Dịch giả: Hoàng Đình Trực
CHƯƠNG XII
TITÊRÁCTI

Ivalú tổ chức lễ rửa tội cho con mình rất rùm beng. Cô đặt tên cho nó là Pupililúc.
Mỗi cái tên đều có ý nghĩa rõ ràng, nhưng Ivalú không biết cái tên Pupililúc có ý nghĩa là gì. Đó là tên của một bộ tộc sống rất xa mà người Eskimo Bắc Cực không hiểu tiếng nói của họ. Nhưng trong một cuộc nói chuyện, khi nghe cái tên ấy cô thấy mê liền, mê đến nỗi muốn đẻ ra một đứa con để gọi nó là Pupililúc.
Chưa bao giờ Ivalú lại nghĩ mình được hạnh phúc đến thế. Cô được quyền tổ chức buổi lễ và được rửa tội cho chính con trai mình. Cô đã làm gì mà được hưởng điều đó.
Chế độ tôn giáo dưới quyền của Ivalú đã bị buông lỏng. Đôi khi cô gái cẩu thả đó đã để người ta trần truồng đi vào nhà giữa ban ngày ban mặt và ăn uống lỗ mãng. Hơn nữa, cũng có thể chính cô đã cho phép họ.
Nhưng rõ ràng là người ta tụ tập xung quanh cô để nghe cô giảng giải và ca ngợi con trai cô, và không chỉ đàn bà trong làng mà cả những người hành hương đi từ những nơi xa xôi đến. Những người du mục tạm nghỉ ở vùng vịnh trong thời gian có chiếc tàu toả khói đã truyền tin lạ này đến các làng xóm hẻo lánh. Hình như tất cả mọi người đều thích thú nghe câu chuyện sinh nở này và truyền lại cho người khác. Và thế là cái tin đó đã bay từ nhà này sang nhà khác và người nghe chuyện lúc thì cười lúc thì ngưỡng mộ một cách thành kính hoặc đùa cợt. Nhưng tin đã truyền đi khắp nơi nhất là về hướng nam như các tia nắng mặt trời. Nhiều chiếc xe đã vượt qua đêm dài mùa đông, dừng lại ở vịnh nhỏ này. Những con chó đường trường (vẫn còn mang dòng máu chó sói) hoà chung tiếng sủa với chó nhà trong khi những người mới đến dựng nhà nấm bằng băng gần nhà thờ.
Khi vào trong nhà, họ gặp Ivalú và cậu con trai. Họ quỳ xuống ca ngợi nó. Sau đó họ lôi hành trang của mình ra tặng nó búp bê bằng da, khắc bằng gỗ hoặc bằng xương, dao có cán chạm trổ, tượng người nhỏ bằng răng hải cẩu, các bong bóng đầy chè, hoặc thuốc lá, vải vóc mua của những người ngoại quốc ở các làng xa xôi, những thức ăn lạ đặt trong khay kim loại sáng nhoáng, đôi khi có cả chai rượu.
Một số khách thăm là người ngoại đạo, số khác là Thiên Chúa giáo, nhưng tất cả đều tôn trọng lắng nghe Ivalú truyền lại bức thông điệp huyền bí, và cùng cô cầu kinh ca ngợi Đấng tối cao. Nhiều người vô thần được Ivalú khai sáng xin trở thành người Thiên Chúa giáo. Họ vui lòng để cô vảy nước và rắc muối vào mình như cha Côhactốc thường làm, rồi vui vẻ lên đường. Một số người ở lại nhưng không phải ai cũng ở lại để ca ngợi và cầu kinh, mà một số ở lại vì làng này trước kia ít ai biết đến nay đã trở thành một làng quan trọng và vì họ thích cảnh xe cộ nhộn nhịp qua lại.
Các thương gia cũng đến viếng thăm Ivalú và đứa trẻ. Sau khi ra khỏi nhà thờ, họ vui vẻ cười và buôn bán.
Gần nhà thờ mọc lên các ngôi nhà nấm bằng băng nhỏ bé và các ngôi nhà tập thể bằng tuyết to lớn. Để đủ chỗ ngồi cho khách thăm gian chính của nhà thờ, người ta phải làm nhiều ghế băng có phủ da đặt xung quanh bàn thờ nơi có Pupililúc nằm để nhận lời ca ngợi và quà tặng của những kẻ ngoan đạo.
°
Một trong những người hành hương tên là Soto yêu cầu Ivalú rửa tội cho mình cùng với ba người vợ. Ivalú đã từng thấy đàn bà lấy nhiều chồng, nhưng phải đi hơn nửa ngày đường mới thấy đàn ông có trên một vợ.
Thực ra chưa bao giờ Ivalú hiểu được tại sao đa thê lại là một tội lỗi, cô chỉ biết rằng những điều cấm kỵ mà người ta đặt ra là để tuân theo mà không cần hiểu. Do đó cô tuyên bố với Soto là nếu muốn rửa tội trước hết phải ly hôn hai bà vợ.
Soto cũng tranh cãi những điều cấm đoán.
- Nếu thực sự cần thiết như vậy tôi sẽ bỏ bớt hai bà - Anh ta sụt sùi đáp - Nhưng tôi cần có thời gian để quyết định xem ai là người nên giữ lại vì tôi mới lấy họ cách đây ít lâu sau khi theo yêu cầu của họ tôi đã giết chết các ông chồng tục tằn và khó chịu của họ.
Ivalú mắng anh ta, giết chồng là không tốt dù người chồng có khó chịu đến đâu. Nhưng cô cũng để cho anh ta có thời gian cần thiết để suy nghĩ vấn đề quan trọng đó. Đồng thời tin tưởng ở lời anh ta, cô làm lễ rửa tội cho anh ta cùng ba bà vợ.
Soto rất biết ơn và anh ở lại làng. Là một người đàn ông nuôi nổi ba vợ, anh giúp ích rất nhiều cho dân làng. Mùa này thu săn không nhiều nữa và rất khó phát hiện ra chúng trong đêm tối, nhưng Soto là một người đi săn rất dũng cảm. Chỉ trong một thời gian ngắn anh đã chịu trách nhiệm dẫn đầu các đoàn săn. Như tất cả các tù trưởng Eskimo, anh có ảnh hưởng nhưng không có quyền lực, có thể khuyên bảo nhưng không thể ra lệnh. Anh vạch ra hướng săn và dẫn đầu mọi người. Họ thấy anh tài giỏi đã theo anh. Nếu những người khác đi săn theo ý mình và trở về tay không thì điều đó không có gì quan trọng lắm. Họ vẫn có thể tham gia chia chiến lợi phẩm chung. Nhưng họ đóng vai trò thứ yếu, trong khi Soto thích thú, kiêu ngạo làm nhục họ bằng cách chia cho họ nhiều phần ngon. Và hơn nữa, tất cả đàn bà đều để ý đến anh.
Nhưng đến cuối mùa đông, mặc dù có Soto, cảnh chết đói đã xuất hiện trong làng. Dân số tăng quá nhanh đã làm cạn hết nguồn dự trữ lương thực và thú săn bỏ đi hết. Tương lai sẽ không tốt đẹp hơn, mà ngược lại. Mùa xuân luôn luôn là mùa thiếu thú săn. Lúc đó chim chóc chưa tụ tập về, cây cối chưa phát triển, biển tan băng làm không thể câu cá được, hành trình thì lúc phải đi bộ lúc phải đi xuồng. Hơn nữa mùa tan băng cũng là lúc gấu rút đi. Bởi vậy nhiều người chuẩn bị hành trang ra đi trước lúc băng tan để có thể dùng xe kéo và trở lại cuộc sống du mục thành từng nhóm nhỏ ở những vùng ít người nhưãnh vực hoạt động với các tập quán cũ.
Người địa phương lấy làm lạ là Côhactốc cũng ghét con chồn gloton có hại như họ, mà lại không chịu để dân làng hạn chế số dân của mình bằng cái chết của người già và những trẻ sơ sinh, cho phù hợp với khả năng cung cấp thức ăn của vùng này. Ông cũng không chịu để mọi người trần truồng cả khi trời rất nóng, và khi có nhiều thịt lại lên án họ tham ăn.
Nhưng vấn đề cấp bách nhất làm ông hết sức lo lắng là chuyện tạp giao.
Cuối buổi gặp mặt đầu tiên được tổ chức khi Côhactốc đến làng được ít lâu, một đoàn các ông chồng, cảm động vì được ăn uống đã mời nhà truyền giáo cười với bất kỳ cô gái nào mà ông thích. Một người đàn ông sau một chuyến đi dài mà không có đàn bà cùng đi hẳn sẽ vui lòng nhận cười một lúc với người đàn bà mình thích. Thế mà trong trường hợp ấy, Côhactốc khinh khỉnh từ chối lời yêu cầu của đoàn và tiễn họ bằng những lời đe doạ. Côhactốc còn nhân vụ việc này để mở màn một chiến dịch chống tệ quần hôn trao đổi vợ và các hình thức tội lỗi khác của người bản địa.
Từ trước đến nay, những người Eskimo chỉ bị coi là có tội khi giết một con tuần lộc trắng, đàn bà đi săn hải báo và cá voi, khâu vá ở ngoài trời, để lẫn hải sản với sản phẩm lục địa và nhiều việc khác nữa, nhưng không hề cấm đoán chuyện tạp giao. Điều cấm kỵ mới mà người da trắng tìm cách đưa vào đe doạ thay đổi các tạp quán nên dân địa phương rất nghi ngại.
Nhà truyền giáo chọn Tocngếch, người có hai chồng làm mục tiêu công phá đầu tiên. Ông khuyên bà nên bỏ một người và lấy người còn lại. Nhưng bà ta lại khăng khăng nói rằng bà ta thương cả hai người và cả hai đều cần đến bà ta. Thế là bà ta không xứng đáng được rửa tội. Trái lại, bà em Nêghê lại rất thích điều răn một vợ một chồng, vì ý tưởng này sẽ buộc Ácgô chỉ được chú ý tới bà thôi, kể cả khi nhiều người đàn bà khác ở làng coi ý đồ của bà là ích kỷ và gây rối loạn.
Côhactốc, một người kiên nhẫn và linh hoạt trong các buổi nói chuyện đã làm một số người chấp nhận đức tin mới chỉ vì thời thượng hay muốn biểu lộ sự lịch thiệp với khách nước ngoài. Số người khác mong rằng một khi thành người Thiên Chúa giáo họ sẽ được đối xử tốt hơn ở trạm trao đổi, điều vẫn thường hay xảy ra mà họ được chứng kiến.
Trước khi đoàn thám hiểm ra đi, Côhactốc chỉ mới rửa tội được cho Alinalúc, một bà già đã gần đất xa trời. Bà ta đã chết vì bị liệt mặc dù đã được Siôrakitsốc ra sức lên đồng đuổi ma và nhiều lần dùng i-ốt và phân thỏ. Sau đó người đầu tiên được rửa tội trong mùa đông là Viví, cô gái mà Papích thầm yêu trộm nhớ. Tiếp đến là Crulí, mẹ của cô, và dần dần là tất cả phụ nữ và trẻ con trong làng. Ông làm lễ rửa tội cho cả bà Natếch, bà quản gia, người mà ông tinh chắc rằng do tuổi tác, bà ta đã ở ngoài phạm vi tội lỗi nặng nề nhất.
Siôrakitsốc cũng tuyên bố sẵn sàng làm người Thiên Chúa giáo để giữ vững tinh thần hoà hảo. Lý lẽ này chưa làm Côhactốc hài lòng nên lão thầy lang được từ chối rửa tội một cách dễ chịu nhất.
Trẻ con thì có thể cứ rửa tội mà không nghi ngại gì cả. Cho nên giữa mùa đông, Nêghê đẻ ra một đứa con gái, nó liền được rửa tội tức thì, và đó là đứa trẻ Thiên Chúa giáo đầu tiên của làng. Việc đặt tên, theo tập quán của người bản địa, người ta lấy tên của người chết để đặt cho trẻ sơ sinh. Tên của Asiác đã được đặt cho một con chó kéo xe đẹp, nên con gái của Nêghê mang tên Erơnênếch, cái tên vẫn còn vật vờ bay lượn để tìm nơi trú ngụ. Ivalú cảm thấy hạnh phúc vì từ nay cái tên của bố co không phải lang thang một mình trong đêm đen nữa.
Còn một vài cuộc sinh đẻ khác. Trước khi đi những người đàn ông đã gieo giống lên mảnh đất màu mỡ của những người đàn bà, và giờ đây các hạt giống đó đã nảy mầm, lớn lên và kết quả. Tocngếch là người đàn bà mang bầu sau cùng. Bà ta đẻ sinh đôi, điều đó làm cả làng cười rũ rượi. Họ khẳng định rằng bà ta đẻ sinh đôi vì có hai chồng. Côhactốc không thích kiểu châm chọc này, nhưng khi ông ta rửa tội cho hai đứa trẻ thì mặt mày ông rạng rỡ vì đã đưa hai linh hồn đến ngọn lửa vĩnh cửu.
Một thời gian dài kế sau đó ông không phải rửa tội cho trẻ sơ sinh nữa vì tất cả đàn bà đã đẻ hết rồi.
Trong đám phụ nữ có khổ mặt rộng, môi dày, mắt một mít, ngồi thẳng hàng trên ghế băng bằng gỗ, chăm chú nghe giảng kinh có một người nổi bật khác thường. Đó là một cô gái trẻ, có khuôn mặt đáng yêu, chân đi ủng da hải báo cao đến tận bẹn.
Côhactốc đã chú ý đến cô gái khi cô ta chơi đùa với lũ trẻ, mang tuyết ăn đến các gia đình, hay khâu vá và cạo da. Đi bên cạnh Viví, một cô gái cao, nhanh nhẹn, cô gái này trông có vẻ thô kệch trong bộ quần áo da gấu so với những bộ quần áo bằng da cáo nhiều màu được chọn kỹ và may rất khéo, lại còn được trang điểm bằng ốc biển và da chồn écmin mà những người phụ nữ ở đây hay dùng. Tuy vậy cô ta trông gọn gàng, đáng yêu vì chưa bị tình mẹ con làm biến đổi thân hình. Trong khi các cô gái khác đều tóc rẽ ngôi giữa đỉnh đầu, trước ngực lủng lẳng chiếc đuôi sam thì cô lại vấn tóc thành một hình tháp trên đầu và được kẹp bằng một chiếc xương cá, theo như tập quán của người Eskimo vùng Bắc Cực. Bộ tóc đen mượt và đôi mắt đen láy nổi bật lên trên màu da ngà ngà và bộ răng trắng tinh.
Cô ta thường hay cười.
Có một lần khi những người khác đã ra về, nhà truyền giáo đến ngồi ghế băng bên cạnh cô gái, rồi cầm lấy tay cô. Tay chạm tay, mắt cô gái sáng lên. Chưa bao giờ cô thấy bàn tay như thế, mềm mại và nhẹ như tay đứa trẻ mới sinh. Rõ ràng bàn tay này chưa bao giờ phải cầm một chiếc giáo hay một cái roi.
- Con của cha, con tên là gì? - Côhactốc âu yếm hỏi.
- Con tên là Ivalú.
- Đó là một cái tên đẹp, đó là tên người đàn bà đầu tiên mà Chúa đã nặn ra từ xương sườn của người đàn ông đầu tiên.
- Vâng, và một người con gái thực sự cảm động khi được biết điều đó.
- Con của cha, con chú ý nghe tất cả các bài của cha giảng chứ?
- Vâng.
- Vậy thì linh hồn tốt đẹp của con sẽ được sống mãi trong một thế giới tốt đẹp hơn thế giới này, khi thân thể đáng thương của con đã chết. Có phải thế không con?
- Đúng thế, thưa cha, đó là một trong những điều ít ỏi con được biết.
- Và con sẵn sàng cứu vớt con chứ?
- Cứu con khỏi ai? Có ai định làm hại con đâu? Tất cả mọi người đều tốt với con.
- Cứu vớt khỏi chính con. Chính lòng con là nơi ẩn giấu sự nguy hiểm thật sự.
- Côhactốc, cha muốn nói gì? Sự ngu ngốc của con là không có giới hạn.
- Chúa thường yêu những tâm hồn chất phác. Ivalú, con còn nhớ câu "những kẻ đau khổ về tinh thần sẽ được ân sủng vì thượng đế là của họ, và may mắn thay cho những kẻ có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ nhìn thấy Chúa".
- Vậy cha tin con sẽ được nhìn thấy người ư?
- Đúng vậy, Ivalú, nếu con gửi gắm cho Người cả tâm hồn con. Con có sẵn sàng làm điều đó không?
- Chẳng lẽ tâm hồn chúng ta không ở trong tay Chúa hay sao?
- Đúng như vậy đấy, nhưng con sẽ để cho Chúa nhanh chóng đi vào tâm hồn con chứ?
- Chẳng lx Chúa không đến được tất cả các nơi hay sao?
- Nói tóm lại - Côhactốc thốt lên vẻ sốt ruột - Con có sẵn sàng hoà hợp với Đấng sáng tạo không?
Ivalú đỏ mặt, mắt nhìn xuống.
- Sao thế? Chẳng lẽ chúng ta cãi nhau ư?
Côhactốc là người rất tinh ý. Ông nhận thấy ngay sự khác biệt giữa Ivalú với những người đàn bà khác. Cô là một trong số ít người chấp nhận đức tin một cách chân thành và không đơn giản. Còn những người đàn bà khác họ tiếp nhận hạt giống mới chỉ vì để khuây khoả cuộc sống thiếu đàn ông. Nhưng dù sao, bằng bất kỳ một hình thức nào, thì hạt giống tốt đã sinh hoa kết quả.
Tất cả mọi người đều ca ngợi nhà truyền giáo. Đó là một người giàu lòng từ bi. Khi bà già Natếch bị đau dạ dày nặng, nhà truyền giáo chăm sóc bà ta hơn cả bà ta có thể chăm sóc cha đẻ. Và ông làm hết lòng. Ông chỉ ngập ngừng một lúc trước các con chấy ở trên bộ tóc dày và trên quần áo hầu như rách mướp của bệnh nhân. Ông tự hỏi liệu ai có thể thay bà làm công việc quản gia nội trợ.
Ông đi hỏi Siôrakitsốc.
Siôrakitsốc khuyên ông hai điều. Trước hết thầy lang nhận xét rằng việc dự phòng nhu cầu cho một người thông thái và già cả như ông là chính đáng thì hành động tương tự như vậy với bất cứ người già nua và ngu ngốc nào khác lại là một sai lầm. Bởi thế lão khuyên ông bỏ bà Natếch ra sương mù để bà ta rơi vào giấc ngủ cuối cùng, và như thế chấm dứt mọi đau đớn và tiết kiệm thực phẩm. Sau đó lão khuyên cha nên giao công việc nội trợ trong nhà thờ cho Ivalú, một cô gái khoẻ mạnh, tự nguyện, có thể làm gấp ba lần bà Natếch. Côhactốc bác bỏ lời khuyên thứ nhất và chấp nhận ngay lời khuyên thứ hai.
Ivalú cảm thấy rất hạnh phúc. Phục vụ một người da trắng bình thường đã là một điều vinh dự, đằng này lại phục vụ đức cha trong một công việc thiêng liêng. Mặt khác, công việc mới đảm bảo cho cô một thứ quyền nào đó trong cái làng này: giữ chìa khoá phòng chứa đồ dự trữ của nhà thờ là giấc mơ của tất cả mọi người ở đây. Ivalú thì chưa, chứ tất cả mọi người ở đây đều hay ăn vặt.
Thấy bệnh trạng bà Natếch ngày càng trầm trọng, Côhactốc bèn hỏi Siôrakitsốc:
- Vì sao ông không muốn làm giảm đau đớn cho bà già đáng thương đó?
- Tôi chỉ là một thầy lang bất lực.
- Nhưng một người thông thái như ông phải biết cách đuổi con ma ra khỏi bụng bà ta chứ?
- Tôi chỉ có thể đuổi con ma ra khỏi tâm hồn con người chứ không thể đuổi nỗi đau ra khỏi thể xác được. Nhưng tôi biết để làm được điều đó đôi khi những biện pháp chữa bệnh của các ông lại rất hiệu nghiệm.
Siôrakitsốc để cho cha cố nài nỉ hồi lâu mới đáp:
- Ông có nhớ chuyện xảy ra với Erơnênếch không? Một thầy lang không có thời gian để đi hỏi Thần Mặt trăng và khi biết được bệnh nhân có con ma ám hại thì đã quá muộn rồi. Lần này một thầy lang ngu dố muốn trước hết phải đi hỏi Thần Mặt trăng để biết chính xác cách chữa nào phù hợp với Natếch.
- Ông làm gì tuỳ ý, nhưng cố giúp bà ta.
Lúc đó Siôrakitsốc yêu cầu đưa lão ra nơi giữa hai ngọn đồi, để từ đó lão bắt đầu cuộc hành trình bí hiểm đến xứ sở của Thần Mặt trăng mà chỉ các thầy lang mới biết cách tiến hành khi cần thiết. Nhưng Thần Mặt trăng có tính hay tức giận và không thích phán bảo nên không thể ra đi mà không mang theo một số quà tặng bằng thức ăn hiếm để dâng cho Thần.
Ở một nơi xa giữa hai ngọn đồi, dân làng làm một ngôi nhà nấm bằng băng nhỏ trong có phủ da mềm, rất tiện nghi vì đó là điểm xuất phát cho chuyến đi tới mặt trăng. Sau đó họ đưa lão Siôrakitsốc đến đó cùng vô số đồ đựng thức ăn trong đó có phần lớn da cá kiếm và một số tạp phẩm ngon trộn với cá hồi xay kỹ, óc hải cẩu, ruột cá và dầu hải báo. Không ai được phép lại gần ngôi nhà ấy trong khi Siôrakitsốc đang du hành nếu không sẽ bị chết ngay một cách kinh khủng.
Ba giấc ngủ qua, cả làng đi tìm thầy lang. Họ gặp lão đang ngủ, có lẽ do quá mệt mỏi sau chuyến đi bất hạnh. Xung quanh lão ta ngổn ngang đồ đựng thức ăn hết nhẵn. Đó là một biểu hiện tốt. Thần Mặt trăng đã nhận đồ lễ.
Siôrakitsốc nói là cần cạo trọc đầu Natếch, vì Thần Mặt trăng cho lão biết các tác nhân gây bệnh nằm ở trong tóc bà già. Mọi người bèn khênh người đàn bà ra ngoài trời, dội nước vào tóc và chờ khi nước lẫn tóc đóng băng. Một cú đập gọn tách khối băng khỏi đầu và đầu bà ta trọc lông lốc.
Sau đó họ lại đưa bà Natếch về nhà thờ.
Mặc dng nhiều thú săn.
Soto cũng ra đi. Anh đã giữ lời hứa giảm dần số vợ của mình. Trước tiên, anh bỏ lại làng bà vợ già nhất không có thức ăn dự trữ chỉ có một số đồ rách và một trái tim tan nát. Những người đàn ông còn lại có khoảng mười hai người thì lại không có giá trị lắm. Hầu như tất cả đều không có chó và xe.
Đàn bà ở làng lo lắng vì họ nhớ lại nạn đói lần trước khi các con vật đã chui sâu xuống biển, gấu đi tìm mồi ở vùng khác, bò biển, tuần lộc và các loại thú nhỏ khác đều biến mất một cách lạ kỳ, và người ta phải thịt chó ăn, chén thuyền da, giày, túi da, rồi phải ăn cả người chết, cả người hấp hối.
Người lo lắng nhất về tình trạng lương thực, thực phẩm và Siôrakitsốc. Lão là người chịu trách nhiệm về mọi bất hạnh xảy ra với cộng đồng, nếu không tránh được tai họa sẽ có nguy cơ người ta coi lão là kẻ vô tích sự như bất kỳ ông già vô ích nào khác. Giờ đây lão không còn có Côhactốc để bảo vệ nữa. Khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống vùng vịnh, khởi đầu thời kỳ gay go thì Siôrakitsốc nhận thấy mọi người nhìn mình ra dáng chờ đợi, lão liền triệu tập toàn làng để nghe thông báo khẩn cấp.
- Có người trong chúng ta đã mắc lỗi - Lão tuyên bố, cặp mắt đe doạ chăm chú nhìn xung quanh. Mọi người lẩn tránh đôi mắt chớp chớp của lão - Có thể có người đàn bà nào đã định giết hải báo, hay nấu thịt cùng cá hay làm việc gì tồi tệ hơn. Đàn bà luôn là người mắc lỗi, và đàn ông phải bắt họ đền tội! Vậy thì - Lão tiếp tục vẻ đe doạ vì không ai nhúc nhích - Các bà đều biết rõ một vi phạm nhỏ cũng có thể mang lại một bất hạnh lớn. Nếu đứng ra thú tội trước công chúng thì chúng ta có thể rửa sạch được tội lỗi, và như thế giảm được sự thiệt hại mà các thổ thần đổ vào cộng đồng chúng ta. Tại sao các người lại chậm thú tội thế, hỡi bầy người tội lỗi này?
Vẫn không có ai trả lời. Siôrakitsốc tỏ vẻ thất vọng và sụt sịt vài lần trước khi tiếp tục:
- Điều đó có nghĩa là một thầy lang cần phải chịu khổ một lần nữa để hỏi ý kiến Thần Mặt trăng và hỏi tên người phạm lỗi. Ôi con mụ ấy sẽ bị tống cổ ra khỏi làng và sẽ phải chết đói. Có như thế thì tất cả chúng ta mới không bị lâm vào cảnh chết đói như nó. Bây giờ các ngươi hãy chuẩn bị ngay đồ cúng lễ lấy những thứ ngon nhất còn lại ra. Lúc này không phải là lúc tiết kiệm.
Khuôn mặt mọi người dài ra, nhưng không ai dám trả lời, chỉ trừ Ivalú dũng cảm tiến lên và nói:
- Xin xá lỗi cho một cô gái láo xược dám phản đối lại nhiều người thông minh khi cô ta nói rằng tai họa thiếu thốn sẽ không xảy ra.
- Vì sao không?
- Vì Chúa trông coi tất cả, còn các con của người lại luôn cầu nguyện và tin tưởng. Các người ít tin tưởng, vì sao các người nghi ngờ? Các người chưa nghe Kinh thánh sao? Có lẽ một cô gái lười biếng chưa gào đủ mạnh để tiếng nói lọt vào tai các người sao?
Bình thường thì lão Siôrakitsốc không bao giờ tỏ ra đồng tình hay phản đối chuyện thần kỳ. Lão không khinh thường và cũng không khuất sự kính Chúa, nhưng giờ đây, khi Ivalú can thiệp vào chuyến du hành của lão, thì lão tức giận và muốn nói chuyện riêng với cô.
- Người ta không biết Chúa của người Thiên Chúa giáo có dự trữ thức ăn cho chúng ta không - Lão ta nói nhỏ khi còn lại hai người - Nhưng người ta biết rõ là Thần Mặt trăng bây giờ đang đợi đồ lễ của chúng ta và sẽ trả thù tàn bạo nếu cô và con cô ngăn cản chuyến du hành của một thầy lang. Cô không đùa được với thần đâu.
Ivalú chưa nghĩ tới khả năng đó. Lời đe doạ sự an toàn của đứa trẻ đã làm cô không dám chống đối nữa. Chính cô cũng góp vào nhiều đồ cúng lễ, các loại bánh mềm ngon dẻo được nhai kỹ vì Thần Mặt trăng tàn ác này là một ông già móm mém. Và người làng lại đưa Siôrakitsốc cùng đồ cúng lễ ra ngôi nhà nấm bằng băng dựng bên đồi.
Chính trong lúc lão vắng mặt thì có một đàn tuần lộc tràn về, mặt dù trước đây chưa bao giờ những con vật này về đây trong mùa này. Nhưng mùa xuân năm nay khi tuyết kết lại dưới ánh mặt trời và khi gió lạnh biến nó thành một lớp băng làm cho các con tuần lộc không thể đập vỡ ra để ăn lớp địa y bên dưới được. Bởi thế các đàn tuần lộc mới bỏ đi khắp nơi để tìm kiếm thức ăn.
Vậy là có một đàn tuần lộc đi về làng, nơi Ivalú là thái hậu và con trai cô là vua.
Tuần lộc là loại động vật hiền lành, dễ bảo và yêu người. Tuần lộc để cho mọi người giết chúng theo mọi cách: dùng giáo, cung tên hoặc giản đơn chỉ một con dao cắt khuỷu chân chúng hay làm cho chúng ngã vào hố sâu của nước đái vì tuần lộc rất thèm loại nước có muối đó. Trong vài vòng mặt trời quay, đàn ông, đàn bà, trẻ con ăn chán chê thịt tuần lộc. Chuyện may mắn này làm tăng thêm uy tín của Ivalú mặc dù cô rất đau khổ chuyện mọi người trước đây đã nghi ngờ mình.
Khi Siôrakitsốc trở về làng, lão không ngạc nhiên tý nào về câu chuyện xảy ra. Lão ta giải thích cho mọi người là chính lão ta đã thuyết phục Thần Mặt trăng tha lỗi cho dân làng bằng cách đặc biệt tức là gửi nhanh cho họ những chú tuần lộc xinh đẹp. Thế là dân làng không biết cảm ơn Chúa của người Thiên Chúa giáo hay Thần Mặt trăng. Họ nghi ngờ.
Mùa hè tới, một chiếc tàu hoả khói đằng mũi mở đường lách qua những núi băng đi vào vịnh. Chiếc tàu đổ lên bờ các thuỷ thủ vui nhộn và cả một nhà tu hành mới.
Nhà truyền đạo mới này nhiều tuổi hơn người trước, cao gầy, khuôn mặt buồn, xương xẩu, mũi khoằm, trán cao, phía dưới ánh lên đôi mắt sâu thẳm. Tóc thưa đen có điểm vài sợi bạc, nhưng lão ta lại có một bộ râu dài thẳng mượt, kéo dài đến tận thắt lưng.
Lão không thạo tiếng Eskimo bằng Côhactốc, nhưng lão dùng từ tài tình đến nỗi kẻ chậm chạp nhất cũng hiểu ngay điều lão thích và không thích.
Trước hết lão không thích Ivalú.
- Ai phụ trách ngôi nhà thờ này? - Vừa mới chân ướt chân ráo lão đã hỏi.
Ivalú cùng những ngườ