Sáng sớm hôm sau, Tuấn, chú bồi phòng vào đánh thức tôi dậy. Chú đem lên cho tôi tập thư từ của tôi vừa tới, trong số có một thư ngắn được gởi tới hội quán bằng điện thoại. Tôi đọc thấy:
"Huy Giang, anh đã tỏ ra xứng đáng với lòng tín cẩn của tôi. Tôi rất hài lòng về việc anh đã làm. Chiều nay, hãy trở lại Viện Bảo Tàng, anh sẽ nhận được tin trong ngày mai. M.V."
Tuấn cũng đem lên cho tôi, cùng với bữa ăn điểm tâm, tất cả những nhật báo phát hành sáng nay. Vừa ăn, tôi vừa đọc báo. Thoạt đầu, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy các báo chí nói nhiều đến bảo vật bị mất cắp, họ như quên hẵn vụ án mạng làm chết những ba mạng người. Sau đó tôi hiểu. Ba mạng người vô danh không có giá trị gì trong số 2000 tỷ người sống trên trái đất, nhưng chiếc vòng Mãng Xà thì cả thế giới chỉ có một mà thôi.
Trên quan niệm đó, Ma Vương đã không ngần ngại chút nào khi cho hy sinh ba mạng nô lệ để tạo cơ hội cho tôi chiếm lấy bảo vật. Ðiều mỉa mai là các ông chủ báo - tôi biết các ông chủ báo đã ra lệnh cho các phóng viên phải viết nhiều về bảo vật - tuy không phải là môn đệ của Ma Vương, đã tỏ ra đồng ý với Y.
Các báo phát hành sáng nay cho biết ba xác chết vô danh vẫn nằm ở nhà xác thành phố. Vẫn chưa có ai tới nhìn họ hoặc khai báo gì về họ, do đó họ vẫn còn nguyên vô danh. Nhân viên Bảo Tàng Viện được huy động và có sự giúp sức của nhân viên cảnh sát đã tìm kiếm, lục lọi tất cả mọi nơi trong Viện suốt đêm qua nhưng vẫn chưa tìm thấy bảo vật.
Tôi xuống phòng khách của hội quán và suốt mấy tiếng đồng hồ, phải tiếp chuyện những ông bạn tôi, thân cũng như sơ. Tất cả đều ca ngợi sự nhanh trí của tôi và đưa ra nhiều giả thuyết rắc rối về thủ phạm vụ trộm. Cũng như các ông nhà báo, đa số bạn tôi chỉ chú ý tới chiếc vòng Mãng Xà, không mấy ai thèm nhắc đến ba người chết ở trong Viện hôm qua. Vì chiếc vòng, ba kẻ chết đó đã gần hoàn toàn bị người đời quên lãng.
Và tới một giờ trưa, một chú tống thư văn đem tới cho tôi một bức thư nữa. Phong bì thư cho tôi biết đó là thư của một nhà buôn lớn. Mở coi, bên trong có một tờ thư cho Ông Giám Ðốc nhà buôn lớn đó cảm ơn tôi và cho biết món hàng đã nhận được. Tôi hiểu ngay đó chỉ là một cách nói. Tôi có buôn bán hay quen biết gì với nhà buôn này đâu.
Kèm theo tờ thư là một tấm ngân phiếu ghi con số 3.000.000 đồng.
Tôi biết ngay đây là tiền trả công của Ma Vương. Ông Giám Ðốc nhà buôn lớn đó có nhiều chi nhánh ở khắp thế giới kia cũng là một môn đệ của Ma Vương gửi cho tôi ngân phiếu này. Một lần nữa tôi lại thấy Ma Vương giữ lời hứa và nói thật: Y đãi người thật hậu. Và do đó Y lại càng đáng sợ. Kẻ nào chỉ biết lợi dụng người khác không thể lợi dụng được lâu, con người ai cũng biết suy tính lợi hại, thiệt hơn. Con người không chịu để ai bóc lột, lợi dụng mình lâu mà không phản ứng. Người hùng thì phản ứng hùng hồn, người hèn nhát thì phản ứng theo hèn nhát,chỉ cần có cơ hội là người ta làm phản ngay. Nhưng nếu kẻ lợi dụng họ biết đãi ngộ xứng đáng, hậu hỹ nữa, con người không thấy mình thiệt thòi nên không tính đến chuyện phản bội.
Như trường hợp của tôi chẳng hạn.
Tôi đã bị thua Ma Vương. Y có thể sai tôi đi lấy chiếc vòng Mãng Xà bảo vật mà không cần nghĩ đến chuyện chi cho tôi một số tiền nào, dù nhỏ. Nhưng Y đã trả công cho tôi tới 3 triệu đồng, một con số tuy không lớn lắm nhưng cũng ở ngoài sự tưởng tượng của tôi. Từ tôi suy ra, chắc chắn những người khác khi làm theo lệnh của Ma Vương mà thành công,cũng được Y đãi ngộ như tôi. Có thể có kẻ còn được đãi ngộ đặc biệt hơn tôi nữa.
Ðồng tiền đối với tôi lúc này thật không cần thiết. Tôi nói không cần thiết chứ không nói vô giá trị.
Tôi cần tiền làm gì? Tiền đâu có thể giúp tôi chống cự được với Ma Vương, đồng tiền đâu có làm tôi thắng được Y, tiền đâu có giúp tôi cướp được Kiều Xuân, người tôi yêu và cũng yêu tôi, ra khỏi bàn tay sắt của Ma Vương?
Tôi bỗng cảm thấy bồi hồi, nóng ruột muốn "được" trở về lâu đài sào huyệt bí mật của Ma Vương.
Tôi bắt đầu suy nghĩ đến cái công tác lớn mà Ma Vương sẽ giao phó cho tôi sau cuộc thử thách mà Y gọi là nhỏ này.
Tôi sẽ và tôi sắp phải làm gì cho Y? Không biết tôi có được ở lâu trong sào huyệt không? Nếu mai đây Ma Vương cho lệnh tôi đi thật xa, như đi sang Trung Hoa, sang Hoa Kỳ...với một công tác nào đó, làm xong mới được trở lại thì sao. Tôi sẽ phải xa Kiều Xuân, tôi làm cách nào để cứu nàng??
Những ý nghĩ như thế làm tôi rối trí.
Ba giờ chiều, theo lời dặn trong thư, tôi tới Viện Bảo Tàng.
Vì vẫn chưa tìm thấy bảo vật, Viện Bảo Tàng vẫn còn bị phong toả. Tôi lọt qua hàng rào cản của nhân viên công lực một cách dễ dàng. Ở đây, tôi được coi như một người hùng. Mọi người có phận sự ở đây đều tỏ ra kính mến tôi và đều nhìn tôi những cặp mắt ngưỡng mộ, thán phục.
Ông Quản Ðốc Viện ăn ngủ luôn ở Viện để chỉ huy và theo dõi vụ lục xét tìm bảo vật. Nói là ăn ngủ chứ thực ra, tôi thấy ông ăn rất ít và ngủ không được.
Tuy lo âu nhưng ông ta vẫn còn nhiều hy vọng. Viện Bảo Tàng là một cơ sở lớn, nhiều ngỏ ngách và chỗ dấu. Ông vẫn tin rằng cứ kiếm tìm thế này rồi thế nào cũng thấy cái vòng bảo vật. Giữa hai người, tức là ông Quản Ðốc và tôi, tôi mới là người hết hy vọng ở việc tìm được bảo vật.
Ngày hôm đó qua đi, không có tin gì khác của Ma Vương và tôi cũng không gặp bất cứ một môn đệ nào khác của Ma Vương. Ðêm về khuya, tôi càng lo sợ. Ðiều mỉa mai là tôi sợ không còn được trở lại sào huyệt của Ma Vương. Nếu quả thật Ma Vương chỉ nhờ tôi có một việc đi lấy vòng Mãng Xà rồi thôi, trả tôi về với cuộc đời riêng của tôi, tôi sẽ phải làm gì, tôi phải làm sao để gặp lại Kiều Xuân? Nơi có Kiều Xuân bây giờ là Thiên Ðàng của tôi, dù cho Thiên Ðàng ấy có cả Ma Vương ngự trị.
Khác với mấy đêm ở trong lâu đài bí mật của Ma Vương, đêm nay tôi trằn trọc ngủ không được.
Sáng hôm sau, khi tôi mở bức thư của Ma Vương gửi đến, tôi có cảm giác như một tử tội đang nhận được lệnh ân xá, như một tín đồ được Giáo chủ đưa sứ giả đến gọi vào Thiên Ðàng.
Ma Vương viết cho tôi một hàng chữ ngắn:
"Xe sẽ tới đón anh 4 giờ chiều nay. M.V."
Một cái lệnh ngắn rõ là của người trên gửi xuống kẻ dưới. Kẻ nhận thư chỉ có việc vâng lời chứ không có quyền từ chối hay đề nghị bất cứ điều gì hết.
Nhưng không sao, cho Ma Vương ra lệnh miễn sao tôi được gần người tôi yêu. Dù cho Ma Vương có viết thơ dài cho tôi, tôi cũng chỉ đọc có đoạn đề cập đến việc tôi trở lại gần Kiều Xuân.
Tôi cần trở lại đó gặp Kiều Xuân trước đã. Kế hoạch chống Ma Vương sẽ được hoạch định sau, chưa vội. Với một tâm trạng vui và lạc quan, tôi đi lấy y phục và đồ dùng thường ngày bỏ vào một túi hành lý nhỏ. Linh cảm cho tôi biết là lần này có thể tôi sẽ ở lại lâu đài lâu ngày và tôi nên có đủ những đồ dùng thương ngày ở bên cạnh.
Suốt từ phút nhận được thư của Ma Vương, tôi không còn làm gì khác ngoài việc sống để chờ xe đến đón.
Ðúng 4 giờ, một chiếc xe du lịch sơn đen, tới dừng trước Hội Quán, anh tài xế bận sắc phục nhà tỷ phú hoặc các hãng buôn lớn, bước vào. Như đã quen biết tôi từ trước, anh cúi chào tôi và xách cái xắc du hành của tôi ra xe.
Tôi đã có bằng chứng là Ma Vương không còn thử thách hay ngờ vực, đề phòng tôi nữa. Tôi đã được y chính thức nhận là môn đệ, vì chiếc xe này không có màn cửa. Tôi sẽ biết là xe đưa tôi đi đâu và sào huyệt của Ma Vương ở đâu.
Xe đưa tôi ra khỏi thành phố đi vào xa lộ số 12. Chạy chừng mười lăm phút xe tới Hồ Châu Sơn và theo một tỉnh lộ chạy thẳng về phía Bắc. Xe tới một khu có nhiều rừng thông và chạy voào một con đường trải đá xuyên qua rừng. Vào lúc trời hoàng hôn, xe dừng lại trước một căn nhà gỗ bên đường. Căn nhà có vẻ như nhà của người gác rừng. Một gã đàn ông từ trong nhà bước ra ở đầu xe, gã tài xế nói với gã một câu gì đó. Tôi thấy gã đàn ông đó xách theo một cây súng săn lớn nòng. Xe chạy chừng năm cây số nữa lại đến trước một nhà gỗ khác và một gã đàn ông trong nhà này lại cầm súng bước ra kiểm soát xe và người.
Bóng tối bắt đầu xuống khi xe đến trước một bức tường đá cao. Cổng đá trông chắc chắn như lối vào những toà thành thời Trung cổ. Nhìn lối kiến trúc hai bên cổng, tôi biết rằng trong đó có những ụ súng lớn có đặt liên thanh và súng chống chiến xa. Nhiều tên gác từ trong cỗng ra khám xe trước khi cho xe vào. Chứng kiến sự bố trí hữu hiệu này, tôi lại càng thêm kính phục Ma Vương.
Chừng mười phút sau, xe đưa tôi trước thềm lâu đài. Tôi xác định lại vị trí và biết rằng nơi đây là một địa điểm cách thủ đô chừng 200c cây số về hướng Bắc. Lâu đài này nằm giữa một thung lũng và một rừng cây dầy, xa cách đường cái đủ đển người đi ngoài đường không thể nhìn thấy.
Hải Tùng ra đón tôi.
Tôi có cảm giác như Hải Tùng vui vẻ thấy tôi trở lại. Lão cho tôi biết là một căn phòng mới, lớn hơn, đầy đủ tiện nghi hơn căn phòng cũ, đã được dành sẵn chờ tôi. Lão hướng dẫn tôi đến đó và lên tiếng yêu cầu được ở lại phòng tôi trong lúc tôi nghỉ ngơi, thay y phục và cùng xuống ăn bữa tối với tôi. Tôi đồng ý ngay. Tôi cũng đang cần hỏi chuyện lão. Tôi có cảm tình với Hải Tùng.
Nới trú ngụ mới của tôi chứng tỏ địa vị của tôi đã lên cao nhiều ở đây. Phòng trước của tôi nhỏ hơn và thiếu nhiều tiện nghi hơn nơi này. Tôi có riêng một phòng khách và đặc biệt là những phòng này đều có cửa sổ nhìn ra vườn cây. Những ô cửa sổ này cho tôi biết rằng tôi không còn bị coi là tù nhân nữa.
Ba Tôn, gã bồi phòng, tươi cười chờ tôi ở đây. Thái độ của gã đối với tôi đã rõ rệt là không còn nghi kỵ, đề phòng nữa. Gã đã soạn sẵn quần áo cho tôi. Hải Tùng ngồi đó nói chuyện với tôi qua cửa phòng trong lúc tôi tắm và bận y phục mới.
Hải Tùng cho tôi biết là đêm nay, tôi không gặp Ma Vương. Ma Vương vắng mặt trong bửa ăn tối nay nhưng Y có nhờ Hải Tùng nói lại với tôi là Y rất hài lòng về tôi, tôi đã làm tròn bổn phận và đáp ứng đầy đủ lòng kỳ vọng của Y. Nội trong ngày mai, tôi sẽ được gặp nhiều người lạ rất hữu ích cho ot6i. Sau bữa ăn sẽ có một cuộc đánh bài, tôi có thể dự cuộc hay không tùy ý. Lão không nói gì đến cái vòng Mãng Xà và công tác của tôi. Tôi biết lão không muốn đá động đến chuyện đó là vì một nguyên do khác, không phải vì muốn dấu Ba Tôn. Ba Tôn là người cũng biết rõ như lão về công việc tôi vừa làm cho Ma Vương.
Tôi rất muốn hỏi thăm về Kiều Xuân, tôi sôi nổi muốn biết trong hai ngày tôi văng mặt ở đây, có những gì xảy ra? Kiều Xuân hiện có mặt trong lâu đài không?Bé Hiêu nữa? Kiều Xuân có liên lạc được với Bé Hiêu chưa?
Tôi rất muốn hỏi nhưng vẫn ngừng được. Hải Tùng là nguời có cảm tình với Kiều Xuân, tuy nhiên, cũng theo lời Kiều Xuân cho tôi biết, lão cũng là kẻ trung thành đến cùng với Ma Vương. Nếu phải chọn giữa sự phản bội chống lại Ma Vương hay o tường, tay che mặt, khóc nấc lên như người điên. Từ phòng ngoài vang lên một tiếng người đàn ông rú lên...
Tôi vẫn bước đều ra khỏi Bảo Tàng Viện. Tôi vào phòng gởi y phục và tự lấy chiếc áo ngoài và cái mũ nỉ của tôi, người giữ phòng này chạy đi đâu mất. Tôi đàng hoàng bận áo, đội mũ và đi ra ngoài.
Theo đúng lời dặn của Ma Vương, vừa ra khỏi cửa, tôi bước qua bên phải, cúi xuống buộc dây giầy. Lúc đó, tôi thấy có một bóng người từ bên ngoài vụt chạy vào trong viện.
Ðứng thẳng người lên, tôi đi xuống những bực thềm trước cửa Bảo Tàng Viện. Dưới vỉa hè có hai người đàn ông đang vật lộn, đấm đá nhau. Một số người đã đứng xúm chung quanh coi trận ấu đả. Tôi thấy một cảnh sát viên hấp tấp chạy tới. Tất cả mọi người ở trước cửa viện lúc đó đều chú ý nhìn trận đánh lộn, không ai nhìn thấy tôi bước ra.
Tôi đi ra đầu đường. Ở đây đã đậu một chiếc xe sơn xanh, người tài xế không để ý gì đến trận đánh lộn đang diễn ra trước cửa Viện Bảo Tàng, y đang mãi lau cái đèn trước của chiếc xe như một anh tài xế mẫn cán lau chùi cho cái xe nhân lúc nhàn hạ.
Thấy tôi đi tới, người tài xế ngừng tay lau xe để mở cửa xe cho tôi. Trước khi bước vài xe, tôi còn dơ tay nhìn đồng hồ.
Ðôi kim đồng hồ của Ma Vương chỉ 2 giờ 19 phút.
Tôi bước vào xe. Rèm cửa xe này cũng buông kín và khi cánh cửa sau lưng tôi đóng lại, trong vài giây đồng hồ mắt tôi chưa trông rõ người ngồi sẵng trong xe.
Xe chạy. Có người chuyển động bên tôi, có tiếng người nói, giọng rung động như đang cảm xúc mạnh:
- Anh bình an chứ, anh Huy Giang?
Giọng nói của người đó làm tôi rùng mình...
Vì đó là giọng nói của Kiều Xuân....