NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
Oan Nghiệt Trường Văn
Tư Văn Lang

Vương Tử Bình, người Bình Dương, đi thi trọ ơ chùa Báo Quốc. Trong chùa đã có Dư Hàng là học trò đến ở từ trước. Vương lấy tình lân cận liền nhà, gửi danh thiếp sang làm quen. Dư không đáp. Sớm tối gặp nhau, anh ta còn tỏ vẻ vô lễ. Vương giận anh ta quá lên mặt, không đi lại chơi bời nữa.
Một hôm, có một chàng trai trẻ đến chơi chùa, mũ mãng quần áo đều trắng bong, dáng vẻ đường hoàng, Vương lại gần bắt chuyện, thấy nói năng hòa nhã troChâu”. Vương sai đầy tớ bày ghế mới ngồi, cùng nhau cười nói vui vẻ nhã nhặn. Đúng lúc Dư Hàng sang, ngồi tót lên cao, thái độ ngạo mạn. Thản nhiên, anh ta hỏi Tống:
- Anh cũng đi thi phải không?
Đáp:
- Không, tôi vốn tài hèn nên đã không có chí bay nhảy từ lâu rồi.
Lại hỏi:
- Ở tỉnh nào?
Tống kể rõ, Dư bảo:
- Đã không có chí tiến thủ, đủ biết là bậc cao minh. Cả Sơn Đông, Sơn Tây, không có ai đáng bậc “thông giả”.
Tống đáp:
- Người phương Bắc (1) vốn ít kẻ thông tuệ. Nhưng người “không thông” chưa hẳn là kẻ tiểu sinh này, người phương nam vốn nhiều bậc thông tuệ, song bậc “thông giả”cũng vị tất là túc hạ.
Nói xong vỗ tay, Vương cũng phụ họa mà cười vang nhà. Dư Hàng xấu hổ vừa tức, trợn mắt phất tay áo, lớn tiếng:
- Có dám ra đề thi làm văn ngay bây giờ không?
Tống nhìn anh ta cười nhạt: “Có gì mà không dám”, rồi lấy sách đưa cho Vương. Vương tiện tay giở ra, chỉ vào câu “Ở Khuyết Lý, trẻ con theo mệnh (2)”. Dư đứng dậy tìm giấy bút. Tống ngăn lại bảo:
- Đọc luôn ra miệng thôi cũng được. Tôi đã có đoạn phá đề thế này: “Ở chỗ tân khách qua lại, mà thấy một kẻ không biết tí gì”.
Vương ôm bụng cười lớn. Dư tức giận nói:
- Toàn là những kẻ không biết làm văn, bày trò để chửi xỏ, sao đáng là người!
Vương ra sức kêu là đố khó, xin tìm đề khá hay hơn. Lại lật trang khác đọc: “Thời Ân có ba vị vương giả (3)”. Tống lập tức ứng khẩu đọc:
- “Ba vị tuy hành động không đồng thanh nhưng cùng theo một đạo. Đạo ấy là gì? Thưa rằng: đạo nhân. Người quân tử chỉ cốt đạo nhân mà thôi, cần gì phải đồng”.
Dư thấy thế không làm nữa, đứng dậy nói: Đều là bọn tài xoàng. Rồi bỏ đi.
Từ đó, Vương càng trọng Tống, mời vào nhà chuyện phiếm suốt ngày, đưa hết văn thơ của mình ra xin Tống duyệt đọc. Tống lướt thật nhanh, một khắc đã hết trăm bài, nhận xét:
- Anh cũng đã sâu sắc trong nghiệp này, song cái bệnh của bút nghiên không cầu mà được. Văn anh còn gửi gắm cái lòng cầu may, do đó đã rơi xuống mức thấp kém.
Rồi lấy những bài đã duyệt nhất nhất giải thích rõ. Vương vừa ý lắm, tôn làm bậc thầy, sai nhà bếp lấy đường mía làm món bánh trôi. Tống ăn lấy làm thích lắm, khen:
- Bình sinh chưa được ăn món này, phiền hôm nào đó lại làm cho ăn.
Từ đó hai người càng tâm đắc. Cứ dăm ba ngày Tống lại đến. Vương lại sai người làm món bánh trôi. Dư Hàng thỉnh thoảng cũng bắt gặp, tuy không đàm luận đằm thắm nhưng cái thói ngạo nghễ cũng bớt. Một hôm anh ta cũng đem văn cho Tống xem. Thấy bạn bè anh ta phê son khuyên bình, tán thưởng chi chít, Tống chỉ nhìn qua rồi dẹp sang góc bàn, không nói một lời. Dư ngờ Tống chưa đọc, lại giục. Tống nói đã đọc rồi. Dư cho là không hiểu. Tống trả lời:
- Có gì mà không hiểu, chỉ không hay thôi.
Dư vặn:
- Mới nhìn qua những nét son khuyên điểm, sao đã biết là không hay?
Tống liền bình to lên như đã đọc kỹ lưỡng, vừa bình vừa chê. Dư sợ toát mồ hôi hột, bỏ đi không nói gì. Lát sau, Tống đi, Dư lại vào, nài nẵng Vương cho xem văn. Vương không chịu, Dư cố tìm được tập văn của Vương, thấy nhiều khuyên son, cười rằng:
- Những cái nàu to như cục bánh trôi vậy.
Vương cố ghìm bực tức, chỉ lừ mắt nhìn mà thôi. Hôm sau Tống đến, Vương kể lại hết. Tống giận nói rằng:
- Tôi cứ cho rằng thằng cha này được những bài học thích đáng đã tỉnh ra, thế mà sao lại vẫn dám vậy. Thế nào tôi cũng lại cho biết tay.
Vương cố lấy lời răn đừng khinh bạc để khuyên can Tống. Tống càng cảm phục.
Sau khi thi xong, Vương đem bài văn thi cho Tống xem. Tống hẹn sẽ xem. Ngẫu nhiên hôm ấy hai người đi chơi thăm thú các đền đài chùa miếu, thấy một ông sư mù ngồi ở hành lang, bày thuốc bán. Tống khen:
- Đây là bậc kỳ nhân, rất giỏi thẩm văn, không thể không xin lời chỉ giáo.
Theo lời, Vương về nhà lấy văn, giữa đường gặp Dư Hàng dẫn nhau cùng đến. Vương lựa lời nói với sư, sư tưởng mua thuốc liền hỏi bệnh tật. Vương nói rõ ý định. Sư cười:
- Ai mà nhiều lời vậy? Ta không có mắt lấy gì để bàn luận văn chương?
Vương xin dùng tai. Sư bảo:
- Ba bài hon hai nghìn chữ, ai mà kiên nhẫn nghe hết được. Chi bằng cứ đốt đi ta sẽ ngửi bằng mũi.
Một khi đốt một bài, nhà sư lại hít hà, rồi nhấm nháp nói:
- Anh mô phỏng các vị đại gia, tuy chưa đúng được nhưng cũng gần giống. Ta đang thưởng thức bằng tì vị. Hỏi:
- Có được không?
Trả lời:
- Cũng được.
Dư Hàng không tin lắm, lấy văn của các bậc đại gia cổ, đốt đi để thử. Nhà sư lại ngửi:
Cao đuổi con đi và nói:
- Tao muốn tránh sự ồn ào, cho nên mới ở riêng, còn mày lấy thế làm vui thì ở đó mà hưởng, trốn đi đâu làm chi?
Chàng bị cha đuổi, bơ vơ không biết về đâu, Cao ông sợ con buồn tự tử, bèn cho căn nhà ở một mình, lại cấp dưỡng cho. Laị gọi Phàn đến, bảo dạy dỗ con gái thế nào, kẻo để lăng loàn quá đỗi. Phàn vô nhà, giảng dụ trăm phương ngàn cách nàng cũng chẳng thèm nghe, lại còn nói hỗn với cha. Phàn tức mình phủi áo ra đi, thề dứt tình cha con.
Không bao lâu, Phàn giận con quá sinh bệnh, cùng bà vợ kế tiếp nhau qua đời. Nàng bực tức, không về điếu tang đưa đám cha mẹ, tối ngày ngồi mắng chửi cách vách, cố ý lớn tiếng cho Cao ông Cao bà nghe. Cao mặt kệ không thèm đếm xỉa tới.
Chàng từ khi được ở riêng một mình thấy dường như thoát khỏi nước sôi lửa bỏng, nhưng chỉ khổ vì nỗi quạnh hiu buồn bực. Muốn được khuây khỏa chàng bèn chi tiền mụ Lý, để mụ dẫn gái vô nhà học tiêu khiển, gái thường lui tới ban đêm.
Ít lâu sau, Giang Thành nghe biết, tới tận nhà học mắng chửi thậm tệ. Chàng hết sức phân trần nỗi oan và trỏ lên mặt trời mà thề nàng mới chịu lui.
Từ đó ngày ngày rình mò cử động chàng. Một hôm mụ Lý từ trong nhà học đi ra, nàng bắt gặp, kêu gọi rùm lên. Mụ Lý xanh xám mặt mày, nàng thêm sinh nghi, túm lấy mụ đe dọa:
- Có thế nào thì cứ việc nói thật, họa may còn tha thứ cho, nếu giấu giếm, tao vặt không còn một sợi lông đó!
Mụ vừa run vừa nói:
- Trong vòng nửa tháng nay duy có Vân nương, là gái ở nhà chứa đến đây hai bận mà thôi. Còn vừa rồi công tử lại nói bữa trước đi chơi núi Ngọc Ti dòm thấy cặp chân của người vợ Đào gia xinh đẹp, cho nên muốn cậy tôi làm manh mối, để dụ nó tới đây. Con đó tuy lẳng lơ nhưng chưa chắc chịu làm nhu gái nhà chứa. Công tử đã bảo tôi thử dụ nó coi, việc thành hay không thật chưa chắc.
Nàng thấy mụ nói thành thật, cho nên rộng lòng khoan thứ. Mụ sửa soạn đi, nàng cố giữ lại cho đến trời tối, buộc phải làm theo mưu kế của mình:
- Đến ngay nhà học làm bộ nói nhỏ với công tử bảo tắt đèn đi, cô ả Đào gia tới rồi đó.
Mụ làm y lời. Nàng theo chân bước vô, chàng mừng quá, nắm tay mời ngồi và tỏ lòng khát khao mộng ước. Nàng làm thinh, chàng mò trong bóng tối rờ cẳng nàng và nói:
- Sở nguyện ôm ấp bao lâu, nay mới được toại, lẽ nào không cho thấy mặt?
Nói xong, chàng tự thắp đèn lên soi mặt. Trời ơi! Chính là Giang Thành!
Chàng sợ hãi thất sắc, đánh rớt cây đèn xuống đất run rẩy quì mọp, dường như gươm dao đã kề trên cổ vậy.
Nàng xách tai kéo về buồng mình, lấy kim thật nhọn đâm vào hai bắp đùi khắp, rồi bắt nằm dưới gầm giường, hễ tỉnh giấc hồi nào thì kể tội và mắng chửi hồi đó. Chàng đã sẵn sợ như hùm beo, cho nên dù khi được nàng nguôi ngoai mơn trớn, cho nằm chung trên giường nhưng trong lúc đầu ấp tay gối, chàng vẫn run sợ hãi hùng, cơ hồ không phải là con người nữa. Nàng vả vào mặt và thét đuổi đi, tỏ ý khinh khi và chán ghét, không coi chàng là hạng người nữa. Thành thử hàng ngày chàng được ở trong khoảng hương xông xạ ủ, mà như ở tù, thấy bóng người canh ngục là chết khiếp.
Giang Thành có hai chị, cùng lấy chồng nho. Người chị lớn hiền lành ít nói, tính tình thường không hợp với nàng. Còn chị thứ hai lấy họ Cát, người giảo huyệt khéo nói, tuy dung mạo kém Giang Thành nhưng ghen tuông độc ác thì ngang vai sánh gót. Chị em gặp nhau không có việc gì khác hơn là đem những chuyện bắt nạt chồng ra khoe khoang đắc ý với nhau. Vì thế hai người đi lại với nhau rất thân. Chàng đến nhà bà con họ hàng nào, nàng cũng giận dữ trách mắng, duy chỉ đến nhà họ Cát thì nàng không nói gì.
Một hôm chàng đến nhà Cát uống rượu. Lúc sau ngà ngà, Cát chế giễu chàng:
- Sao chú sợ vợ quá thế?
Chàng cười đáp:
- Thiên hạ có nhiều việc không sao hiểu nổi anh ạ! Tôi sợ vợ tôi là sợ sắc đẹp. Vậy mà có cái đẹp thua xa vợ tôi, người ta cũng sợ cái ngang như tôi mới là kỳ chứ.
Cát thẹn đỏ mặt, không nói được câu gì. Con hầu nghe chuyện tọc mạch với chị hai (tức vợ Cát). Chị hai nổi giận, vác gậy chạy ra, chàng thấy bộ tịch hung dữ, toan bỏ cả giày mà chạy lấy thân. Nhưng gậy đã nện vào lưng, chàng bị ba gậy ngã quỵ ba lần không dậy nổi, đập cả đầu, máu tuôn như xối. Chừng chị hai đi rồi, chàng mới lom khom cà nhắc về tới nhà.
Nàng trông thấy cả kinh, gạn hỏi duyên cớ. Ban đầu chàng nghĩ mình chọc giận chị vợ mà bị trận đòn nên không dám nói. Đôi ba phen tra vặn, mới kể rõ đầu đuôi. Nàng lấy lụa rịt bó đầu chàng xong, nổi cơn tam bành:
- Chồng của người ta, ai mượn nó đánh giùm cho ra thân thể này chứ?
Lập tức mặc áo cụt, xắn cao quần, tay cầm chày gỗ, dắt một con hầu đi theo, hầm hầm đến thẳng nhà Cát.
Chị hai tưởng như mọi bận, tươi cười ra đón. Nàng chẳng nói chẳng rằng, đánh chị túi bụi, ngã gục, rồi xé bươm cả áo xống, lại đánh thêm nữa, chị hai bị đánh tới bể môi gãy răng, vãi cả cứt đái, nàng mới chịu bỏ đi.
Nàng đi rồi, chị hai mới lồm cồm trỗi dậy, vừa thẹn vừa tức sai chồng phải đi mách với Cao ông.
Cát đến cửa, chàng ra đón, kiếm lời êm dịu an ủi. Cát nói nhỏ bên tai:
- Tôi đến đây vì thế bắt buộc, không đi không xong. Lạ gì con đàn bà ấy hung dữ thuở nay, nhờ tay dì nó trừng trị cho một bữa là đáng kiếp lắm. Còn tôi với chú thì có hiềm gì với nhau đâu.
Bất đồ Giang Thành nghe lén, tức tốc chạy ra điểm mặt anh rể và mắng như tát nước:
- Thằng đểu giả kia! Vợ bị đòn đau điếng, không nghĩ cách nào rửa hận cho nó, lại còn nói vụng nói lén với người ta thế ư? Cái giống đàn ông thế đó, không đáng đánh cho chết còn để làm gì?
Rồi nàng tru tréo kêu đầy tớ:
- Bay đâu, đem gậy ra đây cho tao mau mau!
Cát sợ hoảng hồn, vội lách ra cửa, co giò chạy mất.
Từ hôm ấy trở đi, chàng sợ chị vợ theo dõi, không dám tới lui nhất định một chỗ nào cả. Có hôm bạn đồng học là Vương Tử Nhã đến chơi, chàng mời ở lại uống rượu cho vui. Trong khi chén tạc chén thù, đem chuyện khuê phòng ra nói bỡn, có hơi tục tằn. Chẳng dè nàng núp lén nghe rõ đầu đuôi, lén bỏ bã đậu vào cháo bưng ra cho khách ăn. Một chập, Vương thượng thổ hạ tả dữ dội nằm thở như hấp hối sắp chết. Nàng sai con hầu ra hỏi:
- Còn dám nói hỗn nữa thôi.
Bấy giờ Vương mới hiểu rõ vì sao mình lại mửa thốc mửa tháo bèn rên rỉ xin lỗi. Nàng đưa cháo đậu xanh nấu sẳn cho ăn để giải độc. Vương ăn cháo ấy mới hết bệnh. Nhân chuyện này bạn bè mách bảo nhau phải kiềng mặt, về sau không dám đến nhà ăn uống gì nữa.
Vương sinh có quán rượu, trong có nhiều hồng mai đua nở, đặt tiệc mời anh em bạn đến thưởng lãm. Chàng mượn cớ họp văn xã, tâu trình với vợ, xin phép đi dự. Chiều tối đã say, Vương sinh nói:
- Vừa mới có một cô đào non ở Nam Xương trôi nổi đến đây, ta nên gọi lại chuốc rượu cho vui nhé?
Mọi người vui vẻ tán thành, duy có chàng đứng dậy xin kiếu ra về. Anh em kéo lại lại và nói:
- Bà sư tử nhà anh có tai mắt dài đến đâu chăng nữa cũng không tài nào nghe thấy được tới chốn này. Anh ở lại cho vui, chúng tôi xin thề sẽ ngậm miệng, không nói lộ ra đâu mà sợ.
Chàng lại ngồi xuống. Giây lát đào mới tha thướt bước vào, tuổi độ mười tám mười chín, hỏi tên cô khai họ Tạ, tên là Phương Lan, nói năng cực lanh lợi thanh nhã, khiến cho ai nấy cùng mê say như cuồng. Xem ra cô ta để ý chàng hơn cả, thường liếc mắt dòm sang chàng luôn, anh em biết thế liền kéo hai người ngồi sánh vai nhau. Cô nắm lấy tay chàng viết trong lòng bàn tay một chữ “ngũ”. Lúc đó chàng thật tiến thoái lưỡng nan, muốn đi thì không đành, muốn ở thì không dám, lòng rối rộn không sao nói xiết. Hai người ngồi dựa đầu cạnh nhau, nghiêng tai nói nhỏ, càng say chừng nào càng lả lơi chừng nấy, quên cả sư tử ở nhà.
Một chốc trống canh điểm khuya, khách trong quán rượu dần dà bỏ về gần hết, duy có một thiếu niên xinh đẹp ngồi dưới bóng đèn uống rượu một mình, bên cạnh có tiểu đồng cầm khăn đứng hầu hạ. Ai nấy khen thầm là người cao nhã. Giây lát, thiếu niên uống xong đứng dậy đi, tiểu đồng ra theo rồi trở lại, nói ngay với chàng:
- Thưa ngài, chủ tôi đợi ngài ngoài kia để nói một câu chuyện.
Không ai hiểu người đó thế nào, duy có chàng mặt mày thất sắc không kịp chào anh em, vội vàng sấp ngửa ra đi, vị thiếu niên ấy chính là Gianh Thành, tiểu đồng là con hầu, hai thầy trò giả dạng đi rình chàng vậy.
Chàng theo về nhà, chịu nằm mà nhận roi vọt. Từ đó chàng bị cấm cố gắt gao, mọi việc khách điếu cùng tuyệt. Chàng buồn bực lơ là việc học, kỳ hạch năm đó thi rớt, bị giáng làm thường dân và rút mất học bổng.
Một hôm thì thầm với con hầu thế nào chẳng rõ, nàng nghi là có tư tình liền lấy hũ rượu úp kín đầu con bé mà đánh lấy đánh để. Rồi lại trói chàng và con hầu chung nhau, cầm kéo cắt thịt bụng mỗi người miếng và đắp thịt của người nọ vào bụng người kia. Đoạn cởi trói ra để tự buộc lấy vết thương. Hơn tháng sau, chỗ vá thịt đó dính liền làm một.
Còn độc ác hơn nữa, nàng thường lấy cẳng chân chà đạp chiếc bánh nhão nhoét, lại ném đất cát bụi rồi thét bảo chàng phải lượm lên mà ăn. Những cử chỉ tàn nhẫn của Giang Thành đối với chồng đại khái như thế, bà mẹ thương con, ngẫu nhiên đến nhà chàng ở, trông thấy con gầy, ốm mà động lòng. Lúc trở về bà nghĩ đau đớn khóc lóc, muốn chết cho rảnh, đêm ấy, chiêm bao một cụ già hiện đến nói:
- Bà chớ nên lo phiền. Đó là nhân quả kiếp trước để lại, Giang Thành kiếp trước nguyên là Tinh Nghiệp hòa thượng có nuôi con chuột trường sinh. Còn công tử nhà bà tiền kiếp là học trò, một hôm đến chơi chùa vô ý đạp chết con chuột ấy. Vì thế kiếp này phải chịu ác báo về phía Giang Thành, chừng trả hết nợ mới yên, chứ không lấy sức người xoay đổi gì đặng. Tốt hơon là cứ thành tâm tụng niệm bài chú của quan Âm ( Nam Mộ Phật, Nam Mộ Pháp, Nam Mô Tăng v.v...) mỗi ngày một trăm lần tự nhiên sẽ có hiệu nghiệm.
Sáng hôm sau, bà thuật lại chiêm bao cho Trọng Hồng nghe, cùng lấy làm lạ. Vợ chồng tuân lời thầy dạy, ngày ngày niệm chú Quan Âm. Hơn hai tháng Giang Thành vẫn ngang ngược như cũ, lại có thêm điên cuồng, hễ nghe ngoài cửa có tiếng kèn trống thanh la, nàng liền xõa tóc chạy ra đứng dớn dác, cả ngàn người cùng chỉ trỏ chê bai, nàng cũng thây kệ. Ông bà thấy con dâu khất khùng như vậy, rất hổ thẹn nhưng không làm sao ngăn cấm được, lấy làm bực tức.
Chợt thấy một lão tăng đến trước cửa thuyết pháp, người ta đứng xem vòng trong vòng ngoài. Lão tăng thổi vào mặt trống, thành ra kêu như trâu rống, nàng vội chạy đến, thấy người đứng kín mít không có khe hở mà lách vào lọt, bèn gọi con ở đem ghế ra để nàng đứng lên cao mà xem. Bao nhiêu cặp mắt cùng họp vào mình nàng, nhưng nàng thản nhiên dường như không hay biết gì cả.
Một lát, lão tăng giảng sắp xong gọi lấy một tô nước lạnh cầm đến trước mặt nàng mà tuyên đọc:
Chớ nên hờn!
Chớ nên hờn!
Kiếp trước chẳng phải giả
Kiếp này chẳng phải chân
Ôi!
Con chuột rút cổ chạy!
Kẻo bị mèo xơi ngon!
Lão tăng đọc xong, ngậm nước phun vào mặt nàng, làm cho son phấn nhễ nhại, trôi xuống áo xiêm. Ai nấy sợ hãi đoán chắc nàng nổi cơn tam bành đánh bể đầud=179&chuongid=61')">Mặc áo lá cây
  • Mê sách
  • Cởi truồng rượt ma
  • Mỹ Nhân Cứu Mạng
  • Kết duyên với ong
  • Thứ Cỏ Giết Người
  • Vạn Lý Tầm Phu
  • Một nhà đĩ chồn
  • Vợ Bé Là Chồn
  • Con Gái Nhà Trời
  • HỒ HAY ĐÙA
  • Chuyện Lạ Chim câu
  • Người Nuôi Rắn
  • Nước Dạ Xoa
  • Nàng Ba Hoa Sen
  • Ma Học Đàn
  • Lớp Học ma
  • GIẤC MỘNG VỢ HỒ
  • LÂM TỨ NƯƠNG
  • HỒ NHƯ THẦN
  • TẤM GƯƠNG HIỆN HÌNH
  • Nghĩa Khí Cải Hóa Hồn Ma
  • Duyên Tiên Âm Phủ
  • Cắt Thịt Vì Tình
  • Lên Chơi Trên Trời
  • Háo Sắc Lụy Mình
  • Tay áo làm mai
  • Báo Ứng Trước Mắt
  • Đào mả cô Canh
  • Tình NGhĩa Với Chim
  • Bà chúa Tây Hồ
  • Chuyện Ở Đảo Thần Tiên
  • Người Hóa Hổ
  • Vương Giả
  • Vụ Án Tình Si
  • Con Người Quốc Sắc
  • Cô Tân thứ mười bốn
  • Một Đêm Lấy Ma
  • Ba Ông Tiên
  • Đại Bợm
  • Tấm Gương Thu Hình
  • Gái Báo Thù Cha
  • Bức Họa Trên Tường
  • Hồ Gã Con
  • Mưa Tiền
  • Thuật Mồm
  • Kiếm Khách
  • Lấy Vợ Công Chúa
  • Thiên Cung
  • Giấc Mộng Đắc Chí
  • 'tuaid=179&chuongid=9')">Hồng Ngọc
  • Bành Hải Thu
  • Bộ Da Vẽ
  • Xảo Nương
  • Ngũ Thu Nguyệt
  • Cừu Ðại Nương
  • Tiểu Thu
  • Thanh Phượng
  • Phòng Văn Thục
  • Công Tôn Hạ
  • Thạch Thanh Hư
  • Thanh Mai
  • Cô Gái Áo Xanh
  • Ðảo Tiên
  • Gái Thần
  • Thôi Mãnh
  • Liên Hương
  • Trương Hồng Tiệm
  • Cô Gái Nghĩa Hiệp
  • Ðại Nam
  • Thư Sinh Họ Ðổng
  • Nhan thị
  • LÀM RỂ THẦN NHÂN
  • VỢ CHỒNG TIÊN
  • Thư Sinh Họ Ðổng
  • Nhan thị
  • LÀM RỂ THẦN NHÂN
  • VỢ CHỒNG TIÊN
  • LẤY VỢ MA
  • CÁT CÂN VÀ NGỌC BẢN
  • NÓI ÐÙA, TƯỞNG THỰC
  • THẦN HOA CÚC
  • LẤY NGƯỜI, MA SỐNG LẠI
  • THAY TIM, ÐỔI ÐẦU
  • VÂN THÚY TIÊN
  • CHỬ SINH
  • TẾ LIỄU
  • BÁO OÁN
  • Hằng Nương
  • Con Trai người lái buôn ( Cổ Nhi)
  • Cô Tú ( A Tú )
  • Cô Tư Họ Hồ ( Hồ Tứ Thư )
  • Công Tử Họ Vi ( Vi Công Tử )
  • Uông Sĩ Tú
  • Liên Tỏa
  • Hoa Cô Tử
  • HƯƠNG NGỌC
  • Tiên Ông Họ Thành
  • Tịch Phương Bình
  • Ghen với nữ thần
  • Chồn cuối triều Minh
  • Khoẻ như hổ, nhanh như vượn
  • Gái chồn
  • Hồi sinh, khỏi bệnh tê liệt
  • Cướp đội lốt sư
  • Hóa chồn vì hiếu sắc
  • Thi làm Thành Hoàng
  • Để của cho con
  • Hổ trả ơn người
  • Làm bạn với chồn vô hình
  • Kim đan của ma chồn
  • Bảy chị em chồn
  • Thần thánh cũng ưa nịnh
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!179_125.htm!!!i>
  • HƯƠNG NGỌC
  • Tiên Ông Họ Thành
  • Tịch Phương Bình
  • Hoa Sen Mùa Lạnh
  • Vụ Án Bài Thơ
  • Mộng Thấy Chó Sói
  • CÔ TIÊM
  • BẠCH THU LUYỆN
  • nguyệt phù cừ">
  • Hoa Sen Mùa Lạnh
  • Vụ Án Bài Thơ
  • Mộng Thấy Chó Sói
  • CÔ TIÊM
  • BẠCH THU LUYỆN
  • Cô Gái Họ Mai
  • Trần Vân Thê
  • Mặc áo lá cây
  • Mê sách
  • Cởi truồng rượt ma
  • Mỹ Nhân Cứu Mạng
  • Kết duyên với ong
  • Thứ Cỏ Giết Người
  • Vạn Lý Tầm Phu
  • Một nhà đĩ chồn
  • Vợ Bé Là Chồn
  • Con Gái Nhà Trời
  • HỒ HAY ĐÙA
  • Chuyện Lạ Chim câu
  • Người Nuôi Rắn
  • Nước Dạ Xoa
  • Nàng Ba Hoa Sen
  • Ma Học Đàn
  • Lớp Học ma
  • GIẤC MỘNG VỢ HỒ
  • Cắt Thịt Vì Tình
  • Lên Chơi Trên Trời
  • Háo Sắc Lụy Mình
  • Tay áo làm mai
  • Báo Ứng Trước Mắt
  • Đào mả cô Canh
  • Tình NGhĩa Với Chim
  • Bà chúa Tây Hồ
  • Chuyện Ở Đảo Thần Tiên
  • Người Hóa Hổ
  • Vương Giả
  • Vụ Án Tình Si
  • Con Người Quốc Sắc
  • Cô Tân thứ mười bốn
  • Một Đêm Lấy Ma
  • Ba Ông Tiên
  • Đại Bợm
  • Tấm Gương Thu Hình
  • Gái Báo Thù Cha
  • Bức Họa Trên Tường
  • Hồ Gã Con
  • Mưa Tiền
  • Thuật Mồm
  • Kiếm Khách
  • Lấy Vợ Công Chúa
  • Hồ Gã Con
  • Mưa Tiền
  • Thuật Mồm
  • Kiếm Khách
  • Lấy Vợ Công Chúa
  • Thiên Cung
  • Giấc Mộng Đắc Chí
  • Người Học Trò Phượng Dương
  • Trộm Đào
  • Ba Ngày Làm Diêm Vương
  • Mối Tình Già
  • Xấu Người Đẹp Nết
  • Mũi Dao Kinh Kha
  • Hoá quạ, lấy vợ thần
  • Nam Nam Thành Thần
  • Trương Thành
  • Nối Giấc kê Vàng
  • Phiên Chợ Giữa Biển
  • Oan Nghiệt Trường Văn
  • Vợ Dữ Hơn Cọp
  • Người nhỏ
  • Liêm sĩ của kẻ làm quan
  • Lộc số
  • Quan trung thừa điều tra trộm
  • Quan Tề điều tra cướp
  • Thuốc cường dương
  • Giết sói, báo thù cha
  • Thần miếu
  • Định số
  • Bùa cờ bạc
  • Chồn đầu thai làm người
  • Ghen với nữ thần
  • Chồn cuối triều Minh
  • Khoẻ như hổ, nhanh như vượn
  • Gái chồn
  • Hồi sinh, khỏi bệnh tê liệt
  • Cướp đội lốt sư
  • Hóa chồn vì hiếu sắc
  • Thi làm Thành Hoàng
  • Để của cho con
  • Hổ trả ơn người
  • Làm bạn với chồn vô hình
  • Kim đan của ma chồn
  • Bảy chị em chồn
  • Thần thánh cũng ưa nịnh
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---

    Truyện Liêu Trai Chí Dị ---~~~cungtacgia~~~---