Chương 8
Cửa sau

Bỗng nhiên thế giới của My My thu gọn lại trong khuôn khổ biệt thự Cẩm Vân. Ngoài bờ rào đã là thế giới khác, gần như không liên quan gì tới cuộc đời cô.
Còn xa nữa là bãi biển và biển cả cô chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt. Má cô cấm cô không được bước chân ra khỏi cửa. Và tất nhiên là cô không thể ra với thế giới bên ngòai được, vì cửa lúc nào cũng im ỉm khóa và mắt bà Cẩm Vân chẳng lúc nào rời ổ khóa đó cả.
Má cô muốn cô phải quên đi tất cả những gì liên quan đến Thanh. Theo bà thời gian sẽ làm cho cô nguôi quên tất cả. Xa mặt, cách lòng. Bà Cẩm Vân tin là khi con gái bà sẽ quên hình bóng người mà cô thương mến. Nhưng nếu như chuyện này xảy ra ở thế kỷ trước có tác dụng. Đằng này đã sắp sửa bước sang thế kỷ thứ hai mươi mốt, con người đã bay lên vũ trụ, đời nào con người chịu cầm tù trong bốn bức tường. My My rất thương mẹ, đó là bản tính từ nhỏ của cô. Cô không muốn làm một việc gì đó, dù rất nhỏ, để mẹ cô buồn phiền. Do vậy, những ngày đầu cấm cung trong phòng, cô ngồi họa lại tấm hình Thanh để nguôi quên Thanh. Những lúc như thế này, cô rất giận mình tại sao không xin Thanh một tấm hình kỷ niệm. Cô vẫn chủ quan rằng với năng khiếu hội họa của cô, hình bóng Thanh đã in vào tâm tưởng của cô sâu đậm đến nỗi, cô chỉ cần cầm cọ là đã có thể vẽ nên Thanh. Nhưng tới lúc cầm cọ, cô mới hiểu là cô chưa thể làm được điều đó. Những nét vẽ hiện lên nhợt nhạt. Vì vậy nỗi nhớ cứ cồn cào, cháy bỏng trong cô.
Mỗi ngày, cô chỉ ra khỏi phòng vào ba bữa ăn, Má cô cũng không nói với cô điều gì. Gương mặt má vẫn rất lạnh và nghiêm khắc. Ngay cả việc cô chỉ ăn hai chén cơm, má cũng không bằng lòng. Phải ăn ít nhất ba chén, dù no cách mấy cũng phải ăn, đó là biện pháp để giữ gìn sức khoẻ. Cô chán ngấy những điều luật hà khắc ấy, nhưng cô vẫn răm rắp tuân theo vì cô sợ làm phật ý má. Má đã hy sinh cả đời để nuôi cô, bao nhiêu người dạm hỏi má kể từ ngày ba chết, nhưng má vẫn không chịu ai, My My hiểu rằng, cô chính là hàng rào chắn cuối cùng mà má không thể vượt qua. Vì thế My My không dám làm điều gì chống lại lời má. Cô ngậm nỗi đau khổ thơ ngây ở miệng trái tim.
Nỗi đau khổ của MY MY chỉ có chi Hai và chiếc gương nơi bàn trang điểm là hiểu được. Chị hai có hiểu, thì phận người giúp việc, chị không thể tự tiện vào phòng My My chia xớt nỗi tâm tình. Nhưng mỗi cử chỉ, mỗi ánh nhìn của chị đều gây cho My MY cảm giác là chị đang chia xớt nỗi khổ của My My. Còn chiếc gương nơi bàn trang điểm, My My cảm thấy nó như buồn cùng với My MY. Gương mặt My My soi vào đó trở nên xấu hơn, cô đơn hơn. Những lần này My MY thay quần áo, tự ngắm mình, thay vì hát lên một bài ca nào đó về sự đẹp đẽ của thân thể mình, thì My MY lại rũ xuống, rồi lại cởi quần áo ra. My MY chẳng còn thiết trang điểm gì nữa. My My chỉ mặc váy ngủ và nằm dài trên giường với chiếc gối ôm trong lòng than thở.
Mọi ngày, bữa trưa nào, má cũng chờ cho My My vào phòng khép cửa lại, má mới ung dung về phòng mình. Không hiểu sao trưa nay, má rời bàn sớm hơn My My. My My cầm quả chuối trong tay chậm chạp bóc vỏ và uể oải đưa lên miệng, chị hai đưa mắt ra hiệu cho My My nhích ghế lại gần mình. Chị làm bộ bưng chén cơm lên vừa nói rất nhỏ,
-Sáng nay, cậu đón đường gặp tôi.
-Anh Thanh?
-Cô nói nhỏ thôi kẻo bà nghe thấy. Cậu cố ý đón đường tôi, tôi cam đoan như vậy, vì khi tôi đi ngang, cậu chờ ra và nói: Tôi chỉ lo không gặp được chị Hai.
-Ảnh có hỏi thăm tôi không?
-cô này mới lãng, bộ cậu nhớ tôi hả? Cậu có nhờ tôi chuyển cho cô lá thư, tôi để dưới chiếc đồng hồ reo đó, lát nữa cô lại mà lấy. tội nghiệp hình như cậu ốm hơn.
-Ảnh ốm thiệt sao?
-Nước da thì vẫn đẹp vậy, nhưng có vẽ hốc hác, hai mắt trũng sâu, chắc là mất ngũ…Tội nghiệp cậu, tôi thấy cậu thương cô…
-Ảnh có dặn điều gì nữa không?
-Chắc mọi điều cậu dặn cả trong thư rồi. Nếu cô có điều gì cần tới tôi, thì cô cứ sai. Trưa nay, tôi giặt quần áo, cô làm bộ đem quần áo dơ xuống tôi giặt. Thôi, cô về phòng đi kẻo bà rầy.
-Cảm ơn chị Hai.
My My nói rất nhanh và đứng dậy lại bên chiếc đồng hồ reo, nhìn trước nhìn sau, không có má, lấy phong thư dấu vội vào ngực áo, bước về phòng.
Cô mở phong thư, đầy hồi hộp. Thực đúng là chưa khi nào cô hồi hộp bằng lúc này. Kể cả lần đầu tiên khi cô và Thanh gặp nhau ở nhà học trò của ảnh, nhỏ Mỹ Cầm. Cô thú thực là có choáng trong cái nhìn đầu tiên của anh, nhưng hồi hộp như thế này thì chưa. Rồi tới buổi đầu tiên, khi anh ngỏ lời với cô. Cô im lặng, hơi thở đổ cả ra hai tai, anh kéo cô sát vào mình. Cô run bắn lên. Hơi thở và sự run rẩy ấy đã thú nhận với anh là cô đã yêu. Còn bây giờ, cảm giác lạ lắm.
EM THÂN YÊU…
Cô thấy anh hiện ra ngay trên hàng chử, và tiếng nói của anh như vang lên đâu đây, không phải trong lá thư, mà xương thịt sát kề bên cô, như là chiếc gối ôm này vậy, cô ôm riết chiếc gối vào lòng và thả hồn nghe anh nói.
TỐI NAY, EM HÃY LIỀU LÀM NÀNG JULIET LEO TƯỜNG RA NGOÀI CHO ANH LÀ CHÀNG ROMEO ĐƯỢC GẶP. ANH NHỚ EM QUÁ. THÈM ĐƯỢC NÓI CHUYỆN VỚI EM QUÁ..
Em cũng như vậy, anh có nghe em nói gì không? Em cũng nhớ anh lắm, nhớ tất cả những gì mà chúng mình đã có trong nhau, con đường nơi chúng mình đi qua, bãi biển nơi chúng mình ngồi hóng mát, dòng nước biển nơi chúng mình ôm nhau mà tắm. Em nhớ tất cả, còn nhớ nhiều hơn nữ đo. Anh không tin sao? Đừng cười em như thế. anh dựng hình ảnh Romeo và Juliet’ không đúng đâu. đừng nghĩ về em tầm thường như thế, chàng Romeo và nàng Juliet’ từ thế kỷ nào xa lắm tới cởi cho cậu những u sầu đó, rồi cậu sẽ thấy biển nhân hậu như thế nào, khi những con thuyền dân chài đậu sát vào nhau, tiếng gọi nhau í ới, và trẻ nhỏ khiêng những giành cá thật nặng trong những gương mặt hân hoan. Chưa hết đâu, lúc hoàng hôn cậu sẽ thấy biển lặng lắm. Biển ở đây những ngày nào tấp nập tầu thuyền, vậy mà bây giờ vắng vẻ. Vắng tầu, thuyền, hình như biển rộn hơn, biển cô đơn đó cậu. Những lúc đó, nước mắt tự nhiên ứa ra, ở trong cuộc đời cũng vậy cậu ạ, không hòa nhập mình vào mọi người thì mình sẽ cô đơn.
- Em không cho là như vậy, em không cần phải có nhiều bạn bè, một vài thôi cũng đủ, còn như để hòa nhập với tất cả, thì chính mình sẽ biến mất, chẳng ai còn nhận ra mình nữa.
- Thì cậu cứ đuổi theo con sóng mà nhìn, cậu chính là một con sóng đấy, nhưng chẳng phải sóng của cậu hòa vào giữa mênh mông sóng đó sao.
- Anh đã triết lý không tồi nhưng cuộc đời là cuộc đời chứ cuộc đời không phải là biển.
Năm Lê đưa mắt nhìn đi chỗ khác, anh tránh cả cái nhìn của Tấn, tránh cả cái nhìn của biển. Anh sẽ có lỗi nếu để cho những đối thoại tâm hồn của một con người không hề hiểu biển như Tấn lại nói vọng vào biển.
Lạ thiệt, tại sao nó lại không yêu biển mới được chứ, không yêu biển thì nó tới đây làm gì? Mình đã ngoài 50 rồi, chỉ còn ít năm nữa là về hưu, từ nay tới đó, mình đóng góp tất cả sức lực, chỉ mong sao, lấy được dầu từ dưới biển lên. Như thế có nhắm mắt cũng toại nguyện. Những năm dài, cầm súng đi đánh giặc, mình ước mơ tới ngày hôm nay, con người ta sinh ra đâu phải để cầm súng, mà là để tạo dựng hạnh phúc. Đất nước này có dầu, cuộc sống của mỗi con người sẽ đẹp đẽ hơn. Ý nghĩ hình thành bất chợt, vì thế anh thấy lòng dịu lại.
- Tấn ạ, mình không ngờ, những năm cuối đời lại được công hiến cho sự nghiệp dầu khí
Tấn rạng rỡ, ình như câu đối đáp của anh là thật lòng.
- Thưa anh Năm, cũng vì sự nghiệp dầu khí mà em thu xếp mọi chuyện gia đình để tới đây với anh.
Năm Lê cười khà khà.
- Mình cũng vậy, nhớ bả, nhớ sắp nhỏ lắm. Nhưng tiếng gọi của biển mạnh hơn.
- Em hiểu…
- Chúng ta sẽ có lỗi, nếu để những suy tính nhỏ nhen, ti tiện che mờ và làm vẩn đục những việc làm tốt đẹp của chúng ta. Cậu còn trẻ hơn mình, đường đi của cậu còn dài hơn mình, rồi đây, chính các cậu sẽ là ngưòi đảm nhiệm cnhững công việc nặng nề của thành phố dầu này.
Năm Lê quay người ngược lại, một tay anh vuốt mặt, vầng trán hơi nheo, những ý nghĩ tự đáy lòng vang ra làm xao động chính trái tim anh. Anh choàng tay qua vai Tấn, kéo Tấn cùng ngồi xuống ghế.
Anh đã nói với Tấn tất cả những suy nghĩ của cá nhân mình về Tấn. Việc anh quyết định đề bạt Tấn là giám đốc xí nghiệp xây dựng không phải không va đụng với nhiều ý kiến khác, không phải anh em ghét bỏ Tấn, mà vì anh em, chưa hiểu Tấn, chưa trực tiếp làm việc với Tấn, ở Tấn chỉ mới thấy những lời nói, những lý thuyết, những dự định. Năm Lê thực sự cũng chưa hiểu Tấn nhiều, nhưng quá trình công tác, quá trình được cơ quan Tổng cục đánh giá, và nhất là bậc lương chuyên viên của Tấn. Hay nói cách khác là mời Tấn nhập cuộc. Anh rất muốn qua công việc, Tấn sẽ thi thố, sẽ đóng góp, Tấn chừng như cũng hiểu điều đó. Mới chân ướt, chân ráo tới đây, mà đã được bổ nhiệm ngay làm giám đốc thì đó cũng là một bước nhảy vọt nói theo thuật ngữ gọi bằng đốt cháy giai đoạn.
Năm Lê như đọc được những suy nghĩ đó của Tấn qua ánh nhìn. Nhưng anh thận trọng căn dặn Tấn cũng là căn dặn chính mình.
- Có tình yêu sự nghiệp dầu khí không chưa đủ đâu Tấn ạ. Phải có một suy nghĩ mới trong công việc, mạnh dạn sáng tạo, mạnh dạn chịu trách nhiệm và quan trọng là phải có tấm lòng đại lượng, tin yêu những người cấp dưới của mình.
Họ chia tay nhau, Tấn hồ hởi trở về. Năm Lê vẫn ngồi lặng nơi ghế. Lòng anh lại dội lên tiếng vỗ đều đều của sóng. Thời gian không chờ đợi, không dẫm chân một chỗ. Mái tóc mỗi ngày lại thêm những sợi bạc. Mình có thể làm việc một cách bình thường, làm việc với tư cách của người điều hành bộ máy, như vậy, mọi chuyện sẽ đơn giản, nhẹ nhàng hơn với mình. Nhưng làm giám đốc kiểu đó, thì ai làm chẳng được. Bởi lẽ các bộ phận nghiệp vụ giúp việc, mình chỉ cần chỉ huy sao cho khớp, điều phối sao cho hài hòa, và sau chót là hội họp đầy đủ. Năm Lê khẽ nhếch mép cười. Mình không phải loại giám đốc như vậy. Tư Lịch cũng không như vậy. Mình muốn lao vào giữa xoáy lốc của khó khăn mà tìm sự bình lặng, tìm sự đẹp đẽ, mà tiến tới. Sóng biển vẫn vỗ đều đều. Anh hiểu rằng đó là tiếng đập của trái tim biển, cũng như trái tim người, suốt đời chỉ đập đều đều một nhịp mà có xưa cũ, có nhàm chán bao giờ. Nhưng giữa biển và con người có sự khác nhau lớn lao, đó là trái tim con người đi đánh thức trái tim biển. Năm Lê tự bằng lòng với sự so sánh xem ra không khập khiễng của mình.