3.6. Mở rộng quyền tự chủPhương hướng chung của việc cải cách thể chế kinh tế truyền thống của Đặng Tiểu Bình, biểu đạt bằng một câu là: Mở rộng quyền tự chủ. Đồng thời cũng là mưu lược cơ bản của ông để làm sống động nền kinh tế. Trong Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ ba. Đặng chú trọng nói về vấn đề phát huy dân chủ kinh tế. Ông nói: “Hiện nay, thể chế quản lý kinh tế của nước ta là quyền lực quá tập trung, cần phải mạnh dạn và có kế hoạch trao xuống dưới, nếu không sẽ không có lợi cho việc phát huy tính tích cực của cả nhà nước, các địa phương, các xí nghiệp và người lao động, cũng không có lợi cho việc thực hiện quản lý kinh tế hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất. Cần để cho địa phương và xí nghiệp, đội sản xuất có nhiều quyền tự chủ trong quản lý kinh doanh hơn nữa”Quyền quản lý tập trung rất cao cũng có chỗ tốt là có thể tập trung nhân lực, vật lực, tài lực, tiến hành xếp sắp thống nhất, xây dựng kinh tế quy mô lớn. Nhưng, sau 30 năm từ ngày lập nước, được hưởng đủ những cái tốt đó, những mặt xấu cũng thể hiện đầy đủ, mặt xấu là hạn chế tính tích cực của “hệ thống con”, làm cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội không sao biểu hiện ra được.Cái sáng suốt của Đặng là ở chỗ ông hiểu được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Trung quốc vốn cần cù lao động, có một tính tích cực bản năng với hoạt động kinh doanh. Do đó, bí quyết để làm tốt kinh tế, làm sống động xí nghiệp không phải là rót cho xí nghiệp bao nhiêu tiền, phái cho họ bao nhiêu cán bộ, dựng nên bao nhiêu cơ cấu phát xuống bao nhiêu chỉ thị, mà chỉ cần một cái, đó là cho họ đầy đủ quyền tự chủ.Cái hay của quyền tự chủ là làm cho người sản xuất có được ý thức về mình trong trách nhiệm và lợi ích. Người sản xuất có quyền tự chủ kinh doanh, cũng sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, vì kinh doanh tốt hay xấu có quan hệ đến lợi ích thiết thân của họ. Có được cái ý thức về bản thân mình, người sản xuất sẽ tìm trăm phương ngàn kế để phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, không cần đến lực lượng bên ngoài quản lý họ. Mở rộng quyền tự chủ chính là dùng mưu lược để phát huy tính tích cực. Đặng lấy thí dụ: “Một đội sản xuất có quyền tự chủ kinh doanh, thì một mảnh đất nhỏ chưa được trồng trọt, một mặt nước nhỏ chưa được sử dụng, xã viên và cán bộ cũng ngủ không yên, tìm mọi biện pháp để tận dụng. Toàn quốc có mấy chục vạn xí nghiệp, mấy triệu đội sản xuất đều ra sức suy nghĩ, thì có thể làm ra được biết bao tiền của!”Biện pháp của Đặng rất nhanh chóng mang lại hiệu quả ở nông thôn. Sau Hội nghị toàn thể Trung ương ba “cho nông dân quyền tự chủ, cho cơ sở quyền tự chủ, như vậy đã phát huy tính tích cực của nông dân, tính tích cực của cơ sở rất nhanh chóng, bộ mặt nhanh chóng thay đổi”. Đặng nói, tốc độ đạt hiệu quả trong cải cách nông thôn là điều ông cũng khống ngờ tới. Năm 1986, khi đi thị sát ở Thiên Tân, Đặng lại một lần nữa thấy rõ uy lực của quyền tự chủ. Cảng Thiên Tân mới được trao xuống dưới trong hai năm mà hiệu quả kinh tế đã tăng lên rõ rệt. Vẫn là những con người đó, vẫn là mảnh đất đó, mà vừa cải cách, hiệu quả đã lên ngay. Đặng nói: “Không có gì khác là trao quyền cho họ, trong đó quan trọng nhất là quyền dùng người”.Nhằm vào hiện tượng quá tập trung quyền lực, Đặng mở rộng quyền tự chủ trên ba cấp:1) Mở rộng quyền tự chủ cho địa phương, điều chỉnh quan hệ giữa trung ương và địa phương, phát huy tính tích cực của địa phương.2) Mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp (và đội sản xuất), điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước và đội sản xuất, phát huy tính tích cực của các đơn vị sản xuất.3) Mở rộng quyền tự chủ của cá nhân người sản xuất, điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, phát huy tính tích cực của các cá nhân.Quyền tự chủ kinh doanh của người sản xuất (tập thể và cá nhân), theo quan niệm của xã hội phương Tây hầu như là một quyền lợi tự nhiên trời cho. Người sản xuất không phụ trách và hưởng lợi về việc sản xuất của mình thì còn ai phụ trách và hưởng lợi? ở Trung quốc cần phát động cuộc cải cách để mở rộng quyền tự chủ là vì những quyền lợi đó đã bị tập trung không thoả đáng trong tay nhà nước và một số quan lớn thay mạt cho nhà nước. Do đó, mở rộng quyền tự chủ có nghĩa là thông qua cải cách thể chế tiến hành một lần phân phối lại quyền lực. Nghĩ đến sự gian khổ của công việc này, cuộc vận động mở rộng quyền của Đặng đã áp dụng sách lược tiến hành từng bước:Bước thứ nhất là mở rộng chính sách kinh tế nông thôn, thực hiện chế độ trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng quyền tự chủ đến đơn vị sản xuất cá thể lấy cơ sở là gia đình. Bước thứ hai là bắt đầu mở rộng quyền cho các xí nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu toàn dân. Bước này phức tạp hơn, nên lại phải chia làm ba bước nhỏ:Tháng 7.1979, Quốc vụ viện có thông tri mở rộng quyền làm kế hoạch, quyền tài vụ, quyền tiêu thụ, quyền buôn bán với nước ngoài, quyền lao động cho các xí nghiệp. Tháng 5.1984, lại mở rộng thêm các quyền kinh doanh sản xuất, tiêu thụ, định giá sản phẩm, mua vật tư, sử dụng vốn, xử lý tài sản, sắp xếp bộ máy, nhân sự lao động, khen thưởng nâng lương, liên hợp kinh doanh cho các xí nghiệp.Tháng 4.1988, thông qua “Luật xí nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu toàn dân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, quy định rõ thêm một bước về quyền tự chủ của xí nghiệp, phạm vi của nó về cơ bản đạt tới cao độ của khuôn khổ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nếu những quyền đó được thực hiện toàn bộ, thì sẽ đánh dấu việc các xí nghiệp quốc hữu của Trung quốc thực sự thoát ly được sự can thiệp không bình thường của các cơ quan chính quyền và trở thành thực thể kinh tế kinh doanh tự chủ, tiến lên con đường tự chịu lỗ lãi, tự mình điều khiển và tự phát triển. Ý nghĩa của việc đó không thể đánh giá thấp.3.7. Đặng như một công trình sư tài giỏi, thúc đẩy việc phân hóa tổ hợp quyền lực, đáng phân thì phân, đáng hợp thì hợp, không chút hàm hồToàn bộ cuộc cải cách là sự phân phối lại quyền lực. Đặng như một công trình sư tài giỏi, thúc đẩy việc phân hóa tổ hợp quyền lực, đáng phân thì phân, đáng hợp thì hợp, không chút hàm hồ. Ở nông thôn, thực hiện chế độ khoán trách nhiệm theo ruộng đất, ở thành thị thực hiện chế độ khoán trách nhiệm kinh doanh, nẩy ra một vấn đề: Đất đai và xí nghiệp đều là của công, đem giao cho cá nhân (nông hộ và người kinh doanh) sử dụng, như thế không phải là làm yếu, làm tan rã chế độ công hữu hay sao?Những vị phái tả phản đối cải cách đã đánh đồng chế độ khoán với tư hữu hoá. Chiếc mũ đó thật không nhỏ. Hãy nghĩ một chút về châm ngôn của Các Mác: Cương lĩnh của những người cộng sản, nói khái quát thành một câu, là tiêu diệt chế độ tư hữu. Mà ở Trung quốc, vô số tiên hệt cách mạng đã đổ máu hy sinh cũng chính vì mục đích đó. Vấn đề thực sự nghiêm trọng.Khoán sản phẩm đến hộ đã xuất hiện từ thập kỷ 60, sự thực chứng minh nó rất có hiệu quả đối với việc nâng cao hiệu suất lao động, tại sao lại coi nó ngang như “chia ruộng làm riêng lẻ” mà ra sức phê phán? Nguyên nhân căn bản là sợ nó phá hoại chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa. Nay tuy không giống như những năm trước, nhưng nếu không giải quyết vấn đề từ căn bản, thì việc phân tách chính quyền và xí nghiệp, mở rộng quyền tự chủ chỉ là nói suông, chế độ trách nhiệm cũng không có tác dụng gì.Đặng gặp phải thách thức. Chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung quốc cũng thừa nhận chế độ công hữu là một trong những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội. Chỉ riêng điểm đó, ông cũng không thể không sử dụng kỹ xảo biến báo để giải quyết vấn đề khó khăn này.Biến báo trước hết cần làm rõ nguồn gốc. Các Mác đã từng coi quyền sở hữu tư liệu sản xuất bao gồm đất đai gồm có quyền chiếm hữu, quyền chi phối, quyền sử dụng. Quyền sở hữu đương nhiên phải thông qua quyền chi phối, quyền sử dụng để thể hiện, nhưng quyền chi phối, quyền sử dụng có thể tách rời tương đối với quyền chiếm hữu được không? Lịch sử đã có câu trả lời: Theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, người sở hữu không trực tiếp chiếm hữu, chi phối và sứ dụng tư liệu sản xuất ngày càng trở nên phổ biến.Dù đó là thành quả của nền văn minh tư bản, Đặng vẫn tìm được những gợi ý. Đất đai và xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Nhưng nhà nước là ai? Là bộ máy nhà nước và tập thể. Bộ máy nhà nước và tập thể sừ dụng những thứ đó thế nào? Vẫn là thông qua quốc dân, tức thông qua những cá nhân cụ thể.Phương pháp biến thông đã tìm được, Đặng bắt đầu phê bình những người có tư tưởng không thông suốt: “Cải cách xí nghiệp chủ yếu là vấn đề làm sống động những xí nghiệp lớn và vừa của nhà nước. Dùng nhiều hình thức, tách riêng quyền sở hữu và quyền kinh doanh để phát huy tính tích cực của xí nghiệp, đó là một mặt rất quan trọng của cải cách. Vấn đề này chưa được giải quyết trong tư tưởng của một số đồng chí. Chủ yếu họ bị gò bó bởi khuôn sáo cũ Kỳ thực, rất nhiều hình thức kinh doanh đều thuộc về phương pháp phát triển sức sản xuất, tức là có thể dùng cho chủ nghĩa tư bản, cũng có thể dùng cho chủ nghĩa xã hội, ai dùng tốt, sẽ có lợi cho người đó”Tách rời hai quyền, làm thông suốt mọi vấn đề: Chế độ khoán, chế độ thuê mướn, chế độ cổ phần đều thông suốt Quyền sở hữu thuộc nhà nước và tập thể, người kinh doanh xí nghiệp chỉ có quyền kinh doanh, sử dụng, không làm thay đổi được tính chất của chế độ công hữu. Nếu anh muốn coi quyền sử dụng, kinh doanh là “bộ phận tổ thành hữu cơ” của quyền sở hữu thì cũng không có quan hệ gì, người kinh doanh xí nghiệp chỉ có “quyền sở hữu tương đối”, “quyền sở hữu cuối cùng vẫn thuộc về nhà nước và tập thể”.Người sáng lập chủ nghĩa cộng sản đề xuất việc tiêu diệt chế độ tư hữu từng có một tâm nguyện tốt đẹp là giải quyết vấn đề tách rời giữa người sản xuất và tư liệu sản xuất. Song chế độ công hữu trước cải cách lại không thực hiện tâm nguyện đó, bởi vì khái niệm mơ hồ, gọi là công hữu, ai cũng có phần, nhưng lại không thuộc về sở hữu của bất cứ ai. Đặng tách rời hai quyền, cho người nhận khoán có quyền tự chủ kinh doanh, tìm ra con đường ngược lại để kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất.Việc tách rời hai quyền đã giải quyết được vấn đề khó khăn lớn xưa nay là không phân tách riêng chính quyền với xí nghiệp. Giữa chính quyền và xí nghiệp từ chỗ là quan hệ cấp trên cấp dưới chuyển sang quan hệ hợp đồng giữa người ủy thác và người nhận khoán. Hợp đồng chi phối xí nghiệp, cũng chi phối cả các ngành chính quyền. Xí nghiệp có thể có quyền tự chủ kinh doanh trong phạm vi quy định của hợp đồng nên không còn cần cầu xin “mẹ chồng” và sợ “mẹ chồng” nữa.Nhà nước, tập thể, cá nhân đều có phần quyền lực là bao nhiêu, điều này là căn cứ vào ước định trong hợp đồng giữa hai bên. Thí dụ, quyền sử dụng ruộng đất, vốn quy định không được chuyển nhượng, cho thuê, mua đi bán lại. Đặc khu Thẩm Quyến đã dẫn đầu phá quy định đó, năm 1982, bắt đầu thu thuế sử dụng đất, năm 1987 lại bắt đầu thực hiện chế độ cho thuê đất đai. Nhà nước, người sở hữu 960 vạn km2 đất đai, cuối cùng đã thấy ra. Năm 1988 liền sửa đổi hiến pháp, quy định có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai theo pháp luật. Do đó, có chế độ khoán ruộng đất phải nộp tiền ở nông thôn, có thị trường cho thuê nhà cửa đất đai ở thành thị. Người ta bỗng phát hiện ra rằng đất đai có thể bán được tiền. Nhà nước kiếm được nhiều tiền, theo tin tức, năm 1992, một số thành phố có thu nhập tài chính từ nguồn cho thuê đất lên tới 86% tổng thu nhập. Ngành tài chính nhà nước đặt kế hoạch mỗi năm về sau sẽ thu từ nguồn chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp đất đai -một khoản tiền là 3 tỷ đổng để bổ sung vào quỹ nhà nước. Nhà nước từ bỏ một vài quyền lực, lại thu được mối lợi rất lớn: Nền kinh tế sống động lên, tài chính có thêm thu nhập.3.8. Vé vào cửa của xã hội cộng sản rất đắt giá, không thể mọi người cùng một lúc vào được thiên đường giàu có. Cần phải người trước người sau, lần lượt tiến vàoGiống như Mao, Đặng theo đuổi lý tưởng đại đồng của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ông có hai điểm khác với Mao: Một là, vé vào cửa của xã hội cộng sản rất đắt giá, cần có cơ sở vật chất là sự phát triển cao độ của sức sản xuất. Hai là không thể mọi người cùng một lúc vào được thiên đường giàu có. Cần phải người trước người sau, lần lượt tiến vào. Chủ nghĩa xã hội của Đặng vẫn giữ mục tiêu lý tưởng cùng giàu có như Mao, nhưng từ bỏ chính sách xã hội bình quân chủ nghĩa của Mao. Theo Đặng, phát triển bình quân, cùng giàu có một lúc là không có khả năng. Trước kia, Mao Trạch Đông thực hiện chủ nghĩa bình quân, ăn nồi cơm to, làm mất tính tích cực và hiệu suất, khiến toàn xã hội mất hết động lực, kết quả không phải là cùng giàu có mà là cùng nghèo khổ.Đặng rút ra bài học từ thất bại của Mao, thà kéo dãn cự ly, để từng người từng người một giàu có, còn hơn là để tất cả mọi người chen lấn nhau ngoài cửa, mà không ai vào được vương quốc giàu có. Do đó, Đặng đề ra chính sách lớn chống bình quân: Cho phép và khuyến khích một số địa phương, một số xí nghiệp, một số cá nhân làm giàu trước.Đặng gọi đó “là con đường ngắn nhất để tăng tốc độ phát triển, đạt tới cùng giàu có”. Sự suy nghĩ của Đặng là: Một số người, một số địa phương giàu lên trước, rồi sau sẽ thông qua các hình thức kích thích tinh thần, truyền bá kỹ thuật và giúp đỡ vật chất để gây ảnh hưởng và dẫn dắt những cá nhân khác, địa phương khác, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển lên theo đợt sóng, cuối cùng đạt tới mục tiêu cùng giàu có.Xem ra, Đặng tin rằng việc phân hóa theo hai cực là động lực của tiến bộ. Muốn làm cho mọi người đều giàu có, thì cần làm cho một số người giầu lên trước. Nhưng sự phân hóa theo hai cực mà Đặng cho phép là có giới hạn, không thể dẫn tới sự phân hóa người nghèo càng nghèo đi, người giàu càng giàu lên. Nếu như vậy, xã hội sẽ xuất hiện hậu quả tai hại: “Mâu thuẫn giữa các dân tộc, giữa các địa phương, giữa các giai cấp ngày càng phát triển tương ứng với nó, mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương cũng sẽ phát triển, thì sẽ xuất hiện rối loạn”. Đặng ý thức được rằng nếu chính sách của ông dẫn tới chỗ đó thì ông sẽ thất bại.Làm thế nào để tránh được sự phân hóa mạnh theo hai cực? Đặng đề ra phương án như sau: Những địa phương và đơn vị giàu lên trước, sẽ thông qua nộp nhiều thuế và chuyển nhượng kỹ thuật dể chi viện cho các địa phương và đơn vị lạc hậu; những cá nhân giàu lên trước, sẽ thông qua nộp thuế và quyên góp để giúp những người khác.Khi suy xét về những biện pháp đó, Đặng đề ra ba điểm hạn chế:Phương thức: Đặng nhấn mạnh biện pháp thu thuế, rõ ràng không phải là chủ trương dùng lực lượng chính trị để “giết người giàu chia cho người nghèo”, “rút của anh béo đem cho anh gầy”, cho số người nghèo hưởng sản vật của người giàu; mà là khuyến khích những người giàu bỏ tiền ra làm các phúc lợi công cộng như giáo dục, nhưng phải là tự nguyện, chứ không được cưỡng ép, làm cho không ai dám làm giàu, thấy giàu lên sẽ bị thiệt, giàu lên sẽ phiền phức.Thời hạn: Đặng nhấn mạnh không được làm quá sớm. Thí dụ: Số người giàu trước có thể nộp thuế nhiều hơn, nhưng không thể gánh vác quá nặng, làm hao mòn sức phát triển. Lúc bắt đầu có thể chuyển nhượng kỹ thuật. Còn biện pháp tăng thuế, Đặng dự tính đợi đến trình độ no đủ mới thực hiện. Lúc đó, bộ phận tiến trước có bỏ ra một ít tiền để chi viện cho bộ phận lạc hậu cũng không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của mình.Trình độ: Chủ trương cùng giàu của Đặng khác với quan niệm bình quân giàu nghèo truyền thống. Cùng giàu có không loại trừ sự khác nhau về mức độ giàu. Phương hướng giải quyết sự chênh lệch giàu nghèo là người giàu trước dắt dẫn người giàu sau mà không phải là ăn nồi cơm to, san bằng giàu nghèo. Làm như thế tưởng như rất công bằng, nhưng lại hy sinh hiệu suất. Đặng yêu cầu ưu tiên cho hiệu suất, chú ý công bằng cả hai phía, thực hiện chính sách bảo hộ chứ không phải là ức chế sức phát triển của bộ phận giàu trước. Như vậy, bộ phận giàu sẽ ngày càng giàu thêm. Nhưng phần tài sản cá nhân vượt quá mức tiêu phí cho bản thân, thực chất là tài sản xã hội. Do tổng lượng tài sản xã hội tăng lên, nên bộ phận nghèo cũng giàu lên tương ứng.3.9. “Đồng chí xem, ngay đến đứa trẻ nhỏ thế này cũng biết thế nào là kích thích vật chất”Nghe nói có một hôm, ông Đặng dẫn đứa cháu đến thăm ông Mao. Mao Trạch Đông muốn đứa nhỏ gọi mình là ông, đứa nhỏ không làm theo. Mao thay đổi sách lược đưa ra một cái kẹo và tỏ ý: Nếu gọi là ông thì sẽ được ăn kẹo. Chú bé thấy kẹo, liền nổi ngay lòng hăng hái, nói ngọt xớt: “Cháu chào ông Mao”. Đặng Tiểu Bình nhân cơ hội gợi ý Mao Trạch Đông: “Đồng chí xem, ngay đến đứa trẻ nhỏ thế này cũng biết thế nào là kích thích vật chất”.Sau Hội nghị Trung ương lần thứ ba, Đặng đề xuất việc dùng biện pháp kinh tế để quản lý kinh tế, đưa ra một loạt đòn bẩy kinh tế. Cái quan trọng nhất để làm sống động xí nghiệp là lợi nhuận: Cho phép xí nghiệp có quyền chi phối lợi nhuận sau khi nộp thuế, toàn bộ quỹ lương của xí nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế (lợi nhuận), xí nghiệp cần phải học buôn bán, phấn đấu giành lợi nhuận lớn nhất... Với những đòn bẩy về tiền lương, tiền thưởng, Đặng nói rõ: Bình bậc lương của công nhân viên chức chỉ có thể căn cứ vào kết quả công việc, trình độ kỹ thuật, cống hiến nhiều ít... mà không nên căn cứ vào thái độ chính trị hoặc tư cách thế nào. Nếu làm tốt, có cống hiến nhiều, thì ngoài giấy khen, huy hiệu, động viên về tinh thần, còn cần phát tiền thưởng, nâng lương, khuyến khích về vật chất. Trước kia, thường phê phán những cái đó là “lợi nhuận dẫn đầu”, “kích thích vật chất” là pháp quyền tư sản, là cái tồi tệ của chủ nghĩa xét lại. Đặng lại cho rằng làm như thế vừa thể hiện nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều của chủ nghĩa xã hội vừa phát huy được tinh thần tích cực sản xuất của người ta, kết quả là cả cá nhân, tập thể và nhà nước đều có lợi.Tác dụng của những đòn bẩy kinh tế đó kỳ thực rất giản đơn: Mỗi người đều có bản tính xuất phát từ lợi ích bản thân mà quan tâm đến thành quả lao động của mình. Đặng tin rằng kích thích vật chất càng phát huy được tính tích cực của người ta hơn là cổ vũ về tinh thần. “Không nói làm nhiều hưởng nhiều, không coi trọng lợi ích vật chất, đối với một thiểu số phần tử tiên tiến thì còn được, đối với đông đảo quần chúng thì không được, trong một thời gian ngắn thì còn được, trong thời gian dài thì không được”. Ông thừa nhận tinh thần cách mạng là vô cùng đáng quý, nhưng “nếu chỉ nói về tinh thần hy sinh, không nói lợi ích vật chất, thì đó là duy tâm”3.10. Níchxơn tin rằng “nồi cơm nhỏ” của Đặng rõ ràng nuôi được nhiều người hơn là “nồi cơm to”“Nồi cơm to” là chữ Đặng dùng để chỉ chính sách phân phối bình quân: ở Trung quốc, người phát minh sớm nhất về “nồi cơm to” có thể là Trương Lỗ thời Hán. Trương Lỗ lập nên tôn giáo “Ngũ đấu mễ” (năm đấu gạo), trong đó có một biện pháp xã hội gọi là “Trí nghĩa xá”, tức ăn cơm không mất tiền. Mao Trạch Đông lập công xã nhân dân, nhất đại nhị công, là được gợi ý từ Trương Lỗ. Từ đó, cho rằng ăn “nồi cơm to” là tính ưu việt lớn của chủ nghĩa xã hội. Thế là xí nghiệp ăn “nồi cơm to” của Nhà nước, công nhân viên chức lại ăn “nồi cơm to” của xí nghiệp, ăn suốt trong hơn hai mươi năm.Đặng nhận định dứt khoát: “Thực hiện chủ nghĩa bình quân, ăn “nồi cơm to” thì mức sống của nhân dân vĩnh viễn không thể cải thiện được, tính tích cực vĩnh viễn không thể phát huy được” “Nồi cơm to” có hai cái xấu: Một là, “nồi cơm to” nuôi anh lười. Hai là, “nồi cơm to” càng ăn càng nghèo. Lý luận “nồi cơm to” dựa vào vào nguyên tắc bình đẳng đáng sợ: Mọi người cùng ăn chung một nồi cơm to, trong nồi có cái gì thì mọi người ăn cái dó, không ai được đặc biệt hơn người khác, có phúc cùng hưởng, có khổ cùng chịu. Có điều, loại “bình đẳng” đó chỉ có lợi cho anh lười, là lôgích của anh lười. Anh lười không làm gì cả, cũng được ăn một phần như người khác, còn người lao động làm nhiều làm tốt bao nhiêu cũng chỉ được một phần như vậy, thế thì sao gọi được là bình đẳng? Chủ nghĩa bình quân, theo Đặng là không công bằng, vì nó quy định những mức lao động khác nhau đều được phần thù lao như nhau. Biện pháp chống “nồi cơm to” là khoán, chia nồi ra mà ăn, làm bao nhiêu, ăn bao nhiêu do từng người tự phụ trách, hình thành một cơ chế cạnh tranh, phát huy tính tích cực của mỗi người để tăng tổng lượng sản phẩm xã hội. Níchxơn cho rằng đó là kết quả “của việc chọn lựa giữa chủ nghĩa bình quân phải trả giá bằng nghèo nàn và sự tiến bộ trả giá bằng sự không bình quân”. Đất đai canh tác của Trung quốc chỉ chiếm 6% của thế giới, mà hiện nay có thể nuôi sống số dân bằng 22% dân số thế giới. Ngược lại, nông dân Liên xô vẫn lao động trong mô hình nông trang tập thể của Xtalin vẫn không sản xuất đủ sản phẩm để nuôi sống 250 triệu người Liên xô. Nghe sự so sánh đó của đại sứ Trung quốc Hàn Tự, Níchxơn tin rằng “nồi cơm nhỏ” (phân phối theo lao động) của Đặng nuôi được nhiều người hơn là “nồi cơm to”.3.11. Kế hoạch và thị trường đều là thủ đoạn. Trong bài nói chuyên tại cuộc tuần du phương nam năm 1992, Đặng không thể không chọc thủng lớp giấy bọc cửa sổ cuối cùngĐặng Tiểu Bình làm hai cuộc cách mạng quan trọng về kinh tế - chính trị học xã hội chủ nghĩa truyền thống: Một là, coi việc “phát triển sức sản xuất” lâu nay vẫn được coi không phải là bản chất của chủ nghĩa xã hội, giờ đây được xác định là bản chất của chủ nghĩa xã hội. Hai là, đưa “kinh tế có kế hoạch” lâu nay được coi là quy định bản chất của chủ nghĩa xã hội, nay được coi là ngoài bản chất của chủ nghĩa xã hội.Không có thị trường thì việc làm sống động kinh tế, phát triển sức sản xuất đều trở thành lời nói suông. Cuộc cách mạng thứ hai của Đặng là sự phát triển lôgích của cuộc cách mạng thứ nhất, và có sức cuốn hút mạnh mẽ hơn cuộc cách mạng thứ nhất, vì nó động chạm đến thực chất của thể chế kinh tế truyền thống.Đặc trưng căn bản của thể chế truyền thống là bài xích tác dụng của thị trường, coi chủ nghĩa xã hội và thị trường như nước với lửa, kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Muốn phân rõ ranh giới giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản thì chỉ có thể làm kinh tế có kế hoạch. Giáo điều đó đã thống trị ở Trung quốc hơn 20 năm. Thập kỷ 50, Trần Vân đề xuất khẩu hiệu “kế hoạch là chủ, thị trường là phụ” coi như đã mở một cửa nhỏ trong nền kinh tế kế hoạch đơn nhất, nhưng đã rất nhanh chóng bị phủ định trong thực tiễn. Lúc đầu cải cách, trước hết, Đặng nói lại cách đề xuất của thập kỷ 50, được phản ánh trong báo cáo tại Đại hội lần thứ XII (1982) là “kinh tế kế hoạch làm chủ, thị trường điều tiết làm phụ”. Cách đề xuất trên, trong khi giải thích cụ thể có tiến bộ hơn thập kỷ 50, vì nó phân kế hoạch làm hai loại, là loại có tính pháp lệnh và loại có tính chỉ đạo, nhấn mạnh cần mở rộng phần kế hoạch mang tính chỉ đạo, giảm bớt phần kế hoạch mang tính pháp lệnh; bất luận là thực hiện loại kế hoạch nào cũng đều phải xét tới yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế.Nhưng, khi đi sâu vào thể chế kinh tế thành thị, đặc biệt là khi động chạm tới việc làm thế nào để làm sống động xí nghiệp quốc doanh lớn và vừa (đây là lãnh địa chủ yếu của kinh tế có kế hoạch), thì khuôn khổ tư duy “kế hoạch làm chủ, thị trường làm phụ” tỏ ra không đủ nữa. Đặng phải suy nghĩ xem làm thế nào để thúc đẩy kinh tế thị trường. Ông hiểu rõ ràng cần phải gạt bỏ trở ngại cho rằng kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội là hai thứ không thể dung hoà với nhau. Tháng 10.1985, trong khi tiếp đoàn đại biểu các nhà doanh nghiệp Mỹ, Đặng nói: “Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không có mâu thuẫn căn bản”, vì thế chủ trương “kết hợp kinh tế có kế hoạch với kinh tế thị trường”, xuất phát điểm của sự kết hợp là “dùng phương pháp nào để có thể phát triển sức sản xuất xã hội mạnh mẽ hơn”. Nếu chỉ để phát triển sức sản xuất thì giữa kế hoạch và thị trường bất tất phải xem xét cái nào là chủ, cái nào là phụ nữa. Đó là sách lược của Đặng. Vấn đề đã dược ông làm nổi bật lên, nhưng ông vẫn chưa trực tiếp chỉ rõ ra.Sự nói ngầm đó cũng tạo thuận lợi cho những người phản đối: Kết hợp kế hoạch với thị trường vẫn cần phải có chủ và thứ (các mặt đối lập của mâu thuẫn bao giờ cũng có chủ có thứ, đó là một phương pháp cơ bản khi phân tích vấn đề mà Mao Trạch Đông đã dạy người ta). Tất nhiên không thể nói thị trường là chủ (hàm ý thị trường không thể không có quan hệ với chủ nghĩa tư bản). Như vậy sẽ làm cho việc phát huy tác dụng của thị trường bị hạn chế rất nhiều. Đặng hiểu rõ vấn đề vẫn là ở chỗ chưa phân tách quan hệ giữa kế hoạch và thị trường với tính chất của chế độ xã hội. Tháng 2.1987, Đặng nêu rõ cốt lõi của vấn đề với mấy đồng chí lãnh đạo trung ương: “Tại sao cứ nói tới thị trường thì bị coi là tư bản, chỉ có kế hoạch mới là xã hội chủ nghĩa? Kế hoạch và thị trường đều là phương pháp cả mà?” Là phương pháp thì dễ giải quyết, không tồn tại vấn đề tính chất xã hội chủ nghĩa với tính chất tư bản chủ nghĩa. Phục vụ cho ai thì có tính chất đó. Đặng còn đặc biệt chỉ rõ “không nên nói lại kinh tế kế hoạch làm chủ”. Tư duy đó, mấy tháng sau biến thành khái niệm hạt nhân trong báo cáo tại Đại hội XIII: “Kinh tế hàng hóa có kế hoạch”. Như vậy, kế hoạch chỉ là một từ hạn định, chủ thể là kinh tế hàng hóa, mà kinh tế hàng hóa thì không thể cự tuyệt thị trường được.Như vậy, quan hệ giữa kế hoạch và thị trường đã được làm rõ, sự suy nghĩ về kinh tế thị trường nhanh chóng được rõ ràng. Nhưng năm 1989 khi dẹp động loạn lại dấy lên cuộc thảo luận. Động loạn, sự lan tràn của tự do hóa có quan hệ gì đối với việc xem nhẹ quản lý theo kế hoạch và đề cao tác dụng của thị trường không? Đặng rất lo ngại việc trở lại với thể chế kế hoạch trước kia, làm cho kinh tế mất sức sống. Vì vậy, ông nhấn mạnh vẫn phải “kiên trì tiếp tục kết hợp kinh tế có kế hoạch với kinh tế thị trường. Điều đó không thể thay đổi”. Còn như trong thực tế công tác cái nào nhiều hơn hay ít hơn một chút, thì có thể linh hoạt, nhưng khẳng định sẽ không coi “kế hoạch làm chủ” nữa. Nhưng câu nói đó khi phát biểu chính thức có sửa đi hai chữ là: Kết hợp kinh tế kế hoạch với điều tiết thị trường. Môn tu từ trong chính trị Trung quốc thật là chu đáo: Thị trường chỉ là thủ đoạn điều tiết, có tác dụng bổ sung kèm theo, đương nhiên không thể xếp ngang hàng với cái chủ thể là “kinh tế có kế hoạch”. Sự biến động hai từ ấy tỏ rõ tư tưởng chỉ đạo lại quay về với “kế hoạch làm chủ, thị trường làm phụ”. Đặng không thể không tốn nhiều sức lực để làm một cuộc sửa chữa mang tính lịch sử lần thứ hai vào vài ba năm sau.Chứng bệnh vẫn là do quan niệm cũ, vẫn cảm thấy ẩn núp sau kinh tế thị trường có ma quỷ của chủ nghĩa tư bản. Tháng 12.1990, Đặng nói với mấy đồng chí phụ trách trung ương: “Chúng ta cần phải làm rõ về lý luận sự khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không phải là vấn đề kế hoạch hay thị trường”. Khi thị sát Thượng Hải vào tháng 1.1951, ông lại nói: “Không nên cho rằng cứ nói kinh tế có kế hoạch là chủ nghĩa xã hội, cứ nói kinh tế thị trường là chủ nghĩa tư bản”. Đặng còn nói, Báo cáo của Đại hội XIII có nêu ra câu “nhà nước chỉ đạo thị trường, thị trường dẫn đường xí nghiệp”, ông không thấy có vấn đề gì. Cách nói đó hầu như trở lại quan điểm năm 1987, nhưng nó không có tác dụng gì lớn. Đặng không thể không làm một động tác lớn, và phát biểu trong cuộc tuần du phương Nam năm 1992, chọc thủng lớp giấy bọc cửa sổ cuối cùng; tiêu chuẩn căn bản để phán đoán tính chất xã hội chủ nghĩa hay tính chất tư bản chủ nghĩa là xét xem có lợi cho phát triển sức sản xuất hay không, nâng cao sức mạnh tổng hợp của cả nước, cải thiện mức sống nhân dân hay không. Kế hoạch và thị trường chẳng qua chỉ là phương pháp để phát triển sức sản xuất, cho nên “kế hoạch nhiều hơn một chút hay thị trường nhiều hơn một chút không phải là sự khác nhau về bản chất giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”.Lần này thì lời của Đặng có tác dụng, cách đề xuất của báo cáo trong Đại hội XIV về mô thức và mục tiêu của thể chế kinh tế không có hai chữ “kế hoạch” nữa, mà là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Cải cách là để xây dựng thể chế kinh tế thị trường đơn nhất. Dù loại kinh tế thị trường đó không bài xích kế hoạch và trước nó còn có từ hạn định “xã hội chủ nghĩa”, nhưng có một điều có thể khẳng định là người ta không còn phải lo về chuyện kế hoạch nhiều hay thị trường nhiều nữa. Đặng đã hoàn thành một kỳ tích trong lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác: Đưa kinh tế thị trường vào chủ nghĩa xã hội. Kỹ thuật đưa vào của ông tương đối cao: Trước hết, chủ nghĩa tư bản cũng có kế hoạch, điều đó không ai phủ nhận được, cho nên kinh tế có kế hoạch không có nghĩa là chủ nghĩa xã hội. Ngược lại cũng như vậy kinh tế thị trường cũng không có nghĩa là chủ nghĩa tư bản. Thế là quan hệ giữa kế hoạch và thị trường không liên quan gì đến tính chất xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa cả. Hai cái đó đều là thủ đoạn kinh tế. Đã là thủ đoạn thì hễ có lợi cho phát triển sức sản xuất, đều có thể lợi dụng. Thị trường có thể phục vụ cho chủ nghĩa tư bản, tại sao lại không phục vụ được cho chủ nghĩa xã hội? Nó đã phục vụ cho chủ nghĩa xã hội, thì nó là xã hội chủ nghĩa.3.12. Nâng người khỏe trước, nâng người yếu sau. Nâng người yếu nhưng không chặn người khỏe, để cho người khỏe càng khỏe lên, người yếu cũng khỏe lên. Đó là mưu lược “ưu tiên hiệu quả”, “chú ý công bằng cả hai phía” của Đặng Tiểu BìnhCho phép một số người giàu lên trước bằng cách cần cù lao động; căn cứ vào lao động và cống hiến nhiều hay ít mà kéo dài khoảng cách lương bổng, phần từ trí thức được dựa theo năng lực mà giao chức cấp khác nhau, hưởng thụ và đãi ngộ khác nhau; cán bộ hành chính dựa vào năng lực và thành tích mà sử dụng và thăng giáng, có năng lực thì ở trên, kém năng lực thì ở dưới; tuyển sinh vào đại học chọn người giỏi, thậm chí trung tiểu học cũng khuyến khích học giỏi, mở trường trọng điểm, lớp học nhanh, lớp học chậm, những học sinh có thành tích học tập tốt dược hưởng điều kiện ưu đãi. Một loạt chính sách đó của Đặng Tiểu Bình, về ý nghĩa mưu lược ngoài việc thưởng chăm phạt lười, còn có một điều: Nâng đỡ người khỏe chứ không nâng đỡ người yếu.“Tạo hóa” phân năng lực con người thành người khỏe và người yếu. Vì vậy, có hai loại lôgích khác nhau: Chủ nghĩa bình quân và chính sách ưu đãi. Có người nói chủ nghĩa cộng sản là sáng tạo của kẻ yếu. Nếu giải thích chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa bình quân, thì đúng là có lợi cho người yếu: Người yếu cống hiến cho xã hội ít hơn người khỏe, nhưng lại được thù lao ngang với người khỏe. Chính sách đó phù hợp với đạo đức truyền thống của Trung quốc: Đồng tình, chiếu cố, ưu đãi người yếu Nhưng nó làm cho người khỏe bị thiệt, hình thành cơ chế “đánh roi vào con trâu đi nhanh”....