Duyên chậm chạp bước vào cửa lớp đệ tam A2. Cái thai năm tháng hành làm cho nàng đâm ra mệt mỏi và lười biếng. Học trò đang cười đùa vội im bặt khi thấy Duyên. Chúng nhìn cô giáo bằng ánh mắt ái ngại và quan hoài khi thấy dung nhan tiều tụy của nàng. - Cô khỏe hôn cô?Tánh, trưởng lớp lên tiếng hỏi và Duyên gượng cười trả lời.- Cám ơn em... Cô khỏe... Đưa cái cặp da cho Tánh đem để lên bàn riêng của mình nàng nhìn bốn mươi mấy khuôn mặt của học trò trong lớp. Dường như nàng muốn tìm kiếm một hình bóng nào trong đó. Tuy nhiên nàng thở dài hắt hiu buồn. Hình bóng xưa cũ đã qua mất rồi không bao giờ trở lại nữa. Bước tới đứng nơi khoảng trống chính giữa, nàng nhìn xuống nơi chiếc bàn cuối lớp rồi cất giọng thanh tao.- Hôm nay các em sẽ học về một áng văn nổi tiếng của nước ta là Chinh Phụ Ngâm. Đây là tác phẩm do ông Đặng Trần Côn viết bằng hán văn và bà Đoàn Thị Điểm diễn dịch ra chữ nôm... Dựa vào bối cảnh của chiến tranh, tác giả viết lên nỗi lòng của một thiếu phụ có chồng phải đi lính xa nhà... Giọng của Duyên nhỏ dần như bị cái gì chận ngang cổ của mình. Nước mắt ứa ra khiến cho nàng phải cúi đầu nhìn xuống để giấu không cho học trò thấy mình khóc. Lát sau nàng mới ngước lên. Qua màn nước mắt nàng thấy lờ mờ khuôn mặt, nụ cười và ánh mắt nhìn của cậu học trò dù đã đi xa nhưng còn lưu lại trong lòng nàng hương vị tình yêu mật ngọt mà cũng vô vàn xót xa và cay đắng. Quay người đi tới gần tấm bảng đen giọng nói thánh thót như giọt mưa thu của nàng cất lên trong bầu không khí im lặng.- Trước hết cô sẽ giảng cho các em nghe tổng quát truyện Chinh Phụ Ngâm để các em có một khái niệm về ánh văn chương tuyệt tác này. Lần tới cô sẽ giảng từng đoạn một rồi sau đó các em sẽ làm luận văn để chứng tỏ mình đã học và hiểu bài của cô giảng... Quay nhìn xuống lớp học Duyên mỉm cười sau khi dứt câu nói. Nàng như thấy lại hình ảnh của lớp học mấy năm về trước. Lớp đệ tam A2 có Quát ngồi nơi cuối lớp. Nàng nhớ tới lời bình của Quát về Chinh phụ ngâm. Văng vẳng đâu đây tiếng gọi '' cô ơi '' vô vàn âu yếm của Quát. Ánh mắt nhìn mê man tình tự. Giọng nói chất ngất đắm say của hai đêm ở Tân Uyên mà giờ đây kết quả là đứa con nàng đang cưu mang. - Trong phần giảng hôm nay, để dễ dàng hiểu được cái hay của Chinh Phụ Ngâm, cô khuyên các em nên tự đặt mình vào vai trò của một thiếu phụ tiễn đưa chồng lên đường chinh chiến. Hoặc một cô gái tiễn biệt người yêu của mình sắp theo đoàn quân đi hành quân xa... Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên, Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? Giọng của Duyên hầu như nghèn nghẹn khi đọc bốn câu thơ đầu tiên nhất là hai câu '' Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên '' và '' Vì ai gậy dựng cho nên nỗi này ''. Tự dưng nàng nhìn xuống cái bụng bầu của mình rồi thở dài. Nàng không hề hờn giận hay oán trách Quát. Nàng biết anh có nhiệm vụ phải thi hành. Anh đang chiến đấu cho cái gì mà anh tin tưởng. Đó là chiến đấu để bảo vệ nàng, để nàng được sống trong tự do và yên ổn. Ngoài ra khi lên Tân Uyên thăm Quát, sống trọn vẹn cho tình yêu của mình, nàng đủ tỉnh táo và sáng suốt để biết chuyện gì có thể xảy ra cũng như chấp nhận hậu quả của hành động của mình. Nàng chỉ buồn là không được sống bên cạnh người mà mình yêu thương. Nàng chỉ buồn vì Quát không là chồng của mình, là cha của đứa con sắp sửa chào đời.- Các em chắc biết bốn câu thơ cô vừa đọc có ý nghĩa gì rồi phải không?- Dạ biết thưa cô... Bốn câu thơ có ý nói là khi chinh chiến xảy ra thời người đàn bà phải chịu nhiều khổ sở bởi vậy họ mới than thở và buồn rầu...Duyên mỉm cười nhìn Bình, đứa học trò giỏi văn chương nhất lớp. Nhìn nó nàng liên tưởng tới '' Tiểu Đinh Hùng '' của mình. - Nước trong chảy lòng phiền khôn rửa, Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó khuây. Nhủ rồi tay lại cầm tay, Bước đi một bước dây dây lại dừng... Bốn câu thơ trên gợi cho Duyên nhớ tới buổi sáng cỏ còn ướt sương đêm bên dòng suối chảy róc rách. Nàng ứa nước mắt khi cuộn lại chiếc poncho đưa cho Quát. Hai đêm thần tiên ở bên cạnh người yêu của nàng đã khép lại. Nàng với Quát, tay cầm tay, mắt nhìn mắt, bịn rịn không nói nên lời từ biệt vì biết có thể không bao giờ gặp lại nhau hoặc sợ sẽ mất nhau vĩnh viễn.- Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống, Giáp mặt rồi phút bỗng chia taỵ Hà Lương chia rẽ đường này, Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi. Quân trước đã gần ngoài doanh liễu, Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng Dương. Quân đưa chàng ruổi lên đường, Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng? Tiếng địch trổi nghe chừng đồng vọng, Hàng cờ bay trông bóng phất phơ. Dấu chàng theo lớp mây đưa, Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà... Tân Uyên. Trưa nắng cháy da người. Không có '' Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống...'' mà nàng chỉ thấy đoàn công voa máy nổ rì rầm đậu dài trên con đường tráng nhựa loang lổ ổ gà. Khói bay mịt mù. Không có '' Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi '' mà chỉ có những bóng áo rằn ngồi câm nín trên xe. Nàng như thấy được bàn tay vẩy chào từ giã của Quát khi đoàn công voa bắt đầu lăn bánh. Không biết người đi có khóc không hay chỉ có người ở lại mới ứa nước mắt ngẩn ngơ nhìn theo bóng xe xa dần dần rồi mất trong đám bụi mù. Duyên ngước lên vì tiếng vỗ tay rào rào của học trò xen lẫn với tiếng huýt sáo.- Cô giảng hay quá cô ơi...- Cô giảng xuất thần cô ơi...- Cô giảng nữa đi cô... Duyên nhìn học trò như thầm cám ơn về những lời khen tặng thành thật. Đoạn thơ đầu tiên của Chinh Phụ Ngâm làm cho nàng xúc động và nhớ lại cảnh chia tay với Quát ở Tân Uyên do đó nàng mới diễn tả tâm trạng của mình cho đám học trò nghe. - Chàng từ đi vào nơi gió cát, Ðêm trăng này nghỉ mát phương nao? Xưa nay chiến địa dường bao, Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu. Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn, Dòng nước sâu ngựa nản chân bon. Ôm yên gối trống đã chồn, Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh... Chàng từ sang Ðông Nam khơi nẻo,Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu?Những người chinh chiến bấy lâu,Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây. Hồn tử sĩ gió ù ù thổi, Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi. Chinh phu tử sĩ mấy người,Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn. Dấu binh lửa nước non như cũ, Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương. Phận trai già ruổi chiến trường, Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về... Mình xa nhau thật rồi phải không Quát. Cô bây giờ đã yên phận chồng con. Còn gì nữa đâu để cho Quát nhớ, Quát thương. Họa chăng chỉ là chút kỹ niệm của Tân Uyên. Mà kỹ niệm dù đẹp cách mấy cũng sẽ nhạt mờ theo dòng chảy miên man của đời. Cô chỉ cầu mong Quát vẫn thương cô, thương chính mình để không như '' những người chinh chiến bấy lâu. Nhẹ xem tính mệnh như mầu cỏ cây...''. Quát ơi... Cô hi vọng Quát sống, để mình còn gặp lại, mình còn trông thấy nhau dù cô biết là chiến tranh rất tàn nhẫn, rất nghiệt ngã với những người lính chiến như Quát. Hồn tử sĩ gió ù ù thổi... Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi... Chinh phu tử sĩ mấy người... Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn. Dấu binh lửa nước non như cũ... Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương... Phận trai già ruổi chiến trường... Chàng Siêu mái tóc điểm sương mới về... Quát đừng chết nghe Quát ơi... Để cho cô gặp lại Quát lần cuối cùng dù chỉ là chàng Quát mái tóc đã điểm sương. Cô sẽ chờ... Cô sẽ nhớ... Dù biết nhớ nhung sẽ làm mình héo hon. Dù cô biết chờ đợi sẽ làm mình già nua và cằn cỗi. Tin thường lại, người không thấy lại... Thơ thường tới, người chưa thấy tới... Quát ơi... Quát quên cô rồi sao Quát... Đi biền biệt. Đi không một lần ngoái trông người ở lại. Không tin nhắn. Không lá thư thăm hỏi. Cô biết là cô đã làm Quát khổ. Nhưng cô làm được gì khi chiến chinh đã kéo Quát ra khỏi đời cô. Khi đời sống của cô bị trói buộc quá nhiều... Cô yếu đuối lắm Quát ơi. Vì vậy mà cô cần Quát. Cần núp bóng tòng quân cũng như cần sự chở che của Quát...Tiếng chuông báo hiệu giờ tan học khiến cho Duyên ngừng nói. Nhìn học trò vẫn còn im lặng như muốn lắng nghe nàng cười thỏ thẻ.- Tuần sau cô sẽ giảng tiếp. Bây giờ các em có thể ra về. Cô chúc các em hai ngày cuối tuần vui vẻ. Nhờ học bài nghe chưa...- Dạ... Tuần tới cô giảng nữa nghe cô... Tụi em thích nghe cô giảng bài...Duyên mỉm cười. Sự mến thương của học trò là niềm an ủi mà nàng rất cần trong lúc lòng đang quặn đau vì tình. Thu dọn sách vở xong nàng thong thả ra cửa. Bước xuống hết mấy chục bực thang nàng phải dừng lại để thở vì mệt. Liếc ra sân trường nàng thấy đám học trò đang bu quanh một người lính mặc quân phục rằn ri. Tim nàng như thắt lại. Quát ư... Phải Quát không Quát. Quát về thăm cô hả Quát... Khi người lính quay mặt lại nàng ứa nước mắt thất vọng. Không phải Quát mà Chương.- Cô khỏe hôn cô?Chương tươi cười hỏi thăm cô giáo Việt Văn của mình.- Cám ơn em cô khỏe. Em đi lính gì vậy Chương?Nhìn thấy huy hiệu con cọp đang nhe răng nàng hấp tấp hỏi tiếp.- Em đi lính Biệt Động Quân hả Chương?- Dạ... Giọng Duyên như lạc đi.- Quát cũng đi Biệt Động như em. Em còn nhớ Quát không? Em có gặp Quát không Chương?- Dạ nhớ... Ba tháng trước em có gặp nó ở An Lộc...- Vậy à... Quát có nói gì không hả Chương?Thật ra Duyên muốn hỏi Chương là Quát có nói gì về '' cô '' không nhưng nàng lại cảm thấy khó khăn không nói ra cho trọn câu.- Dạ không... Quát chỉ nói với em là '' Cô Duyên lấy chồng rồi ''. Không biết vì sao mà nó có vẻ buồn. Dường như nó thất vọng điều gì. Sau đó nó kéo em đi uống rượu suốt đêm... Em có hỏi vì sao nó buồn nhưng nó lắc đầu không nói. Từ hồi nó đi lính cô có gặp nó không cô?Duyên lắc đầu. Nàng không muốn thố lộ cho Chương biết về cuộc tình giữa mình với Quát. Nó là điều sống để dạ chết mang đi của nàng. Không phải nàng xấu hổ về chuyện yêu cậu học trò của mình nhưng nàng nghĩ mỗi người đều có phần tình cảm riêng tư không thể san sẻ với bất cứ ai.Nhìn cái bụng bầu của nàng Chương thở một hơi thật dài đoạn buồn rầu lên tiếng.- Mới đây em nghe tin Quát bị thương ở Đồng Xoài... Nguyên tiểu đoàn của nó đụng lớn... Đụng với một trung đoàn của địch... Hai bên đều chết và bị thương nhiều lắm...Duyên cảm thấy có viên đạn bắn trúng mình khi nghe Chương nói Quát bị thương.- Quát bị thương nặng không Chương?- Dạ không nặng lắm nhưng chắc nó cũng phải nằm nhà thương...- Bây giờ Quát đang ở đâu em biết không Chương?- Dạ em không biết bây giờ nó đang ở đâu... Cô muốn nhắn gì cho nó không?Nhẹ lắc đầu Duyên nói với giọng buồn buồn pha chút nghẹn ngào. Phải cố gắng lắm nàng mới không khóc trước mặt Chương.- Cô chỉ muốn nhờ em nói với Quát là khi nào về Sài Gòn nhớ tới thăm cô...Chương gật đầu chào từ giã Duyên. Đứng nhìn theo bóng học trò nàng để mặc cho nước mắt ứa ra. Quát ơi... Quát đừng chết nghe Quát ơi... Đừng bỏ cô nghe Quát ơi... Cô không thể sống nếu biết Quát không còn ở trên cõi đời này nữa. Cô muốn Quát sống để nhìn mặt đứa con của mình. Cô muốn Quát sống dù mình không thể xum hợp. Không thể có nhau trong đời. Nhưng ít ra mình còn nghĩ về nhau. Nhớ nhau. Quát ơi... Quát có nhớ đã nói với cô '' Tình trong giây phút mà thành thiên thu...''. Bây giờ cô mới biết là Quát nói đúng. Bây giờ cô mới khám phá ra tuy nhỏ tuổi mà Quát lại lớn hơn cô. Quát biết yêu hơn cô. Bây giờ cô mới nhận ra câu nói: '' Những người lớn, chẳng bao giờ tự họ hiểu được cái gì cả và thật là mệt cho trẻ con lúc nào cũng phải giải thích cho họ...'' là đúng. Cô không tự hiểu được yêu là phải hi sinh, nhất là phải mạnh dạn và can đảm phấn đấu cho tình yêu của mình. Cô yếu đuối. Cô khiếp nhược. Vì thế mà cô đã làm lỡ cuộc tình của mình, gây khổ cho mình và cho Quát. Cô xin lỗi Quát. Cô chỉ cầu mong một điều nếu còn thương cô Quát hãy sống để mai này mình còn gặp lại nhau dù mỗi người có đời riêng của mình... Fort Chaffee và cuối cùng nàng được một nhà thờ bảo trợ về thành phố nhỏ và thưa thớt dân cư. Dân chúng ở đây hiền lành và tử tế. Thương cảnh mẹ góa con côi lại thêm mẹ già nên nhà thờ giúp đỡ tận tình. Họ mướn cho nàng một căn nhà hai phòng ngủ. Họ mua cho nàng chiếc xe để đi làm. Họ đưa nàng vào làm thư ký trong một hãng sản xuất máy móc như tủ lạnh, bếp điện và các thứ khác. Mãi sau này nàng mới biết vị giám đốc là người của nhà thờ và chính ông ta đã thu nhận nàng vào làm việc. Đời sống vật chất tạm yên ổn thời nhu cầu về tinh thần trở thành cấp bách hơn. Những đêm ngủ không yên. Những giờ trằn trọc. Phút trở trăn. Kỹ niệm lãng đãng trở về theo cơn gió lất lây từ miệt rừng núi xa xôi làm nàng co ro lạnh. Hình ảnh của Quát hiện ra. Quát đã đi ra khỏi cuộc đời nàng từ lâu lắm rồi, những bảy năm về trước; nhưng hình bóng của Quát vẫn còn ở hoài hoài trong tâm hồn của nàng. Nàng thấy Quát trong giờ dạy học. Nàng cảm thấy Quát ngồi với mình trên xích lô. Nàng nghe tiếng anh cười ở nhà. Ở đâu nàng cũng thấy, cũng nghe và cũng có cảm tưởng người tình xưa đang ở bên cạnh mình. Điều đó dễ hiểu bởi vì đứa con gái mà nàng sinh ra giống hệt Quát. Để kỹ niệm những ngày hạnh phúc bên Quát nàng đặt tên đứa con gái là Tân Uyên. Nội cái chuyện đặt tên cho con nàng cũng phải tranh đấu quyết liệt và dai dẳng với chồng và gia đình bên chồng mới đặt được tên nó là Tân Uyên. Lý do thầm kín khiến cho nàng muốn con gái mang tên Tân Uyên vì nó là kết quả mối tình tuyệt vời giữa nàng với Quát. Lý do quan trọng hơn hết là nàng, chỉ có một mình nàng biết nó là con của Quát. Lấy chồng được tám tháng thời bé Tân Uyên ra đời. Nếu nó là kết quả của tình yêu thời nó cũng là nguyên nhân chính làm tan vỡ cuộc hôn nhân giữa nàng với Trân. Tân Uyên giống Quát như hệt. Giống từ khuôn mặt, đôi mắt, cái miệng. Nụ cười. Nếu Quát và Uyên đi ra đường thời người ta sẽ nói đó là cha con. Nó không có một chút gì giống Trân hết mặc dù trên giấy khai sinh nó là con của anh. Trân nghi ngờ, thắc mắc, hạch hỏi rồi cuối cùng đay nghiến nàng mỗi ngày vì Tân Uyên. Mẹ chồng, em chồng thời dè bỉu, nhiếc mắng, xỏ xiên nàng khi thấy mặt Uyên. Duyên hiểu cái lỗi lầm của mình nên cắn răng chịu đựng không một lời thở than dù ngay cả với những người thân yêu nhất. Đời sống vợ chồng giữa nàng với Trân ngày càng trở nên tồi tệ vì một lý do khác. Nàng không có con. Không biết là nàng không thể có con hay là Trân không thể có con. Chỉ biết là hai vợ chồng không có con với nhau. Cuối cùng Trân và nàng đi tới một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên. Anh đi đường anh tôi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thể thôi... Nàng ôm con gái trở về sống với cha mẹ mặc cho dư luận dèm pha. Nàng bất cần dư luận. Nàng làm ngơ lời chê bai của hàng xóm và họ hàng. Lần này nàng nhất quyết đạp trên dư luận để sống theo ý của mình. Cũng vì dư luận, cũng vì cái tiếng '' cô giáo học trò '' mà nàng đã làm lỡ cuộc tình và mất người yêu. Bây giờ nàng được tự do, được quyền sống để chờ Quát, chờ người lính chiến trở về với mình. Nàng không muốn đi tìm Quát dù biết nếu tìm gặp và năn nỉ Quát sẽ trở về với mình. Nàng tự ái. Nàng nghĩ tình yêu không thể đi kèm với sự van xin hay lòng thương hại. Do đó nàng kiên nhẫn chờ đợi dù mỗi ngày soi gương thấy mình già đi một chút. Nàng già mà người tình xưa đi biền biệt chưa về. Bây giờ ngồi đây, bên cạnh dòng sông xa lạ nàng biết hi vọng gặp lại Quát quá mong manh và xa vời. Hằng đêm nàng khóc thầm. Nàng cầu nguyện. Cầu nguyện ai cũng được. Trời. Phật. Chúa. Thánh. Thần. Trả Quát về cho nàng. Nhưng ngày qua ngày Quát chỉ là hình bóng trong trí tưởng, trong kỹ niệm u hoài của một thời ở Tân Uyên xa xăm khuất nẻo. - Má ơi...Tân Uyên bá vai mẹ. Duyên quay lại cười với con gái.- Má ơi con khát nước...- Ngoại đâu rồi...- Dạ ngoại ở đằng kia... Tân Uyên đưa tay chỉ về chỗ cầu tuột. Đứng lên Duyên nắm tay con đi về phía chiếc xích đu. - Má lạnh hôn má?Duyên hỏi và má của nàng cười trả lời.- Sắp tối rồi. Mình đi về đi con...- Dạ... Con đi mua cho con Uyên ly nước rồi mình đi về... Lát sau nàng trở lại với ly nước cam. Gia đình ba người thủ thỉ trò chuyện. Đợi cho con uống nước xong Duyên đứng lên. Ngước nhìn bầu trời xám đục và giăng sương mù nàng lẩm bẩm trong trí. - Quát ơi... Cô nhớ Quát...
14
Thu tàn. Không còn lá vàng rơi. Cơn gió lạnh từ miền bắc về làm xạc xào đám lá khô chết và cuốn vào góc sân của công viên nằm dọc theo bờ sông. Duyên ngồi im trên băng gỗ nhìn ra giữa sông. Mặt nước bốc mù hơi sương. Gió từ dưới sông thốc lên khiến nàng phải co người lại vì cảm thấy lạnh. Tiếng con gái đang chơi đùa với bà ngoại vọng lại văng vẳng. Nàng cảm thấy cô đơn và trơ trọi. Sống nơi xứ người, ở một thành phố nhỏ ít có người đồng hương khiến cho nàng hiểu được niềm đau buồn của một kẻ ly hương. Biến cố 30 tháng 4 như một vết chém đứt rời những liên hệ với người thân yêu. Cho tới bây giờ nàng cũng không hiểu được tại sao mình lại ra đi. Nàng ra đi vì hốt hoảng hay vì một lý do thầm kín nào đó. Dường như trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn nàng nghe tiếng Quát hối thúc nàng phải rời bỏ quê hương. Thế là ngày 30, nàng ẵm con, dắt mẹ già cùng với cô bạn hàng xóm đi xuống bến Bạch Đằng, theo làn sóng người dạt về kho 5 rồi may mắn có được chỗ ngồi trên chiếc tàu tị nạn ra khơi. Từ đó nàng chảy theo dòng đời của một người tị nạn cộng sản. Ngày tháng lê thê trong trại