ỹ Nhơn đi về phòng kế toán như không có việc gì xảy ra. Thấy mọi người bu lại bàn tán xôn xao về sự cố suýt chút nữa chết người, nhưng bảng thưởng được mọi người đồn đoán sắp lãnh, chắc chắn là không có rồi:- Sự cố xảy ra như thế thì làm gì có thưởng được.Mấy người trong phòng tru tréo. Khác với họ chỉ màng đến tiền và phát tiền. Mỹ Nhơn xem ra hiểu biết về điện hơn, chứ không đơn thuần là nhân viên kế toán chỉ biết phát lương mà thôi. Nên gặp nàng mọi người liền hỏi ngay:- Nãy giờ, chị ở bên trạm Phú Tân à!Mỹ Nhơn gật đầu.- Ghê thật…nguy hiểm thế mà chị vẫn sang bên ấy. Chuyện gì vậy?Cũng giống như lúc gặp hai nhà báo. Mỹ Nhơn cũng lấy miếng nước chấm lên bàn, vẽ sơ đồ máy cắt cầu dao. Nói chuyện với hai nhà báo như thế nào thì bây giờ nàng cũng nói y như vậy, còn trôi chảy nữa là khác. Mọi người bu vào nghe, nãy giờ vận động nhiều người nàng hơi có mùi họ cũng không để ý. Đã qua rồi cái thời báo chí viết vào đâu là ca ngợi đó, để tránh đụng chạm. Bây giờ cứ việc gì xảy ra, thì có sao "nói vậy người ơi". Sự cố xảy ra ở trạm Phú Tân được đăng tải ở nhiều tờ báo, và thời nay không còn lấp liếm như trước đây được nữa. Vi phạm trong ngành Điện được người ta mổ xẻ nhiều, vì vậy lần này Phan Tài khó mà thoát tội. Trong ngành Điện, người ta bắt buộc có hình thức kỷ luật rõ ràng với những ai đã vi phạm. Ngay cả Tổng công ty Điện lực buộc công ty Truyền tải phải có ngay hình thức kỷ luật thích đáng, họ đề nghị những người liên quan sau đây: Thứ nhất là ở trạm Phú Tân có ba người: Cách chức Trưởng trạm và buộc ba người đi ca hôm đó gồm trưởng ca và hai giám sát học Quy trình vi phạm Kỹ thuật vận hành điện một tháng, Trưởng phòng kỷ thuật của đội Truyền tải điện đội 2 cũng bị chuyển đổi công tác. Hai người bên phía Điều độ miền vì không rà soát phương thức cụ thể cũng bị kỷ luật. Còn Phan Tài có vẻ hơi nhẹ, do cha vợ đỡ đầu, lý do mà ông đưa ra là việc đấu dây phải do bên công ty Điện lực lên phương án và phải đốc thúc, nên phải chịu trách nhiệm chính và buộc họ phải chịu thay lại bộ cầu dao bị cháy. Tuy vậy Phan Tài không còn được đi nghiệm thu các công trình nữa.Từ sự việc lơ là gây cháy nổ cầu dao, Phan Tài phải ngồi ở phòng, làm công việc buồn chán nhất là thống kê lại sổ sách của Phòng Kỹ thuật.Đang lúc làm mới lại các box-fill (các tập chứa đựng hồ sơ củ lưu lại). Phan Tài để ý lại các rơ-le đã từng gắn tại trạm Phú Tân không hiệu quả, mà phòng kỹ thuật vẫn duyệt, cụ thể là rờ-le 50REF mà ba vợ anh đã ký. Tờ giấy rớt ra trong xấp hồ sơ là sáng kiến của Phan Quang Thông, hồi anh còn làm trưởng trạm anh đâu có nghe nói đến sáng kiến này bao giờ. Sau đó các toán công tác xuống thi công và sau này loại bỏ cũng không nghe nói qua. Mặc dù không được duyệt sáng kiến vì không hiệu quả nhưng Phan Tài ngầm khen ngợi hắn là người tài năng.Phan Tài lấy làm lạ, sáng kiến đó không được xem là hiệu quả, nhưng vì sao nó vẫn được lắp đặt. Anh lật lại từng hồ sơ, thấy sáng kiến được đổi tên cho ông Trần Chí Lý. Anh đem hai tờ giấy đến gặp ba vợ mình.- Đây là sáng kiến của Phan Quang Thông không được duyệt, sao sáng kiến của ba giống y chang lại được duyệt?Ông Trần Chí Lý nhìn quanh không thấy ai, liền mời Phan Tài ngồi xuống:- Chuyện này đã lâu nhắc đến làm gì, vả lại nó cũng không còn sử dụng.Thấy Phan Tài vẫn còn ấm ức, ông giải thích thêm:- Thoạt đầu thì ta chỉ muốn gởi sáng kiến cho có thành tích, có sáng kiến mới có thưởng. Không ngờ được duyệt và cho thi công. Mặc dù ai cũng hiểu nó không hiệu quả, nhưng vì có công trình ắt sẽ có tiền… Có sai thì có sửa chữa, mà sửa chữa thì tiếp tục có thêm một khoảng nữa. Sau này, ở đây ắt anh cũng làm thế thôi.Phan Tài vẫn không chịu thua, liền nói ra những bức xúc:- Nhưng làm như vậy là lãng phí tiền của nhà nước…thật là- Thôi anh nhắc lại làm gì, chuyện nào cũ qua cho qua.Ông Trần Chí Lý tỏ vẻ không nghe nữa. Phan Tài trở về phòng tiếp tục tìm hiểu cặn kẻ hơn. Anh bắt đầu phát hiện ra rằng, những gì không chất lượng ắt phải có tham nhũng. Phan Tài thấy hình như có sự thông đồng của các phòng ban, gây lãng phí rất lớn cho nhà nước. Như vậy tiêu cực ở Phòng Kỹ thuật này không phải là ít, mỗi một tủ cho rờ-le 50REF và cáp điện chạy ra sân, để rồi loại bỏ gây hao tốn không dưới 0,5 tỉ đồng, mà đâu phải chỉ trạm Phú Tân không thôi, 46 trạm của công ty Truyền tải đều được lắp đặt thì số tiền nhân lên khá lớn.Có công trình nghĩa là có ăn, người ta còn ký duyệt cả máy biến thế 9T tại trạm Phú Tân có bộ đổi nấc phía 220 kí-lô-vôn khác với các máy trước có bộ chuyển nấc bên phía 110 kí-lô-vôn, dẫn tới các máy không đồng bộ nên không thể vận hành song song trên lưới điện quốc gia được. (Học viên bình thường cũng biết đến điều kiện ấy, vì không cùng hệ số ngắn mạch phần trăm), ắt phải có tham nhũng trong này.Thì ra, ba vợ mình có “uy” mọi người là như vậy. Phan Tài cảm thấy ấm ức và buồn phiền điều gì đó. Người ta đã câu kết thành dây thành sợi chằng chịt như mạng nhện, biến hoá phù phép đủ thứ để tư lợi riêng tư cho mình, hình như bới móc khâu nào cũng có vấn đề cả.Phan Tài cảm thấy cô độc vô cùng, không phải mình thật tốt nhưng mình không phải là người tham nhũng. Trong sự phát triển của đất nước, vì nhu cầu điện năng và tính ổn định của nó. Các thiết bị hiện đại nhanh chóng được lắp đặt mới, hết thiết bị này đến thiết bị khác điều hành viên mấy người theo kịp, dẫn đến yếu kém trong lúc điều hành. Phan Tài cố gắng học hỏi các thiết bị mới nhưng cũng không tránh được sai lầm dẫn đến sự cố nhiều lần mất điện. Mà lỗi này suy cho cùng là do khâu đào tạo, các thiết bị cứ gắng mới ở một trạm nào đó hầu như mặc cho điều hành viên tư học hỏi, việc cập nhật cũng tạo nên một áp lực không kém. Trong khi đó, có những người chỉ lo tư lợi cá nhân, nhập các thiết bị không được đồng bộ, rồi giao mặc cho điều hành quản lý…vì thế, việc không dẫn đến nhiều sự cố mới là lạ. Cho nên tham nhũng cũng là một lỗi lớn trong hệ thống điện, đã gây cho anh phạm phải nhiều lỗi lớn trong điều hành điện trước đây.Phan Tài chỉ biết việc lắp đặt rờ-le 50REF và máy biến thế 9T tại trạm Phú Tân là có vấn đề, nhưng cụ thể phòng ban nào nhận bao nhiêu tiền thì anh không nắm được. Vả lại trong việc này có cả ba vợ anh trong đó, xem ra mình biết vậy chứ nói ra rất khó cho mình. Còn nếu như có nói, thì nói với ai mới được…thử hỏi làm sao đẩy mạnh việc đầu tranh chống tham nhũng trên toàn thể đất nước thì khó khăn biết mấy.Phan Tài buộc phải gấp lại mọi việc, y như quyển sách được gấp lại lưng chừng. Lại còn một cái buồn nữa là bên vợ anh không xem trọng anh lắm, nhất là người vợ đổi tính đổi nết sau khi cưới làm anh rất buồn lòng. Bây giờ anh muốn có con để có thêm một đồng minh, hình như vợ anh muốn cô lập hay sao mà nàng không chịu sinh. Bây giờ phụ nữ nắm bắt khoa học kỹ thuật thế nào đó mà Phan Tài làm đủ cách cũng không xong. Sức người có hạn, nên anh quy hàng mà năn nỉ vợ. Người năn nỉ là người thế yếu, bị phụ thuộc, chờ được duyệt đến bao giờ?Phan Tài bỗng nhớ đến Mỹ Nhơn vô cùng, không hiều sao như vậy. Chắc giờ đây chỉ có nàng là lắng nghe anh nói, tin anh và anh cũng cần có người để nghe mọi chuyện mà anh biết. Nàng như là một đồng minh cần kíp nhất lúc này.Mấy hôm sau anh gọi điện thoại về các trạm để hỏi số liệu và thông số các thiết bị đang vận hành. Anh có gọi về trạm Phú Tân, để cập nhật các thông số thiết bị:- Hai TU 21 và 22 có tỉ số biến 230 trên căn ba trên 100 vôn căn ba phải không?Những người ở trạm Phú Tân xác nhận đúng vậy.- Còn phía cấp điện thế 15 kí-lô-vôn, máy cắt tụ bù có đưa mạch giám sát vào hoạt động không?- À! Cái này để lật sơ đồ xem kỹ lại rồi báo sau với anh nha. Anh chờ chứ…- Cũng được…Để điện thoại ra ngoài, người điều hành viên đi lục lại tài liệu. Mỹ Nhơn cũng thường sang chơi. Thấy điện thoại để ngoài nàng bắt máy, tưởng như ai đó quên gát vào, nàng muốn kiểm tra. Giọng nàng từ đầu “alô” là Phan Tài biết ai rồi, anh hỏi nàng có khoẻ không? Vậy mà nàng không nhận ra giọng anh, cứ hỏi ai vậy, rồi còn biết nàng là ai không nữa chứ?- Mụ Si-La chứ ai! - Phan Tài tức quá, đáp.- Ai mà dám gọi tôi là mụ Si-La xấu xí vậy cà…- Mụ Si-La bộ em tưởng xấu lắm sao, đưa đẩy và đẹp lắm đó!- Anh Phan phải không? - Giọng nàng mừng rỡ reo lên. Phan Tài cảm thấy hết sức là ưng bụng vì cảm xúc khi nàng nhận ra anh, cũng hết sức đậm đà.Nói chung gần đây công ty bắt buộc điện thoại phải ghi sổ và để điện thoại cho công việc. Chứ không như trước đây muốn ca vọng cổ cho nhau nghe cũng chẳng hề gì, Phan Tài hỏi nàng ngắn gọn:- Tờ báo lúc trước đăng tin sự cố tại trạm Phú Tân, em có nhún tay vào không mà nhiều người đồn đoán quá vậy.Mỹ Nhơn hãnh diện lắm, nhưng nhớ Phan Tài là người có trong cuộc nên nàng chỉ hẹn hò:- Hôm nào gặp nhau đi em kể cho anh nghe. Ở đây khó nói lắm, em nhườn máy cho các anh điều hành viên nghe!- Chiều nay em có đi học không?- Có, nhưng nếu anh muốn nghỉ thì em nghỉ!-Thôi nghỉ đi! Em đi học chỉ tổ làm hư mấy ông thầy…- Khỏi nói…Ông thầy nào đẹp trai là em học môn đó giỏi à.- Khỉ ghê! Chiều nay anh đến nhà em hay sao…- Hay anh đến trước trường em, lúc 5 giờ rưỡi.- Trường đại học Tài chính Kế toán hả?- Ờ…Em đến trường gởi xe, rồi anh chở đi nha…- Muốn anh tới trường để thầy thấy không ế độ chứ gì!- Biết hết mà còn nói…Phan Tài tủm tỉm cười bên đầu dây bên này, chờ nghe giọng điều hành viên xác nhận là khối rờ-le giám sát mạch tríp thì có, nhưng chưa vào hoạt động. Buổi chiều hôm đó, anh làm theo lời nàng nói. Đến trước cổng trường chờ Mỹ Nhơn.Lúc này, anh mới nhận ra Mỹ Nhơn kha khá hơn trước rất nhiều. Nàng không có nét tiểu thư, nhưng cái nét hoang sơ đàng đúm thì thấy rõ. Ngực không gói gọn như các cô sinh viên, mà như muốn bung mấy hàng nút áo. Phan Tài không hiều sao cứ gặp nàng là cứ liếc nhìn xuống đó, nếu như anh có nhìn chỗ khác thì cũng gồng gượng lắm mới làm được. Hai người đều gởi xe tại trường, rồi đi bộ vì gần đó có một quán cà phê Trung Nguyên.Cũng giống như thời sinh viên, hai người sóng đôi trên vỉa hè và bắt chuyện:- Hai đứa mình cũng giống như sinh viên quá anh nhỉ?- Cũng giống…nhưng hơi già, người khác nhìn vào chắc nghĩ là mình ở lại lớp.- Hư…anh bao giờ chịu nói chuyện nghiêm túc.Phan Tài im lặng, bỗng nhiên anh thương cảm cho nàng. Hình như nàng thiếu thốn quãng đời học trò. Nên bây giờ đi học lại nàng thấy thú vị, dù chậm hơn nhưng cũng có nên nàng muốn yểu điệu để có. Tóc nàng cũng nhuộm ngà ngà vàng, ca nho nhỏ bài hát Bằng Lăng tím mà ca sĩ Mỹ Tâm thường hát, rồi nàng hỏi anh:- Ai cũng nói em giống Mỹ Tâm, anh thấy em có giống chút xiú nào không?- Giống lắm…à mà chỉ khác chút xiú thôi.Mỹ Nhơn mừng lắm, nàng quay sang Phan Tài nghe anh nói hết để nàng tiếp tục sửa thêm:- Khác chỗ nào…- Ờ…chút xiú thôi à! Dấu ớ với dấu á …- Là sao…- Tâm dấu ớ là tâm hồn, còn em dấu á là tăm…tối.- Sao không nói tăm xỉa răng luôn đi.- Vì lịch sự… Mấy người sinh viên đi ngang qua, thấy họ sóng bước xứng đôi vô cùng. Có người tò mò muốn trộm nghe, song hai người nói chuyện có vẻ bông đùa nên đi thẳng. Nhưng khi Phan Tài nhấp một miếng cà phê Trung Nguyên vào rồi, thì anh mới vào đề một cách đứng đắn (y như cà phê Việt Nam chất lượng cao vậy):- Lúc này anh hơi buồn…- Rồi…Một chục ông như một, rời khỏi vợ là than phiền…- Em sao vậy? Anh chưa nói hết. Tự nhiên nhắc vợ anh ở đây. Anh nói buồn là buồn phiền công việc, buồn về việc tham nhũng, buồn về tương lai đất nước.Thấy hơi nghiêm trọng, Mỹ Nhơn mới chịu lắng nghe. Dù sao đã có lần uống cà phê, nên nàng cũng hiểu được tính tình của Phan Tài.- Anh về phòng kỹ thuật công ty, phải công nhận ở đó mọi người rất giỏi về điện. Nhưng lần hồi anh cũng nhận thấy được, đồng lương nhà nước trả cho họ không xứng đáng. Họ cũng biết vậy nhưng họ vẫn cứ miệt mài làm việc, song nhiệt tình của họ có mục đích.- Đúng là lương thấp quá anh ạ! Như em đây phải bán buôn thêm mới đủ trang trải…Họ hơn em có vài chục.- Đúng rồi! Nhưng họ khác em ở chỗ, có công trình ăn chia…Họ đều kiếm thêm từ những công trình mà nhà nước cho phép đầu tư. Em biết sao không, thoạt đầu là những công trình ăn chia hợp pháp nhưng rồi ai ngốn được riêng thì họ ngốn. Đủ mọi cách…- Làm sao họ làm được?- Ở bên ngoài khó mà nhận thấy. Như anh đây chỉ vô tình đọc lại mấy tài liệu củ, mới phát hiện ra được. Ở Trạm Phú Tân, không biết em có biết rờ-le 50REF không nhỉ?- Sao mà không biết…Bộ anh tưởng em ở trạm Phú Tân chỉ có quét nhà thôi sao. Rờ-le bảo vệ nội bộ máy biến thế chứ gì!- Ờ…cái đó đó…Em thấy nó còn vận hành hay bỏ ra rồi?- Bỏ lâu rồi mà…Hồi anh còn làm chức trưởng trạm, thì đã bỏ rồi.- Đó! Em thấy một tủ rờ-le đẹp như vậy mà bỏ có uổng không? Nhưng vấn đề không phải là uổng, vấn đề là nó không hiệu quả!- Không hiệu quả thì bỏ thôi chứ anh. Mấy lần đóng máy biến thế, nó làm bật máy cắt hoài…- Ờ…Em biết nhiều ghê nha.- Mấy bữa chiều đóng máy biến thế không được, nhất là máy 9T mới mua về bật liên miên vì cái rờ-le này. Em phải ở lại quét dọn phòng điều hành cho sạch sẽ, có khi suốt đêm mấy ông đòi mua nước về uống. Em phải lo mệt mỏi mà chẵng thấy ai chấm công…- À…Sao lúc đó em không nói anh.- Nói gì, anh phải biết chứ…- Thôi, cũng vì công việc chung. Anh nói tới đâu rồi nhỉ?- Rờle 50REF…- À!...Máy biến thế 9T nữa. Nhưng để anh nói rờle 50REF trước đã…Em biết đó, vì nó không hiệu quả, thường bật máy biến thế khi đóng điện, thế thì người ta thi công làm gì?- Để có công trình chứ làm gì! Có công trình là có ăn…chứ sao!- Đó…Đó, em hiểu rồi đó! Nhưng khổ nổi, anh biết người có ăn lại là ba vợ anh.- Rồi! Anh gặp chuyện chéo ngoe rồi…- Ờ! Người ta hay gọi là chéo cẳng ngỗng…Nói vui vậy thôi, chứ biết quá cũng làm gì được. Anh buồn là người ta làm thịt nhiều quá, đến máy 9T cũng vậy. Người ta dễ dàng ký duyệt cho máy đó về trạm Phú Tân, không thể vận hành song song với các máy khác, phải độc lập là cũng có mùi tiêu cực rồi! Anh nói cho em một câu triết lý để đời: “Cái gì mà không hiệu quả ắt phải có tham nhũng”, em hãy nhớ lời anh câu nói đó.- Có bị bắn không?- Bị bắn gì…- Vì em nghe câu này quen quen, giống như anh Trỗi.- Em khỉ quá! Anh nói chuyện nghiêm túc đấy.- Thế thì anh tính sao với ông già vợ anh đây? Không phải là tôi xúi vì anh không lấy tôi đó nghen.- Nói chung, là thanh niên đứng trước tình cảnh đất nước đầy rẫy tham nhũng, mình thấy có cái gì đó phải có trách nhiệm. Nhưng vì, anh chỉ nắm được sự việc lưng chừng, nên biết sao bây giờ?- Viết báo đi…- Viết báo à? Hình như là lần sự cố ở trạm Phú Tân. Em là người cung cấp tin cho họ phải không?- Cung cấp à? Em viết luôn đó.- Em viết?- Nói chung viết cũng dễ, mấy bài viết trên báo Công đoàn em viết có thưởng nhiều. Chủ yếu ca ngợi ngành Điện, chẳng hạn như bài Sợi chỉ đỏ, viết có một đêm nhưng em thấy rạo rực. Em không muốn hô hào như các sếp, chán nhất là các Bản tin Công đoàn Điện lực hay viết như những nghị quyết, văn như thế khó đọc. Cái Sợi chỉ đỏ mà em tả ẩn chứa nhiều điều và nhìn sự việc mang tính văn học hơn. Cũng như bài Huyền thoại chiến tranh, kể về bà mẹ đau đớn nhìn thấy con mình lần lượt hy sinh, sau này bà lại giúp những anh em công nhân ngành Điện phát hoang…Mỹ Nhơn nói một thôi một hồi, say sưa. Thấy Phan Tài không lắng nghe mà còn trề môi trề miệng, làm nàng cụt hứng.- Ơ! Nãy giờ anh nói nhiều rồi nha. Tới phiên em nói thì anh không chịu nghe…có nói có nghe mới là bạn chứ!- Em nói mấy bài viết là do em viết?- Chứ ai! Thức mấy đêm…- Thế rồi bài ‘Sợi chỉ đỏ” anh cho em, em quên à!- Bài nào anh cho…uả - Mỹ Nhơn nhớ lại - À! Nhưng em thức mấy đêm để sửa lại. Nhưng hình như anh có thề là không nói ra mà…- Thề thì thề…Nhưng em phân tích bài viết với ai kìa. Nhầm anh mà em cũng đẩy luôn…Bởi vậy anh cũng không tin bài viết “Huyền thoại chiến tranh” gì đó cũng không phải của em.- Không tin thì thôi…Bây giờ thì Mỹ Nhơn cụt hứng thật, nên nàng giẫy nảy:- Mà anh có tin là em viết báo không?Phan Tài cố gắng gật đầu.- Anh thấy cái tên Thành Nhơn rồi còn gì nữa. Việc mà em muốn viết báo là việc gì anh biết không?- Việc gì…- Nói chung tình hình tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước nói mãi cũng thế thôi. Vấn đề sâu xa là làm sao triệt tận gốc nó đi.- Triệt bằng cách nào?- Dễ ợt! Cổ phần hoá tất…Mấy sếp ngành Điện cứ lợi dụng việc Nguyên Thủ tướng đứng ra đầu tư đường dây 500 kí-lô-vôn, họ cho đó mang tính lịch sử mà không chịu cổ phần hóa. Nếu vì lịch sử, thì giữ lại đường dây và các trạm 500 kí-lô-vôn thôi. Còn các cấp điện áp thấp hơn thì cổ phần hóa, cái lợi trước mắt là thấy ngay nhà nước thu về một số tiền khá lớn cho ngân sách, chứ không thì mấy ông trong ngành Điện cứ đầu tư dàn trải ra mãi, cứ có công trình nâng cấp thì sẽ có tham nhũng.- Sao anh thấy em có vẻ thích cổ phần hóa quá nhỉ? Em có bị nhiễm môi trường của các nhà báo không vậy đó?- Có sao nói vậy à người ơi! Em thấy vấn đề là như thế này. Các nước trong khu vực như Thái Lan chẳng hạn, quản lý của họ gọn nhẹ hơn chúng ta nhiều. Thế mà người ta vẫn cho là ngành Điện là nơi rút tiền nhà nước tinh vi, rồi họ cũng tiến hành cổ phần hóa. Nước Pháp cũng thế, vậy Việt Nam chúng ta tài hơn họ chắc? Những người trong ngành Điện mong hình thành ngành Truyền tải thành một tập đoàn, cái đó thì họ nói, chứ em thấy không xong rồi.- Không xong chỗ nào?- Anh xem...Ai trong ngành cũng biết, việc ít mà người thì đông, phòng ban chồng chéo nhau. Thay vì cổ phần hóa cho khỏe, đằng này họ muốn thành lập Tập đoàn Điện lực Việt Nam nên nhà nước tiếp tục đổ tiền ra xây cơ ngơi cho Truyền tải đội 1,2,3,4, thành lập các khâu quản lý mới thêm cồng kềnh, rồi còn phải trang bị xe cộ và các thiết bị đo đạc sửa chữa duy tu. Trong công ty giải quyết lao động dôi dư chẳng được, vì mở rộng thêm phòng ban thiếu người nữa là khác. Có người cũng viện cớ vì lịch sử để lại: người này nể tình người kia vì có dây mơ rễ má với nhau, nên không thể giải quyết được lao động dôi dư. Ngay ở Trạm Phú Tân, mọi người đều viện cớ là công tác không thể đủ người, hoặc có sự cố thì nhân sự bao nhiêu đó là vừa. Nhưng anh thấy có đến năm người đi một ca, chứ em thấy một người ngồi canh máy là đủ. Nhà nước trả lương họ thấp, họ không chịu làm nhiều. Nhưng nếu cổ phần hóa, ắt mọi người sẽ giành việc và mỗi ca số người ắt sẽ ít lại.- Em học mới năm đầu, mà sao anh thấy em hiểu nhiều rồi đấy! Cái vụ cổ phần hóa của em thôi anh không nghe đâu, chuyện đó có cấp trên lo. Tập đoàn Điện lực họ sẽ năng động thôi, chắc chắn phải tìm cách nào đó thích nghi với kinh tế thị trường. Em mất lòng tin ở các cấp lãnh đạo là không tốt đâu, dầu sao ngành Điện cũng là nơi anh và em đang dung thân đấy chứ. Anh chủ yếu gặp em vì anh thấy buồn và muốn xem em thế nào thôi...- Chặc...Mấy ông đàn ông ngộ ghê. Có kế sách thì thích bàn bạc người khác nghe thôi. Nhưng khi người khác xây dựng kế sách thì không chịu nghe...Nhất là nữ nhi của tụi em.Phan Tài là người đặt vấn đề nhưng không có dũng mãnh giải quyết, cho nên anh cũng chẳng nhận ra khí khái của nàng. Họ về nhà và cho là gặp nhau vô ích.Ấy vậy mà Phan Tài khó ngủ vô cùng, không lẽ ly cà phê làm anh khó chịu. Anh khều vợ mấy lần, nàng chỉ ừ hử cho có chứ từ hồi cưới tới giờ chưa thấy rủ rê anh bao giờ… nhưng cũng không từ chối.