ai người đã về đến nhà. Sự tương phản giữa cái khốn đốn kia và cảnh hào phú này làm chàng sinh viên choáng người. Những lời ghê gớm của Vautrin trở lại vang dội trong tai chàng.- Ông ngồi kia đi. Nữ nam tước nói lúc vào phòng và chỉ một ghế dài gần lửa cho Eugène. Tôi sắp viết cái thơ rất khó. Ông làm cố vấn cho tôi nghe!Eugène nói:- Đừng viết thơ, gói bạc lại, để địa chỉ rồi đưa mụ bồi phòng đem đi.- Ôi, ông là một người đáng yêu quá! Người có giáo dục như thế đấy! Đây là kiểu De Beauséant thuần tuý đây Nàng mỉm cười nói.- Nàng yêu kiều quá. Eugène tự nói. Và mỗi lúc mỗi say đắm thêm. Anh ta ngắm cái phòng đầy vẻ thanh lịch khoái thích của một gái giang hồ giàu có.- Ông vừa ý không? - Nàng vừa nói vừa gọi người ở.- Thèrèse, cô tự tay đưa cái này lại ông De Marsay, và đưa tận tay ông ta. Nếu không gặp thì đem thơ về cho tôi.Thèrèse nhìn Eugène một cách ranh mãnh rồi mới đi.Bữa ăn đã dọn. Rastignac đưa tay cho bà De Nucingen và bà dẫn qua một phòng ăn xinh đẹp. Ở đây anh ta lại thấy lại cảnh dọn ăn xa hoa mà anh ta đã tán thưởng ở nhà người chị họ.- Những ngày có hát ở Hý viện Ý, ông lại dùng cơm rồi đi xem hát với tôi.- Tôi sẽ quen với cảnh sống êm đẹp này nếu nó được lâu bền, nhưng tôi chỉ là anh chàng sinh viên khổ còn phải lo sự nghiệp.- Sự nghiệp sẽ thành mà! Ông thấy không, cái gì rồi cũng được an bài: tôi không ngờ được sung sướng như thế này. Bản tính người đàn bà là chứng minh cái không có thể bằng cái có thể và diệt tuyệt sự việc bằng những dự cảm. Lúc De Nucingen phu nhân và Rastignac vào lô xem hát, bà ta có một vè thoả thích làm bà kiều diễm đến nỗi mọi người đều thốt ra những lời sàm báng mà phụ nữ không sao tránh được những lời nói xấu làm người ta thường ngờ chỉ là những chuyện bê bối tha hồ bịa đặt. Khi người ta biết Paris, người ta không tin gì vì những lời nói ở đó và không nói gì về những việc làm ở đó. Eugène cầm tay nữ nam tước và hai người nói với nhau bằng những cái bóp tay mạnh hay nhẹ để trao đổi nhau về những cảm giác về âm nhạc. Đối với hai người, buổi dạ hội này thật say sưa. Họ cùng ra về, và bà De Nucingen muốn đưa Eugène đến tận Cầu Mới. Dọc đường nàng kìm hãm một cái hôn nồng nàn như những cái hôn mà nàng đã tặng chàng ở đường Hoàng cung. Eugène trách nàng thái độ bất nhất ấy.- Lúc nãy, là để tỏ lòng tri ân với sự tận tuỵ bất ngờ; bây giờ, thì sẽ thành ra lời hẹn hò. Nàng trả lời.- Thế bà không hẹn hò gì tôi sao. Vô ân bội nghĩa nhỉ!Anh chàng nổi giận. Với một cử chỉ sốt ruột có thể làm khoái trá một tình nhân, nàng đưa tay cho chàng hôn, chàng nắm lấy với vẻ miễn cưỡng làm nàng hoan hỉ.- Thứ hai, ở buổi dạ vũ nhé. Nàng nói.Đi bộ dưới ánh trăng đẹp, Eugène đâm ra suy nghĩ trầm ngâm. Anh ta vừa sung sướng vừa bất mãn: sung sướng về việc tình cờ mà kết cuộc cái nhiên đem lại cho anh ta một thiếu phụ vào hạng đẹp nhất và thanh lịch nhất ở Paris, vật khao khát của chàng, bất mãn vì thấy dự định về sự nghiệp đã đảo lộn và lúc ấy anh mới thấy sự thật của những tư tưởng mơ hồ của anh ta đêm trước.Sự thất bại càng làm mạnh thêm xa vọng của ta. Eugène càng hưởng đời sống ở Paris bao nhiêu, chàng càng không muốn ở trong cảnh đen tối nghèo nàn bấy nhiêu. Chàng vò nhầu tấm giấy ngàn quan trong túi, vừa lý luận xảo hoạt để xem nó là sở hữu của chàng.Rồi chàng về đến Đường Mới Saint Geneviève, và lúc lên đến đầu cầu thang, chàng thấy đèn sáng. Ông già Goriot để cửa mở và cây đèn cầy của ông còn thắp, để chàng sinh viên không quên “kể chuyện con gái ông”, theo danh từ của ông cho ông nghe. Eugène không giấu ông điểm nào hết. Trong một cơn thất vọng mãnh liệt vì ghen, ông Goriot la lên:- Ồ. Chúng nó tưởng tôi phá sản rồi sao: tôi còn mười ba ngàn liu niên kim kia mà! Trời ơi! Sao con nhỏ khốn nạn nó không lại đây? Tôi có thể đã bán niên kim của tôi, lấy bớt phần vốn, còn lại thì làm thành niên kim chung thân. Sao ông hàng xóm không về cho tôi hay sự lúng túng của nó. Sao ông đang tâm liều mất một trăm quan khốn nạn của nó ở sòng bạc? Thật là đứt ruột. Vậy đó! Vậy đó! Ồ, nếu tôi nắm được chúng, tôi sẽ bóp cổ chúng. Trời ơi! Khóc, nó có khóc à?- Dựa đầu lên gi-lê tôi mà khóc. Eugène nói.- Ồ, đưa cho tôi cái áo đi. Sao có nước mắt con gái tôi trên ấy à, nước mắt con nhỏ Delphine tôi. Nó không hề khóc lúc còn nhỏ. Ồ, để tôi mua cho ông cái áo khác, đừng mặc cái áo này nữa, bỏ nó lại cho tôi. Theo hôn thơ, con gái tôi phải hưởng được gia tài. Ồ, để ngày mai tôi đi tìm ông Derville, một người đại tụng. Tôi sẽ cuộc phải đầu tư gia sản của con tôi. Tôi hiểu pháp luật chớ, tôi là con sói già đây: tôi sẽ nhe răng tôi ra lại.- Đây, cha, một nghìn quan nàng muốn đưa cho tôi trong số đánh ăn đây. Giữ cho nàng trong gi-lê vậy.Goriot nhìn Eugène, đưa tay bắt tay chàng trên đó ông rỏ một giọt nước mắt. Ông già nói:- Anh sẽ thành công trên đường đời. Trời công bằng, anh thấy không. Tôi biết về lòng thật thà, và tôi có thể đoan với anh rằng ít người giống anh lắm. Anh cũng muốn làm đứa con yêu dấu của tôi sao? Thôi đi đi, ngủ đi. Anh có thể ngủ, anh chưa làm cha. Con nhỏ khóc, mà lúc nó đang đau khổ thì tôi ở đây ăn uống êm thấm như một thằng mất trí; tôi… tôi có thể bán cả Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh thần, để tránh cho hai đứa con tôi một giọt nước mắt.- Thật tình, ta tưởng ta sẽ là người ngay thật suốt đời. Eugène tự nói lúc nằm xuống ngủ. Theo tiếng gọi của lương tâm thiệt thích thú.Có lẽ chỉ có người tin Chúa mới làm việc thiện thầm kín, mà Eugène tin ở Chúa. Hôm sau, đến giờ dạ vũ, Rastignac lại nhà bà De Beauséant và bà đem anh ta đến giới thiệu với nữ Công tước De Carigliano. Thống chế phu nhân tiếp đãi anh ta rất tử tế, và anh ta gặp lại bà De Nucingen tại đây. Delphine đã sửa soạn với ý nghĩ làm khoái thích cả mọi người để được Eugène khoái thích hơn. Nàng sốt ruột chờ một cái nhìn của chàng, mà tưởng dấu được sự nóng lòng của mình. Ai muốn đoán những cảm xúc của một phụ nữ, lúc này là lúc đầy lạc thú. Ai lại không thích làm cho người chờ đợi ý kiến của mình, vờ che lấp vui thú của mình, tìm những lời thú trong sự lo âu do mình gây ra, hưởng những cái sợ mà một nụ cười của mình sẽ đánh tan? Trong buổi dạ hội, chàng sinh viên bỗng đo được tầm quan trọng của cảnh trạng mình, và hiểu rằng lúc đã là một anh em họ được nhìn nhận của bà De Beauséant là đã có một địa vị trong xã hội này.Sự chinh phục De Nucingen phu nhân, mà người ta đã như hiến tặng chàng rồi, làm chàng nổi bật lên đến nỗi tất cả thanh niên đều nhìn chàng với những cặp mắt thèm thuồng; lúc bắt gặp vài cái nhìn kia, chàng đã hưởng được những khoái cảm đầu của lòng tự kiêu. Đi ngang phòng khách này qua phòng khách khác lúc băng qua các nhóm khách, chàng nghe người ta tán dương hạnh phúc của chàng. Các bà đoán trước mọi sự thành công của chàng. Delphine sợ mất chàng, liền hẹn khuya nay không từ khước cái hôn mà hôm kia nàng đã cố chống cự không chịu.Trong buổi khiêu vũ Rastignac nhận được bao nhiêu cuộc hứa hẹn. Bà chị họ giới thiệu cho vài bà có nhiều kỳ vọng về thanh lịch và nhà cửa được tiếng là dễ chịu; anh chàng thấy mình đã vào một xã hội cao quý và đẹp đẽ nhất ở Paris. Buổi dạ hội như thế là đã có những vẻ mê luyến của một bước đầu rạng rỡ và anh sẽ nhớ mãi cho đến ngày tàn, giống như một thiếu nữ nhớ lại buổi khiêu vũ mà nàng được nhiều hoan nghênh. Hôm sau, trong buổi ăn, lúc chàng kể cho ông Goriot nghe những thắng lợi của chàng trước mặt các khách trọ, Vautrin mỉm cười một cách quỷ quái.- Và anh tưởng - anh chàng lý luận ác độc kia gào lên - một thanh niên đúng mốt có thể ở lại đường Sainte Geneviève, trong nhà trọ Vauquer, một nhà trọ hết sức đáng kính về mọi phương diện, đúng rồi, nhưng không thể nào là đúng mốt được. Nhà trù phú, đẹp đẽ vì phong phú, nó hãnh diện làm cái lâu đài nhất thời cho một chàng Rastignac, tuy nhiêu nó vẫn ở Đường Mới Sainte Geneviève, nó không có gì là xa hoa vì nó đã xửa xừa xưa. Anh bạn trẻ ơi! - Vautrin nói tiếp với giọng cha chú một cách chễ giễu - nếu anh muốn trổ mặt mày ở Paris, anh sẽ có ba con ngựa và một xe độc mã để đi buổi sáng, một xe hòm để đi buổi tối, tất cả chín ngàn quan về xe cộ. Anh không xứng đáng với số phận của anh nếu anh chỉ xài ba ngàn quan ở nhà thợ may, sáu trăm quan ở nhà hàng nước hoa, một trăm “ê-quy”(35) ở hàng giày, một trăm “ê-quy” ở hàng mũ. Về chị thợ giặt, mất hết nghìn quan. Những chàng trai trẻ đúng mốt không thể không bảnh hết sức ở mục quần áo lót mình: có phải người ta hay xét họ ở chỗ này không? Bàn thờ của ái tình và của Thánh đường đòi hỏi những khăn bàn đẹp. Chúng ta đến con số mười bốn ngàn quan? Tôi không nói đến cái anh sẽ đánh thua, đố cuộc thua đến những quà biếu tặng; không thể nào không tính đến hai ngàn quan tiền túi. Tôi đã sống cái đời sống ấy, tôi biết những thứ ngoắt ngoéo của nó… Thêm vào những thứ tối cần ấy, ba trăm “Louis” về tiền ăn, một ngàn quan về tiền ở.Đó, con ơi, thế là hăm lăm ngàn bên hông rồi nhé, nếu không ta rơi xuống bùn dơ, ta để người chế nhạo, ta mất tương lai, mất thành tích, mất tình nhân! Tôi quên thằng bồi phòng và thằng bé con hầu vặt. Thằng Christophe đi thơ tình cho cậu chăng? Và những thơ kia cậu viết trên giấy hiện dùng bây giờ đó sao? Như thế là tự sát rồi. Cậu nên tin lời một ông già đầy kinh nghiệm! - Vautrin nói tiếp với giọng trầm lớn thêm lên - Nếu không, cậu nên đày mình vào một xó gác đạo đức, và kết tinh với sự học hành, hay là tìm một con đường khác.Rồi Vautrin nheo mắt xéo cô Taillefer để gợi lại và tóm tắt trong cái nhìn ấy những lý luận cám dỗ ông ta đã gieo vào lòng chàng sinh viên để lung lạc anh ta. Trong nhiều ngày liên tiếp, Rastignac đã sống một cuộc đời hết sức phóng đãng. Mỗi ngày, anh ta ăn cơm tối với bà De Nucingen, rồi theo bà ta đi những chốn xã giao. Ba bốn giờ sáng về, trưa mười hai giờ anh ta dậy để sửa soạn, đi dạo với Delphine ở rừng Boulogne lúc trời tốt, xài phí thì giờ mà không biết giá trị của nó, thâu hút những bài học, những quyến rũ của sự xa hoa với tính nồng nhiệt như cái đài hoa của cây muồng, cái nóng sốt chờ đợi những bụi thụ tinh của cuộc hôn nhân. Anh ta đánh bạc lớn, thua nhiều hay ăn nhiều, dần quen với đời sống vô độ của thanh niên Paris. Với mấy lần đánh ăn đầu tiên, anh ta trả ngàn rưỡi quan cho mẹ và hai chị với những món quà xinh xắn kèm theo. Tuy đã báo trước muốn từ giã nhà trọ Vauquer, anh ta vẫn còn đó trong những ngày cuối tháng giêng, và cũng không biết làm cách nào để bỏ đi. Hầu như tất cả thanh niên đều bị khuất phục theo một định luật có vẻ vô lý, nhưng nguyên do là ở ngay tuổi trẻ của họ và ở lối hăng hái điên cuồng họ lăn xả vào sự chơi bời. Giàu hay nghèo, họ cũng không lúc nào có tiền cho những nhu cầu của đời sống, trong khi họ luôn luôn có tiền dùng cho những thị hiếu nhất thời của họ. Họ hoang phí với những gì mua chịu được, họ tiện tặn những gì phải trả tiền ngay, và hình như trả thù những cái họ không có bằng cách phung phá những gì có thể có. Như vậy cho nên, để đặt lại vấn đề, một sinh viên săn sóc cái mũ nhiều hơn cái áo. Lãi nhiều nên hàng thợ may ưa làm chịu, anh hàng mũ vì hàng ít tiền nên anh ta là người khó hẹn nhất trong những người anh sinh viên buộc phải thương thảo. Nếu chàng thanh niên ở hồi lang của trường hát trưng ra trước ông nhòm phái đẹp những áo gi-lê rộn rã, không chắc chàng ta có đeo vớ: anh bán mũ vẫn là con một của túi tiền anh ta.Rastignac ở trong tình cảnh đó. Lúc nào cũng trống rỗng với bà Vauquer, lúc nào cũng đầy đủ với những đòi hỏi của tính khoe khoang, túi tiền anh ta có những hồi thất bại hoặc thành công thất thường không đúng với những vụ trả nợ rất tự nhiên. Muốn từ giã cái nhà trọ thối nát khả ố cứ tuần hoàn làm nhục những xa vọng của anh ta, không phải trả một tháng tiền cho bà chủ, và mua bàn ghế cho căn phòng một công tử phong nhã là gì?Lúc nào, đó cũng là điều không thể làm được. Nếu kiếm tiền để chơi, thì Rastignac biết mua giá đắt với tiền đánh ăn những đồng hồ và dây chuyền vàng ở hàng kim hoàn rồi lại đem đi hiệu cầm đồ, người bạn kín đáo và mờ ám của tuổi trẻ, anh ta lại vô kế cũng như không can đảm lúc phải trả tiền ăn, tiền ở hay lúc mua những dụng cụ cần thiết cho sự khai thác đời sống thanh nhã. Sự cần yếu bình phẩm, nợ nần phải chịu cho những nhu cầu đã thoả mãn không làm cho anh ta cảm hứng nữa. Như phần nhiều những kẻ sống cái đời may rủi như thế, anh ta để đến phút cuối cùng để trả những món thiêng liêng đối với người thường dân, chẳng khác gì ông Mirabeau chỉ trả tiền ăn lúc nào bị bắt buộc bởi một hối phiếu đầy hăm doạ.Vào hồi này, Rastignac đã thua hết tiền và đỗ nợ. Chàng sinh viên bắt đầu hiểu rằng không thể tiếp tục cuộc sống như thế nếu không có tiền bạc nhất định. Nhưng vừa rên xiết vì tình trạng bấp bênh, anh ta vẫn thấy không thể từ bỏ những lạc thú quá đáng của cuộc sống ấy và muốn nhất quyết tiếp tục. Những may rủi trước kia, anh ta tin tưởng để lập sự nghiệp nay trở thành mộng ảo, mà những trở ngại thật sự thì lớn lần, trong khi được thụ truyền những bí mật gia đình của ông bà De Nucingen, anh ta thấy rằng muốn biến ái tình thành một dụng cụ gây dựng sự nghiệp, thì phải chịu hết những ô nhục và từ bỏ hết những tư tưởng cao thượng, những tư tưởng nó làm tha thứ cho những lỗi lăm của tuổi trẻ.Cái đời sống bề ngoài rực rỡ ấy nhưng bị những con trùng hối hận gậm nhắm, và những khoái lạc chóng tàn phải đền lại khá đắt bằng những lo sợ triền miên.Đời sống ấy anh ta đã nhận lấy, đã lăn vào, như anh chàng Đãng trí của La Bruyère đã lấy bùn dưới hố làm giường nằm; nhưng như người Đãng trí, anh ta chỉ mới làm dơ áo quần.- Ta đã giết ông quan người Tàu rồi nhỉ?Bianchon hỏi Eugène một hôm, lúc ở bàn ăn ra.- Chưa, nhưng ông ta đang hấp hối.Anh sinh viên trường thuốc tưởng đây là lời bông đùa, nhưng không phải. Từ lâu, Eugène mới lần đầu ăn bữa tối tại nhà trọ, đã có vẻ nghĩ ngợi trong lúc ăn uống. Đáng lý đi ra lúc tráng miệng, anh ta đã ngồi lại trong phòng gần cô Taillefer mà anh ta thỉnh thoảng liếc nhìn với những cái nhìn đầy ý nghĩa. Vài khách trọ còn ngồi ở bàn và ăn quả đào, người khác đi đạo và tiếp tục những câu chuyện mới bắt đầu. Cũng như hầu hết tất cả mọi tối, mỗi người bỏ đi tuỳ sở thích, tuỳ mức độ để ý đến cuộc nói chuyện, hoặc tuỳ bụng ăn được tiêu hoá nhẹ nhàng hay nặng nhọc. Mùa đông, ít khi phòng ăn được hoàn toàn bỏ trống trước tám giờ, lúc mà bốn người đàn bà ở lại một mình và trả thù lại sự im lặng của họ giữa buổi họp của đàn ông. Ngạc nhiên về bộ lo lắng của Eugène, ông Vautrin ở lại phòng ăn tuy ông đã có vẻ vội vả đi ra. Ông ta luôn luôn kiếm cách không cho Eugène thấy, và anh này chắc đã tưởng ông ta đi rồi. Rồi đáng lẽ đi theo những khách trọ kéo đi sau cùng, ông âm thầm ở lại phòng khách. Ông ta đã nhìn thấy tâm hồn anh sinh viên và đã đoán trước một triệu chứng quyết định.Rastignac thật sự đang ở trong một tình trạng hoang mang mà có lẽ nhiều thanh niên đã biết. Cố tình hay chỉ làm bộ, bà De Nucingen đã làm cho Rastignac trải qua nhiều đau khổ của một niềm say mê thật sự bằng cách áp dụng đủ phương tiện ngoại giao hiện hành của phụ nữ thành Paris. Trong khi đã mang tiếng trước công chúng vì đã kẹp luôn bên mình nàng người em họ của bà De Beauséant, nàng do dự không ban cho anh ta những quyền lợi mà anh ta có vẻ được hưởng. Đã một tháng, nàng kích thích cảm quan của Eugène đến nỗi sau cùng tim chàng cũng bị xúc động.Nếu trong những lúc đầu của sự giao thiệp, chàng sinh viên đã tưởng mình làm chủ, bây giờ bà De Nucingen đã trở nên mạnh hơn nhờ cái thủ đoạn vận dụng tất cả những tình cảm ở Eugène, tốt hay xấu, những tình cảm của hai ba con người ở trong một thanh niên thành Paris.Có phải đây là một bài tính của nàng chăng? Không, tất cả đàn bà đều chân thật ngay ở trong những giả dối nhất của họ, vì họ đã ngả theo một tình cảm tự nhiên nào. Có lẽ Delphine sau khi đã bỗng nhiên để cho chàng thanh niên này ngự trị trên lòng nàng và đã tỏ ra nhiều thiện cảm với chàng, nàng đã vì phẩm cách mà trở lui hoặc lấy lại hoặc triển hoãn những gì đã nhượng bộ. Một thiếu phụ Paris trong khi bị tình ái lôi cuốn, do dự trong bước sa ngã thử thách lòng người mà họ sắp giao tương lai của họ, âu đây cũng là điều hết sức tự nhiên. Tất cả hoài vọng của bà De Nucingen đã bị phản bội một lần đầu, và lòng trung trinh của nàng đối với một thanh niên ích kỷ vừa bị phủ nhận.Nàng có thể có quyền ngờ vực, Có lẽ nàng thấy trong bộ điệu Eugène mà những thành công mau chóng làm thành hợm hĩnh, một thứ khinh khi do tình cảnh hai người gây nên. Chắc nàng cũng muốn ra vẻ oai vệ đối với một đàn ông vào tuổi đó, và tỏ ra là người lớn trước anh ta, sau khi đã làm ra bé nhỏ rất lâu trước mặt người nàng bị bỏ rơi. Nàng không muốn Eugène tưởng nàng dễ chinh phục chính vì chàng biết nàng đã ở trong tay De Marsay. Rốt cuộc là sau khi đã làm một đồ chơi đê hèn cho một con quỷ đích xác, cho một thanh niên hoang dâm nàng cảm thấy nhiều êm ái được đi trong những miền đầy hoa của ái tình mà chắc hẳn nàng thích thú được ngắm nghía mọi khía cạnh, được nghe lâu dài những tiếng rung động. được những gió mát trong sạch mơn trớn miên man. Mối tình chân thật trả nợ cho mối tình xấu xa. Sự trái ngược khốn thay sẽ xảy ra luôn luôn, lúc mà đàn ông còn không biết bao nhiêu hoa đẹp bị những phỉnh gạt đầu tiên huỷ hoại trong tâm hồn một thiếu phụ.Dầu vì lý do gì chăng nữa, Delphine vẫn trêu ghẹo Rastignac và thích trêu ghẹo anh ta, chắc chắn vì nàng biết được yêu và chắc sẽ làm cho buồn phiền của tình nhân được tiêu tan, tuỳ sở thích đế vương của nàng.Vì tự trọng, Eugène không muốn cuộc chiến đấu đầu tiên của chàng kết liễu bằng một thất bại và bền tâm theo đuổi, chẳng khác một người đi săn nhất quyết muốn giết cho được một con đa đa vào cuộc lễ thần Lạp hộ đầu tiên của anh ta.Những lo âu, lòng tự ái tổn thương, những thất vọng thật tình hay giả tạo của anh ta, càng buộc anh ta khăng khít thêm lần với người đàn bà kia. Tất cả Paris đều gán bà Nucingen cho anh ta, nhưng đối với bà ta anh chẳng hơn gì ngày mới.Còn chưa biết rằng kiểu cách làm bộ của đàn bà có lúc còn đưa lại nhiều lợi lộc hơn cả lạc thú của ái tình, anh đâm ra tức tối dại dột. Nếu cái mùa trong ấy một thiếu phụ đang tranh đấu với ái tình hiến cho Rastignac những trái cây đầu mùa, những trái cây ấy thành ra đắt, cũng như nó còn xanh, chua và ngon. Có lúc thấy mình không tiền không tương lai, anh ta trái với tiếng nói của lương tâm cũng nghĩ đến của cải có thể có được trong cuộc hôn phối với cô Taillefer, sự có thể đã do ông Vautrin chứng minh. Vậy mà anh ta đang ở trong thời kỳ quá khốn đốn, nên anh ta đã vô tình ngã theo mưu kế của quái vật hình sự ghê gớm mà cặp mắt lắm lúc làm anh ta bị mê hoặc. Lúc ông Poiret và cô Michonneau lên phòng của họ, Rastignac tưởng chỉ còn ở lại một mình giữa bà Vauquer và bà Couture, bà này đang đan mấy tay áo len vừa ngủ gật bên cạnh lò sưởi chàng nhìn cô Taillefer một cách âu yếm đủ làm cho cô ta quịt mắt xuống.Sau một lúc im lặng, Victorine hỏi:- Ông có gì buồn bực sao, ông Eugène?- Người đàn ông nào mà lại không có nỗi buồn? Rastignac trả lời. Nếu bọn trai trẻ chúng tôi chắc chắn được yêu đương với một lòng hy sinh đền bồi những hy vọng chúng tôi luôn luôn sẵn sàng chịu, thì chúng tôi có lẽ không bao giờ buồn.Cô Taillefer, để trả lời, ngẩng nhìn anh ta với cái nhìn không thể làm hiểu sai được.- Như cô, cô tưởng chắc được lòng cô hôm nay, nhưng cô có thể bảo đảm là không bao giờ đổi thay?Một nụ cười lướt nhẹ trên môi cô gái khốn nạn, như một tia sáng ở hồn nàng lóe ra, và làm sáng rực mặt nàng đến nỗi Eugène phải kinh sợ đã gây ra sự bột phát tình cảm quá mãnh liệt như thế.- Sao! Nếu mai kia cô giàu có sung sướng, nếu một gia sản từ mây rơi xuống cho cô, cô vẫn còn yêu người thanh niên nghèo nàn cô vừa lòng trong những ngày cùng khốn?Thiếu nữ gật đầu một cách ngộ nghĩnh.- Một thanh niên rất khốn đốn?Lại gật đầu.- Các người nói dại dột gì đấy? Bà Vauquer la lên.- Để chúng tôi yên đi. Eugène trả lời, chúng tôi hiểu nhau mà,- Vậy đã có lời hứa hôn giữa nhà quý phái Eugène de Rastignac và cô Victorine Taillefer rồi sao? Vautrin nói lớn vừa xuất hiện thình lình ở cửa phòng ăn.- Ồ, ông làm chúng tôi sợ quá! Cả bà Couture và bà Vauquer cùng nói lên một lúc.- Tôi có thể kén chọn dở hơn nửa kia, Eugène cười vừa trả lời. Tiếng Vautrin đã làm cho chàng bị một cảm xúc tàn bạo chưa hề có.- Thôi, xin các ông đừng đùa giỡn dở hơi nữa! Bà Couture nói. Đi lên phòng ta đi, con ơi.Bà Vauquer theo hai người khách trọ. Để tiết kiệm mẩu đèn sáp và lửa sưởi bằng cách cùng thức đêm ở phòng hai người này. Eugène còn lại một mình đối diện với Vautrin.- Tôi đã biết là anh sẽ thoà thuận, Vautrin nói mà vẫn giữ vẻ hết sức điềm tĩnh. Nhưng anh nghe đây! Tôi cũng có tính tế nhị như ai. Anh đừng quyết định lúc này, anh không bình thường. Anh có nợ. Tôi không muốn vì tình dục, vì thất vọng mà anh quyết định đến với tôi, mà vì lý trí. Có lẽ anh cần năm ngàn quan. Đây này, anh lấy không?Con yêu kia lấy ví tiền trong túi và rút ra ba tờ giấy bạc làm lấp lánh trước mắt chàng sinh viên. Eugène ở trong một tình trạng ác liệt. Anh ta mắc chịu bá tước D’Ajuda và bá tước De Taillefer năm trăm quan đánh miệng thua. Anh ta không có tiền trả, và không dám lại nhà bà De Restaud tối nay, người ta đợi anh ở đây. Đây là một dạ hội thường, người ta ăn bánh ngọt, uống trà, nhưng ở đó người ta cũng có thể đánh bài thua sáu ngàn quan.- Thưa ông, sau khi đã nghe lời ông nói, ông cũng hiểu tôi khó mà nợ nần với ông được. Eugène nói vừa cố giấu những cử động run rẩy.- Ấy, nếu anh nói cách khác thì tôi mới phiền lòng hơn. Con người quyến rũ nói. Anh là một chàng trai trẻ đẹp cao nhã, kiêu hãnh như sư tử mà hiền lành như một cô gái nhỏ. Anh sẽ là mồi ngon cho quỷ. Tôi thích tính cách thanh niên ấy. Vài ba lần suy nghiệm chính trị cao nữa, rồi anh sẽ thấy đời với bộ mặt thật của nó. Đem diễn vài cảnh đạo đức ở đó, con người trác việt sẽ thoả mãn được tất cả những sở thích của mình với sự vỗ tay của khách bàng quan đại dột.Trong ít ngày nữa, anh sẽ về phe chúng tôi. Ồ, nếu anh muốn làm đệ tử tôi, tôi sẽ làm anh đạt hết mọi mục đích. Anh chỉ bày tỏ một ý muốn gì là nó sẽ được thoả mãn, bất cứ anh mong ước điều gì: danh vọng, tiền tài, gái đẹp. Ta sẽ làm tất cả nền văn minh này thành món ăn quý cho anh. Anh sẽ là đứa con cưng của ta, đứa em út của chúng ta, Chúng ta có thể vui lòng tận diệt hết mọi người cho anh vui lòng. Cái gì cản trở anh sẽ bị đè bẹp. Nếu anh còn e dè, thì anh cho tôi là phường đạo tặc sao? Này, có một người có một lòng chính trực như cái lòng chính trực mà anh tưởng vẫn còn là ông Turenne, ông ta đã làm việc với kẻ cướp mà không nghĩ mình phải ô danh. Anh không muốn mang ơn tôi phải không? Có sao đâu? Vautrin mỉm cười nói tiếp. Lấy mảnh giấy nhầu này và viết lên đây này (ông ta nói vừa lấy ra một con niêm): Ký nhận số tiền ba ngàn năm trăm quan, sẽ trả trong một năm. Đề ngày đi! Tiền lời khá nặng để anh khỏi ngại ngùng gì nữa; anh có thể gọi tôi là thằng chết toi rồi, và xem mình như khỏi chịu ơn ai hết. Tôi cho anh khinh tôi bây giờ, vì cam chắc anh sẽ thương mến tôi về sau. Anh sẽ thấy nơi tôi những hang sâu vô tận, những tình cảm bao la đúc kết mà bọn khờ gọi là tật xấu: nhưng anh sẽ không lúc nào thấy tôi là người hèn nhát hay bất nghĩa, Tóm lại là tôi không phải là một con tốt cũng không phải là con tượng mà là con xe, cậu bé ạ.- Vậy ông là người gì? Eugène nói to. Ông sanh ra để quấy rầy tôi mà.- Không đâu, tôi là một người hiền lành muốn làm dơ mình để anh khỏi vấy bùn suốt đời anh. Anh hỏi tôi tại sao có sự tận tuỵ ấy à? Ấy, tôi sẽ nói nhỏ vào tai anh một ngày kia. Tôi làm anh kinh ngạc vì chỉ cho anh xem cái lộn xộn của trật tự xã hội, và cách chuyển vận của bộ máy; nhưng mối sợ sệt lúc đầu của anh sẽ qua như cái sợ của chàng lính mới giữa chiến trường, và anh sẽ quen với ý tưởng xem người đời như những tên lính nhất quyết chết để phụng sự những kẻ tự xưng mình là vua. Thời buổi đã đổi khác nhiều rồi, Xưa người ta bảo một anh chàng bạo dạn: “Năm trăm quan đây, mày giết tên X. cho tao;” rồi yên thấm ăn khuya lúc đã cho một người về âm phủ vì một tiếng có một tiếng không. Nay tôi đề nghị hiến anh một sản nghiệp đổi lại một cái gật đầu không làm anh liên can chút gì, mà anh dụt dè. Thời đại này mềm yếu mà.Eugène ký hối phiếu rồi đổi lấy các giấy bạc.- Này, ta nói lý xem. - Vautrin nói tiếp - Tôi muốn vài tháng nữa sẽ đi Mỹ Châu trồng thuốc lá, tôi sẽ gửi cho anh những điếu thuốc lá của tình bạn. Nếu tôi trở nên giàu tôi sẽ giúp anh, Nếu tôi không còn (việc có thể chắc, tôi không thích mọc lại đây bằng cách đâm cành), tôi sẽ để gia tài tôi lại cho anh. Như thế có phải là bạn của một người không? Thế nhưng tôi, tôi lại mến anh. Tôi say mê ưa tận tuỵ với một người. Tôi đã hành động như thế rồi. Cậu bé thấy không, tôi sống ở một vùng cao hơn mọi người. Tôi xem hành vi là phương tiện và chỉ nhắm mục đích. Đối với tôi, con người là cái gì? Cái này này! Ông ta nói vừa làm kêu “đốp” với móng tay cái dưới một cái răng. Con người là tất cả hay không gì hết. Còn thua cái không gì hết nếu con người ấy lại tên là Poiret: Ta có thể đè giết nó như con rệp, nó xẹp lép và nó thối. Nhưng con người là một ông thánh nếu nó giống anh: đây thì không còn là một cái máy bọc da nữa, đây là cả một kịch trường có nhiều tình cảm cao đẹp xốn xao, mà tôi chỉ sống vì tình cảm.Tình cảm, có phải là cả một thế giới trong một tư tưởng chăng? Xem ông già Goriot đây: hai cô con gái ông ta là cả một vũ trụ của ông ta, là cái dây dẫn ông ta đi trong thiên nhiên. Này, đối với tôi là người đã đào xới cuộc đời chỉ có một tình cảm thật, đó là tình bạn giữa hai người Pierre và Jaffier, đó là cả sự say mê của tôi. Tôi thuộc lòng quyển “Thành Venise được cứu thoát”. Anh có thấy nhiều người đủ can đảm để khi một người bạo bảo: “đi chôn một đứa!” thì đi không nói một tiếng, cũng không lấy đạo đức ra rầy rà bạn không? Tôi, tôi đã làm như vậy. Tôi không nói như vậy với tất cả mọi người đâu. Nhưng anh, anh là một người phi phàm, người ta có thể nói với anh tất cả, và anh có thể hiểu tất cả. Anh không quanh quẩn lâu ở trong đám đầm lầy đầy kẻ thấp hèn, ở quanh ta đây đâu. Đấy, tôi nói rồi đấy. Anh sẽ cưới vợ. Đẩy cây nhọn của ta ra đi! Cây của tôi bằng sắt và không lụt bao giờ, hà, hà!