bao vây chặt chẽ và áp đảo dữ dội đối phương.
Hơn hai trăm giáo đồ bị tử vong, số còn lại chỉ như cá nằm trên thớt.
Ma Diện Tú Sĩ cảm nhận được nguy cơ đại bại liền bỏ lối du đấu, vận toàn lực quét những luồng kình phong khủng khiếp quyết đè bẹp đối phương. Công lực lão cực kỳ thâm hậu, chỉ vài lần đón chiêu, Vô Cực Kiếm rung lên bần bật. Vân Long biết không thể kéo dài nên xuất chiêu Vô Cực Uyên Nguyên, chiêu đầu trong Vô Cực tam kiếm. Ma Diện thấy đối phương dùng Ngự kiếm thuật, liền quát lớn xuất chiêu Thiên Ma Nhất Hiện, chưởng kình như sóng biển lớp lớp xô đến chặn đứng đường kiếm địch thủ.
Vân Long kinh hãi không ngờ lão mặt lại phá được kiếm chiêu. Chàng nghiến răng, hai mắt tỏa ánh xanh biếc, xuất chiêu Vô Cực Chuyển Luân.
Kiếm quang lấp loáng, thân, kiếm hợp nhất bốc lên cao, trông như vầng hào quang hình bánh xe đang quay tít. Kiếm khí tỏa ra trùm lấy đối phương.
Ma Diện Tú Sĩ thấy sát khí nặng nề, vội vàng xuất chiêu Thiên Ma Lôi Nộ, song thủ dở liền chưởng, chấn động không khí tạo nên những tiếng ì ầm như sấm nổ. Kình phong liên tiếp đập vào màn kiếm khí, làm tốc độ của đối phương chậm lại dần. Lão định chờ Vân Long đuối sức rơi xuống mới hạ độc thủ.
Nhưng nào ngờ chàng là người quyền biến, biết mình khó vượt qua được những lớp chưởng phong nặng nề như sấm sét của Ma Diện nên khi đã chịu được mười sáu chưởng, liền dùng phép Thiên Cân Trụy rơi thẳng xuống đất nhanh như một mảnh sao băng. Vừa tiếp xúc mặt đất chàng vận mười hai thành công lực búng một đạo Niêm Hoa Chỉ vào tâm thất Tú Sĩ.
Ma Diện đinh ninh rằng chàng sẽ đánh cho hết chiêu kiếm nên hoàn toàn bất ngờ. Nhưng lão võ công nghiêng trời lệch đất, mấy chục năm tu luyện d gì thất thủ. Lão nghiêng người né tránh, nhưng chỉ cứu vãn được phần nào. Chỉ phong bén như mũi kiếm chui qua phần mềm nơi bắp thịt vai hữu. Chưa chạm vào gân cốt nhưng vết thương xuất huyết đầm đề.
Vân Long thầm tiếc rẻ và không khỏi khâm phục cơ trí của Tú Sĩ. Ma Diện thấy máu mình tuôn chảy, vận công chỉ huyết rồi ngữa mặt cười rùng rợn:
- Tiểu tử giỏi thật, hai mươi năm qua chưa ai có thể làm ta trầy một miếng da. Nay mi dùng kỳ chiêu lấy của ta một tí máu tươi, ta xin tỏ lòng khâm phục. Nhưng còn một chiêu cuối cùng, nếu ngươi còn sống sót thì Ma Diện này sẽ thế mạng cho.
Vân Long cười nhạt, đưa tay lột khăn bịt mặt, đôi mắt xanh biếc nhìn thẳng vào mặt Tú Sĩ bảo rằng:
- Chắc ngươi cũng đã nhận ra ta chính là hậu nhân của Bích Nhãn Thần Quân? Mười tám năm trước ngươi cùng Ưng Ma hợp công sát hại ngoại tổ của ta. Hôm nay ta quyết giết ngươi đẻ báo thù và trừ đi mối họa của võ lâm.
Ma Diện Tú Sĩ cười thâm độc:
- Ta nghe Ưng Ma kể lại đã đoán ra chính là ngươi. Chiêu Thiên Ma Đảo Càn Khôn này sẽ đưa ngươi sum họp với Nam Cung Phong.
Dứt lời, lão vận công đến độ chót, cơ thể phát ra những tiếng kêu răng rắc, áo bào căng phồng lên chứa đầy chân khí, hai cánh tay đột nhiên dài ra thêm nửa thước, trông chẳng khác một Thiên Ma giáng thế.
Vân Long không dám khinh thường, rung thanh Vô Cực Kiếm, chung quanh chàng một vòng hào quang xuất hiện, nhẹ nhàng, chậm rãi nâng thân hình lên cao năm thước, kiếm khí lao xao bay lượn. Bóng chàng mờ đi rồi mất hẳn, chỉ còn lại một vầng dương lơ lửng.
Ma Diện kinh hoàng thét lên:
- Vô Cực Quang Minh! Rồi tung mình vào bóng đêm biến mất. Thì ra sư phụ của Thiên Ma là Thiên Ma Yêu Lão đã từng bị bại dưới tay Vô Cực Tẩu bởi chính chiêu này. Vì vậy, lão được nghe sư phụ kể tường tận, nên vừa thoáng thấy đã nhận ra.
Hai hộ pháp Thiên Ma Giáo lúc này cũng đã bị mấy vết thương nhẹ, chỉ gắng gượng cầm cự chờ giáo chủ tiếp tay. Ngờ đâu Ma Diện lại bôn đào nên cũng tấn mạnh vài chiêu rồi rút theo.
Bọn giáo chúng thấy không còn sinh cơ liều cắn vỡ thuốc độc tự sát.
Vân Long lúc này đã xả công, mồ hôi tuôn ướt đẩm mặt và lưng áo.
Đám thủ hạ Thân Qùy thấy phe mình đại thắng phấn khởi hoan hô vang rền cả mặt sông.
Mọi người vui vẻ kéo nhau về gia trang của họ Thân. Khi bước đến cổng thì trời đã sáng. Dương Tử Đại Hào vô cùng cao hứng, thét thuộc hạ chuẩn bị giết gà, mổ heo để ăn mừng.
Kiểm điểm nhân mã thấy thủ hạ chỉ thiệt mạng có mấy người, thọ thương hơn tám chục. Thân Qùy ra lệnh đưa xác về nhà cho thân nhân mai táng hậu hĩnh, mỗi gia đình có người tử trận lãnh tiền tuất là hai trăm lạng bạc và được bảo bọc suốt đời.
Các thủ hạ tham gia trận đánh cũng được thưởng năm mươi lạng, người bị thương thì được một trăm.
Đến trưa, yến tiệc đã bày xong, hơn hai trăm người ngồi chật cả sân trang viện. Mọi người hết lòng ca ngợi võ công của Vân Long. Từ đây thanh danh chàng như mặt trời chính ngọ, là chỗ nương dựa của toàn thể võ lâm.
Ngay chiều hôm đó, Vân Long từ giả Thân Quỳ, theo La trưởng lão về Tiền gia trang trong trấn Bắc Giang.