Chương 13
Hai cô cháu

Thú thật, lần đầu tiên đạp xe tới khu tập thể nhà Như, Lan mắc cỡ quá. nhiều con mắt tò mò nhìn Lan. Cái anh chàng Như này gà trống nuôi con, vậy mà Lan thì…Lan không dám nghĩ thêm, cứ dẫn xe vào, tỉnh queo như không thấy ai cả. cũng may, bao giờ cháu Quỳnh cũng đón Lan ngay ở cửa, vồ vập, thân tình, khiến Lan thấy vững lòng.
Kỳ thiệt, tại sao mình lại nhận lời anh ấy là mình sẽ tới đây mỗi ngày hai bận để chăm nom Quỳnh. Anh ấy sẽ nghĩ sao về mình?
Mỗi lần vào nhà Như, Lan đều cố ý đi ngang qua chiếc tủ gương, thóang bắt gặp chính mình trong chiếc gương đó. Lan tự giận mình những mụn trứng cá trên mặt nếu không có chúng thì rõ ràng là Lan tươi như một bông hoa nở. Lan có đi hỏi những người có kinh nghiệm về da mặt để biết nguyên nhân của những mụn trứng cá. ai cũng nói với Lan là thời gian sẽ làm nó biến mất ngay sau khi lấy chồng. Lan ngượng chín mặt. Như vậy chẳng hóa ra vì chưa lấy chồng mà những mụn trứng cá cứ nỗi lên hối thúc?
Lan đâu phải cô gái không người để mắt tới. Lan tự biết mình lắm chứ. Các anh chàng mỗi khi thấy Lan đi qua cứ đứng ngẫn cả ra mà nhìn. chỉ có điều Lan không nhìn họ, vì Lan tự nói với mình, trái tim Lan chưa rung động. Cũng có vài chàng mạnh bạo, dám viết cả thư tấn công, nhưng Lan im lặng. Tấn công bằng thư từ nghe có vẽ tự lực Văn đòan quá, xưa quá, Lan không thích như vậy. Cũng phải nói thật, Lan không thích chơi với mấy anh chàng đồng trang lứa, hoặc lớn hơn Lan vài tuổi, trong họ có vẻ bột bột ngô nghê làm sao. Từ mái tóc dài thòang đến những lọai áo quần kiểu cách của họ Lan đều thấy một cái gì đó mờ nhạt, phấn rôm. Lan thích một cái gì đó sâu thăm thẳm, tinh tế mà chỉ cần nghĩ tới thôi trái tim đã đập liên hồi. Đám mấy anh choai choai không có được điều đó. Lan loại họ ra khỏi vùng suy nghĩ của mình.
Tới tháng Chạp này là Lan hai nhăm tuổi. Lan về công ty sau khi tốt nghiệp đại học kinh tế kế họach. Thọat về, cô làm kế họach công ty, sau được điều qua làm thư ký giám đốc. đối với cô công việc gì cũng được miễn là những sở học của cô được áp dụng thường ngày.
-Nào, hai cô cháu mình bắt đầu nhặt rau chứ?
-Cháu nhặt rồi
-Vậy hả? Cô đi vo gạo vậy.
-cháu cũng vo rồi
-Có nghĩa là cô thất nghiệp?
Hai cô cháu cùng cười.
Đúng như lời Như nói, con gái anh làm được mọi chuyện, cháu làm không thua kém gì người lớn, từ việc nhặt rau, vo gạo, tới thu xếp nhà cửa. việc gì cháu làm cũng tới nơi tới chốn, gọn ghẽ, ngăn nắp. chỉ phải tội, đôi mắt cháu có cái nhìn buồn buồn. Mỗi lần Lan tới là đôi mắt ấy lại sáng rỡ lên. Nỗi cô đơn từ đôi mắt cháu lan đầy gương mặt. cháu rất hay chuyện, bởi ngòai ba cháu ra cháu không có ai để tâm sự, các cô các chú lối xóm còn bận công chuyện cơ quan, chẳng ai có thì giờ chia xớt câu chuyện trẻ nít của cháu. vì thế cháu cứ như không thể dứt chuyện với Lan được. Lan để ý, cháu tranh thủ làm hết mọi chuyện trước khi Lan tới, cháu không khiến Lan phải làm gì để Lan có thời giờ nói chuyện với cháu. Cháu kể đủ mọi thứ, từ con chó bên lối xóm tới người mà hát rong. Những chuyện của Cháu thường đượm buồn. vì thế Lan cố tình không bao giờ bắt đầu những câu hỏi gợi cháu nói chuyện gia đình cả. Nhưng hôm nay bỗng nhiên Quỳnh nói về má. Lan đã cố tình gạt đi, nhưng do tò mò, cô vẫn dõng tai nghe. Cháu kể là má cháu có cặp mắt đẹp như thế nào và hay mua cho cháu quà gì. Lan bất chợt hỏi xen vào chuyện của cháu:
-Vậy chứ Quỳnh có nhớ má không?
-Nhớ lắm cô ạ
-Sao không về ở với má?
-Nhưng chẳng có ai nấu cơm cho ba cháu ăn
-Ba cháu sẽ ăn cơm tập thể.
-Không được đâu, ba cháu đau dạ dày, chỉ có cơm do cháu nấu, ba cháu mới ăn được, ba cháu nói vậy.
Hèn chi, Lan nghĩ, bửa cơm nào con nhỏ cũng đổ thêm chút nước vào nồi cơm đang sôi. Và cũng có thể Như đau dâ dày, nhưng anh ta làm như vậy, để khích lệ tình cảm nơi con gái anh, bởi anh không chịu nổi cảnh đơn lẻ, khi không có vợ và các con.
-Vậy Quỳnh ít thương má hơn ba rồi.
-Đâu có, tại vì má không thương chúng cháu.
-Cháu nghĩ quấy cho má đó nghe. Má nào lại không thương con.
-Ba cháu cũng nói vậy.-cháu ngưng một lát, nhìn lên tường nơi có treo bức hình một phụ nữ, mà Lan đóan chắc là má cháu,-Nếu má cháu thương chị em cháu, thì má cháu đã chẳng bỏ ba cháu.
-Thôi bây giờ cháu đi tắm đi, rồi cô cháu mình ăn cơm.-Lan muốn lảng tránh câu chuyện mà cô hiểu rằng không nên tiếp tục, bởi nó sẽ làm thương tổn đến tình cảm của Quỳnh với người mẹ.
-Cháu tắm rồi mà,-Quỳnh cúi đầu, khoe mái tóc mới gội, còn ướt nước,-cháu hỏi thiệt cô nghe, có phải ba cháu kêu cô tới để chăm xóc cháu không?
-Sao cháu nghĩ vậy?
-Má cháu bảo, tới một lúc nào đó, ba cháu sẽ có vợ khác…
-Thôi, cháu đừng nói chuyện người lớn nữa.
Lan hơi phật ý. con nhỏ tuy chẳng có ý ám chỉ gì quan hệ giữa cô và ba nó, nhưng cô hiểu là nó rất lo lắng là cô sẽ tới đây hiện diện trong căn nhà này, chia xẻ của nó tình cảm ba con. Cô bỗng giận mình. Tại sao khi không lại đi nhận lời ảnh tới đây chăm xóc nó. Những con mắy tò mò của những người trong khu tập thể lại hiện lên, nhìn chói vào mặt cô. Lan nghĩ thật là trớ triêu cho hòan cảnh của mình. Tình ngay mà lý thì gian. Rồi anh ta sẽ trở về, anh ta sẽ nuôi một hy vọng và sẽ làm mình khó xử.
Quỳnh vẫn nhất định không buông tha câu chuyện mà cháu bỗng dưng khởi xướng với Lan.
<ôi bả vai, nơi ngực và hai bắp chân. Chổ nào cũng săn chắc. Nom anh càng khỏe hơn, khi trên mình chỉ vận một chiếc quần tắm.
-Tôi là con người của biển. Không có biển tôi không sống được.
-Nghe giọng nói, thì anh không phải người gốc ở đây?
-Tôi ở phan rang, nhưng sống ở vũng tàu lâu rồi nên vũng tàu là quê hương chính của tôi?
-anh được mấy cháu rồi?
-Tôi chưa lấy vợ, yêu từ năm mười tám tuổi tới giờ. Nàng cũng yêu tôi, nàng nhỏ hơn tôi chưa đầy một tuổi. Yêu tôi, nhưng nàng không đủ can đảm lấy tôi làm chồng. đời mà anh, nhưng tôi vẫn cứ yêu nàng mãi mãi.
Người đi câu đột ngột ngồi bệt xuống cát, bỏ mặc sợi giây câu mà một chú tôm tích hẳn là bự lắm, đang kéo múi sợi giây vào tổ. gương mặt anh trở nân u hoài, đôi mắt đánh rơi vào cõi xa lắc. đại hiểu rằng mình đang đứng trước hai hoàn cảnh phải lựa chọn. Một là chào người bạn mới quen rồi bỏ đi, hai là ngồi xuống, mở lòng chia xẻ nỗi u ẩn đầy tới mức, nếu không được xả ra, nó sẽ làm trái tim đau đớn. Đai chọn cách thứ hai, anh ngồi bệt xuống cát, im lặng nhìn ra biển và chờ nghe câu chuyện của người đi câu. Anh chỉ phải chờ chưa đầy ba nươi giây.
Suốt cuộc đời nàng phải sống trong đau khổ, chính vì thế mà tôi thương nàng. Vòng khổ thứ nhất quấn vào chân nàng là vòng luẩn quẩn của đồng tiền. Nàng rất thích làm giàu mà nàng không hiểu rằng đó là nỗi khổ lớn nhất của con người ta.
Người đi câu tôm tích bỗng đọc làu làu một đoạn trong kinh thánh:
Kìa, có người đến hỏi ngài rằng:"Thưa thầy, tôi phải làm việc lành chi để được sống đời đời?" GiêSu đáp rằng: "Sao ngươi hỏi ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi. Nhưng nếu ngươi muốn vào sự sống, thì hãy giữ cá điều răn." Người hỏi:"Điều răn nào?" GiêSu đáp rằng:"Chớ giết người, chớ gian dâm, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối, hãy hiếu kính cha mẹ và hãy yêu kẽ lân cận như mình".Gã trai trẽ đó thưa rằng:" Mọi đều đó tôi đã vâng giữ rồi! còn thiêu chi chăng?" GiêSu phán rằng:" Nếu người muốn được trọn vẹn, hãy đi, hãy bán hết của cải của ngươi mà cho người nghèo, thì ngươi sẽ có của báu trên Trời rồi hãy đến theo ta." Nhưng khi gã trai trẻ nghe lời ấy thì buồn rầu bỏ đi, vì người có tài sản giàu lắm.GiêSu phán cùng các môn đồ rằng:"Quả thật, ta nói cùng các ngươi, lấy làm khó cho người giàu vào nước trời. Ta lại nói cùng các ngươi, lạc đà chiu qua lỗ kim còn dể hơn người giàu vào nước của Đức Chúa Trời." 1
Người đi câu tôm tích đọc xong đoạn kinh, thở dài. Đại vẫn ngồi im lặng.
cũng bởi làm giàu nên nàng mới yêu tôi mà không lấy tôi làm chồng. Nàng tự lừa dối hạnh phúc của mình. Và rồi cũng chính vì ham làm giàu, nàng cứ luẩn quẩn mãi trong cái vòng đó, để rồi cuối cùng chồng con đều bỏ nàng mà đi cả. Nàng bơ vơ một mình và bây giờ tự để tang cuộc đời mình.
Đại buột miệng:
-chẳng lẽ lại là bà Thanh thúy?
-Nàng đó, nàng nổi tiếng khắp thành phố biển này.
Người câu tôm tích lại đưa mắt nhìn ra biển, giọng nói như lạc hẳn đi.
Lúc ở trại cải tạo về, tôi cứ nghĩ là nàng đã đi rồi. Nhưng nàng đã không đi, đó là một sự lạ. Nàng ở lại thành phố biển này không phải vì tôi, mà vì cái gì đó tôi không biết, nhưng với tôi, tôi cần phải ở thành phố này, thủy chung với tình yêu của nàng.
-anh vẫn thường gặp bà Thanh Thúy?
-Nàng, -Đại bỗng chuyển đại từ khi nói về thanh Thúy, vì hình như tiếng nàng làm cho Thanh thúy trẻ hơn, -Nàng có biết hiện giờ anh đang có mặt ở thành Phố?
-chưa đâu. Cửa nhà nàng lúc nào cũng im khóa.
-Nếu anh bằng lòng, tôi sẽ là người đưa tin tới đó.
-tôi không dám lợi dụng lòng tốt của người anh em.
Đại mỉm cười, anh nói một câu teho giọng trong kinh thánh chẳng có câu nào như thế này:
-chúa dạy mọi người, dù bốn biển năm châu đều là tri kỷ, đều là anh em.
Người đi câu tôm tích gật đều:
-nếu vậy người anh em nói giùm với nàng, tôi là MẠNH, đã đi học tập về được hơn ba tháng nay, đang chờ nghe sự sai bảo của náng.
-anh còn cần tôi giúp gì nữa không?
Mạnh cười chân thành:
-chúa dạy, kẻ nào lợi dụng lòng tốt của người khác tới hai lần, thì đó là kẻ xấu.
Đại đáp lại:
-Chúa cũng dạy, kẻ nào có thể làm được điều tốt cho người đồng lọai mà từ chối hay tránh né thì đó là kẻ xấu.
Mạnh nắm chặc bàn tay của Đại, đại nghe từng thớ thịt trên cánh tay Mạnh rung lên. Đại tấn công ngay vào chỗ yếu đang rung động đó.
-tôi với anh là đồng trang lứa, nếu anh cho phép thì xin cho tôi được khuyên anh lời khuyên bạn bè.
-Anh cứ nói.
-tôi muốn anh thực sự nhập cuộc cào cuộc sống của chúng ta hôm nay, -Đạoi nhấn mạnh hai chữ chúng ta, -Nghề đi câu, tôi nghĩ, chưa đúng với sức lực và khả năng của anh.
-Nhưng tôi biết phải làm gì? Làm tài công, làm thủy thủ, thì nhất định là không thể được rồi. Tôi chỉ còn biết nghề bơi lặn. Mà bơi lặn ở miền biển này ai chẳng biết.
-Bơi lặn giỏi chứ?
-Tôi là thủy thủ từ năm nười bảy tuổi. Năm mười tám tuổi, sau khi nghe tin nàng lấy chồng, tôi xuống hẳn biển và rất ít khi lên bờ, tôi muốn làm một người cá, vì chỉ có biển hiểu được tôi.
-Tôi chưa hứa chắc sẽ giúp được anh làm việc gì nhưng nhất định tôi sẽ giúp anh.
Mạnh vẽ tay xuống cát, hỏi Đại mà không ngẫng đầu nhìn:
-anh là đảng viên cộng sản?
-Tôi chưa phải đảng viên cộng sản. Tôi chưa xứng đáng với danh iệu đó, nhưng nhất định tôi sẽ là một đảng viên cộng sản.
-Tôi hiểu.
Lan gượng cười:
-Là bạn của ba cháu
Lan hơi bất ngờ vì bỗng nhiên Quỳnh trở nên linh họat và thích thú sự công nhận đó.
-Cô mà là bạn của ba cháu, thì cháu thích lắm.
-thương như thế nào?
-Thứ nhất là cháu sẽ không làm cho cô phải buồn, thứ hai là cháu sẽ học rất giỏi, thứ ba là cháu sẽ hát cho cô nghe. Ba cháu đàn cho cháu hát thì phải biết, chuyên nghiệp còn phải thua đó.
Lan bật cười:
-Vậy hả? Bây giờ hát cho cô nghe đi.
-Quỳnh xua tay:
-Không được đâu. Cháu hát mà không có ba cháu đàn thì không giống ai…
Lan hiểu rằng nếu cứ tiếp tục câu chuyện kiểu này thì có lẽ suốt đêm không hết chuyện. Cô đứng dậy, kéo tay Quỳnh, vui vẻ:
-Dù sao hai cô cháu mình cũng phải ăn cơm đã.
Chỉ một lóang đã ngồi đối diện nhau trên chiếc bàn vuông trong bếp. Chuyện của họ lại nở như bắp rang, xem chừng còn ngon hơn cả thức ăn nữa.

Truyện Tình Biển Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 luật. Châu hòan toàn cảm thấy lời Năm Lê là đúng, anh chiu kỷ luật nào cũng chưa đáng, bởi là một đảng viên, hành động của một tên vô chính phủ. Nhưng chỉ một thóang, Năm Lê đã chuyển sang câu hỏi khác, mà Châu chưa thật sự hiểu hết nội dung của nó.
-Cậu đã sẵn sàng tin thần để làm việc chưa? Có sợ trách nhiệm mà lẩn tránh không?
-Thưa không,-Châu đáp một cách chạn thành.
-Nếu làm giám đốc xí nghiệp xây dựng, cậu sẽ hoàn thành được nhiệm vụ chứ? Tôi chấp nhận quy họach tổng thể trước đây Ban quản lý công trình đã trình bày, tôi cũng chấp nhận cho nhà thầu tư nhân đấu thầu.
-Thưa, nếu vậ, tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ. Tôi chỉ xin một đề nghị.
-Cậu cứ nói.
-xin phép các anh cho kiến trúc sư Thanh cộng tác với chúng tôi?
-Lý do?
-Các lý do khác chắc các anh cũng đã biết. Anh ta là con người tốt, có tài. Nhưng cái quan trọng là chúng ta cần phải cuốn anh ta vào công việc, để thời gian đưa anh ta vào hàng ngũ của chúng ta.
Tư Lịch từ nãy tới giờ vẫn im lặng, anh rút gói thuốc trong túi đưa cho Châu 1 điếu và tự mình hút 1 điếu. Về người kiến trúc sư này, bản thân anh cũng có thiện cảm, nhưng anh chưa vội nói ra thiện cảm đó để chấp nhận đề nghị của Châu. anh hiểu là Châu có ý định cải tạo các nhà thầu tư nhân cuốn họ vào sự nghiệp chung, đây cũng là cách vận dụng sáng tạo đường lối ca33 tạo tư sản và trí thức của nhà nước. anh muốn tự mình tìm hiểu Thanh, sau đó sẽ bàn bạc với Nă8m Lê để quết định.
-Tôi đề nghị ta sẽ trở lại vấn đề này vào một dịp khác.
Thấy châu nhún vai có vẻ như sốt ruột vì nghĩ là dịp khác có nghĩa là sự im lặng để lảng vấn đề luôn. Tư Lịch không giải thích gì thêm, tính anh không thích nói trước những điều chưa xảy ra. Còn Năm Lê, như hiểu hết những tính tóan của người bạn già, gật gù tán thưởng.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Bebebongbong
Nguồn: Vnthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 13 tháng 12 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--