K ern ném những que diêm cuối cùng lên không. Một bàn tay chụp vào vai anh:- Làm gì đây?Kern giựt mình quay lại. Trước mặt anh là một Cảnh binh mặc sắc phục. Anh lắp bắp: - Có làm gì đâu. Tôi chỉ đùa… thế thôi.Người Cảnh binh nhìn sắc mặt Kern. Anh nhìn mau lên vuông cửa. Ruth không còn ở đó. Nếu còn, chắc nàng cũng chẳng thấy được gì vì trời tối.Kern cố cười thật vô tư:- Xin lỗi, tôi chỉ đùa chút chơi, chẳng hại gì ai. Chỉ vài cây quẹt. Tôi định đốt thuốc nhưng tắt mãi, tôi mới lấy sáu cây quẹt một lượt suýt cháy tay.Anh vừa cười vừa vẫy vẫy bàn tay phải và định tiếp tục đi. Nhưng người Cảnh binh nắm tay anh lại:- Khoan. Anh không phải là dân Thụy Sĩ, hả?- Tại sao không?- Thấy là biết ngay. Tại sao chối?- Tôi có chối đâu. Tôi muốn biết tại sao ông nhận ra?Giọng người Cảnh binh trở nên nghi ngờ:- Có thể là…Ông bật đèn bấm lên:- Anh có biết ông Ammers?Kern cố giữ giọng thản nhiên:- Ammers nào? Tôi không quen với ai tên Ammers cả.- Anh ở đâu?- Mới tới hồi sáng nầy, đang định tìm khách sạn. Ông có biết khách sạn nào giá phòng vừa phải không?- Khoan đã. Anh hãy theo tôi rồi nói chuyện sau. Ông Ammers có tố giác một người hoàn toàn giống anh.Kern theo người Cảnh binh. Anh tự mắng đã không đề phòng cẩn thận. Tám ngày đã trôi qua êm thắm. Có lẽ đó là lý do khiến anh lơ đãng. Nhìn quanh, Kern cố tìm một cơ hội tháo chạy. Nhưng con đường tới bót quá gần.Người Cảnh binh đã để cho anh chạy hôm trước đang ngồi ở bàn giấy. Kern thấy vững lòng. Viên chức vừa dẫn Kern về, hỏi người kia:- Phải người này không?Người ngồi bàn giấy nhìn lướt qua Kern:- Không nhớ rõ. Bữa đó trời tối lắm.- Vậy để tôi gọi điện cho Ammers.Ông ta bước ra. Người Cảnh binh ngồi bàn giấy bảo nhỏ với Kern:- Ông bạn nhò ơi, tôi tưởng ông bạn đã đi lâu rồi. Thế nầy là hỏng cả. Chính Ammers đích thân tới đây tố cáo.Kern hỏi mau:- Chẳng còn cách nào chạy trốn sao?- Vô phương. Con đường duy nhất là chạy ra phòng ngoài nhưng ở đó đã có người yêu quý của ông bạn đang điện thoại. Thằng cha đó không tha ai đâu, hắn đang tìm mọi cách để lên lương.- Vậy là cùng đường rồi!- Biết làm sao! Nhứt là ông bạn đã đào tẩu một lần rồi. Tôi bắt buộc phải al2m phúc trình vì lão Ammers luôn theo dõi.Kern lùi một bước, kêu lên:- Jésus!- Ông bạn có kêu luôn hai tiếng Jésus Christ thì lấn nầy cũng đành chịu. Kẹt ít lắm là vài tuần.Vài phút sau, Ammers tới. Lão ta thở hổn hển vì đã chạy để tới mau. Vừa thở, lão vừa lắp bắp:- Đúng rồi. Đúng y là nó… Chính thằng vô lại nầy.Kern trừng mắt, Ammers ngó tránh ra:- Lần nầy thì chắc nó không thoát nổi.Người bắt Kern nói giọng tự tin:- Thoát làm sao được.Kern không nhịn nổi, nhìn thẳng vào mắt Kern:- Ông có biết là ông bị ung thư gan không?Kern tự biết là không thể hành hung lão già điểm chỉ viên nầy nhưng anh cố tâm phải làm một cái gì đó để lão ta hoảng vía.Ammers há hốc miệng:- Sao? Mầy nói gì? - Ung thư gan! Tôi là y sĩ, chỉ nhìn qua là biết ngay. Không bao lâu nữa, ông sẽ bị những cơn đau kinh khủng rồi chết thảm khốc. Không còn cách gì cứu chữa đâu.Ammers cuống cuồng:- Ông Cảnh binh, yêu cầu ông bảo vệ!Kern vẫn một giọng đều đều:- Ông nên làm di chúc đi. Toàn thể các bộ phận trong người ông sắp rã nát rồi.Ammers hơ hãi nhìn quanh:- Ông Cảnh binh, xin ông chận đứng sự mạ lỵ!Người Cảnh binh nhìn ông ta, ánh mắt cười cợt:- Có gì là mạ lỵ đâu. Đó chỉ là những nhận định về y học.Ammers la lớn:- Tôi yêu cầu ghi vào hồ sơ.Kern chỉ ngón tay vào người ông ta khiến Ammers lùi lại như nhảy tránh một con rắn:- Chỉ nhìn là đủ biết. Màu da sạm đen như chì, chen lẫn với những mảng vàng vọt là triệu chứng ung thư gan. Bây giờ chỉ còn có cách là cầu nguyện cho linh hồn…Ammers dậm chân, kêu thét. Kern không buông tha:- Lá gan sẽ từ từ rã ra. Thoạt tiên, ít người biết tới. Nhưng khi triệu chứng lộ ra thì vô phương cứu chữa. Ung thư gan có nghĩa là chết từ từ và chết thảm khốc.Ammers dường như kiệt sức, không la ó nữa. Tự nhiên lão ta đưa tay sờ vào chỗ lá gan.Người Cảnh binh bắt Kern, lên tiếng:- Thôi đủ rồi. Ngồi xuống đó và trả lời các câu hỏi. Anh đến Thụy Sĩ hồi nào?Hai hôm sau, Kern bị đưa ra tòa địa phương. Ông Chánh án, người to béo, mặt tròn, có vẻ phúc hậu nhưng không giúp gì được cho Kern. Luật lệ đã được ghi chép quá rõ ràng.- Tại sao anh không khai báo sau khi đã vượt biên giới bất hợp pháp?Kern đáp xuôi xị:- Vì làm như thế, tôi sẽ bị trục xuất ngay.- Nhưng đó là luật lệ.- Rồi, qua biên giới bên kia tôi đi khai để khỏi phạm luật. Và người ta lại giải trả tôi về Thụy Sĩ đêm sau. Cứ đi tới đi lui mãi giữa hai đồn biên giới, tôi sẽ lăn ra chết vì đói khát.Ông Chánh án nhún vai:- Tôi không thể giúp anh được gì cả. Bản án tối thiểu là mười lăm ngày tù. Đó là luật pháp. Chúng tôi có bổn phận bảo vệ xứ sở bị tràn ngập bởi làm sóng người tị nạn.- Thưa, tôi hiểu.Ông Chánh án nhìn hồ sơ:- Tất cả những gì tôi có thể làm được là chuyển lên Tòa trên với đề nghị anh chỉ bị giam chớ không phải bị tù.- Cám ơn ông Chánh án. Đối với tôi thì hai thứ cũng như nhau. Tôi không còn một chút tự ái nào về vấn đề đó nữa.Ông Chánh án vội giải thích:- Không thể coi như nhau được. Bị giam thì lý lịch tư pháp anh vẫn trắng còn bị tù thì có ghi vào. Có lẽ anh không biết.Kern nhìn con người tố bụng nầy một lúc lâu rồi đáp:- Lý lịch tư pháp và quyền công dân có ích lợi gì cho những người như tôi đâu, thưa ông Chánh án. Chúng tôi chỉ là cái bóng, hồn ma. Chúng tôi được hay bị coi là đã chết trên giấy tờ.Ông Chánh án im lặng khá lâu. Cuối cùng, ông ta bảo:- Đằng nào thì cũng phải tìm cách để có những thứ giấy tờ cá nhân nào đó. Có thể tới xin ở Tòa Lãnh sự Đức.- Thưa, cách nay một năm, một Tòa án Tiệp Khắc đã có làm như thế nhưng bị từ chối. Đối với nước Đức, chúng tôi không còn tồn tại. Phần còn lại của thế giới cũng thế, nếu không người ta cũng luôn luôn theo dõi chúng tôi.Ông Chánh án lắc đầu:- Hội Quốc Liên không giúp gì cho các người sao? Các người có tới hàng vạn, bằng cách nầy hay cách khác phải nhìn nhận sự hiện diện của chừng ấy con người chớ.- Từ nhiều năm nay, Hội Quốc Liên không ngớt bàn cãi vần đề cấp thẻ căn cước cho chúng tôi. Nhưng nước nầy đổ trách nhiệm lên lưng nước kia. Có lẽ còn kéo dài nhiều năm nữa.Ông Chánh án bỗng như quên mất ngôn ngữ hằng ngày:- Trời ơi! Gì mà rắc rối dữ vậy! Làm sao đây?- Thưa, tôi cũng không hiểu. Điều quan trọng nhứt đối với tôi là muốn biết việc gì xảy ra hiện thời.Ông Chánh án vuốt mặt:- Tôi có một đứa con trai cũng trạc tuổi anh. Nghĩ tới việc nó có thể bị người ta tróc nã chỉ vì đã trót được sanh ra…Kern buồn rầu:- Thưa, tôi cũng có một người cha…Anh nhìn ra cửa sổ. Aùng nắng mùa thu hiền hòa ngả trên tàng cây táo. Bân ngoài đó là tự do. Bên ngoài đó đang có Ruth.- Tôi muốn hỏi anh một chuyện. Đây không phải là một câu hỏi chánh thức. Anh có còn tin tưởng vào một điêu gì đó không?- Thưa có, tôi tin ở lòng ích kỷ, sự bội bạc, lời nói dối và tánh hèn nhát.- Tôi đang lo như thế.- Nhưng cũng chưa hết. Tôi còn tin ở lòng tốt, tình bằng hữu, tình yêu và lòng tương trợ. Tôi đã biết được những điều đó hơn những người sống bình thường.Ông Chánh án đứng lên, đi vòng qua ghế, tới trước Kern:- Hay lắm. Thật sung sướng khi được nghe như vậy. Thiệt tình tôi không biết giúp anh ra sao.- Thưa, cám ơn. Tôi hiểu lắm. Xin cứ đưa tôi vào tù.- Không. Tôi cho anh được tạm giam và gởi đề nghị lên cấp trên.- Nếu vấn đề còn kéo dài, xin cho tôi được ở tù ngay.- Không sao. Tôi sẽ trực tiếp lo vụ nầy.Ông Chánh án lấy trong túi ra một cái bóp dầy cộm:- Rất tiếc là tôi không còn cách nào giúp đỡ khác hơn – Ông ta rút một tờ giấy bạc – Thật chẳng còn cách nào hơn.Kern nhận tiền:- Xin cám ơn ông Chánh án.Và anh nghĩ tiếp ngay “ Hai mươi quan! May quá! Thế là Ruth đã có tiền để đi tới biên giới.”Anh không dám viết cho Ruth vì sợ lộ tông tích nàng.Đêm đầu tiên, anh trằn trọc cho tới sáng. Anh nhìn thấy Ruth mê man trong cơn sốt và giựt mình thức giấc khi nằm mơ thấy đi chôn nàng. Anh ngồi dậy, hai tay ôm gối. Anh không muốn mất tự tin nhưng nỗi chán chường vẫn cứ mạnh hơn. Anh nghĩ, đêm tối thường kéo lôi sự sầu thảm. Nhưng sáng ra, tất cả sẽ biến đổi đi.Đứng lên, anh đi đi lại lại trong phòng. Anh thở từ từ, hít vô thật sâu và thở ra thật dài. Anh tự nhủ, phải luôn luôn khỏe mạnh. Anh tập các động tác thể dục. Nhớ lại đem bị nhốt ở bót cảnh sát tại Vienne với anh chành sinh viên tóc vàng dạy mình học võ, anh chợt thấy vui vui. Rồi anh nhớ tới con người không bao giờ sờn chí: Steiner.Kern bắt đầu nhún nhảy và thoi đấm vào không khí với kẻ thù tưởng tượng là lão Ammers. Anh nhìn thấy chòm râu dê của lão ta, anh đấm vào mặt, bổ vào tai, móc cái càm. Cuối cùng anh tung quả đấm toàn lực vào chớn thủy khiến lão ta ngã lăn ra. Anh dựng gã lên đánh mãi, đánh mãi và sau chót móc cú một cú vào gan…Trời bắt đầu sáng. Mệt lả, Kern lăn ra ngủ. Anh đã chiến thắng cái bóng thảm của đêm.Hai ngày sau, bác sĩ Beer vào phòng giam. Kern nhảy dựng lên:- Ruth thế nào?- Khá lắm. Qua khỏi cơn nguy.Kern thở phào:- Sao bác sĩ biết tôi ở đây?- Dễ quá. Anh không tới nữa tức là anh ở đây.- Aø… Nhưng Ruth biết chưa?- Biết. Đêm qua không thấy anh chơi trò thần trộm lửa Prométhée nữa, cô ấy cuống cuồng lên tìm mọi cách liên lạc với tôi. Khoảng một giờ sau là chúng tôi đã biết anh ở đâu rồi. Trò chơi lửa gì mà kỳ quặc vậy.Kern cười ngượng ngịu:- Đôi khi mình tưởng là quá khôn nhưng sự thật thì quá dại. Tôi bị tạm giam mười lăm ngày. Ruth có thể hết bệnh trong thời gian đó không?- Có thể hết nhưng chưa đi xa được. Theo tôi thì nên để nằm bịnh viện càng lâu càng tốt.Kern suy nghĩ kỹ:- Được. Vậy là tôi sẽ đợi ở Genève.Beer lấy ra một bức thơ. Kern vồ lấy, toan đọc ngay nhưng rồi lại cho vào túi.- Cứ đọc đi. Tôi chờ.- Tôi thích để dành… đọc sau.- Vậy là tôi trở lại bịnh viện bây giờ. Anh có cần viết gì cho cô ấy không?Beer rút viết trao cho Kern cùng với một mảnh giấy. - Cám ơn. Cám ơn bác sĩ.Kern viết ngay cho Ruth biết là anh vẫn khỏe mạnh và mong nàng cố tịnh dưỡng mau bình phục. Nếu anh bị trục xuất trước khi Ruth ra bịnh viện thì anh sẽ đợi nàng ở Genève mỗi ngày vào buổi trưa tại trụ sở Bưu Điện Trung Ương. Bác sĩ Beer sẽ cho nàng biết rõ hơn.Kern bỏ tờ giấy bạc hai mươi quan của ông Chánh án cho và dán lại, trao cho Beer. - Anh vẫn chưa muốn đọc thơ cô ấy?- Thưa không. Tôi còn cả một ngày để đọc. Chẳng có gì để làm.Beer nhìn Kern với đôi chút ngạc nhiên.- Được. Vài hôm nữa tôi trở lại.- Chắc không, bác sĩ?Beer cười:- Chắc chớ. Chi vậy?- Dạ, để cho biết. Chắc chẳng có gì bất ngờ xảy ra…Beer vừa đi khỏi là Kern lấy ngay thơ của Ruth ra. Thơ quá nhẹ, chắc chỉ là mảnh giấy con con với đôi dòng viết vội.Anh đặt lá thơ trên bìa nệm. Kế đó anh tập thể dục và đánh võ. Anh lại tưởng tượng đang đánh lão Ammers, thỉnh thoảng anh đập vài quả cấm kỵ vào thân lão ta.Thấm mệt, Kern nằm nghỉ. Mãi tới gần tối anh mới mở thư ra đọc mấy dòng đầu. Cứ mỗi giờ anh đọc vài câu. Tới tối, bức thư đã đọc xong. Ruth lo cho anh, sợ cho anh, gởi đến anh tình yêu và lòng can đảm. Hứng khởi, Kern lại nhảy dựng lên đánh đập Ammers không tiếc tay. Trận đấu bất cần quy luật. Kern sử dụng cả tát tai và mấy cú đá. Cuối cùng chòm râu dê của Ammers bị giựt phăng ra.Steiner sửa soạn hành trang. Anh ta định đi Pháp. Aùo quốc càng ngày càng trở nên nguy hiểm. Ngoài ra khu Parter và các gian hành hội chợ của lão Potzloch cũng sắp sửa dọn dẹp để nghĩ mùa đông.Potzloch siết tay Steiner:- Chúng ta đều là những kẻ giang hồ, quá quen với các cuộc chia tay. Rồi lại sẽ gặp nhau ở một góc trời nào đó.- Đúng vậy. Chúc ông một mùa đông hạnh phúc.Potzloch nheo mắt đăm chiêu:- Anh biết không, tất cả đều do thói quen. Khi đã nhìn thấy quá nhiều người đi và tới, mình đâm ra quen. Thật mà, tất cả rồi cũng trở thành thói quen thôi. Ngay cả cái mà người ta gọi là sự ngây ngất.- Và cũng như chiến tranh. Cũng như sự đau khổ và chết chóc. Tôi biết có một người lần lượt chôn bốn người vợ trong vòng mười năm. Ông ta lấy bà cợ thứ năm. Bà nầy cũng đang sắp chết. Ông biết tôi đang sắp nói gì không? Ông ta đang kiếm bà thứ sáu. Cũng là thói quen. Tất cả chỉ trừ cái chết của chính mình.Potzloch khoát tay như để xua đuổi cái ý nhgĩ đó đi:- Nhưng chẳng ai chịu hiểu như vậy. Nếu họ hiểu thì làm gì có chiến tranh. Người nào cũng tin là mình thoát. Có đúng không?Steiner gật đầu hứng thú:- Thôi, xin tạm biệt.- Tạm biệt.Pozloch phóng nhanh như gió.Steiner tới căn nhà di động bằng bánh xe. Lá khô gẫy vụn dưới bước chân. Đêm trải dài, yên tĩnh và vô hồn, trên khu rừng. Tiếng búa vang lên từ gian hàng bắn bia, một vài ngọn đèn đong đưa trên kỵ mã trường đã tháo gỡ hơn một nửa.Steiner tới gặp Lilo để chia tay. Nàng vẫn ở lại Vienne. Giấy tờ nàng chỉ có hiệu lực trên đất Aùo. Nàng cũng không thể theo Steiner nếu hoàn cảnh cho phép. Họ chỉ làø một đôi bạn của sự tình cờ mà trạng thái bất quyết của thời gian đã đưa họ tới gặp nhau. Cả hai đều hiểu như thế.Lilo đang ở trong gian nhà lăn, lo dọn ăn. Steiner vừa bước vào, nàng quay lại:- Có thơ của anh.Steiner lấy tơ, nhìn con dấu:- Thụy Sĩ. Đúng là của thằng bé chúng mình – hắn xé bao, đọc qua – Ruth vào nhà thương.- Bịnh gì?- Sưng phổi. Không nặng lắm. Cả hai ở Morat. Thằng bé ra hiệu bằng ánh sáng, ban đêm, trước bịnh viện. Chắc tôi sẽ gặp chúng trên đường đi ngang Thụy Sĩ.Steiner bỏ thơ vào túi áo trong:- Hy vọng là chúng nó có cách gặp lại nhau.- Kern biết mà. Cậu ấy khôn lắm rồi.- Phải, nhưng mà…Steiner muốn giải thích điểm khó khăn cho Kern là Ruth sẽ bị đưa tới biên giới ngay khi ra khỏi bịnh viện. Nhưng sực nhớ đây là đêm cuối cùng của mình với Lilo, anh không muốn đề cập tới trường hợp trùng phùng của người khác.Anh tới cửa sổ nhìn ra. Dưới ánh sáng của những ngọn đèn khí đá, các công nhân đang tháo gỡ những con thiên nga, hươu cao cổ và ngựa gỗ cho vào bao. Những con thú giả ấy, con nằm, con đứng, con ngã ngang dường như một quả bom đã nổ tung và tàn phá khu vực thần tiên đó.Lilo gọi:- Xong rồi. Tôi có làm món pirogui cho anh.Steiner quay lại:- Pirogui? Với bọn du mục chúng mình thì một bữa ăn chung cũng đủ tạo được không khí gia đình.- Còn có một thứ khác mà anh không hiểu… Anh không hiểu vì anh không thể khóc được. Đó là nỗi buồn chung.- Hiểu chớ. Nhưng chúng mình lúc nào cũng buồn đâu, Lilo.- Không. Anh không hiểu đâu. Hoặc anh dửng dưng, hoặc anh cười hay có được cái mà người ta gọi là cản đảm.- Nhưng em muốn nói cái gì?- Cái sợ biểu lộ tình cảm. Sợ phải khóc. Sợ không được làm một người đàn ông thật sự. Ở Nga, đàn ông cũng khóc nhưng họ vẫn cứ can đảm. Anh thì chẳng bao giờ khóc.- Không.- Vậy anh muốn gì?- Không hiểu mà cũng không muốn hiểu.Lilo nhìn sững Steiner:- Thôi lại ăn. Tôi sẽ gói theo cho anh bánh mì và muối, như ở Nga, và tôi sẽ cầu nguyện bình an cho anh trước khi lên đường. Có lẽ anh sẽ cười.- Không.Nàng đặt dĩa pirogui lên bàn. Steiner bảo:- Ngồi cạnh tôi đi, Lilo.Nàng lắc đầu:- Đêm nay anh ăn một mình. Tôi đứng hầu anh trọn bữa. Đây là bữa ăn chót của anh bên tôi.Lilo đứng đó, trao bánh mì, thịt và dưa chua cho Steiner. Nàng nhìn Steiner ăn và lẳng lặng pha trà. Nàng đi qua đi lại trong gian nhà lăn với sự mềm mại của loài beo quá quen với một căn chuồng chật hẹp. Bàn tay thon và rám nắng của nàng thái thịt nhẹ nhàng, mặt trầm lặng vừa niềm nở, vừa kín đáo. Tự nhiên, Steiner tưởng như đang nhìn một khuôn mặt ở Thánh kinh.Anh đứng lên thu dọn hàng trang. Cái túi đeo lưng không còn dùng nữa từ ngày có được thẻ thông hành dân Aùo. Bây giờ, xách vali, Steiner bước xuống đặt vali trên đất rồi quay trở lại.Lilo đang đứng ở bàn ăn. Một tay chống lên bàn, nàng im lặng nhìn vào khỏang không trước mắt dường như chẳng thấy bất cứ gì. Steiner tới sát bên:- Lilo…Nàng từ từ quay lại. Mắt họ gặp nhau. Steiner thấp giọng:- Khó đi quá, lilo.Nàng quàng một tay qua cổ Stiener:- Anh đi rồi tôi hoàn toàn cô độc.- Em định đi đâu?- Chưa biết.- Em cứ ở lại Aùo. Dầu cho người Đức tới em vẫn an toàn.- Vâng.Nàng nhìn thật lâu vào mắt người bạn giang hồ. Mắt nàng sâu thẳm và ngời chiếu.- Tiếc quá, Lilo.- Tiếc quá…- Em có hiểu tại sao không?- Tôi hiểu và anh cũng hiểu điều gì tôi đã hiểu.Họ vẫn chưa rời mắt nhau.- Kể cũng lạ, giữa chúng mình chỉ có một thời gian ngắn. Vậy mà chẳng biết bao nhiêu chuyện đã được dung chứa.Lilo trả lời, giọng ngọt ngào:- Tất cả thời gian và tất cả cuộc sống.Nàng ôm lấy đầu Steiner và nói vài tiếng Nga rồi trao cho anh một khúc bánh mì và một chút muối:- Đi khỏi đây, anh nên ăn những thứ nầy. Như thế anh sẽ không vất vả tìm món ăn khi ở xứ lạ. Thôi đi đi.Steiner muốn hôn nàng nhưng lại thôi. Giọng Lilo trở nên thì thầm:- Anh đi đi…Steiner đi xuyên qua khu rừng. Được một lúc anh nhìn ngoái lại. Khu hội chợ chìm trong đêm. Tất cả chỉ là một khối khổng lồ, đen ngòm trong đó có một vuông cửa xa xa còn ánh sáng và một bóng nhỏ đứng lặng im không vẫy tay từ giã.