Phần II : Khiết Linh
Chương 16

Đến tháng mười hai, truyện ngắn đầu tay "Thiên Đường" của Khiết Linh được đăng trên tờ tạp chí văn học nổi tiếng thời bấy giờ. Đồng thời, ông chủ bút của tờ tạp chí viết cho nàng một lá thư, nội dung là hy vọng sẽ nhận được bài vở của nàng thường xuyên, cho dù là số chữ nhiều hay ít, đều liệt kê vào bản thảo được "ưu tiên chọn lựa". Tại vì, ông chủ bút viết như thế này:
- Rất nhiều năm nay, chúng tôi đang tìm kiếm một nhà văn tài hoa, bây giờ, chúng tôi cảm thấy hình như chúng tôi đã tìm ra!
Niềm vui của Khiết Linh gần như vô tận. Nàng đem thư và tạp chí đến cho Tần Phi và Bảo Quyên xem, nàng nói bằng một giọng vui vẻ:
- Anh chị biết không? Em sẽ nhận được một khoảng nhuận bút, đó mới chỉ là khởi điểm, về sau, từ từ em sẽ có thể tự nuôi lấy mình được rồị Tần Phi, bao nhiêu năm nay, để cho anh chị nuôi em, anh chị cũng biết là em cảm thấy áy náy bao nhiêu!
Bảo Quyên nói:
- Thôi được rồi cô, mới vừa có một bài báo được đăng, là đã đắc ý, rồi tính toán tiền bạc với anh chị nữa hả? Như vậy, bao nhiêu năm nay, mỗi ngày em phụ với anh chị lo cho hai đứa nhỏ, mỗi buổi tối lại phụ làm y tá kiêm thư ký không công, có phải em định đòi anh chị trả lương không?
- Mỗi tháng chị đều cho em tiền để xài vặt mà! Em biết chị còn len lén nhét thêm tiền vào ví em! Lúc nào chị cũng để em sống như là một cô gái con nhà giàu!
- Như vậy cũng không thấm vào đâu so với tiền lương, để chị tính cho em xem, cô Châu và cô Trân chỉ làm mỗi đêm có sáu tiếng đồng hồ, tiền lương mỗi người một tháng phải là mười năm ngàn...
- Mấy cô đó có bằng y tá mà...
- ê, ệ..
Tần Phi vừa cười vừa la lên, chàng cố ý làm mặt nghiêm, bàn tay nắm chặt quyển tạp chí:
-... Hai cô là hai người đàn bà phàm phu tục tử, làm cho anh cảm thấy bực quá đi thôị Vào lúc này mà hai cô tính toán nợ nần saỏ Um sùm quá làm cho anh không định tâm được mà đọc truyện! Đừng la nữa được không? Để cho anh đọc xong truyện đã.
Bảo Quyên nheo nheo mắt cười với Khiết Linh, nàng thật sự im lặng không nói nữạ
Tần Phi đọc truyện ngắn "Thiên Đường" một cách thật chăm chú, câu chuyện kể rất đơn giản, nói về một cô gái nhỏ, từ khi còn bé đã mang đủ chứng bệnh ngặt nghèo, suốt ngày chỉ có thể nằm trong bệnh viện, lúc nào cô cũng cảm thấy hình như mình sắp chết, và sau khi chết, cô sẽ được vào thiên đường. Cô không biết màu sắc của thiên đường. Vì vậy cô vẫn thường hay tưởng tượng: thiên đường có màu trắng, vì màu trắng là màu tinh khiết nhất; là màu xanh, vì màu xanh là màu của da trời; là màu đỏ, vì màu đỏ rực rỡ nhất; là màu tím, vì màu tím là màu lãng mạn nhất... Sau đó, cô lại tưởng tượng là thiên đường có đủ màu sắc, như chiếc cầu vòng, có đủ màu sắc sặc sỡ, xinh tươi, gần như tất cả các màu sắc mà cô tưởng tượng, đều nằm trong đó. Sau đó, có một ngày, với sự lo lắng tận tình của cha mẹ, người thân và bác sĩ - trong câu chuyện có một bác sĩ thật là tốt bụng - bệnh tình của cô rồi cũng thuyên giảm, và cái khoảnh khắc khi chân cô đã có được cảm giác, đã có thế phản ứng cô đã mừng đến rơi lệ. Cô kêu lên:
- Rút cuộc, tôi cũng đã biết được màu sắc của thiên đường rồi, nó trong suốt như pha lê! thì ra tôi vẫn đang sống ở trong thiên đường đấy thôi! Chỉ tại vì nó trong suốt nên tôi không thấy được nó!
Bài này chỉ có thể xem như là một đoản văn ngắn, thế nhưng, ngòi bút của Khiết Linh diễn tả thật sống động và đầy tình cảm, miêu tả tâm tình của cb thật tỉ mỉ và chân thật, tả cảnh bệnh viện như một bức họa sống động trước mặt, vì vậy, nó có một sức mạnh làm cho người đọc xúc động khôn cùng. Tần Phi đọc xong, chàng buông tờ tạp chí xuống, nhìn thấy Khiết Linh đang đứng đó nhìn chàng, gương mặt hiện đầy nét chờ đợi một lời khích lệ. Chàng gằn giọng ho thật mạnh một tiếng đứng lên nói:
- Nói với cậu em nhà họ Triển, tối nay anh đãi cả nhà đi ăn beefsteak, anh sẽ về nhà sớm hơn mọi ngày, nếu như hắn có giờ dạy, bảo hắn đổi giờ, không được đến trễ. Còn như phòng mạch tối nay, đóng cửa một bữa, chúng ta phải ăn mừng mới được! Không phải gia đình nào cũng xuất hiện một nhà văn đâu!...
Chàng khoác chiếc áo ngoài vào, chuẩn bị đi làm, quay đầu lại, chàng nhìn Khiết Linh chăm chú:
- Anh hãnh diện vì em, Khiết Linh! Nếu như từ đây về sau em không cố gắng viết, thì đúng là em đã lãng phí thiên tài của mình đó! Cái truyện ngắn này của em làm anh thật cảm động!
Gương mặt của Khiết Linh sáng rực như có hào quang chiếu vàọ
Khi Tần Phi và Bảo Quyên đã đi làm, Khiết Linh ngã nhào lên ghế salon trong phòng khách, đậy quyển tạp chí lên trên mặt, nằm ở đó không một cử động. Chị Tư người làm tưởng rằng nàng ngủ, nên khi dọn dẹp cũng rón rén, nhẹ nhàng sợ làm nàng thức giấc. Nàng cứ nằm như thế cho đến trưa, khi thằng bé Trung Trung và San San tan học trở về. Trung Trung vừa vào đến phòng khách, đã nhào ngay đến bên Khiết Linh, kéo phăng quyển tạp chí đậy trên mặt nàng xuống, miệng la toáng lên:
- Dì Khiết Linh, không có ai đắp sách mà ngủ! Phải đắp mền mà ngủ mới đúng!...
Thằng bé đột nhiên ngớ người ra, quay đầu lại la lên tìm viện binh:
-... San San! Dì Khiết Linh khóc rồi! Dì Tư! có phải dì chọc cho dì Khiết Linh khóc không? Con không có chọc à nha! Con thề là con không có chọc dì Khiết Linh đâu nhá!
Khiết Linh vội vàng ngồi dậy, ôm cả San San và Trung Trung vào lòng, mỗi bên một đứạ Nàng rưng rưng lệ, thế nhưng, miệng nàng lại cười tươi như hoa nở, nói:
- Không, không, dì Khiết Linh không có khóc, dì Khiết Linh vui quá đó thôi!...
Nàng hôn hết đứa này tới đứa kia, miệng không ngừng lẩm bẩm:
-... Thiên đường! Thiên đường! Thiên đường!
Cái tật hay hỏi của Trung Trung lại nổi lên:
- Thiên đường là gì vậỷ
San San trả lời:
- Thiên đường là chỗ ở của thần tiên đó, thằng ngố!
Đúng vậy, thiên đường là chỗ ở của thần tiên, trái tim của Khiết Linh đang nở nhịp hoan ca: Thiên đường, thiên đường, thiên đường, thiên đường. Thiên đường ở ngay tầm tay, thiên đường ở ngay bên chân, thiên đường ở ngay trên đầu, thiên đường đang vây kín bốn bề, thiên đường là một phiến trong suốt, không lằn ranh, không biên giới; thiên đường, thiên đường, thiên đường.
o0o
Khoảng thời gian đó, mỗi người đều đong đầy những hoan lạc mới, mỗi người đều đong đầy những hạnh phúc vô biên. Triển Mộc Nguyên sắp xếp tất cả những giờ dạy học của chàng vào các ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, sau đó, chàng có cả bốn ngày nghỉ liên tiếp trong tuần. Dĩ nhiên, không phải cả bốn ngày đó chàng được rảnh rang, chàng còn phải sửa bài, ra đề thi, dẫn sinh viên đi thực tập... thế nhưng, cho dù thế nào đi nữa, làm giáo sư Đại học cũng vô cùng nhàn hạ, nhất là cái môn nhiếp ảnh tân văn này lại là môn học không phải bắt sinh viên phhải gạo bài hàng tuần để thị Sau đó, những thời giờ còn lại, chàng đều mong muốn sao mình được ở gần Khiết Linh, từng giây, từng phút, chàng chụp cho nàng vô số ảnh, trong phòng, ngoài trời, toàn thân, bán thân... chàng say sưa bấm máy, nàng vẫn thường ghẹo chàng là "phó nhòm ghiền", bởi vì chàng không chỉ chụp cho nàng, lắm lúc chàng loay hoay cả nửa giờ chỉ để chụp cho được ảnh một con châu chấu, hay một đóa hoa dại bên đường, tuy nhiên, khi bức ảnh được rửa ra, nàng vẫn vui vẻ, hân hoan ngắm nghía những bức ảnh đó, và không tiếc lời khen ngợi chàng.
Khi vợ chồng ông Triên Tường được gặp mặt Khiết Linh, đó là một ngày đầu tháng mười haị Trước đó, vợ chồng ông Tường đã phát hiện ra, trong nhà mình chỗ nào cũng tràn ngập hình ảnh Khiết Linh, lỗ tai của hai ông bà, cũng nghe đầy những chuyện về Khiết Linh.
- Ba mẹ biết không? Hôm nay con và Khiết Linh đi ra ngoại ô, phát hiện ra một cây ngô đồng (một loại cây tương tự như cây vông ở miền trung Việt Nam), rơi lá vàng đầy đất. úi chà! Khiết Linh đem hết tất cả những câu thơ có liên quan đến ngô đồng ra đọc. Nào là: Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thụ Nào là: cây ngô đồng năm canh mưa rớt. Nào là: xuân phong đào lý hoa đua nở, thu vũ ngô đồng lá tranh rơị Nào là: ngô đồng cùng với mưa sa, đến hoàng hôn xuống giọt tà nỉ non. úi chà...
Chàng đi vòng vòng quanh phòng, kêu um xùm lên như là một tên khùng:
-... Đường thi! Nàng là một quyển Đường thi! Con nhất định phải xuất bản quyển Đường thi đó!
Bà Tường nói:
- Đường thỉ Mẹ ngỡ là từ đầu con nói sẽ xuất bản một tập ảnh chuyên đề là "nỗi vui kinh ngạc" chứ!
Triển Mộc Nguyên nói vô cùng nghiêm trang:
- Đúng là Đường thi, mà cũng là nỗi vui kinh ngạc, thực sự ra, Khiết Linh là một cô gái vô cùng kỳ lạ, nàng là hiện thân của nét cổ điển và hiện đại, con có thể chụp cho nàng một tập ảnh chuyên đề lấy tên là Đường thi, mà cũng có thể chụp cho nàng một tập chuyên đề "Vượt thoát"...
ông Tường không hiểu:
- Tên gì?
- Vượt thoát...
Mộc Nguyên nói bằng một giọng say sưa, hình như Khiết Linh dang tung mình bay lên vượt thoát trước mặt chàng:
-... Con không nói là nhất định phải dùng hai chữ này, con chỉ đưa ra thí dụ. ý con muốn nói là Khiết Linh là một người đa diện, đa tàị Chỉ dùng một chữ "diệu" cũng được, hoặc là chỉ dùng một chữ "tĩnh" cũng được, hoặc là chỉ dùng một chữ "mong" cũng được, hoặc là chỉ dùng một chữ "đẹp" cũng được, hoặc là chỉ dùng một chữ "sáng" cũng được, hoặc là chỉ dùng một chữ "nhu" cũng được...
Bà Tường thật sự không kiên nhẫn được nữa:
- Được rồi, được rồi! Vậy thì lúc nào con mới chịu dẫn cô gái vừa sáng, vừa nhu, vừa thuần, vừa tĩnh, vừa cổ điển, vừa hiện đại, vừa vượt thoát, vừa Đường thi của con về nhà cho cha mẹ xem mắt ra saỏ Chẳng lẽ có một người con gái như thế, con chưa chịu dừng chân lại hay saỏ Vẫn còn chỉ muốn làm bạn chơi thôi hay saỏ
Triển Mộc Nguyên giật nẩy mình, nghiêm sắc mặt nói:
- Cái gì? Mẹ ơi! Lần này con thật sự bị vướng tròng rồi, Không phải là bạn thông thường đâu, không phải chơi qua đường đâụ Con phải cưới nàng, con sắp điên lên vì nàng rồị
Bà mẹ gần như kinh tâm động phách vì lời nói của chàng:
- Mẹ thấy con đã điên lên rồi, chứ ở đó mà còn muốn gì nữa! Như vậy, tại sao con lại sợ dẫn nàng về nhà?
Mộc Nguyên kinh ngạc hỏi:
- Con sợ à?
Bà Tường nhìn con trai một cách hiểu biết:
- Con sợ. Mẹ không biết con sợ điều gì, thế nhưng, quả thật là con đang sợ. Mỗi ngày, con đều tìm cách kéo dài thời gian, tìm đủ mọi lý do, không chịu dẫn nàng về nhà gặp cha mẹ, tại saỏ
Mộc Nguyên ngơ ngẩn hết một hồi lâụ Chàng hỏi bằng một giọng do dự:
- Thật vậy saỏ
- Đúng vậy!
Mộc Nguyên yên lặng suy nghĩ. Đúng vậy, chàng đang kéo dài thời gian, kéo dài đến độ không thể nào kéo thêm được nữa rồị Nguyên nhân chủ yếu là vì thân thế của Khiết Linh. Chàng vẫn còn do dự, không dám đem sự thật nói cho cha mẹ nghe, chàng có thể khẳng định là mình bất cần thân thế của Khiết Linh, thế nhưng, chàng không dám bảo đảm là cha mẹ chàng cũng bất cần chuyện đó. Một cô gái có lai lịch không rõ ràng! Một cô gái không biết có gốc gác như thế nào! Một cô gái bị đốt cháy trọng thương và bị bỏ rơi trước bệnh viện! Nói như thế nào bây giờ? Chàng không dám tưởng tượng phản ứng của cha mẹ. Vào những ngày tháng trước đây, chàng chỉ nói:
- Nàng là con gái của bác sĩ Hà, viện trưởng của bệnh viện xxx! Nàng thích ở nhà Tần Phi! Tính tình nàng rất hợp với vợ chồng Tần Phị..
Vợ chồng ông Tường chấp nhận những lời giải thích như thế đã từ lâụ Dù rằng họ cảm thấy Khiết Linh không ở chung nhà với cha mẹ, mà ở chung nhà với vợ chồng Tần Phi, ít nhiều gì cũng có đôi chút kỳ lạ, thế nhưng, cũng không cho rằng đó là một chuyện đáng chú ý. Họ biết rằng bác sĩ Hà đã gần bẩy mươi tuổi rồi,, Khiết Linh hiển nhiên phải là con gái út, sự "ngăn cách" thế nào cũng có. Mà nhà họ Hà, một gia đình danh giá biết mấy, nhà họ Triển mà được làm xui với nhà họ Hà, đã đủ hãnh diện để tuyên bố cho bạn bè xa gần biết hết. Mộc Nguyên hiểu cha mẹ rất rõ, chàng sợ nói ra sự thật, sẽ làm cha mẹ chàng hạ thấp giá trị của Khiết Linh. Chàng cũng không dám yêu cầu Khiết Linh, dấu giếm sự thật. Thứ nhất là vì sợ, có một ngày, bí mật sẽ bị bật mí, sau nữa là sợ sự nhạy cảm của Khiết Linh. Chàng biết rất rõ một điều, cho dù Khiết Linh có một bề ngoài yếu đuối, thế nhưng, nàng có một trái tim vô cùng nhạy cảm! Lúc đầu vì sợ chàng khinh khi thân thế của nàng, nên nàng đã bày ra trò "vị hôn phu" này nọ để trốn lánh chàng, như vậy, dĩ nhiên là nàng cũng sợ bị cha mẹ chàng khinh khi!
Thế là, sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, nhiều lần do dự, cuối cùng Triển Mộc Nguyên vẫn chọn con đường nói rõ sự thật cho cha mẹ chàng biết. Trước khi Khiết Linh đến viếng nhà họ Triển, chàng đem tất cả mọi chuyện nói hết. Nói xong, trước khi đầu óc vợ chồng ông Triển Tường đủ tỉnh táo để phân tích vấn đề, chàng thẩy ngay một trái bom ra giữa nhà:
- Thân thế của Khiết Linh rất là tội nghiệp, con không muốn nàng chịu thêm bất cứ một thiệt thòi gì khi đến nhà của mình. Dù sao, thì con cũng đã khẳng định một điều, nếu không cưới nàng thì con sẽ không cưới một ai khác. Nếu như nàng có thể được sự yêu thích của cha mẹ, con sẽ rất vui vẻ mà dẫn nàng về đây, nếu như nàng phải chịu những sự chất vấn, tra hỏi, con không muốn mạo hiểm! Thà rằng con không cho cha mẹ gặp mặt nàng, cũng không thể nào chịu nổi chuyện phải mất nàng.
Vợ chồng ông Tường đưa mắt nhìn nhau, đối với họ mà nói, điều này thật sự quả là bất ngờ, một chuyện quá bất ngờ. Và sự kiên quyết đến độ bất cần mọi sự của Triển Mộc Nguyên, càng làm họ cảm thấy kinh sợ và hoang mang, không chỉ kinh sợ và hoang mang, mà còn có cả cái cảm giác phật ý và đau lòng. Đó là một yêu sách, Mộc Nguyên đang thông báo cho họ biết, và ý nghĩa của lời thông báo đó rất rõ ràng, nó đồng nghĩa với câu này: "cho dù ông bà có thích hay không thích Khiết Linh, không được làm tổn thương đến nàng, nếu không, ông bà sẽ mất đi thằng con trai!".
Triển Tường đã từng đi du học ở âu châu, bà Tường cũng đã từng đi du học ở Mỹ, hai vợ chồng đều tự nhận làm có quan niệm cởi mở. Đối với vấn đề này, phản ứng đầu tiên của họ là "chấn động". Đến khi "chấn động" qua đi, ông Tường đã nói với con trai những câu thành khẩn như thế này:
- Tất cả những đứa con bị bỏ rơi, phía sau lưng đều có những câu chuyện không thể nào nói được cho người khác biết, thí dụ như con ngoại hôn, hoặc con của những cô gái ăn sương, hoặc con nhà nghèo nuôi không nổị Chúng ta không biết sự xuất thân của Khiết Linh như thế nào, cũng không biết câu chuyện phía sau lưng nàng ra saọ Nếu như suy luận theo con đường tốt đẹp nhất, nàng xuất thân từ một gia đình nghèo khó, vì rủi ro bị cháy, cha mẹ không tiền chạy chữa, nên đem bỏ trước bệnh viện, hy vọng sẽ có người cứu sống, điều này cũng cầm bằng như để làm tự sinh tự diệt. Câu chuyện đó, cho dù thế nào đi nữa, cũng có mặt tàn nhẫn của nó. Sinh mà không dưỡng, là tàn nhẫn! Bị thương mà không trị, là tàn nhẫn! Bỏ đi không lo tới, là tàn nhẫn! Bây giờ, Khiết Linh đã học xong đại học, cha mẹ nàng vẫn không thấy xuất hiện, dù không phải là tàn nhẫn, mà là kỳ lạ! Con yêu Khiết Linh, dĩ nhiên là cha mẹ sẽ cố gắng tiếp nhận Khiết Linh! Thế nhưng, con có bao giờ nghĩ đến chuyện, nếu như có một ngày, bí mật bị bật mí, Khiết Linh... thí dụ, Khiết Linh là con gái của một người đàn bà phong trần, thì con sẽ nghĩ như thế nàỏ