Thiên Hồng buộc chặt vào cổ sợi dây của cái mũ che mưa bằng vải dù màu vàng. Những hạt mưa lành lạnh tạt vào nàng. Nàng rùng mình, rồi rảo bước trên vỉa hè vắng tanh. Tuy trời mới nhá nhem, dường Quan Thánh đã quạnh hiu như đã quá nửa đêm. Viên chức,công nhân đi làm về, rạp mình trên ghi-đông xe đạp, đán điệu hốt hoảnh như bị ma đuổi. Thỉnh thoảng, một chiếc xe hơi sơn đen dài ngoằng vụt qua, bắn nước tung toé lên người Thiên Hồng. Nàng thở dài rẽ xuống chợ Đồng Xuân. Từ lâu rồi, chiều nào cũng như chiều nào, nàng ở sở ra về, nét mặt tư lự. Nàng chỉ là viên chức tầm thuờng của bộ Ngoại giao nên không được cái vinh dự xe hơi đi đón, về rước. Song nàng không hề ganh tị hoặc thèm muốn vì nàng biết không bao giờ được sống lại giờ phút thoải mái như mấy năm trước, khi cha nàng còn sống, và nàng còn là cô gái thơ ngây, tung tăng rượt theo những con bướm trắng trong vườn Bách thảo, và đuổi bắt dã tràng trên bãi Phúc xá lổn nhổn đất phù sa đỏ quạch của sông Hồng. Thời thế đã đổi khác. Giờ đây, trên đời nàng chì còn mẹ và đứa em trai nhỏ mà nàng yêu thương tha thiết. Gia đình nàng ở căn nhà nhỏ cuối ngõ. Trước ngôi nhà cũ, đã lâu chưa ngửi mùi vôi mới, đứng sừng sững một cây bàng lớn, cành lá xum xuê. Mỗi sáng ra sân quét lá, Thiên Hồng có cảm giác như mỗi chiếc lá vàng rơi là một phần hạnh phúc của gia đình nàng bay đi và không bao giờ trở lại nữa. Nàng suýt reo lên khi thấy cửa mở, và mẹ nàng cất tiếng gọi. Nàng ôm chầm lấy mẹ. Không thấy em, nàng gọi: - Dương đâu hả mẹ? Bà cụ lắc đầu: - Mẹ không biết nữa. Lệ thuờng vào giờ này nó đã về rồi. Một hơi lạnh len vào tim Thiên Hồng. Dương là một thiếu nhiên 17 tuổi dễ bốc đồng vì những chuyện không đâu. Thành phố Hà Nội đang sống trong bầu không khí lo sợ, nàng luôn dặn dò em đừng dính líu vào những hoạt động chống đối ngấm ngầm và công khai trong các truờng học. Nàng tin rằng Dương có đủ trí khôn để không làm gia đình bị kiên lụy. Đặt cái giỏ mây xuống bàn, thiên Hồng nói: - Phiếu tiếp tế đã phát rồi, mẹ. Con vừa mua cho mẹ một cân đường cát và hai hộp sữa. Nhớ lại thời hộp sữa được bày ngổn ngang trong tiệm, muốn mua hàng cam nhông một lúc cũng có, và so sánh với chế độ khẩu phần, ba tháng mới mua được ký đường, hộp sữa, bà mẹ thở dài. Thở dài đã trở thành thói quen cố hữu của người dân hăm sáu phố phuờng Hà Nội. Thở dài xong, bà quy mặt vào tường. Thiên Hồng không dám nhìn theo vì biết mẹ giả vờ ngoảnh đi để hai giọt nước mắt được tự do rơi xuống gò má nhăn nheo. Cũng như mẹ, Thiên Hồng thường lấy nước mắt làm khuây mỗi khi tiếc nuối quá khứ và âu lo cho tương lai. Nhiều đêm, trong lúc mưa reo tí tách trên máng kẽm, và gió lốc vù vù vào cây bàng ngoài cửa,hai mẹ con ôm nhau khóc thút thít., rồi ngủ thiếp luôn đến sáng. Ráng làm mặt vui vẻ, Thiên Hồng bảo mẹ: - Có đường và sữa mà mẹ không vui ư? Bà mẹ đưa tay lên mắt: - Dĩ nhiên là vui vì từ hai tháng nay mẹ chưa được ăn chất ngọt. Song mẹ lại nhớ tới thằng Dương. mẹ lo cho nó quá. Thiên Hồng lặng lẽ ngồi xuống ghế. Đối diện bộ bàn ghế bằng gỗ trắc đã lên nước bóng loáng, di sản của những ngày sung túc, là tấm gương lớn. Cha nàng đặt mua tận bên Pháp với giá đắt kinh khủng. Hồi ấy, nàng mới 14 tuổi. Nghe mẹ nàng kỳ kèo, cha nàng mỉm cười: - Ồ, mình chỉ nghĩ đến giá tiền mà quên mất điều quan trọng nhất. Con Thiên Hồng cần gương thật tốt để trang điểm. Trong khu Hàng Khoai này, nó là đứa nhan sắc nhất. Nếu có cuộc thi sắc đẹp ở Nhà Hát Lớn, tôi đoan chắc nó sẽ ăn đứt bạn bè cùng lứa. Liên tưởng đến lời phê bình của phụ thân, bất giác Thiên Hồng nhìn vào gương. Đúng như cha nàng nhận xét, nàng đã được hoá công phù hộ cho một sắc đẹp vượt xa mức trung bình. Thời còn đi học, nàng đã nổi tiếng mặn mà. Lớn lên, nàng đẹp dội lên. Tuy không còn son phấn đắt tiền, Thiên Hồng lại có những nét quyến rũ mà mỹ phẩm tỏ ra không cần thiết. Dọc đường, nhiều người đàn ông đã chôn chân để nhìn gương mặt trái xoan, cái mũi thẳng, đôi mắt đen láy, hàm răng đều đặn, và tấm thân nảy nở như trái dâu chín đỏ của nàng. Không hiểu sao nàng gặp Hoài Thanh, nhân viên cao cấp bộ Ngoại giao. Nàng có cảm tình với hắn vì nàng chỉ là thư kí tầm thường, cần được cấp trên nâng đỡ. Cảm tình này đã được xuất hiện lần đầu tại Phủ Lý, nàng trạm chán Hoài Thanh trong trường hợp đặc biệt. Hắn sun soe bên nàng, sẵn sàng chiều chuộng những đòi hỏi quá đáng của nàng. Nàng nhận thấy Hoài Thanh dễ thương. Song nàng không yêu hắn. Lòng nàng đã trao gửi toàn vẹn cho Bùi Minh. Minh là hoa tiêu còn trẻ. Tuy theo quốc tịch Lào, chàng nói tiếng Việt như người Việt, vì cha chàng là người Việt. Chàng được chính phủ liên hiệp gửi qua Hà Nội, biệt phái trong phái bộ thương mại. Một trong các nhiệm vụ của Bùi Minh là hướng dẫn các cuyến máy bay chở đồ tiếp tế từ Bắc Việt qua Khang Khay và Vạn Tượng. Chàng yêu nàng bằng mối tình đoan chính tuy không kém phần đằm thắm. Nhưng hai người chưa dám cho dư luận biết. Vì chàng sợ bị gọi về, còn nàng dĩ nhiên được đưa ra phê bình và khiển trách. Song hai người đã quyết đạp bằng trở ngạị. Chàng sẽ cưới nàng làm vợ, nàng sẽ gia nhập quốc tịch Lào. Hiện nay, chàng và nàng đành tiếp tục hẹn hò vụng trộm. - Này con? Nghe mẹ gọi giật, Thiên Hồng bàng hoàng. Bà mẹ nói tiếp, giọng run run: - Con nghe gì không? Mẹ vừa nghe tiếng xe hơi, phải tiếng xe hơi... "Tiếng xe hơi", ba chữ này dội vào tim làm Thiên Hồng đau nhói như bị châm kim. Cái ngõ hẻm vắng vẻ này ít khi có hân hạnh được xe hơi đến viếng. Hà Nội hiện chỉ còn năm chục chiếc xe hơi nhà là cùng. Trong thành phố, chỉ rặt xe hơi chánh phủ. Chập tối, nửa đêm, gần sáng, hễ xe hơi rú máy ngoài cửa là có chuyện... Tuần trước, một đêm mưa to gió lớn, xe hơi đậu xịt ngoài ngõ, kèn rú inh ỏi, rồi mấy phút sau, cả một gia đình bị lôi lên xem đi biệt. Thiên Hồng không biết họ bị bắt vì tội gì. Sáng ra, hàng xóm gặp nhau đều ngặm tăm, cúi đầu xuống đất không dám hé môi. Rrrrr... Rrrrr... Đúng là tiếng xe hơi. Có tiến giày lõm bõm ngoài ngõ. Đầu hẻm có một vũng bùn lớn, ai đi qua sợ lấm quần áo đều né tránh. Ngoại trừ nhân viên Công an... Tiếng giày nặng nề dừng lại trước nhà. Thiên Hồng tái mặt nhìn mẹ. Nàng thấy mẹ lâm râm cầu kinh. Trong bầu không khí chết lặng, nàng nghe rõ tiếng tim đập trong lồng ngực mỏng dính của mẹ nàng. Tội nghiệp, nếu cứ tiếp tục bị khủng hoảnh tinh thần, thì chẳng bao lâu nữa mẹ nàng sẽ bị chết vì bệnh đau tim. Cánh cửa ọp ẹp bị đẩy tung. Một trận gió ùa vào nhà, thổi bay tờ giấy báo trải trên bàn, thay cho khăn ăn. Thiên Hồng xô ghế đứng dậy. Người bước vào tùm hum trong áo tơi mưa màu đen - một màu đen gớm ghiếc như từ âm phủ chui lên - tay đút gọn trong túi, án ngữ chềnh ềnh ở ngưỡng cửa, miệng gay gắt: - Cô là Thiên Hồng, Chu Thị Thiên Hồng? Cổ họng Thiên Hồng khô hẳn lại, tưởng như từ một tuần nay nàng vừa uống nước. Gắng mãi, nàng mới đáp được: - Vâng, tôi là Chu Thị Thiên Hồng. Người lạ quay sang người mẹ: - Còn bà, bà là mẹ của Chu Đình Dương. Thiên Hồng lạnh xương sống. Nàng biết rồi, Công an đến nhà nàng vì thằng Dương. Nàng hỏi người công an. - Thưa ông, em Dương tôi có chuyện gì? Gã công an trợn mắt, giọng gắt gỏng: - Không biết. Nếu biết, tôi cũng không nói. Tôi chỉ có bổn phận tới đây mời bà và cô về Nha. Thiên Hồng hỏi gặng: - Thưa về Nha làm gì? Gã công an khoát tay: - Tôi không biết. Thiên Hồng nằng nặc: - Chúng tôi là công dân lương thiện. Lẽ nào các ông lại bắt? Gã công an lừ mắt: - Cô đừng làm mất thời giờ tôi nữa. Thời giờ của tôi cũng là thời giờ của nhân dân và như cô biết, rất quý báu. Tôi đang còn nhiều việc khác phải làm. Yêu cầu bà và cô đi ngay, đừng bắt tôi... Thiên Hồng rưng rưng nước mắt nhìn mẹ. Me nàng cắn chặt lấy môi để khỏi oà khóc một cách thảm thiết. Bà đã đau khổ tới mức độ mà sự im lặng được dùng để thay tiếng khóc bi thương. Một công an viên khác tiến thẳng vào nhà, đôi ủng lấm bùn bê bết làm bẩn nền gạch mà Thiên Hồng lau chùi kỹ lưỡng. Tiếng còng sắt kêu lách cách. Hơi lạnh của đôi còng sáng loáng làm Thiển Hồng gợn tóc gáy. Mẹ nàng chờ nàng về ăn cơm tối. Bữa cơm rất đạm bạc gồm dĩa rau muống luộc, và bìa đậu rán chấm tương, song được ăn bên nhau dưới ngọn đèn 15 nến, và trò chuyện thân mật đã là hạnh phúc tột bực rồi. Thiên Hồng không dám ước vọng cao xa hơn nữa. Nhưng người ta không cho gia đình nàng được đaòn tụ quanh mâm cơm. Nồi cơm đặt trên bếp củi quen thuộc sẽ không được bàn tay êm ái của mẹ nàng nhấc xuống nữa, và đêm nay đàn chuột đói sẽ có dịp đánh chén một bữa no nê. Thiên Hồng còn dùng dằng thì tiếng quát nổi lên: - Đi cho rồi, còn chờ gì nữa? Mẹ nàng bị xô chúi xuống. Nếu không chạm tường, nàng đã ngã nhoài ra đất. Thiên Hồng định phản đối thì bị lôi sềnh sệch ra cửa. Ngoài ngõ, trời tối om như hũ nút. Mưa rơi tầm tả. tiếng gió rít qua cây bàng, tạo ra một âm thanh rùng rợn, giống như tiếng hú hồn mã ngoài nghĩa trang. Bà mẹ thường kể cho nàng cho rằng bãi đất trống gần Hàng Khoai là nơi chôn người chết xưa kia. Đêm Hà Nội thất thủ, hàng trăm xác nạn nhân được vùi lấp gọn gàng trước khi bộ đội rút qua Gia Lâm, lên Bắc Việt. Từ đó, mỗi đêm tối trời, oan hồn thường hiện lên, hoà lẫn tiếng than van vào trận gió từ sông Hồng thổi lại. Chiếc xe công an tròn lăn như con bọ hung rú lên.. Hai bên hẻm, láng giềng đã đóng cửa kín mít và tắt đèn hết. Sau chấn song, Thiên hồng đoán biết mọi người đang nín thở nhìn trộm ra ngoài. Trước kia, nàng đã nhìn trộm như vậy nhiều lần. Nàng đã xót xa cho số phận những đồng bào bất hạnh bị bắt về công an Hàng Cỏ. Giờ đây đến lượt nàng và gia đình nàng. Ngồi bên, thu mình trong góc, mẹ nàng buột ra tiếng nấc đau đớn. 10 phút sau, tài xế lái vào toà biệt thự rộng bát ngát gần nhà ga. Lần đầu Thiên Hồng nếm mùi công an Hàng Cỏ song nàng tưởng như đã bị giam ở đó nhiều lần rồi. Một số bạn thân thuật lại nhiều vụ tra tấn rùng rợn đến nỗi mỗi khi nhớ tới nàng lai ghé răng như cắn đồ chua. Những phòng giam nhỏ xíu đều sơn màu đen để lâu bẩn vì vết máu nạn nhân, cửa sắt nặng nề nghiến trên bản lề nghe như tiếng máy chém bị hoen rỉ, những đêm ngày dài vô tận không thể phân biệt tối sáng, tất cả những cái mà nàng ghê sợ, và chịu đựng không biết bao giờ mới thoát ra được. Xe hơi đỗ lại. Một công an viên hất Thiên Hồng xuống xe. Luống cuống, nàng trượt chân trên sỏi, khiến cả bọn cười rồ một cách thích thú. Đá sỏi nhọn hoắt đâm vào gan bàn chân làm nàng sực nhớ không đi dép. Thiên Hồng và mẹ nàng được dẫn vào một hành lang, điện tối tù mù. Đầu hành lang có người bồng súng gác, nét mặt lầm lì, ngón tay luôn luôn đặt lên cò. Cửa sà lim mở ra kèn kẹt. Hai ngưởi đàn bà bị xô vào. Mùi tanh tanh xông lên, Thiên Hồng muốn lộn mửa. Thiên Hồng chạm bàn tay xuống nền gạch ướt át. Thì ra vũng nước lầy lụa, tanh tưởi này không phải nước mưa mà là máu. Từ nãy đến giờ, mẹ nàng chỉ tỉ tê khóc một mình. Nghe mẹ khóc, Thiên Hồng cảm như một mũi dùi nhọn hoắt chọc vào ngực nàng.không ngờ sự thể lại phũ phàng như vậy. Đành rằng gia đình nàng không ưa chế độ cộng sản, song sự ấm ức chỉ chôn chặt trong lòng. Ngay cả với mẹ và em, Thiên Hồng cũng không bộc lộ những tư tưởng mà nàng e ấp từ lâu, và ngược lại, nàng cũng biết là gia đình nàng có ý nghĩ tương tự. Bề ngoài, thằng Dương được nhà trường khen là chăm chỉ và có tinh thần mới. Cuối năm, nó sẽ được kết nạp làm đoàn viên dự bị của đoàn Thanh niên Lao động. Còn nàng, nàng đã thu hút được cảm tình của bạn đồng sự. Trong các buổi phê bình, học tập chính trị, mét tinh, biểu tình, nàng đều làm tròn phận sự và tuy không bằng lòng, nàng không hề tỏ vẻ bất mãn. Sống một cách thận trọng như vậy, nàng đinh ninh sẽ không bao giờ bị phiền nhiễu. Thế mà Công an vẫn đến bắt nàng và gia đình nàng. Công an lầm chăng? Thiên Hồng mong rằng họ lầm. Dầu họ lầm, cũng còn lâu lắm nàng mới được trở về, hít thở không khí tự do. Và khi ấy, liệu mẹ nàng còn sống hay là đã thở hơi cuối cùng trong sự thiếu thốn, cùm kẹp, căng thẳng thần kinh, giữa bốn bức tường u ám, trên nền sà-lim đẫm máu tươi. Ngoài hành lang, tiếng rú nổi lên: - Đau tôi quá, trời ơi! Đó là tiếng kêu của một người đàn bà. Tiếp theo tiếng kêu thất thanh là tiếng roi vút tới tấp. Thiên Hồng nghe rõ mồn một tiếng roi quất vào da thịt, và tiếng oặn mình chịu đòn của nạn nhân. Mấy phút sau, người đàn bà lịm dần. Rồi tiếng nói của một công an viên: - Có lẽ nó chết rồi. Một tiếng khác đáp lại: - Đâu chết dễ như thế được. Nó giả vờ đấy. Để tôi tẩm xăng đốt ngón chân xem nó chết thật hay giả. Mẹ Thiên Hồng vội bưng miệng để ngăn tiếng thét kinh hoàng. Nhưng tiếng thét của bà vẫn lọt ra ngoài. Qua ô cửa vuông nhỏ xíu trên cửa sà-lim, Thiên Hồng thoáng gặp bộ mặt dữ tợn của một người đàn ông râu quai nón. Hắn quát to: - Bọn mày muốn ăn đòn phải không? Hừ, chẳng phải đợi lâu nữa đâu. Ráng ngủ cho khoẻ để lát nữa có sức chịu một trăm hèo và uống ba thùng nước. Doạ xong, hắn cười ha hả. Quay ra ngoài, hắn hít hà với bạn: - Chà, trong này có con bé kháu quá! Anh em mình sắp sửa có món tráng miệng thơm tho rồi. Thiên Hồng cắn chặt môi để khỏi bật khóc. Kiếp sống con người bị đày đoạ oan uổng đến thế này là cùng. Mẹ nàng nói vào tai, giọng run run: - Mẹ sợ cho con lắm. Thiên Hồng làm thinh, không đáp. Nàng biết nếu cất tiếng thì phải oà khóc. Tuy lo sợ, nàng vẫn giữ bình tĩnh để đối phó với tình thế. Một tiếng rú khác lại vẳng lên. Một thiếu phụ khác bị lôi ra đánh đập. Điều Thiên Hồng sợ nhất, và được bạn bè thuật lại đã xảy ra, cách nàng hai thước. Hai công an viên xô nạn nhân xuống nền xi măng, xé nát quần áo và bắt đầu hãm hiếp. Tấn trò man rợ này kéo dài gần nửa giờ. Nửa giờ đối với Thiên Hồng dài bằng nửa đời nàng. Sau loạt roi phủ đầu tàn nhẫn, kèm theo tiếng van xin tuyệt vọng của nạn nhân, và tiếng cười khả ố của hai gã đàn ông, đến mấy phút im lặng nặng nề. Rồi tiếng van xin nổi lên yếu ớt. Tuy nhiên, Thiên Hồng nghe rõ mồn một như người nói vào tai nàng. - Lạy hai ông, tôi là gái có chồng. - Trời ơi, tôi đang bụng mang dạ chửa! - Ông ơi, làm thế tôi chết mất. - Lạy hai ông, tôi nào có tội tình gì… Tiếng vải bị xé rách nghe soàn soạt. Thiên Hồng có cảm giác như một lưỡi dao đang lóc thịt nàng. Nàng ớn lạnh, dựa lưng vào tường sà-lim bẩn thỉu. Giọng van xin của người đàn bà bất hạnh yếu hẳn, nhường cho tiếng rên rỉ đau đớn.