Tiểu TÔ hoa chủ đi trên biển Ðông Hải hơn một con trăng mới cập tới bờ.Mọi người lên ngựa.Ngựa chạy hơn hai ngày qua những vùng sa mạc bát ngát.Cứ theo quang cảnh Ở đây, Phàn Nhất Chi đoán định chàng đang bị dẫn tới miền biên tái Trung Nguyên.Chiều hôm đó đoàn người của Tiểu TÔ hoa chủ dẫn chàng tới một dãy dinh cơ đồ sộ nằm dọc theo quan lộ Ở phía tây trị trấn chiếm cả một vùng rộng lớn với tòa ngang dấy dọc làm toàn bằng một thứ danh mộc và kiến trúc theo kiểu trên kinh với cổng tam quan lớp ngói đỏ ối. Sát lớp mái ngói là tấm hoành cực lớn viết mấy chữ "Tử Chiêm viện" bằng lối cuồng thảo đời Ðường của sư Hoài TỐ mà mấy nét hất ngược giống như những mũi kiếm dựng thăng.Cặp ngựa song song di vào tam quan. Bọn gia nhân đã mở rộng đôi cánh nặng nề và đứng thành hai hàng dài như có ý chờ đón chủ nhân. Liếc qua đám gia nhân ấy, Phàn Nhất Chi biết rằng đây chắc không phải lũ gia nhân bình thường mà đều là những hảo thủ cả. Vừa lọt vào trong biệt trang, TÔ Lệnh Ngọc đã ra lệnh:- Tiểu yến tẩy trần!Nàng chỉ nói trống không chứ không chỉ đích danh một gia nhân nào nhinh có lẽ đó là lệnh quen thuộc của nàng nên được thi hành ngay tức khắc Chỉ một thoáng sau đã có một nữ tỳ áo xanh bước tới cung kính vòng tay:- Xin mời chủ nhân và khách quan vào Tử Chiêm đình.Quay qua Phàn Nhất Chi, TÔ Lệnh Ngọc hỏi:- Công tử muốn nhập tiệc trước hay muốn tắm để giũ sạch bụi đường?Chàng thật thà đáp:- Ngu sinh chưa thấy đó, xin được tắm trước.TÔ Lệnh Ngọc truyền lệnh:- Dân khách quan vào Tử Chiêm tạ.Nữ tỳ lui ra ý chờ Phàn Nhất Chi. Chàng bèn bước tới và nữ tỳ vượt lên dẫn đường liền. Băng qua một chiếc đình bát giác đề ba chữ "Tử Chiêm Ðình,, là đến Tử Chiêm tạ. CÓ lẽ trong cái Tử Chiêm viện này họ TÔ quá tự ngạo nên lấy biệt hiệu của mình đặt cho mọi chốn.Tử Chiêm tạ là một gian nhà hình vuông nhỏ cất trên một cái ao cũng nho nhỏ trồng toàn loại sen thơm ngát. Trong tạ đã sẵn sàng đủ nước để tắm rửa, cả hương liệu để ướp thơm thân thể trước khi bước ra. Phàn Nhất Chi cố ý tắm hơi lâu để có thời gian suy gẫm về hành vi của TÔ Lệnh Ngọc. Nữ nhân này là ái nữ của TÔ Tử Kiệt xưng vương tộc nhà Hán nên hết sức giàu có và quan tâm đến Càn Khôn Yếu Quyết cùng Cái Bang Di Công. Nàng có liên quan gì đến Tư Không Thiên thiếu gia và TỔ Di Khánh thiếu chủ Cái bang Trung nguyên?Dội từng gáo nước chậm chạp từ đầu xuống nhưng Phàn Nhất Chi không cảm thấy mát mẽ chút nào vì nỗi hoang mang về hành vi của TÔ Lệnh Ngọc. Trong người tự nhiên bực bội, chàng chà xát cho khô người rồi mặc quân áo Nữ tỳ áo xanh đã dơi sẵn ngay thềm Tử Chiêm tạ với vẻ cung kính:- Chủ nhân tiện thiếp cung thỉnh khách quan đến Tử Chiêm viện.Phàn Nhất Chi bước theo nàng.Mọi phạm vi trong cái sơn trang này đều được chia ra thành những khoảnh nho nhỏ. Tử Chiêm viện cũng vậy. NÓ chỉ là một cái vườn mỗi chiều độ hơn chục thước (thước tàu) nhưng được bài trí gọt dùa khá tỉ mỉ, có đủ cả giả sơn, đường sạn đạo, đoản đình, trường đình với những hành lang uốn lượn, tất cả đều nho nhỏ xinh xinh. Một chiếc bàn vuông chạm trổ đã được bày Ở giữa vườn bên cạnh một khóm trúc vàng mượt óng ả. Giữa đám nem công chả phượng là một đỉnh trầm nhỏ đang phun lên một cột khói thẳng đứng và thơm ngát.Quả có giống một yến tiệc bàn đào trên cõi Dao Trì nào đó nếu có thêm bầy tiên nữ nữa. Nhưng ngồi quanh bàn và ý mong đợi chỉ có hai người.Một là nữ chủ TÔ Lệnh Ngọc và người thứ hai không có vẻ gì là người Trung Nguyên. Nữ tử vồn vã khi thấy Phàn Nhất Chi bước tới:- Cung thỉnh công tử. Thanh Phong lương dạ, ta hãy cùng nhau uống chén mỹ tửu tẩy trần chứ!Nữ chủ chỉ một cái ghế và Phàn Nhất Chi thong thả ngồi xuống nơi được chỉ định ấy kẹp giữa hai người. Nữ nhân vẫn giữ được nét hoa và sự vui tươi cố hữu:- xin trân trọng giới thiệu. Cạnh tôi là công tử Phàn Nhất Chi. Giòng họ Phàn nổi tiếng Ở Yên Kinh với Càn Khôn Yếu Quyết mà ngay tại Trung Nguyên nghe nói cũng có nhiều bí sự. Ngồi cạnh công tử là Ðảo Chấn chân nhân vừa Ở miền Tuy Viễn xa xôi quang lâm tệ xá. Xin được mạn phép nói qua về chân nhân, người vốn tu học từ thuở nhỏ Ở ngoài miền biên viễn và hằng quan tâm đến Càn Khôn Yếu Quyết.Ngừng một chút, nàng đẩy đến trước mặt Phàn Nhất Chi một cái chén nho nhỏ và một đôi đũa xinh xinh rồi mỉm cười nói tiếp:- Ha ha! Quần hùng Trung Nguyên sau đêm đoạt được Cái Bang Di Công từ tay đại tiêu sư Phàn Huệ Chi Ở Giang Nam càng thêm rối loạn. HỌ truyền miệng nhau một câu thú vị lắm, công tử có biết không?- Xin được nghe.Như để kéo dài câu chuyện mình, TÔ Lệnh Ngọc gắp bỏ vào chén Phàn Nhất Chi một miếng chả lớn rồi nhìn thăng vào mắt chàng, nàng đọc rõ từng tiếng:- "Càn khôn thọ lãnh, thượng đỉnh Thái Sơn" có phải không Ðảo Chấn chân nhân?Người được tôn xưng là "chân nhân" lên tiến tán đồng:- Thái sơn là ngọn núi cao nhất Trung Nguyên. Ðúng thế đó TÔ vương cô nương "Càn khôn thọ lĩnh, thượng đỉnh Thái sơn." Dám hỏi Phàn công tử một câu xin đừng trách là đường đột: chăng hay công tử có được chân truyền bí kíp ấy?Phàn Nhất Chi đã đoán biết phần nào lý do mình được đưa tới đây hôm nay, ch;'>
Chàng cố nén một tiếng thở dài, đánh trống lãng:- Quả là tại hạ may mắn thật. Cái chết bất ngờ của Vi đường chủ lại là cái may của tại hạ. Hà! Té ra bây giờ tại hạ là người thọ ơn cứu tử của cô nương sao?Ngọc Cơ vân cười khanh khách:- Phàn huynh lầm rồi. Tôi chỉ xin với phó đường chủ mang huynh về cai quản thôi Khi Phàn huynh khỏe mạnh và Y phó đường chủ bớt bận rộn tôi phải giao trả cho Y phó đường chủ liền. Ðể ngày mai chị Ngọc Thể về ta sẽ tính - Ngọc Thể cô nương đi đâu vậy?- Tỷ tỷ về Yên Kinh thăm đại tỷ là Lâm phu nhân ấy mà!- Lâm phu nhân Tử Chiêm viện à? Không lẽ Lâm phu nhân còn trẻ tuổi mà lại là đại tỷ của nhị vị cô nương?- Ðúng vậy! Vì Lâm Tiểu Nương là giòng chính thất còn chúng tôi là giòngthứ thất.Ðột ngột Phàn Nhất Chi hỏi:- Còn Tuệ cô nương đâu mất rồi?Ngọc Cơ sa sầm nét mặt:- Phàn huynh quan tâm tới Tuệ cô nương quá nhỉ? Tuệ cô nương đã được chị em tôi gởi tới nhà một tiều phu gần đây vì chăm sóc cho một người bệnh tốn nhiều công phu quá.Nhìn ánh mắt của Ngọc Cơ, chàng hơi vững bụng vì biết tiểu cô nương này không nói dối chàng.Chợt Ở ngoài có tiếng xe ngựa chạy lóc cóc càng lúc càng gần. Ngọc Cơ mừng rỡ:- Tỷ tỷ đã về rồi đó!Xe ngựa cũng vừa vào tới khuôn viên nhà. Ngọc Thể vẫn xấu xí ma chê quỷ hờn nhảy vội xuống xe là nhăn nhó liền:- Cái con bé Ngọc Cơ này đã dặn ra ngoài cửa rừng đón ta mà đợi mãi sao chăng thấy mặt mũi đâu vậy?Ngọc Cơ tươi cười vuốt ve chị:- Tỷ tỷ không biết hôm nay trên núi bận tối mắt vì lễ động quan của Vi đường chủ sao?- Chôn mất rồi à?Nghe câu hỏi cụt ngủn của chị, Ngọc Cơ ngạc nhiên:- Em đã báo tin với tỷ tỷ, đường chủ thọ tử trong Tiêm Ðầu Thung rồi mà!Ngọc thể quay sang Phàn Nhất Chi:-Tiểu tử này tỉnh dậy rồi! Ta dẫn độ lên núi cho Y phó đường chủ thôi chứ!Nàng nhảy xuống xe ngựa đi vào nhà nhìn chàng:- Tiểu tử sửa soạn lên núi!Ngọc Cơ chần chừ:- Tỷ tỷ hãy để y tĩnh dưỡng vài ngày...Ngọc Thể gắt với em:- Chị không muốn ai cãi lời chị. Hãy đi mau!Nàng ta nhăn nhó cặp lông mày rồi vươn tay ra nắm cổ tay Phàn Nhất Chi. Chàng để yên cho nàng nắm lấy. Ðột nhiên Ngọc Thể rú lên kinh ngạc:- Ồ! Sao tay tiểu tử nóng như hòn than vậy?Nàng không biết chuyện thời gian bị nhốt trong Tiêm Ðầu Thung chàng đã luyện được Dực Tý Công nên có thể điều vận chân khí nóng hay lạnh tùy ý Ngọc Thể cau có:- Tiểu tử giở trò ma gì thế này? Thôi lên đường!Bấy giờ Phàn Nhất Chi mới nói:- Tại hạ chỉ muốn về Yên Kinh với Tuệ cô nương, xin nhị vị cô nương thứ lỗi Chàng tung thân ra cửa, nhảy lên xe ngựa bỏ trống của Ngọc Thể chuẩn bị ra roi.Ngọc Thể không chịu kém, nàng tuốt trường kiếm nhảy theo liền:- Tiểu tử dừng lại!Kiếm nàng phạt ngay xuống tay cầm cương của chàng, chàng lật bàn tay nắm lấy lưỡi kiếm sắc mặc cho Ngọc Thể tròn mắt kinh ngạc, tay kia chàng ra roi.Chiếc xe ngựa lăn bánh rời sân nhà. Nhìn Ngọc Cơ ngơ ngác trông theo, Ngọc Thể quát:- Con bé kia! CÓ truy cản cho ta không?Ngọc Cơ như tỉnh thức, nàng phi thân vọt theo xe ra chân ngay trước mũi ngựa, mặt ủ rũ:- Phàn huynh! Nếu huynh bỏ đi lúc này trách nhiệm tất cả thuộc về tôi...Nàng ấp úng mãi không tìm được lời nói.Lúc ấy dưới chân núi cũng chạy xuống ba gã áo vàng, thân pháp phấp phới trong nắng. Một gã cầm song đao lóng lánh dơ cả hai tay giữa đường:- Phó đường chủ có lệnh gọi nhị vị cô nương và tội nhân!Ngọc Thể nói luôn:- Tội nhân tiểu tử định trốn thoát. Khắc ca hãy gọi anh em bắt nó lại.Tên được gọi là Khắc ca cười gằn:- Chốn này là giang sơn của Hồng ÐÔ môn, tiểu tử định cãi lệnh ư?Gã phóng luôn lên mình ngựa chặt hết mấy sợi dây cương rời ra khỏi xe.Sợ gã trong cơn điên cuồng có thể giết luôn cả ngựa, Phàn Nhất Chi xuất Dực Tý Công đánh hữu chưởng chàng thăng vào lưỡi đao. Khắc Minh hất đao lên theo đà chưởng đi đồng thời đao tay tả chém quặt ngược trở lại vào mặt chàng.Phàn Nhất Chi để yên cho đao tả của gã chém tới sát rồi mới co tay tả lên gạt phăng ra. Thế là cùng một lúc hai tay đao đều trúng Phàn Nhất Chi kêu lên hai tiếng "cốp cốp" rồi rời tuột khỏi tay gã văng xuống đất. Gã kinh dị đến trợn trừng hai mắt:- Tay tiểu tử bằng sắt à? Ðệ đệ! Vây bắt lấy tên này cho ta.Hai gã áo vàng khác cũng xông lại dưới chân xe ngựa. Ngọc Thể quát mộtlầnnữa:- Tiểu tử có xuống xe ngay không?Bốn người, hai nam, hai nữ vây Phàn Nhất Chi vào giữa. Cả bốn đều cầm những vũ khí sáng lấp lánh còn chàng chưa rút kiếm. Chàng chậm rãi bước xuống xe:- Tại hạ không có ý tỷ thí võ công với chư vị, nhưng nếu bắt buộc thì...Chàng cười gằn một tiếng tay vươn ra đánh liên tiếp hai chưởng cực mạnh về phía hai gã áo xanh. Song chưởng của chàng đánh ra mau như chớp lóe khiến hai gã Hồng ÐÔ môn không biết đường nào tránh. Chỉ nghe hai tiếng "ầm" dữ dội, cùng với bụi cát mù mịt hai thân thể bị nhấc bổng lên quăng ra xa đến ba bốn trượng. Hai gã áo xanh thổ máu tươi nằm bất động.Ngọc thể trợn mắt:- Tiểu tử hạ n trong Tam Dương tiêu cục nhưng nhờ may gặp kỳ duyên học nhiều môn phái, không biết phải trả lời cô nương như thế nào cho đúng!Oa Như Ðài hơi chấn động:- các hạ là người của Tam Dương tiêu cục? Quan hệ thế nào với Phàn Huệ Chi?- Chính là gia phụ.Nàng chấp kiếm lại sát người khẽ nhún mình như thi lễ:- Cái chết của lệnh nghiêm đường khiến võ lâm chấn động. Tuy đã trải qua mấy năm rồi nhưng hình như kiếp nạn vì cái chết ấy vẫn chưa chấm dứt, chăng hay vì cớ gì hôm nay các hạ lại vân du tới vùng Cấm Sơn này?Gương mặt nàng rất tự nhiên như giữa nàng và chàng không phải là hai đối thủ khiến chàng cũng hơi vui vui, chàng đáp:- Bèo nước tương phùng, gặp nhau là đủ, hà tất hỏi nguyên do?Oa Như Ðài cười khanh khách, hai má nàng hơi ửng lên:- Năm xưa Ở Hàng Châu nghe giang hồ đồn rằng mối tình của các hạ với Tuệ Chân cô nương đẹp lắm?Phàn Nhất Chi hơi ngượng, chàng gạt đi:- Tôi nào xứng với Tuệ cô nương, chẳng qua...- Chăng qua Tuệ cô nương nặng tình với các hạ phải không? À mà các hạ có đói bụng không? Tôi còn nguyên một miếng thịt thỏ rừng đây...oa Như Ðài đưa ra một miếng thịt đã nướng chín lúc nãy chưa kịp ăn.Quả vị tiểu cô nương này tinh ý thật, suốt ngày hôm nay chàng chưa có miếng nào vào bụng. Bởi vậy chàng vui vẻ nhận lời. Cả hai cùng ngồi bệt xuống đất xé thịt ra. Bỗng có tiếng hô lớn:- Thịt ngon thật, nỡ không cho ta ăn với sao?Cả hai giật mình nhìn một bóng người vừa từ trên cành cây buông xuống.ÐÓ là một lão hòa thượng cần thiền trượng dài trên đầu gắn đến gần hàng chục quả chuông nhỏ kêu leng keng. Lão hòa thượng mặt mũi đen nhẻm nhưng hai con mắt lại sáng rỡ như hai ngọn đèn thắp trong đêm. Lão vẹt người vào giữa:- Lão tăng cũng đang đói rũ rồi đây, nhờ nhị vị thí chủ!Nói như vậy nhưng tay lão đã chộp trúng miếng thịt đang đặt Ở trên một tảng đá sạch. Chuôi kiếm của Oa Như Ðài đập mạnh vào lưng bàn tay lão, lão lật ngửa bàn tay đưa năm ngón lên bấu lấy chuôi kiếm. Oa Như Ðài lắp bắp:- Lão này... Ơ... hòa thượng... có bỏ tay ra không nào?Nàng đỏ mặt tía tai mà không sao nhấc nổi kiếm lên trong khi hòa thượng vẫn ung dung:- Nữ thí chủ làm gì mà nóng nảy thế? Hãy xem nam thí chủ đây, có phản đối gì lão tăng đâu?Bàn tay lão đang giữ chuôi kiếm bỗng đột ngột buông ra khiến Oa Nhừ Ðài mất đà hơi loạng choạng một chút và năm ngón tay như năm móc sắt của lão quặp liền miếng thịt. Phàn Nhất Chi trầm giọng:- Ðại lão hòa thượng không nhớ hôm nay đang mùa Phật đản phải giữ trai giới sao?Lúc ấy lão hòa thượng đã đưa miếng thịt lên gần tới miệng. Phàn Nhất Chi dùng Chỉ Pháp Ðàn Công kêu vụt một tiếng, ngòn tay xỉa tới liền.Miệng lão hòa thượng đang há ra chờ ăn miếng thịt liền ngoạm luôn ngón tay chàng, chỉ nghe mấy tiếng "răng rắc" lão hòa thượng rú lên bước lùi hai bước buông rơi miếng thịt. Lão giơ hai tay ôm lấy miệng do ối máu ra. Thì ra lão gãy liền mấy cái răng cửa khi cắn phải tay chàng. Lão cố nhịn đau trợn trừng mắt lúng túng kêu:- Ngươi... ngươi... cũng là môn đệ của Tàn Cốt môn ư?Lão phun ra một cục máu nhầy và mấy chiếc răng. Không hiểu vì sao lão hòa thượng lại gán cho mình là môn đệ của Tàn Cốt môn, Phàn Nhất Chi chỉ Oa Nhừ Ðài:- Hòa thượng lầm rồi, vãn sinh làm gì có được vinh dự ấy, cô nương đây mới chính là môn đệ của Tàn Cốt môn.Lão hòa thượng lắc đầu quầy quậy:- Ðừng bỡn lão! Lão là Phật Cái đầu đà đã trên bốn kỷ lăn lóc trong giới giang hồ võ lâm, làm sao lầm được pháp môn Thiết Chỉ Kim Cốt mà thí chủ vừa thi triển đó.Chàng cười khổ:- Thú thật với đại lão hòa thượng, vừa rồi vãn sinh nào phải sử dụng Thiết Chỉ Kim Cốt gì đâu. Chăng qua là vì có chút may mắn vãn sinh có được học qua môn Thiết Sa Công nên biến thế liều lĩnh thế thôi!Phật Cái đầu đà giật mình:- Thiết Sa... Thiết Sa Công trong Cái Bang Di Công ấy à? Vậy thì thí chủ phải là đệ tử của Cái bang chưởng môn TỔ Ðại?Lão hỏi câu ấy xong hoảng hốt tự lẩm bẩm:- Cái Bang Di Công... Hừ! Sao lão đụng bọn khất cái hoài vậy?Chàng hỏi liền:- Chăng hay hòa thượng quen biết với Cái bang chưởng môn như thế nào?Phật Cái đầu đà khẽ rung hàng chuông trên thiền trượng, thân pháp lão đột nhiên sà hằn xuống như một con chim ưng sắp vồ mồi lướt đến bên Phàn Nhất Chi đánh cán thiền trượng vào các yếu huyệt trên lưng chàng. Bị tấn công bất ngờ nhưng chàng hoàn toàn không bị động. Chàng vòng lưỡi Can Tương đếm một đường bảo vệ toàn thân. Lưỡi bảo kiếm chạm cán thiền trượng nghe "soạt" một tiếng lớn. Cán thiền trượng bị tiện ngang khiến Phật Cái đầu đà trố mắt lùi lại hai bước:- Quả là kiếm báu, à... à...Lão nhìn ánh thép của kiếm rồi bật kêu:- Can Tương kiếm phải không? Sao ta nghe nói Mậu thị đã đoạt được kiếm ấy? Nay lại vào tay thí chủ nghĩa là sao?Chàng mỉm cười:- Lão sư biết nhiều chuyện quá, phải chăng là người của Hồng ÐÔ môn?Phật Cái đầu đà không trả lời, lão nhét thiền trượng đã gãy cán vào lưng áo móc liền trong tay nải bên vai một vật tròn và dài độ hơn thước. Trong lúc Phàn Nhất Chi và Oa Nhừ Ðài còn đang đứng nhìn, lão đã bật ra một chiếc dù lớn đồng thời nói luôn:- Hôm nay ta sẽ dạy cho đệ tử Cái bang biết thế nào là sự lợi hại của Bảo cái Tây Trúc.Lão tăng có pháp hiệu là Phật Cái đầu đà ất đẹp. Một nét đẹp ma quái.Phàn Nhất Chi lạnh xương sống khi có cảm giác đây chính là bức họa truyền thần nữ chủ nhân. Dưới góc phải của bức họa có viết mấy chữ cuồng thảo "Ðảo Vũ bút." Bút tích của Ðảo Vũ chân nhân? Vậy là đã rõ miền đất này đang rất gần Nhạn Môn quan, nơi ngụ cư mới của Ðảo Vũ chân nhân, người nổi tiếng am tường các ngôn ngữ kỳ bí của thiên hạ. Sao lão lại truyền thần vẽ đẹp của TÔ Lệnh Ngọc bằng hình ảnh ma quái như thế này?CÓ lẽ lão đã biết được bản chất sâu kín của nàng rồi chăng?Với tình hình như hiện tại chắc chàng còn phải Ở đây lâu để "suy gẫm" như lời đe dọa của Ðảo Chấn chân nhân, đồng thời cũng còn dư thời gian để chiêm ngưỡng dung nhan đẹp ma quái của nữ chủ nhân treo đối diện ngay với tấm ván gỗ kê làm nơi nghĩ lưng của chàng.Rời bức tranh, Phàn Nhất Chi quét mắt quan sát quanh phòng. Chăng còn gì nữa cả. Trên đầu tấm ván gỗ là một cái đôn nhỏ trên đặt một ấm nước bằng đất nung và một chén đất. Thế là TÔ Lệnh Ngọc cũng chu đáo lắm rồi.Hà! Tự nhiên lại bị giam giữ Ở cái Tiểu Tử Chiêm viện mà lần đầu tiên được biết trên đời này trong bước đường lưu lạc để đi tìm kẻ thảm sát gia phụ mình. Kể cũng oái oăm thật...Không biết làm gì, Phàn Nhất Chi róc một chén nước đầy và quay lại nhìn bức tranh. Dường nhu mắt của người trong tranh cũng liếc theo nhìn chàng lom lom. Chàng bước lại gần xem họa sĩ dùng thủ pháp gì để mê hoặc người thưởng ngoạn đến vậy? ÐỔ ực chén nước vào miệng nhưng chàng lập tức la lên phun ra ngay. Nước mặn chát vị muối.sức phun quá mạnh quá và Vô tình lại phun trúng bức tranh trước mặt, Phàn Nhất Chi hoảng hốt tiến lại gần định dùng tay áo lau ngay bức tranh vì sợ nước làm hỏng họa phẩm kỳ lạ ấy.Nhưng quả là kỳ lạ. Nước thấm vào, bức tranh liền chuyển thành màu đỏ.Màu đỏ cứ ửng lên từ từ và cuối cùng biến thành gần giống một tấm lụa đỏ hồng. Người thiếu nữ đẹp vẫn đứng yên lặng trong tranh dù mặt của nàng bây giờ đã trở nên đỏ gắt. CÓ lẽ nàng tức giận và sắp sửa chuyển mình bước ra khỏi tranh rồi chăng?Phàn Nhất Chi kinh dị bước lui một bước, sợ mắt mình bị quáng chứ không phải bức tranh đổi màu.Nhung chàng thấy trong người vẫn tỉnh táo, vị mặn của nước muối vẫn đọng lại trên lưỡi một chút khó chịu se se.Giữa hai cánh tay vươn ra của mỹ nhân trong tranh hiện ra mấy dòng chữ. Chỉ vì tò mò kinh ngạc mà chàng cố công mò mẫm từng chữ:"Ma tại thoa đầu Tiên tráo khô lâu VÕ Ðang vi định Nữ phạm song câu Mật truyền sổ nguyệt Ma tại thoa đầu...Ma Ở thoa đầu Nhọn móng đầu lâu VÕ Ðang chưa ổn Gái phạm hai câu Quỷ nằm TÔ lầu Mật truyền vài tháng Ma tại thoa đầu...Chàng đọc lại một lần nữa. Chữ cuồng thảo quả. Chàng chỉ có thể vừa đọc vừa đoán nên không biết chắc có đúng không. Càng đọc càng mù tịt.Nhưng linh cảm đây là bài thơ kỳ dị, chàng nhẩm thuộc lòng dù không hiểu hết ý nghĩa của nó.Cứ lẩn quẩn tìm nghĩa bài thơ ma quỷ này một lúc đã mệt ngất, chàng ngả lưng nằm xuống tấm ván vừa thiu thiu chiêm nghiệm bức tranh. Một lúc sau, khi mở mắt nhìn kỹ lại thì bức tranh đã trở về màu sắc ban đầu của nó và bài thơ ma quỷ kia cũng đã biến mất. Mỹ nhân trong tranh vẫn đứng yên trong tư thế vươn hai tay đầy móng vuốt tới trước. Gương mặt nàng hấp dẫn một cách kỳ lạ khiến người xem có thể quên cả móng vuốt của nàng đang chờ sẵn để xiết chết mình. Mái tóc của nàng xõa trống Ở phía dưới nhưng Ở phía trên lại được húi cao bằng những cây thoa cài đầu long lanh như bằng bạc.Phàn Nhất Chi có cảm tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ ngắn.CÓ thật bức tranh đã đổi màu và có bài thơ quỷ thật không? Hoặc là trong cơn hoảng loạn chàng đã tưởng tượng ra thế?Cuộc đời vẫn có nhiều bất ngờ, chính vì muốn hành hạ chàng trong cái Tử Chiêm động chật hẹp này, TÔ Lệnh Ngọc đã giúp chàng đọc được bài thơ ma quỷ trong bức tranh mà đến bây giờ có lẽ nàng cũng chưa biết tới.Dù chưa hiểu được ý nghĩ bài thơ ấy nhưng không lẽ Ðảo Vũ chân nhân lại viết Vô tình? NÓ phải có một mục đích nào đấy chứ?Phàn Nhất Chi thì thầm đọc lại trong đầu. Chăng hiểu gì cả. Chỉ lõm bõm hiểu chắc được mấy câu "Ma tại thoa đầu, thoa đầu, thoa đầu," mấy câu này thì đơn giản vì có lẽ không đọc sai được vì toàn những nét chữ dễ đoán.Chàng vừa nhẩm đọc vừa nhìn lên mấy nhánh thoa cài trên đầu mỹ nhân trong tranh. NÓ sáng long lang khác thường. Chàng nhún người một cái đã đứng sát bức tranh. Ðưa tay sờ lên mấy nhánh thoa ấy, chàng giật mình. NÓ là thoa thật được gài vào tranh chứ không phải là thoa vẽ.Rút ra một chiếc, Phàn Nhất Chi thăm dò động tĩnh. Tự nhiên chàng sợ rút hết một lúc mấy chiếc thoa, tóc mỹ nhân tức khắc sẽ xõa ra như tóc thật thì nguy tai. May thay không có gì khác thường, chàng chậm rãi rút hết tất cả bốn cây thoa trên bức tranh.Lùi lại một chút, chàng vừa vân vê mấy cành thoa vừa ngắm dung nhan mỹ nhân. Dường như mất thoa mỹ nhân có vẻ giảm dung quang và bức tranh có một vẻ trơ trẽn là lạ.Ðưa một cành thoa lên ngắm, Phàn Nhất Chi không hiểu nó được làm bằng chất kim loại gì mà sáng lóng lánh và tròn trịa tựa như được cùng đúc Ở một khuôn ra.Vừa lúc ấy có tiếng động ngoài cửa.Thanh y nữ tỳ bước vào với câu hỏi:- Chủ nhân vấn an khách quan và hỏi khách quan đã suy gẫm kỹ về điều chủ nhân muốn biết chưa?Phàn Nhất Chi dậy ý trong đầu chớp nhoáng, chàng vờ nhăn mặt:- Ta sẵn lòng, tuy nhiên xin gởi đến chủ nhân một lời trách sao nỡ để ta chết khát?Nữ tỳ vừa dợm chân bước vào, Phàn Nhất Chi đã nhanh như chớp tung cánh thoa nhọn ra. Người nữ tỳ chắc cũng có biết chút ít võ học, nàng dùng thân thủ nhanh nhẹn vọt ngay ra sau đồng thời sập cánh cánh cửa lại.Nhưng chính Phàn Nhất Chi cũng kinh ngạc không hiểu tại sao cánh thoa đang Ở trong tay chàng bỗng bay lên kêu "vo vo" như tiếng cả bầy ong kêu và bay vọt ra. NÓ đâm vào cánh cửa và thay vì ghim cứng lại Ở đó lại xuyên qua đuổi theo mục tiêu, cuối cùng ghim đúng vào tim của thanh y nữ tỳ.Người nữ tỳ gục ngay xuống chân cửa co giật chết ngay tức khắc. Ðến chàng cũng kinh hoàng vì thật tâm chàng không có ý định sát thủ.Phàn Nhất Chi vọt ngay ra cửa, chàng cúi xuống xác người nữ tỳ, vuốt mắt cho nàng và lấy lại cánh thoa độc hiểm nọ. Ðầu thoa vẫn còn dính một chút máu đo đỏ. Không còn thì giờ để thương tiếc nữa, Phàn Nhất Chi theo dãy hành lang bước vào gian chính sành.Nép vào sau mấy hàng cột, chàng đã nhìn thấy TÔ Lệnh Ngọc và Ðảo Chấn chân nhân đang cùng nhau đấu kiếm ngoài sân. Tất cả giác quan của chàng đều mở rộng đến độ lớn nhất để xem họ làm gì.cả hai đều là những hảo thủ nên kiếm của họ đi rất ảo diệu, duy có một điều chắc chắn: họ đang tập song đấu với nhau vì thần thái của họ rất ung dung ôn hòa. Nhất là miệng của TÔ Lệnh Ngọc luôn luôn hé nở nụ cười ấm áp Hơn một khắc trôi qua, Ðảo Chấn chân nhân bỗng vọt lên không rồi văng mình ra xa cười lớn:- Lệnh cô kiếm pháp thăng tiến lắm. Ðất Trung Nguyên này không chắc có đệ nhị nhân đối kiếm được với lệnh cô đâu.TÔ Lệnh Ngọc uyển chuyển đi lại gần cái kỳ đài đặt Ở mé sân. Nàng nhấc cái đồng hồ có hình một con rồng đang nhả cát xuống chính thân mình lên cười to:- Chân nhân và tiểu thiếp luyện kiếm từ giờ thân đến giờ đã gần giờ tuất, có lẽ cũng đã đói bụng. Ta ra Tử Chiêm viện thôi chứ.Chân nhân tiến đến gần nàng, nhấc cuốn sách đặt trên kỷ lên định bỏ vào ốngtay áo.Phàn Nhất Chi biết thêm họ đang luyện tập theo kiếm phổ trong Càn Khôn Yếu Quyết. Lúc Ở Tử Chiêm viện dự yến với họ chàng đã trông thấy yếu quyết này và trong bụng vẫn còn bán tín bán nghi nhưng ngoài miệng chàng cứ đoan quyết là giả để khiêu khích lão chân nhân chơi.Hai người chuẩn bị rời tiền đình để vào Tử Chiêm viện.Phàn Nhất Chi đứng chân ngay lối đi.Chân nhân hơi sững lại khi nhìn thấy chàng, còn TÔ Lệnh Ngọc thì la hoảng:- Phàn công tử! Làm sao ra đây được?Chàng cười mỉa mai:- Ða tạ lệnh cô đã cho uống diêm thủy (nước muối), vãn sinh thấy trong người sảng khoái nên định ra dạo quanh đồng thời xin phép lệnh cô được rời khỏi nơi đây.Ðảo Chấn chân nhân khoa trường kiếm điểm liên tiếp ba bốn chiêu vào mặt chàng. Tự biết chiêu pháp ảo diệu của hai người, chàng hô lớn:- Ða tạ lệnh cô! Ða tạ chân nhân! Hãy xem bí thuật của tại hạ đây!Chàng búng liên tiếp hai cánh thoa trong tay ra.Hai cánh hoa cùng rít lên một lúc kêu "vo vo" như có nguyên cả bầy ong vỡ tổ TÔ Lệnh Ngọc trợn mắt:- ơi! Cái gì thế này?Nhưng nàng không kinh ngạc được lâu. Cành thoa đã cắm đúng tim nàng khiến nàng quy ngay xuống. Còn Ðảo Chấn chân nhân sẵn kiếm trên tay, lão quét một đường định đánh bạt thoa đi. Cánh thoa đụng kiếm kêu "choáng" một tiếng tóe lửa nhưng thay vì rơi ngay xuống, nó lại xoay tít một vòng tiếp tục nhắm tim chân nhân phóng tới. Chân nhân thất sắc nhảy lùi một bước rồi vội vàng phi thân lên thềm sảnh. Cánh thoa này đúng là cánh thoa quỷ. NÓ như có mắt nhìn đuổi theo sát lưng lão khiến lão cũng phải la hoảng:- Phàn công tử! Thu hồi ám khí mau! Ta sẽ bàn định với nhau sau!Nhưng chính Phàn Nhất Chi cũng không biết cách nào thu hồi cánh thoa được huống gì chàng không có ý muốn thu hồi.Lão chân nhân ngẩn người nhìn Phàn Nhất Chi với đôi mắt tuyệt vọng, chỉ kịp kêu lên câu cuối cùng:- Ma vật này của Ðảo Vũ chân nhân đây mà. Sao lại lọt vào tay ngươi?Mũi thoa đã cắm phập vào tim lão. Cũng chung số phận với TÔ Lệnh Ngọc, lão gục xuống nằm vắt vẻo trên mấy bậc thềm dãy vài cái rồi tắt thở.Chàng thu hồi hai cánh thoa kinh dị, không quên thò tay vào ống tay áo Ðảo Chấn chân nhân thu hồi luôn Càn Khôn Yếu Quyết mà chàng chưa xác định được là giả hay chân.Ngay lập tức, bọn võ sĩ hộ vệ và bọn tỳ nữ cũng tràn đến, trên tay mỗi người đều có đao kiếm. Phàn Nhất Chi nhặt vội kiếm của lão chân nhân rơi gần đó rồi nói lớn:- Chư vị! Tại hạ lưu lạc giang hồ chăng may rơi vào đây ngoài ý muốn.Nay xin bái biệt, chư vị đã thấy TÔ lệnh cô và Ðảo Chấn chân nhân là hai võ lâm cao thủ đều bị độc thoa của tại hạ thảm sát. Tại hạ không có oán cừu với chư vị, xin đừng ép nhau, bái biệt!Chàng băng người ra phía cổng sơn trang. Kể ra lời chàng quá hữu lý.Bọn gia nhân đành thõng tay để chàng lách người qua cánh cổng nặng nề.