Phần thứ ba
Bí mật về sự chìm nổi
Phần 3 - Chương 2
Ba lưỡi dao mà Tưởng Giới Thạch kinh doanh ở Trường quân sự Hoàng phố

Mao Trạch Đông có nói: Tưởng Giới Thạch đã dựa vào trường quân sự Hoàng Phố mà làm nên sự nghiệp. Trường quân sự Hoàng Phố là trường sĩ quan lục quân được xây dựng dưới sự giúp đỡ của Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã tổng kết những kinh nghiệm lịch sử từ cuộc cách mạng Tân Hợi tới nay, cũng là những hành động cụ thể về tư tưởng Xây dựng quân đội Cách mạng, Cứu vãn nguy vong cho Trung Quốc của Tôn Trung Sơn. Thời gian chỉ trải qua được ba năm, trường quân sự Hoàng Phố đã bị tập đoàn Tưởng Giới Thạch thao túng. Đây lại là một điều bí mật trong sự chìm nổi của Tưởng Giới Thạch.
Hạ tuần tháng 12 năm 1921 đại biểu của quốc tế Cộng sản Mã Lâm tới Quế Lâm yết kiến Tôn Trung Sơn, kiến nghị Tôn Trung Sơn xây dựng trường sĩ quan quân sự để tổ chức xây dựng quân đội Cách mạng. Kiến nghị này đã nói tới tâm khảm của Tôn Trung Sơn, bản thân nằm trong đại bản doanh bắc phạt mà lại không có một đội quân cách mạng lớn mạnh, đã khiến cho Tôn Trung Sơn nhiều lần lãnh đạo cách mạng gặp khó khăn. Tôn Trung Sơn nghe thấy xây dựng trường sĩ quan quân đội, trong lòng vô cùng phấn khởi. Ông đã cùng Mã Lâm mật đàm suốt năm ngày, đã tìm hiểu tường tận quy mô, biên chế và nội dung giáo dục chính trị. Tháng 8 năm 1922, người lãnh đạo Đảng Cộng sản là Lý Đại Chiêu tới Thượng Hải, cùng Tôn Trung Sơn thảo luận các vấn đề Chấn Hưng Trung Quốc. Trong cuộc đấu tranh quân sự liên tiếp bị thất bại đặc biệt là sau vụ Trần Quýnh Minh làm phản, Tôn Trung Sơn đối với kiến nghị của những người Cộng sản đã biểu thị niềm hứng thú cực kỳ to lớn. Một thời gian dài trong Quốc dân đảng, Tôn Trung Sơn đã hạ lệnh vạch kế hoạch xây dựng trường quân sự. Theo cách nghĩ của Tôn Trung Sơn, để cho Liêu Trọng Khải và Bào La Đình phụ trách vạch kế hoạch xây dựng, hiệu trưởng do bản thân ông kiêm nhiệm, còn xác định Tưởg Giới Thạch, Vương Bá Linh, Lý Tế Thâm, Thẩm ứng Thời, Lâm Trấn Hùng, Du Phi Bằng, Trương Gia Thụy, Tống Vinh Xương làm ủy viên trù bị. Tưởng Giới Thạch từng bôn ba mấy năm trong cơn lốc đấu tranh quân phiệt đã hiểu rõ tác dụng của vũ khí, cảm thấy trường sĩ quan quân sự là một miếng thịt béo khó giành được, Tưởng đã đem hết tâm trí giành được quan hàm ủy viên trưởng trù bị từ chỗ Tôn Trung sơn, nắm được đại quyền trù bị xây dựng trường quân sự Hoàng Phố vào trong tay. Đối với việc xây dựng tôn chỉ học của trường quân sự Hoàng Phố, Tôn Trung Sơn đã có một số cách nghĩ rất tốt. Ngày 16 tháng 6 năm 1924, Tôn Trung Sơn đích thân tới Hoàng Phố chủ trì lễ khai giảng của nhà trường đã đặt ra lời khuyên răn đối với nhà trường là Thân ái chân thành, yêu cầu thày trò trường Hoàng Phố trước tiên thực hiện cho được ba tinh thần lớn Đoàn kết, hy sinh, phấn đấu. Trong buổi lễ khai giảng Tôn Trung Sơn đã chỉ rõ: Bắt đầu từ hôm nay trở đi, phải xây dựng lại sự nghiệp cách mạng phải sử dụng học sinh của trường này làm căn bản, thành lập đội quân cách mạng...Tôn chỉ của chúng ta là phải tạo thành một loại quân cách mạng... Nếu không có chí khí cách mạng, không nghiên cứu lí luận cách mạng, giống như lục quân với xây dựng huấn luyện ra vào cuối năm Mãn Thanh, đều có đại pháo súng trường tinh xảo hoàn mỹ, hải quân có chiến hạm và tàu phóng ngư lôi kiên cố vẫn không thể phát huy được sự nghiệp cách mạng[1]. Tôn Trung Sơn còn phê chuẩn hai câu đối dán ở hai bên cửa lớn trường quân sự Hoàng Phố là:
Thằng quan phát tài đi chỗ khác
Tham sinh úy tử chớ vào đây
Tấm biển ngang đặt trên cửa khắc bốn chữ Cách mạng giả lại. Những tư tưởng xây dựng nhà trường này của Tôn Trung Sơn đều bị Tưởng Giới Thạch ngấm ngầm vứt bỏ.
Ngày 3 tháng 5 năm 1924, Tưởng Giới Thạch cuối cùng đã giành được chức vụ Hiệu trưởng trường sĩ quan lục quân từ chỗ Tôn Trung Sơn. Lúc này mặc dù Tôn Trung Sơn còn kiêm nhiệm thủ trưởng nhà trường, người lãnh đạo kiệt xuất của phái tả Liêu Trọng Khải làm đại biểu của Đảng, Lý Tế Thâm làm phó hiệu trưởng. Thế nhưng ít lâu sau Tôn Trung Sơn bị ốm qua đời, Liên Trọng Khải bị ám sát, trên thực tế trường quân sự Hoàng Phố đã trở thành Trường quân sự của Tưởng.Tưởng Giới Thạch kinh doanh trường quân sự Hoàng Phố, chủ yếu đã dùng ba lưỡi dao.
Lưỡi dao thứ nhất là làm chuyện sùng bái cá nhân. Đây là lưỡi dao mềm.Tưởng Giới Thạch tới trường quân sự Hoàg Phố, đã có tư tưởng chỉ đạo rõ rẹt: Cần phải bồi dưỡng học sinh của trường sĩ qua quân đội này trở thành những sĩ quan tương lai trung thành với Tưởng mỡ. Tưởng không rời bỏ bất kỳ cơ hội nào huấn luyện học sinh ý thức phục tùng tuyệt đối đối với mình Tưởng Giới Thạch rất giả dối, ông ta luôn luôn lợi dụng ngọn cờ của Tôn Trung Sơn ở khắp mọi nơi để làm chuyện sùng bái cá nhân. Xin hãy dõi theo một số biểu hiện của ông ta. Trong nhữg trường hợp công khai, Tưởng Giới Thạch luôn luôn hô to ba chính sách lớn mà Tôn Trung Sơn đặt ra. Tưởng nói với các học sinh: Tôi cho rằng thực hành được tam dân chủ nghĩa đó chính là cộng sản chủ nghĩa, Tất nhiên muốn bao quát được chủ nghĩa cộng sản thì trước hết phải là chủ nghĩa tân dân chân chính; đồng thời cũng có thể dụng nạp được Cộng sản đảng, trước hết phải là Đảng quốc dân chân chính. Đảng viên đảng quốc dân phản đối Đảng Cộng sản chính là chống lại phương châm chủ trương mà thủ tướng đã đề ra. Những chủ trương mà chủ trương đề ra, chúng ta không thể đi ngược lại được. Nếu không hư vậy thì vô luận anh tín ngưỡng chủ nghĩa tam dân như thế nào, cũng là giả dối cả. Còn kín dấu ở bên trong thì sao, tạm thời không nói tới, cuộc chính biến phản cách mạng 12-4 đã giết hại rất nhiều đảng viên cộng sản, ngay tới cả những nhân sĩ nổi tiếng giữ chức vụ quan trọng ở trường quân sự Hoàng Phố như Chu An Lai, Nhiếp Vinh Trăn, cũng đã vấp phải sự quở trách của Tưởng. Ngày 7 tháng 7 năm 1924, Tưởng Giới Thạch kiêm nhiệm tư lệnh nơi hiểm yếu vùng biên giớiTrương Châu. Chức vụ tư lệnh này thực ra không cao. Thế nhưng bởi vì nơi hiểm yếu vùng biên giới Trường Châu này cách trường quân sự Hoàng Phố chỉ xa có một ngàn mét, Tưởng Giới Thạch đã xảo quyệt lợi dụng được chức vụ này. Tưởng ra lệnh cắm lên một ngọn cờ lớn ở trước pháo đài Yếu tái {(1)} Trường Châu, trên là cờ ở đó thêu chữ Tưởng rất lớn để khoe khoang mình. Ban ngày Tưởng tới trường quân sự Hoàng Phố, ban đêm chui vào bộ tư lệnh Yếu Tái. Mỗi lần tới trường đều phòng bị nghiêm ngặt, tỏ ra rất oai phong lẫm liệt. Tưởng thường xuyên dùng hình thức lời giáo huấn để tiến hành giáo dục tư tưởng đối với các học viên ở trường quân sự này. nhấn mạnh tuyệt đối tín ngưỡng tam dân chủ nghĩa, tuyệt đối phục tùng kỷ luật của nhà trường. Tưởng nói: Những người hoài nghi chủ nghĩa tam dân hoặc phê bình chủ nghĩa tam dân chính là phản đảng, những kẻ đó đều là kẻ thù của chúng ta.Để đặc biết nhấn mạnh địa vị của hiệu trưởng, Tưởng đã đặt ra rất nhiều điều lệnh và pháp quy, yêu cầu học viên, sĩ quan và binh lính nghiêm chỉnh chấp hành. Những điều lệnh và pháp quy này đại đa số là bắt mọi người phải thực hiện sự thống trị của cá nhân ông ta.Ông ta dốc lòng tin tưởng có quân tất có quyền, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng chăm sóc thế lực cá nhân. Tưởng giao cho Đới Quý Đào, Thiệu Nguyên Xung làm sĩ quan giảng dạy chính trị, giao cho Vương Bách Linh, Hà ứng Khâm vv.. làm sĩ quan giảng dạy quân sự; giao cho những người theo Tưởng trung thành không thay lòng đổi dạ như Lưu Trĩ, Cố Chúc Đồng, Tiền Đại Quân, Trần Thành v.v...đảm nhận chức sĩ quan cấp trung, hạ ở trong trường. Số người này về sau đều trở thành lực lượng trung kiên của tập đoàn Tưởng Giới Thạch. Sự sùng bái cá nhân của Tưởng Giới Thạch đã sản sinh ra những ảnh hưởng rất to lớn trong số học viên của nhà trường. Binh lính trong quân đội Quốc dân đảng, coi việc được nhập vào Trường quân sự Hoàng Phố là vinh dự, Học viên trường Hoàng Phố đã trở thành những chiếc bậc thang cực tốt để họ tấn thăng Hiệu trưởng, tiếng gọi này trong rất nhiều trường hợp đã trở thành tiếng xưng hô đặc thù nịnh hót chiều chuộng đối với Tưởng Giới Thạch. Các sĩ quan chủ yếu trong quân đội là họ hàng của Tưởng đều được tuyển từ Hoàng phố. Một số sĩ quan Quốc dân đảng khi cầm quân bị thất bại cam nguyện làm Hiệu trưởng, Thành nhân. Mao Trạch Đông nói Tưởng Giới Thạch đã dựa vào trường Hoàng phố mà làm nên sự nghiệp, cũng là chỉ Tưởng Giới Thạch lợi dụng đại bản doanh - Trường quân sự Hoàng Phố này để đào tạo bồi dưỡng hàng loạt các sĩ quan quân đội.
Lưỡi dao thứ hai là mượn cơ hội đông chinh để tổ chức xây dựng và mở rộng quân đội. Đây là một lưỡi dao cứng. Tháng 10 năm 1924, Tập đoàn thương nhân Quảng Đông do Trần Liêm Bá ngân hàng mại bản Hối Phong nước Anh và Trần Cung Thu đại địa chủ ở Phật Sơn khống chế, dưới sự ủng hộ trực tiếp của đế quốc Anh, đã dùng vũ lực uy bức thương nhân bãi thị, sát hại đẫm máu quần chúng du hành thị uy, chuẩn bị lật đổ chính quyền cách mạng Quảng Châu. Khi Tôn Trung Sơn yêu cầu Tưởng Giới Thạch tổ chức học sinh Hoàng Phố dẹp loạn, Tưởng Giới Thạch đã vui mừng phấn khởi lộ trên nét mặt. Tưởng đã dùng học sinh Hoàng Phố làm lực lượng cốt cán trước sau đã tổ chức thành hai trung đoàn lãnh đạo. Mỗi trung đoàn có ba tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có ba đại đội, mỗi đại đội có ba trung đội. Ngoài ra còn thiết lập đại đội đặc vụ, đội trinh sát, đại đội súng máy, đội vận tải quân nhu v.v... Để khống chế hóa trung đoàn này, Tưởng Giới Thạch chọn Hà ứng Khâm đảm nhiệm Trung đoàn trưởng trung đoàn thứ nhất, Vương Bá Linh làm trung đoàn trưởng trung đoàn thứ hai, tuyển chọn các sĩ quan giảng dạy ở trong trường đảm nhiệm các chức sĩ quan trung cấp. Mỗi binh sĩ cùng đều được tuyển chọn nghiêm ngặt. Đội quân Cách mạng vũ trang từ trường quân sự Hoàng Phố này, được sự ủng hộ và giúp đỡ của quần chúng công nông Quảng Châu và sự phối hợp của quân đội công đoàn, rất nhanh chóng đã đập tan được quân đội Thương nhân phản động. Lần đầu Tưởng Giới Thạch được hưởng kết quả thắng lợi, cùng coi trọng việc khống chế của trung đoàn lãnh đạo Hoàng Phố. Cơ hội lại đã tới, sau khi quân phản loạn của tập đoàn thương nhân Quảng Đông bị dẹp tan, Trần Quýnh Minh được sự giúp đỡ của thế lực nước Anh và quân phiệt Bắc Dương đã chuẩn bị dân quân tiến đến xâm phạm Quảng Châu. Lúc này, Tôn Trung Sơn đang bị ốm nặng tại Bắc Kinh, chính phủ quốc dân Quảng Châu quyết định tổ chức liên quân Đông Chinh trừng phạt Trần Quýnh Minh. Để tiếp tục rèn luyện trung đoàn lãnh đạo của Trường quân sự Hoàng Phố, Tưởng Giới Thạch đã mượn cơ hội thể hiện rõ tài năng quân sự của mình, tích cực yêu cầu được dẫn trung đoàn lãnh đạo tham gia tác chiến Đông Chinh. Ngày 30 tháng 1 năm 1925, Bộ tổng tư lệnh liên quân Đông Chinh không khí sôi nổi, trung đoàn quân người ngựa từ nhiều ngả, có bộ đội của quân Việt là Hứa Sùng Trí, bộ đội của quân Điên là Dương Hy Mân, bộ đội của quân Quế là Lưu Chấn Hoàn, bộ đội của quân Tương là Đàm Diên Khải. Bởi Tưởng Giới Thạch bản thân kiêm các chức: Hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, Tư lệnh Yếu Tái Trường Châu, tham mưu trưởng quân đội Việt v.v... đều là các chức vụ quan trọng, cho nên được toàn thể cử làm Thống lĩnh. Chín giờ sáng ngày 3 tháng 2, Tưởng Giới Thạch dẫn quân Đông Chinh, ngày hôm sau đã thu phục được Đông Quan, Thạch Long. Lúc này Tưởng Giới Thạch tươi cười hớn hở tức hứng viết ngay bài thơ sau:
Thân dẫn ba ngàn lính chiến binh,
Rập rình cú vọ bước Đông chinh,
Cách mạng gian nan dành thử sức
Vung kiếm rạch trời, lệ chẩy quanh!
Quân đội của Trần Quýnh Minh không kham nổi đòn sấm sét. Sau mười ngày, Tưởng Giới Thạch lại chỉ huy quân đội thu phục lại Đam Thủy, bắt sống làm tù binh hơn bẩy trăm tên địch. Ngày hôm đó Tưởng Giới Thạch phấn khởi vô cùng vội vàng báo tin thắng trận tới Tôn Trung Sơn đang ở tận Bắc Kinh xa xôi, nói rõ rằng dưới sự chỉ huy độc lập của mình đã giành được chiến thắng lợi đầu tiên. Trong tháng 3, một trung đoàn lãnh đạo của Hoàng Phố do Hà ứng Khâm dẫn đầu, dùng hơn một vạn quân đã đánh bại được hơn hai vạn quân địch. Cuối cùng, bộ phận tàn quân của Trần Quýnh Minh đã thất bại chạy khỏi biên giới Mân Cán.
Sau khi kết thúc cuộc Đông Chinh lần thứ nhất, Tưởng Giới Thạch không hề do dự xây dựng mở rộng quân đội Quốc dân đảng, bản thân nhận chức Tư lệnh Đảng Quân. Trung đoàn lãnh đạo của Hà ứng Khâm mở rộng bổ sung thành Lữ đoàn một, Hà ứng Khâm giữ chức Lữ Đoàn Trưởng. Mùa hạ năm 1925, phủ Đại nguyên soái Quảng Châu cải tổ thành chính phủ quốc dân, học sinh quân Hoàng Phố cùng thừa cơ mở rộng thành Quân đoàn 1 quân cách mạng quốc dân. Quân đoàn trưởng lẽ dĩ nhiên là Tưởng Giới Thạch.Thế nhưng Trần Quỳnh Minh chết mà không đông cứng, bộ đội tàn quân của hắn sau khi nhận được ba mươi vạn đồng lương ăn và sinh hoạt phí của Đoàn Kỳ Thụy, một khối lượng tiền mặt lớn và ba trăm vạn viên đạn của chính phủ thực dân Hồng Công, lợi dụng lúc Liêu Trọng Khải bị giết, lại một lần nữa phát động phản loạn, chiếm lĩnh trở lại Triều Châu, Sán Đầu, khí thế hừng hực tiến công Quảng Châu. Lúc này, Tưởng Giới Thạch đang cùng Uông Tinh Vệ, Hứa Sùng Trí v.v... lập thành ẹy ban đặc biệt sử lý vụ án họ liêu, để xử lý vụ án giết chết Liêu Trọng Khải. Lúc này Tôn Trung Sơn đã qua đời, trong Quốc dân đảng chỉ có một mình Uông Tinh Vệ có chức vị đứng trên Tưởng Giới Thạch. Tưởng nhìn thấy mình sắp sửa bước lên đỉnh cao của chính quyền Quốc dân đảng thế nhưng Tưởng vẫn không muốn vứt bỏ cơ hội dẫn quân đi dẹp loạn. Tưởng đã danh chính ngôn thuận đảm nhiệm chức tổng tư lệnh quân đội Đông chính, dưới sự phụ trợ của Chu Ân Lai chủ nhiệm Bộ Chính trị quân đoàn một quân cách mạng quốc dân, lại một lần nữa dẫn quân Đông Chinh. Xuất chinh lần này, Tưởng Giới Thạch hầu như đã mất hết thể diện, thế nhưng để khống chế quân đội, Tưởng đã chơi hai trò rất xảo trá.Trò bịp thứ nhất là vờ lùi ngầm tiến. Sau khi quân Đông Chinh đánh phá Tuệ Châu, Tưởng Giới Thạch đệ trình lên chính phủ quốc dân một lá đơn xin từ chức, nói nào là việc đánh chiếm Tuệ dân, quân Đông Chính căn bản đã làm xong, để tránh khỏi việc thực sự nắm giữ binh quyền trở thành quân phiệt, phải từ bỏ chức vụ quân đoàn trưởng quân đoàn một. Trò bịp này của Tưởng Giới Thạch, chẳng những quân quyền không mất mà chiếc gậy chỉ huy tổng chỉ huy quân đội Đông Chinh một khắc cũng chẳng rời tay, mà còn giành được sự tín nhiệm của chính phủ quốc dân và cố vấn Liên Xô, thuận lợi bước vào phạm vi lãnh đạo của Trung Ương Quốc dân đảng. Còn trò bịp thứ hai là vờ văn ngầm võ. Sau chiến dịch Hoa Dương, Tưởng Giới Thạch chuyển nguy thành an, cuối cùng đã vào trú ở Miêu Quan Nhạc Triều Châu, ngâm nga đọc truyện ký của Ta Go nhà đại thi hào ấn Độ. Tư thái cầu tĩnh trung loạn, học văn trong võ này của Tưởng Giới Thạch, đã khiến cho một số tướng tá thỉnh thoảng chạy vào trong miếu thỉnh thị báo cáo đã hết lòng khâm phục. Cuộc Đông Chinh lần thứ hai, đã quét sạch được thế lực quân phiệt gây ra loạn họa ở Quảng Đông của Trần Quýnh Minh. Sự đổ máu hy sinh của các tướng sĩ tiền phương, đã hóa thành vầng hào quang vinh dự ở trên đầu Tưởng Giới Thạch, đặc biệt là bức điện báo chúc mừng thắng lợi của Uông Tinh Vệ đã vô tình ca ngợi Tưởng Giới Thạch là người đặt nền tảng cho căn cứ địa Cách mạng Quảng Đông. Tưởng Giới Thạch đã dựa vào chức vụ quan trọng - hiện trưởng trường quân sự Hoàng Phố và chiến công hiển hách của học sinh Hoàng Phố, không những đã trở thành nhân vật mấu chốt trong chính phủ quốc dân mà đã trở thành phái có thực lực ở Quảng Đông nắm giữ binh quyền ở trong tay.
Lưỡi dao thứ ba của Tưởng Giới Thạch là tạo ra Sự kiện chiến hạm Trung Sơn để đối phó với Đảng Cộng Sản. Đây là một Con dao hai lưỡi kết hợp giữa cứng và mềm. Sáng tạo và xây dựng ra trường quân sự Hoàng Phố, là thành qủa quan trọng trong lần hợp tác thứ nhất của hai đảng Quốc Cộng. Chu Ân Lại, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh v.v... đã lần lượt đảm nhiệm những chức vụ quan trọng ở trong trường quân sự Hoàng Phố. Các Đảng bộ đặc biệt nhiều khóa của nhà trường đều có các đảng viên cộng sản trúng cử làm ủy viên chấp hành hoặc ủy viên giám sát. Thế nhưng, chính trong ngày 26 tháng 3 năm 1926, Chu Ân Lai chủ nhiệm Bộ Chính Trị trường quân sự Hoàng Phố đã bị giam lỏng trong nhà máy xi măng. Bộ thư bộ chính trị kiêm sĩ quan dạy chính trị Nhiếp Vinh Trăm cũng bị giam lỏng ở trên chiến hạm Trung Sơn. Lý do giam người rất đáng sợ: Chiến hạm Trung Sơn sắp bắn phá Hoàng Phố, Đảng Cộng Sản sắp được bắt Tưởng hiệu Trưởng. Hạm trưởng chiến hạm Trung Sơn là đảng viên Cộng sản Lý Chi Long. Hai ngày trước, Tưởng Giới Thạch lấy danh nghĩa là Biện sự xứ đóng tại tỉnh của tưởng quân sự Hoàng Phố, ra lệnh cho Lý Chi Long cục Trưởng thay mặt Hải quân kiêm hạm trưởng Chiến hạm Trung Sơn, điều chiến hạm Trung Sơn tới Cảng Hoàng Phố để chuẩn bị sử dụng. Sau khi chiến hạm Trung Sơn lái tới Hoàng Phố, Lý Chi Long đột nhiên bị người bắt đi trong lúc ngủ mơ, giam giữ ở Sở quản lý quân đoàn I. Lý Chi Long trách hỏi giám đốc Sở quản lý.
- Các anh dựa vào đâu để bắt tôi.
Giám đốc sở quân lý khịt khịt mũi, hỏi lại:
- Anh có điều gì không phải với hiệu trưởng?
- Không có.
- Ai cử chiến hạm Trung Sơn tới Hoàng Phố?
- Là chỉ thị tự tay Tưởng hiệu trưởng viết ra, vừa rồi đã bị binh lính lục soát va li của tôi cướp đi mất rồi!
Lý chi Long nghĩ rằng, việc này chỉ cần điều tra là rõ ngay.
- Để tôi tới nói với hiệu trưởng.
Giám đốc sở quản lý đứng dậy bước ra. Chỉ chốc lát hắn quay trở lại, nói với một tên lính đứng ở bên cạnh:
- Hiệu trưởng ra lệnh, trói chặt nữa vào!
Tên lính canh giữa lập tức trói thêm mấy sợi dây thừng thô thít chặt làm cho chân tay của Lý Chi Long không thể động đậy được nữa.Giám đốc sở quản lý lại hỏi:
- Tại sao hôm nay anh dậy sớm như vậy? Bước lên chiến hạm với âm mưu gì?
Lý Chi Long đang sắp sửa giải thích, từ cửa sau có người bước vào, giận dữ độc ác nói:
- Hiệu trưởng ra lệnh, trói chặt thêm nữa vào!
Tên lính gác lại lấy ra một sợi thừng, trói chặt hai tay của Lý Chi Long đau buốt tới tận tim tận xương. Tưởng Giới Thạch còn lấy tội danh: Đảng Cộng Sản âm mưu bạo động, điều động quân đội tuyên bố lệnh giới nghiêm, cắt đứt đường giao thông giữa trong và ngoài Quảng Châu, bao vây chặt ẹy ban bãi công của Tỉnh Cảng, sở Cố vấn Liên Xô ở Đông Dơn Quảng Châu. Khi Trần Độc Tú và những người Cộng sản khác, giải thích sự hiểu lầm với Tưởng Giới Thạch, Tưởng Giới Thạch đồng ý thả người, thế nhưng trái lại, đã đề xuất những điều kiện đả kích Cộng sản Đảng và lực lượng lãnh đạo của Đảng. Trong đó có những điều như sau:
- Mọi đoàn thể bí mật và mọi hành động bí mật của các đảng viên cộng sản ở Trung Quốc dân đảng, hoàn toàn thủ tiêu. Nếu kẻ nào phạm vào điều này, nhẹ thì khai trừ Đảng tịch, nặng thì bị trừng phạt.
- Mọi huấn lệnh và sách lược của Đảng cộng sản đối với Đảng viên, cần phải thông qua cán bộ cao nhất của Quốc dân đảng.
- Các đảng viên Cộng sản ở trong Quốc dân đảng, danh sách của họ phải thông qua cán bộ cao nhất của Quốc dân đảng.
Không lâu, Tưởng Giới Thạch lại triệu tập hội nghị liên tịch giữa đảng bộ Trung Ương Quốc dân đảng với chính phủ Quốc dân đảng, đã giải tán Hội liên hiệp quân nhân Thanh niên là tổ chức tiến bộ, cưỡng bức toàn bộ các đảng viên Cộng sản trong quân cách mạnh quốc dân phải rút ra khỏi đội quân này.Tiếp sau đó Tưởng Giới Thạch lại đem Sự kiện chiến hạm Trung Sơn đổ bò cho Uông Tinh Vệ, nói là Uông Tinh Vệ đang xúi bẩy gây xích mích trong mối quan hệ giữa Quốc dân đảng với Đảng Cộng sản. Tưởng Giới Thạch tự trách nói: Sự kiện chiến hạm Trung Sơn Xuất phát từ sự vội vàng lật đật, xử trí không bình thường, trước khi xảy ra sự việc không kịp thời báo cáo, đó là tội tự ý làm, thành thực không dám từ chôi!. Tưởng còn nói rõ với mọi người: Tôi đối với các đồng chí Cộng sản, có tinh thân ái, điều này không thể nói rõ ra được! Tưởng Giới Thạch một mặt kiến quyết được hết các đảng viên Cộng sản ở trong quân đoàn một, đồng thời lại thết tiệc mời các đại biểu đảng rời khỏi quân đoàn một.Trong bữa tiệc, Tưởng nâng cốc nói:
-Nếu con người cách mệnh trong tôi còn mảy may trái tim quyền lợi bổng lộc địa vị, vô luận đồng chí học sinh nào, chẳng những có thể lật đổ tôi, hơn nữa còn có thể rút súng bắn chết tôi được![2]
Thời kỳ đầu sáng lập ra trường quân sự Hoàng Phố, được sự giúp đỡ của những người cộng sản như Chu Ân Lai v.v... đã bồi dưỡng ra hàng loạt những nhân tài quân sự, chính trị ưu tú. Trong cuộc bình định bọn phản loạn quân phiệt Quảng Đông, thống nhất các căn cứ địa cách mạng Quảng Đông và chiến tranh bắc phạt đã có những cống hiến quan trọng. Sau lễ tốt nghiệp của học viên khóa 5 trường Hoàng Phố, trường quân sự này, dưới sự thao túng của Tưởng Giới Thạch, ngày một trở thành trường học bồi dưỡng những phần từ cốt cán phái hữu của Quốc dân đảng. Trường quân sự Hoàng Phố hoàn toàn đã bị Tưởng Giới Thạch khống chế. Công cuộc kinh doanh ở trường quân sự Hoàng Phố là một khoản đầu tư trọng đại của Tưởng Giới Thạch ở trên vũ đài chính trị Trung Quốc, cũng là một cuộc đầu cơ chính trị sản sinh ra ảnh hưởng to lớn đối với ách thống trị độc tài của Tưởng.
-------------------------------------
[1] Lược truyện danh nhân trường quân sự Hoàng Phổ - Dương Mục chủ biên, trang 13, 14, NXB nhân dân Hà Nam, tháng 3 năm 1986.
[2] Dân Quốc Cao cấp tướng lĩnh liệt truyện tập 1 trang 465, NXB giải phóng quân số tháng 3 năm 1988.