uối năm ngoái, có lệnh triệu tập cán bộ các xã lên huyện để tập huấn lắp đặt đường ống xăng dầu. Nhận được công văn, ông Bi hoảng quá! Ông đâu có hiểu đường ống xăng dầu là cái gì mà đi tập huấn. Nhưng đã là lệnh thì cứ phải thi hành, với lại huyện gọi đích danh, chẳng đùn đẩy cho ai được nên ông đành phải khăn gói lên huyện mười ngày. Nhưng lần này thì khác. Mỗi ngày ở trên huyện học tập, ông lại vỡ ra một tý, hiểu thêm nhiều điều. Anh cán bộ kỹ thuật của huyện được tập huấn từ Hà Nội về giảng giải kỹ càng, cẩn thận lắm. Hôm đầu anh ta hỏi: - Thưa bà con, bà con có biết đường ống xăng dầu là gì không ạ? Các con mắt cứ nhìn nhau: dầu thì biết rồi, cả một năm thắp đèn chưa hết một cút, xăng thì cũng biết là để chạy ôtô. Nhưng còn đường ống là thế nào? Thưa bà con, đường ống xăng dầu cũng như cây tre trăm đốt ấy ạ nhưng cây tre này có tới tám trăm ba mươi ba ngàn đốt, mọc dài tới năm ngàn cây sổ, lại hoàn toàn rỗng ruột. Mỗi đốt dài sáu mét, nặng ba mươi sáu cân làm bang nhôm. Úi dào, năm ngàn cây số thì dài lắm nhỉ? Dài bao nhiêu? Lớp học xôn xao. - Dạ, cứ gấp gần ba lần chiều dài của nước ta đấy ạ! - Đã có ai đi đâu ra ngoài cái huyện này mà biết đất nước ta dài bao nhiêu? Ông Bi thắc mắc. - Thưa bác, từ xã ta lên huyện là mười cây số đấy a, bác tính hộ cháu.. Úi dào thế thì dài đáo để. Cả lớp lại nhao nhao lên bàn tán. Anh cán bộ tiếp: - Nhiệm vụ của chúng ta là nối các đốt tre ấy lại dài hàng trăm ngàn đốt chứ không phải chỉ có trăm đốt đâu ạ. Anh ta cứ vừa giảng giải, vừa vẽ vẽ, gạch gạch lên bảng làm ai cũng hiểu hết. Cả lớp gật gù. Anh lại tiếp tục. - Thưa bà con, vì sao ta lại phải làm đường ống này ạ? - Cái này thì ai mà chả biết! Cả lớp học ồn ào lên, ai cũng muốn nói: nào là do các cảng đã bị phong toa, nào là các kho xăng dầu đã bị bắn phá gần hết. Một ông trong lớp học có con trai vừa đi chiến trướng về cho biết thêm rằng ở Trường Sơn xe nằm chết cả ngàn chiếc vì thiếu xăng. Nhiều khi cấp thiết quá phải điều tới cả bộ đội vượt núi băng sông cõng xăng bằng các bao nilon. Bao rách, lưng phỏng. Thế mà năm trăm bộ đội một ngày chỉ địu được chưa tới năm mươi chum xăng, sáu ngày có tới hai mươi chín người hy sinh... Mỗi người đều góp thêm một lý do rồi cuối cùng họ đều nhất trí rằng phải gấp rút lắp đặt đường ống xăng dầu phục vụ chiến trường. Hôm sau cả lớp lại băn khoăn: Thế nào là khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành... Thật cứ rối tung cả lên... Anh cán bộ lại từ tốn giải thích: - Thưa bà con, theo chỉ thị của Trung ương thì đường ống đi qua địa phương nào, địa phương ấy phải lắp đặt, vận hành và bảo quản. Bộ đội hậu cần chỉ đảm nhiệm ở nơi nào không có dân. Như vậy, chúng ta sẽ phải đảm nhiệm lắp đặt đoạn đường ống chạy qua huyện nhà, trèo qua núi, băng qua suối, dài tới bốn mươi cây số gâp bốn lần chiều dài từ xã ta lên huyện đấy bác Bi ạ. Lớp học lại ồ lên, riêng ông Bi gãi gãi đầu... Hai_chữ "khảo sát” vẫn đang ngọ nguậy trong đầu, nhưng ông chỉ ngồi im không có ý kiến gì. Vừa may, anh cán bộ giải thích ngay: khảo sát là đi xem xét, đo đạc nơi mà chúng ta sẽ cho đường ống chạy qua, xem đất ở đó cao hay thấp, có sông có suối không... Sau đó sẽ về tính toán xem lắp thế nào cho nhanh nhất, an toàn nhất - đấy là thiết kế đấy ạ. Nhưng xin bà con đừng băn khoăn, hai việc này sẽ do các kỹ sư trẻ vừa tốt nghiệp đại học Bách khoa ngoài Hà nội về giúp. Ông Bi chẳng hiểu "Bách khoa bách chiến" là gì nhưng nghe thấy "kỹ sư" lại từ Hà Nội về thì ông yên lòng hẳn. Chẳng lo, việc khó khăn nhất đã có các anh ấy gánh vác, với lại làm tới đâu hay tới đấy lo gì", ông Bi thầm nhủ. Rồi như chợt nhớ ra, ông lại thắc mắc: "Thế làm sao đưa xăng lên núi được cơ chứ? Từ xưa tời nay chỉ thấy đưa nước từ trên núi về, có ai đưa ngược lên núi đâu?" - Dạ thưa bác, vì thế chúng ta sẽ phải lắp đặt máy bơm để đẩy xăng lên núi như quả tim đẩy máu lên đầu, đi khắp cơ thể đấy ạ! - À… Bà con vỡ lẽ. Anh cán bộ tiếp tục. - Vấn đề khó khăn nhất bây giờ là làm thế nào để đưa được cái máy bơm năng hơn ba trăm cân lên núi chỉ bằng tay không. Một lão dân quân bên làng Trà hiến kế ngay: - Khó gì. Cứ làm y như kéo pháo lên đỉnh núi trong chiến dịch Điện Biên Phủ ấy, tôi kéo mãi rồi. Cả lớp gật gù tán thưởng. Họ dành hai ngày cuối cùng để thảo luận chi tiết từng công việc, ai có thắc mắc hay có sáng kiến gì đều được nêu ra, bàn luận sôi nổi lắm. Sau mười ngày tập huấn, tất cả đều hiểu rõ công việc mình sắp làm. Ông Bi chỉ có hai ngày về làng cùng các cô gái chuẩn bị cho việc lên đường. Để bảo đảm tự túc lương thực cho đợt dân công dài ngày, ngoài năm cân gạo huyện phát cho mỗi người, họ phải gom góp theo khoai, bí, lạc, gà... Các cô gái còn cẩn thận gánh theo cả cái nha tắm bằng tre. Đêm đầu tiên, vừa đến nơi chưa kịp nghỉ ngơi gì thì họ đã được đón tiếp bằng một vũ điệu điên loạn của các loại máy bay phản lực trên bầu trời. Trong tiếng nhạc rung chuyển đất trời của bom đạn, họ đành ở lại trong hang và ngủ thiếp đi lúc nào không biết... Sáng ra, mọi người kinh hoàng: những quả bom từ trường đuôi bốn cánh đang nằm ngổn ngang đợi họ trước cửa hang. Làm thế nào có thể vượt qua bãi tử thân này với các dụng cụ kim khí và súng ống - những thứ thiết thân không thể bỏ lại trong hang. Các cô gái hoang mang nhìn nhau. Con bé Hiền, bé nhất đội, bám chặt vào tay Mi run lên. Ông Bi lườm con bé: - Thế mà cứ nằng nặc đòi đi dân quân. Biết ngày mà, nhận cái ngữ này này vào đội chỉ thêm phiền! Mà không nhan thì nó lại dọa sê đi Thanh niên xung phong vào sâu trong Trường Sơn. Mười tám tuổi mà loắt choắt chỉ nhỉnh hơn cái Na một tý. Bé thế này mà đi vào chiến trường... nghĩ cũng xót ruột...". Ông Bi chép miệng. Ông hết nhìn Hiền rồi lại nhìn những khuôn mặt còn lớt phớt lông tơ của các cô gái đang chăm chú nhìn ông như đợi lệnh. Ông thở mạnh một cái: - Để tao đi trước xem sao! Cứ đợi yên ở đây. Ông xắn gọn quần, đeo súng, vác cuốc xẻng, hít một hơi thật dài rồi cắm cổ chạy như có ma đuổi qua bãi bom nổ chậm. Chẳng hiểu vì ông chạy quá nhanh hay vì cái thân gầy cộng thêm cái cuốc gỉ với cây súng còm chưa đủ trọng lượng để kích nổ, thế nên lũ bom cứ nằm im thin thít... Các cô gái đang thập thò ở cửa hang, hồi hộp lo lắng, mắt ngân ngấn nước... Họ ôm nhau nhẩy lên mừng rỡ reo hò... Hôm đó con bé Hiền lại là người đầu tiên trong đội nữ dân quân vác súng, vác cuốc chạy như bay ra khỏi hang... Gần hai tháng trời ở công trường, ngày vác ống hoặc học tập rút kinh nghiệm, đêm đi đào rãnh, đặt ống. Những đường rãnh đào mò mẫm trong đêm tối nên nhiều chỗ bị ngoằn ngoèo. Khi lặp đat, ống cứ phải đưa lên hạ xuống nên tốn rất nhiều công sức. - Sao không dùng cây nứa dài mà kéo dọc rãnh, chỗ nào vướng, cây nứa không qua được thì sửa ngay lại chỗ đó, rồi mới đặt ống xuống. Ông Bi hiến kế trong một buổi họp rút kinh nghiệm. Sáng kiến của ông lập tức được phổ biến khắp công trường, nghe đâu còn được mang ra áp dụng ở các huyện khác nữa. Cuối đợt dan công, ông Bi đã nhận ngay được một cái giay khen. Ông hể hả lắm... Đoạn ống vừa lắp xong, chưa kịp xục rửa thì đêm hôm đó lũ AC130 đã đánh hơi thấy. Đây là loại máy bay đáng sợ nhất! Nó được cải tiến từ máy bay vận tải nặng, do đó có thể mang theo đủ xăng dầu để đánh phá liên tục mười sáu tiếng không nghỉ. Trên máy bay được trang bị tia hồng ngoại tuyến giúp nó phát hiện các mục tiêu vô cùng chính xác, đặc biệt vào ban đêm. Ngoài ra, do được lắp đặt các loại súng 40-60-80 ly nên nó có thể bắn phá ở các độ cao khác nhau. Hai chiếc AC130 quần thảo không ngừng nghỉ suốt năm tiếng. Toàn bộ đường ống đã nằm yên dưới đất đều bị bay lên, có cái đánh đu vắt vẻo trên ngọn cây... Mồ hôi và máu của bao nhiêu con người đã đổ trong suốt nửa tháng trời thế là đi tong! Họ họp lại và quyết định đem các ống bị đánh thủng ra lắp đặt ở một nơi khác, xa công trường rồi dùng cặn dầu đốt nghi binh, AC130 đã có mục tiêu mới tha hồ mà quần thảo, đánh phá hàng giờ. Cam go nhất là đoạn đường ống chạy qua sườn núi, có độ dốc tới sáu mươi độ. Đất đỡ ở đây đã bị máy bay 852 tọa độ cầy xới thành một thứ bột đất trộn đá lổn nhổn. Vì thế ông Bi đã ra lệnh cho toàn đội phải xắn gọn ống quần, lấy dây rừng buộc chặt lưng áo, dùng hai đầu bao tượng đựng gao buộc hai nút trên thân ống nhôm rồi đeo chéo sau lưng, để cho hai tay và hai vai được rảnh rang bám vào bất cứ thứ gì mà leo lên. Thế nhưng, chính ông Bi lại gặp nan: ông bám vào một khúc gỗ đã bị bom chặt đứt hai đầu, cắm trong đám đất đá hỗn độn trông cứ như cái gốc cây. Ông bị hẫng, cùng khúc cây lăn xuống vực... Mọi người sững sờ đến thắt tim, đứng ngây ra nhìn mà chẳng ai giúp gì được, có cô bưng lấy mặt... Dường như cũng thương cho cái thân già mà còn phải long đong vất vả nên thần núi mới tung ra cho ông một đoạn dây mây. Khúc gỗ lao xuống, ông Bi né đầu, nó đâm thẳng vào cái ống nhôm sau lưng nghe "boong" một tiếng thật to. Tất cả đều kinh hãi... Nhưng vừa kéo được ông Bi thoát chết lên là mấy cô gái làng bên - chứ làng Hà thì chẳng dám - bắt đầu chọc ghẹo ngay. - Bác Bi ơi, cái đoan gỗ mục đẹp thế, trông cứ như cái gốc cây ý nhỉ? "À, nó chê mình già mắt kém đây!", ông Bi lườm lườm. Chưa kịp nạt lại thì cô khác lại lên tiếng, bạo gan hơn: - Bác Bi ơi tay cháu đấy sao bác không nắm mà lại nắm vào đoạn gỗ mục để lăn xuống vực thế? Thế là tất cả cười rộ lên. Mấy cô gái làng Hà lúc đầu còn e dè che miệng, sau tiếng cười mạnh quá làm tay cũng phải văng ra. Ông Bi đỏ mặt tía tai "Thế này thì quá lắm rồi! Mình suýt chết mà chúng nó còn bỡn cợt". Rồi ông trợn mắt quát: - Ngày mai cho đi ngâm nước vác ống xem chúng mày còn cười được không! Đúng là hôm sau họ phải lắp đoạn ống đi qua con suối hẹp, nước chảy xiết, không thể đặt ngầm nên phải treo nó lên như cầu phao. Trời rét căn cắt, gió mùa đông bắc mới về thổi ào ào... Các cô gái đứng ngâm mình trong nước, vác ống hàng tiếng đồng hồ, mặt cô nào cô nấy tái mét như gà cắt tiết. Nhìn những đôi môi thâm run lên cầm cập, ông Bi khoái lắm. "Nào, bây giờ có đứa nào giỏi thì cười đi!". Nhưng các cô gái chẳng để cho ông hả hê được lâu. Một giọng hò bỗng cất vút lên: Sông sâu nước xiểt Khi lòng đã quyết Dời núi qua sông Cùng một sức này... Hò ơi... Hò. Tất cả đều đồng thanh hò theo: Hò ơi hò là hò ơi hò... Trăm tấn sắt trên vai cô gái Vượt băng qua đỉnh đá tai mèo Tiếng hò át tiếng bom rơi Mấy sông cũng vượt mấy đèo cũng qua!!! Hò ơi hò, là hò ơi hò... Tiếng hò vang vang dội khắp núi rừng, xua đi cái giá lạnh, làm hồng lại đôi môi. Ông Bi đành lắc đau: "Chẳng có cách gì làm mấy con nỡm này im lặng được một tí!". Nhưng rồi tự ông lại ngẩn ra: "Mấy con này mà chịu im thì có chuyện gay go đấy!". Nửa tháng trước, B52 đánh đứt một đoạn đường ống. Anh kỹ sư trẻ, nghe đâu tuổi mới 23, tên Hùng người Hà Nội đã lao ra nối ống xăng. Xăng từ đường ống vỡ phụt ra phủ kín khắp người anh. Đúng lúc ấy một mảnh bom văng tới, nơi anh đứng biến thành biển lứa. Một bó đuốc bùng ngay lên trong tiếng kêu gào thảm thiết vì bất lực, quằn quại vì đau đớn... Chẳng ai có thể làm gì được! Cả mấy ngày sau đó các cô cắm cúi làm, chẳng ai nói với ai một câu, đúng là nhà có tang! Trên công trường chỉ nghe thay tiếng thở hổn hển, tiếng cuốc cắm phầm phập xuống đất, nghe tức cả ngực, khó thở cứ như thiếu không khí... Lúc đó chính ông Bi lại thắc mac "Sao chúng nó ngậm miệng lâu thế..." Một tuần sau anh Minh từ Hà Nội được điều vào thay anh Hùng. Trai Hà Nội có khác, da trắng cứ như con gái. Mới vào mấy ngày đã mắc ngay chứng sốt rét, thế mà có chịu nghỉ đâu, cứ nhất định ra công trường. Run rẩy hoa mắt thế nào, anh ta rơi ngay xuống vách đá... May làm sao lại rơi đúng cái cây bống báng có lá xòe ra như lá dừa. Những người đứng ở trên nhìn xuống thấy dòng suối bên dưới chỉ nhỏ bằng sợi dây rừng mà rùng mình... - Hút chết? Thế là từ đó anh Minh có cái biệt hiệu là anh Minh "hụt". Lũ con gái lại được dịp tha hồ mà chọc ghẹo. - Anh Minh ơi, đã cầm tay ai lần nào chưa mà vội ra đi thế! Tiếng cười lại rộ lên. Có cô táo tợn hơn: - Anh Minh ơi, nếu chưa có ai thì em cho mượn tay của em mà nắm đỡ... Họ cười nghiêng cười ngả. Có cô cười sằng sặc cứ như bị ai cù. Chỉ tội nghiệp cho chàng trai Hà Nội! Đầu cứ cúi gằm xuống bản vẽ đặt trên đùi, làm như đang mai mê tính toán chẳng nghe thấy gì, nhưng mặt thì đỏ tía tới tận mang tai. “Mà có thấy cái anh chàng này lân la gần đám con gái lúc nào đâu nhỉ?". Ông Bi trở lại với câu hỏi đang làm ông không yên. Chẳng tìm được câu trả lời, ông đành chống đò đi tiếp, nhưng cái răng cửa đâu có chịu bỏ cuộc. Nó cứ nhô ra lơ láo, đảo qua đảo lại như nhất quyết phải tìm cho bằng ra cái sự vô lý này!