4.9. Dù là người đứng đầu, lời nói cũng không phải là quyết địnhMột trong những bài học của “cách mạng văn hóa” là biến sự lãnh đạo nhất nguyên thành sự lãnh đạo của một người, cá nhân quyết định vấn đề quan trọng, cá nhân lấn lướt tất cả tổ chức, tổ chức trở thành công cụ của cá nhân, tạo thành chế độ gia trưởng, một lời nói là quyết định. Đối sách của Đặng Tiểu Bình với cái tệ đó là nhấn mạnh trở lại chế độ lãnh đạo tập thể.Quy tắc lãnh đạo tập thể là chế độ tập trung dân chủ, mỗi người, dù là người đứng đầu, lời nói cũng không phải là quyết định. Làm thế nào để thực hiện lãnh đạo tập thể? Đặng lại vẫn bắt đầu từ chế độ.Đại hội XII, sửa đổi điều lệ đảng, bỏ chức Chủ tịch đảng và khôi phục chức Tổng bí thư. Đó là bước thứ nhất. Sự sùng bái cá nhân với Mao Trạch Đông là do ông nắm trong tay chức Chủ tịch đảng đầy uy vọng và quyền lực trong một thời gian dài. Còn chức Tổng bí thư đảng chỉ là một chức vụ hành chính quan trọng. Về lý luận thì như vậy, người nhậm chức chỉ là người số một trong số những người có địa vị giống nhau mà thôi. Thứ hai là, tách biệt một cách tương đối việc ra quyết sách và việc chấp hành. Tổng bí thư và ban bí thư do ông ta lãnh đạo chỉ là một cơ quan thực hiện, không phải ở địa vị ra quyết sách. Bộ máy tối cao ra quyết sách là ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, những vấn đề quan trọng đều do ủy ban thường vụ thảo luận tập thể và quyết định, sau đó giao cho Ban bí thư thực hiện. Tổng bí thư là người đứng đầu Ban bí thư, nhưng trong thường vụ Bộ Chính trị chỉ có một phiếu biểu quyết, không thể ở vị trí như “chủ tịch”, Như vậy sẽ chấm dứt được hiện tượng một người nói là quyết định.“Lãnh đạo tập thể cũng cần có một cái đầư”. Tổng bí thư trung ương và bí thư thứ nhất các cấp giữ tác dụng “cái đầu” đó, chịu trách nhiệm hàng đầu về công việc hàng ngày, hoặc gọi là chịu trách nhiệm chung. Làm như vậy để tránh hiện tượng vin cớ lãnh đạo tập thể mà không có người chịu trách nhiệm.Thời gian Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương làm Tổng bí thư, bản thân Đặng không bao giờ chính thức đứng ra, ông chỉ làm tổng thiết kế sư. Tại sao thiết kế và quyết sách của ông lại có tác dụng chủ yếu? Đó là vì trong bộ máy ra quyết sách (ủy ban thường vụ Bộ Chính trị) không có chiếc ghế số một. Mà Đặng, do quá trình và uy tín, có thể có tác dụng trội hơn. Gặp phải vấn đề quan trọng cần có người cốt cán, đặc biệt là trong tình huống ban thường vụ bàn mà không quyết được thì nhất định phải thỉnh giáo ông.Sau khi xuất hiện thế hệ lãnh đạo thứ ba, Đặng trao đổi nhiệm vụ chính trị với họ: “Bất kỳ tập thể lãnh đạo nào cũng phải có hạt nhân, sự lãnh đạo không có hạt nhân thì không thể tin cậy được”. Mao Trạch Đông là hạt nhân lãnh đạo của thế hệ thứ nhất. Đặng nói “thế hệ thứ hai, tôi là hạt nhân trên thực tế”. Nay Đặng quyết định rút lui toàn bộ. Cho nên tập thể lãnh đạo cũng phải có một hạt nhân, và yêu cầu mọi người có ý thức ủng hộ hạt nhân đó.Có lãnh đạo tập thể là được, thiểu số phục tùng đa số, tại sao lại cần chỉ rõ một hạt nhân? Bản thân Đặng không đóng vai trò hạt nhân nữa, sau khi ông buông ra, nếu không chỉ rõ một nhân vật hạt nhân, thì có khả năng vì không có trung tâm mà xuất hiện nhiều trung tâm, khắc phục nhất nguyên hóa lại xuất hiện đa nguyên hóa. Để mọi người tự giác ủng hộ một hạt nhân, có nghĩa là ngoài người đó, không ai được coi mình là trung tâm. Ngoài ra, trong một số tình huống đặc biệt, nếu trong nội bộ nảy sinh ý kiến bất đồng, nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số mất hiệu lực, hoặc gặp phải lúc có biến cố về nhân sự, vẫn cần có một nhân vật chủ yếu đứng ra gánh vác. Nếu không, sự lãnh đạo tập thể sẽ dễ dàng bị tê liệt, thậm chí chia rẽ, tan rã. Đương nhiên, hạt nhân hoặc đầu không nên quá nặng, nếu không, sẽ lại đi vào con đường độc đoán cá nhân.Nhấn mạnh lãnh đạo tập thể có lợi cho phát huy dân chủ, ngăn ngừa cá nhân độc đoán, nhưng nếu làm không tốt sẽ xảy ra một khuynh hướng khác. Mượn cớ lãnh đạo tập thể, môi người đều có phần mà đùn đẩy lẫn nhau, không ai chịu trách nhiệm. Để phòng điều tệ hại đó, ngoài nguyên tắc tập thể lãnh đạo, Đặng còn đề ra quy định về “phân công phụ trách” và mong muốn thống nhất hai cái đó lại. Lãnh đạo tập thể thể hiện trong trình tự ra quyết sách, mỗi bí thư chỉ có một phiếu, không thể do bí thư thứ nhất hoặc Tổng bí thư nói là coi như quyết định. Phân công phụ trách thể hiện trong quá trình, chấp hành, những việc do tập thể đã quyết định, phân công rõ ràng cho ai làm việc gì, người đó chịu trách nhiệm, không được đùn đẩy. Nếu làm hỏng, cần truy cứu trách nhiệm.4.10. Gọi là “đấu tranh về đường lối” không những là một cách gọi sai, mà còn kéo theo một loạt hậu quả khác. Gọi là đấu tranh giữa hai đương lối tức là mô hình cho rằng một là đúng đắn, một là sai lầmPháp bảo Mao Trạch Đông để củng cố sự đoàn kết và thống nhất trong đảng là triển khai cuộc đấu tranh giữa hai đường lối. Hai đường lối, Mao Trạch Đông tự nhiên là đại biểu cho đường lối đúng đắn, nếu anh muốn không gạt sang đường lối sai lầm thì chỉ có một cách lựa chọn là việc gì cũng tán thành Mao Trạch Đông (không theo chủ nghĩa xét lại chỗ nào cũng lấy Mao làm trung tâm (không chia rẽ), tất cả đều công khai với Mao (không tiến hành âm mưu quỷ kế). Đấu tranh đường lối không có đất điều hòa, một khi đã phạm vào sai lầm về đường lối thì tiền đồ chính trị coi như hết: người đứng đầu của dường lối sai lầm, khó tránh khỏi kết cục là, thân bại danh liệt. “Nhóm bốn tên” nắm rất vững cách làm này đáng gọi là những cao thủ về việc tạo ra đấu tranh đường lối. Thí dụ, thời kỳ sau “cách mạng văn hóa”, để đánh đổ Chu Ân Lai, chúng dùng trăm phương ngàn kế bới móc những điểm khác nhau giữa Chu với Mao để gọi đó là đấu tranh về đường lối lần thứ mười một. Chúng biết rằng, chỉ cần kéo Chu Ân Lai vào đấu tranh đường lối, thì dù có bao nhiêu công lao, trung thành rất mực, cũng không tránh khỏi tai họa bị đánh đổ.Đầu thập niên 80, khi xử lý mọi đúng sai, trong lịch sử Đặng Tiểu Bình gặp phải một vấn đề: rất nhiều vấn đề trước kia không thể giải thích bằng “đấu tranh đường lối”. Trước hết là Bành Đức Hoài và Lưu Thiếu Kỳ không thể gọi là đấu tranh đường lối. Việc dẹp bỏ rối loạn, trở lại đúng đắn yêu cầu phải xoá bỏ những kết luận trước kia đối với họ. Nếu theo mô hình đấu tranh giữa hai đường lối, Bành, Lưu là đúng đắn thì ai sẽ là đại biểu cho đường lối sai lầm? Đối với Lưu thì còn có thể đổ cho Lâm Bưu, còn với Bành Đức Hoài thì sẽ đổ cho Mao Trạch Đông mất. Đại cách mạng văn hóa là một sai lầm mang tính toàn cục, làm thế nào để chứng minh được công lao của Mao lớn hơn sai lầm? Ngoài ra, đường lối sai lầm thống trị nhiều năm như thế thì sự lãnh đạo của đảng ở đâu? Còn mấy nhân vật không cần thiết phải minh oan nữa, dùng đấu tranh đường lối để buộc cho họ cũng rất gượng ép. Vấn đề Cao Cương, Nhiêu Thấu Thạch, Đặng hiểu rất rõ: “Cao Cương có đường lối gì? theo tôi, đúng là chẳng có đường lối gì cả”. Theo Đặng, Cao Cương, Trương Quốc Đào, cả Lâm Bưu và “nhóm bốn tên” đều là tiến hành âm mưu quỷ kế. Nói La Chương Long là sai lầm về đường lối cũng không thỏa đáng, La có lỗi là chia rẽ đảng, lập riêng trung ương. Sai lầm của Cù Thu Bạch chỉ có 3 tháng, của Lý Lập Tam chưa tới nửa năm. Ngoài Trần Độc Tú và Vương Minh, Đặng thấy những cuộc đấu tranh khác gọi là đấu tranh đường lối là không đúng. Do đó, ông chủ trương bỏ mô hình quy vào đấu tranh đường lối, cuộc đấu tranh mang tính chất gì thì gọi đúng tính chất đó, phân tích đúng thực chất của nó, phạm sai lầm gì thì gọi là sai lầm đó, nói đúng nội dung của nó, về nguyên tắc không dùng cách gọi là đấu tranh đường lối nữa.Gọi là đấu tranh đường lối không những là cách gọi không đúng, mà còn dẫn tới một loạt hậu quả. Đấu tranh giữa hai đường lối là một mô hình không cái này thì là cái kia, đơn giản quy mọi ý kiến trong đảng thành hai loại: chính xác và sai lầm, buộc các đồng chí trong đảng phải chọn lấy một. Ai muốn chọn phía sai lầm? Thế là trong đảng chỉ còn nghe thấy một tiếng nói luôn luôn đúng đắn.Người phát ra tiếng nói đó dù phạm sai lầm nghiêm trọng cũng không có ý kiến dám phản đối lại. Chưa cần nói ý kiến phản đối, ngay đến ý kiến khác cũng không được phép tồn tại. Bởi vì trong mô hình lưỡng cực hoá “khác” tức là “ngược lại”. Việc quy kết thành cương lĩnh và đường lối do đó mà ra. Một câu nói, một cách nhìn, một ý kiến, chỉ cần hơi khác với đường lối đúng đắn, thì theo lôgích “không phải cái này tức là cái kia”, sẽ rất dễ bị quy vào đường lối, làm nảy sinh ra một phong trào chính trị phê phán đường lối sai lầm. Trong tình hình đó, làm sao có được sinh hoạt dân chủ bình thường trong đảng, làm sao có được sự phê bình và tự phê bình trên tình đồng chí? làm sao mà không nảy sinh tệ sùng bái cá nhân và cá nhân chuyên quyền?Mỗi lần đấu tranh về đường lối là làm hại rất nhiều người, rất ít khi không bị mở rộng ra. Không như vậy thì làm gì có nhiều án oan, án giả, án sai đến thế? Bản thân Đặng đã nếm trải sâu sắc điều đó. Sau khi được phục chức trong cách mạng văn hóa, chẳng phải ông đã linh hoạt vận dụng ba chỉ thị của Mao đó sao? Xét từ toàn bộ thực tiễn cải cách mở cửa sau này của ông, ông cũng không đi ra khỏi phạm vi của “ba chỉ thị, chỉ có khác về phương pháp thực hiện. Mà vì sự khác nhau dó, ông bị đánh đổ lần thứ hai. Theo Đặng, cuộc đấu tranh trong đảng cần chống lại các hoạt động phi tổ chức và âm mưu quỷ kế như “bè phái”, “chia rẽ”, còn như theo chủ nghĩa Mác hay theo chủ nghĩa gì khác, chẳng qua là một số ý kiến bất đồng. Ý kiến đương nhiên là có đúng đắn, có sai lầm, nhưng phương pháp giải quyết nó không phải là phê phán, đấu tranh, vận động mà phải vận dụng phương pháp sáng suốt hơn để thuyết phục giáo dục. Chân lý đi khắp thiên hạ, nhất thời chưa thông cũng không quan trọng, cần cho phép người ta xem xét, đối chiếu với sự thực, cuối cùng rồi sẽ thông.Cuộc đấu tranh đường lối kiểu phong trào nếu diễn ra rộng rãi thì giành thắng lợi không thể không bài trừ những người đứng về phía đối lập với mình, dù không thanh trừ về mặt tổ chức cũng tiến hành thanh lọc về tinh thần từng người một. Điều đó tạo cơ hội cho những kẻ có tâm địa bất chính bài xích những người khác mình. Ngoài ra, còn phủ định toàn bộ việc làm và lời nói của người thất bại, hôm qua là công thần, hôm nay trở thành kẻ dầu sỏ có tội gộp hết cả việc cũ việc mới, mỗi lời nói đều thành phản động, mỗi hành động: đều thành dã tâm. Mỗi lần xuất hiện một người cầm đầu đường lối sai lầm, là phát động toàn đảng, toàn quốc phê phán, phải chữa lại lịch sử đảng, kiểm tra lại mọi xuất bản phẩm. Những chính sách chấp hành trước kia phải đổi lại tất cả để tỏ ra tẩy trừ độc hại, phê phán thật xấu xa. Không biết rằng làm như vậy sẽ gây rất nhiều phiền phức cho người thắng lợi. Thậm chí ngay việc chọn một khẩu hiệu chính trị cũng rất khó khăn. Bởi vì kẻ bị đánh đổ đã nói như thế thì không nên nói lại như thế. Nếu quả thật không nghĩ ra được cương lĩnh mới, khẩu hiệu mới, bất đắc dĩ phải dùng lại, thì cũng phải thay đổi cách nói. Sau khi thay đổi, lại sợ nhân dân cho như thế là đi theo con đường cũ, thì phải điều động một số bồi bút đứng ra đóng vai trò nhà lý luận, chứng minh rằng hai cách nói tương tự đó là có sự khác nhau “về bản chất”. Thế là hình thành rất nhiều trò chơi chữ vô bổ nực cười? Ngoài việc giả dối về chính trị, còn dẫn tới sự cực đoan hóa về chính sách. Vì phải làm ngược lại với đường lối sai lầm, nên về nguyên tắc phải bỏ hết những nhân tố hợp lý trong chính sách của người bị đánh đổ, mọi chính sách phải quay ngoắt lại 180o. Cực đoan hóa tất nhiên phải thất bại, nên lại đến lượt trở thành đối tượng bị đánh đổ. Loại đấu tranh đường lối lặp đi lặp lại đó gây hậu quả cho đất nước, làm cho chính sách không ổn định, chính trị không ổn định. Hoàng đế nào có bày tôi đó, mỗi vua tôi mới lại có pháp luật mới, phương châm chính trị của quốc gia không có tiêu chuẩn, nay thế này, mai thế khác, nghiên cứu đi nghiên cứu lại, lúc tả lúc hữu, nhân dân không biết theo đường nào. Đất nước bị hãm vào cơn rung chuyển theo chu kỳ, không ngày nào yên ổn, còn lòng dạ nào làm việc xây dựng và các công việc có ích khác? Đặng quyết tâm không thực hiện các cuộc vận động chính trị, không tiến hành đấu tranh đường lối về cơ bản là xuất phát từ sự suy nghĩ đó.Đấu tranh trong đảng bao giờ cũng có, nhưng không cần thiết phải giải quyết bằng đấu tranh đường lối. Biện pháp của Đặng đối phó với mặt đối lập và phái phản đối là giải quyết vấn đề bằng tổ chức, thay đổi người và quy tắc. Những người thực hiện đường lối sai lầm, nếu phạm pháp thì xử trí bằng pháp luật, nếu không thì không cần truy kích, phê phán. Người ta khi đã không còn tại chức nữa thì không thể làm được gì, có đường lối thì cũng không có tác dụng. Còn những vấn đề tư tưởng, thì để giữ đường lối đúng đắn chỉ cần đưa những sự thực trong thực tiễn cho mọi người xem, là tự nhiên tư tưởng sẽ thay đổi, không cần phải phát động đấu tố rầm rộ. Phương pháp giải quyết đó tỏ ra ôn hòa, chính sách thay đổi được bình ổn.Cuối năm 1978, vừa mới nắm quyền lực, Đặng lập tức tuyên bố chấm dứt cuộc phê phán “nhóm bốn tên” bằng phong trào quần chúng (đây là hình thức chủ yếu của đấu tranh đường lối trước kia) trên phạm vi toàn quốc. Sau đó, Đặng giao “nhóm bốn tên” cho pháp luật xét xử công khai, mà không giao cho quần chúng phê phán. Tội ác của “nhóm bốn tên” do pháp luật xử lý, tội thế nào xử thế ấy, không tiến hành phê phán bằng hình thức quy kết và biếm họa. Với hệ thống băng nhóm và tay chân của “nhóm bốn tên”, Đặng chú trọng giải quyết về mặt tổ chức, do đảng ủy đứng ra triệt chức và điều động, tước đoạt quyền lực mà không tiến hành phong trào phê phán của quần chúng. Sức mạnh của biện pháp này không hề kém phong trào quần chúng, nhưng tỏ ra tương đối có lý trí, không làm nảy ra tình cảm vô chính phủ và tránh được hiện tượng khuếch đại. Trước kia, khi phát động quần chúng tiến hành đấu tranh đường lối, thường miêu tả một cách hay ho là quần chúng qua đấu tranh sẽ được rèn luyện, tăng cường năng lực nhận rõ đường lối sai lầm, nâng cao giác ngộ trong chấp hành đường lối đúng đắn. Kết quả thực tế hoàn toàn ngược lại, đã làm rối loạn tư tưởng quần chúng và trật tự xã hội, làm rối loạn “kẻ địch” và làm rối loạn cảĐối phó với phái “phàm là” càng cần phải ôn hòa và có lý trí. Đặng tước đoạt quyền lực của họ từng bước, khiến họ dù còn tại chức cũng không có cách nào phát huy được tác dụng, cuối cùng phải xuống đài. Xuống đài cũng để cho họ có chút thể diện, để họ làm đơn xin từ chức, sau đó mở cuộc họp để phê chuẩn việc từ chức, mọi việc kết thúc êm đẹp Hoa Quốc Phong đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi dẹp bỏ rối loạn khi trở lại đúng đắn, không bị chụp chiếc mũ đại loại “chống đảng”, “chống chủ nghĩa xã hội” (Những loại mũ này trước kia khi đánh đổ một người bao giờ cũng được mang ra) mà chỉ bị xử theo đúng sai lầm, càng không tổ chức quần chúng đấu tranh phê phán để đánh đổ, bêu xấu. Đặng lại còn khẳng định tác dụng tích cực của ông ta trong việc đập tan “nhóm bốn tên” khi ông ta bị hạ khỏi quyền lực tối cao, Đặng không đánh tiếp người đã thất thế còn xếp cho ông ta một chức vị vô hại, lúc đầu là ủy viên Bộ Chính trị, sau giáng làm ủy viên trung ương, đến hiện nay vẫn giữ làm ủy viên trung ương.Đặng làm như vậy không phải là để tỏ lòng nhân từ với đối thủ, mà vì ông thấy rằng đấu tranh chính trị không nhất định phải một sống một chết, chỉ cần giành lại quyền lực là được Sự đúng sai về đường lối sẽ do thực tiễn chứng minh, không cần phải làm to chuyện. Đặng không tin rằng “Lấy phá làm đầu, xây đã nằm trong đó”. Phương pháp của ông ngược lại: Lấy xây làm đầu, coi trọng việc kiến thiết việc xác lập quy tắc mới, quan điểm mới, từng bước loại bỏ ảnh hưởng của đường lối sai lầm.Đặng không tiến hành đấu tranh đường lối, trong việc xử lý vấn đề Mao Trạch Đông càng tỏ ra tinh tế, sáng suốt. sau khi trở lại cầm quyền, Đặng đã sửa chữa có hệ thống sai lầm của Mao Trạch Đông, đường lối cải cách mà ông đề ra so với đường lối truyền thống hoàn toàn khác biệt, không kém bất kỳ lần đấu tranh đường lối nào trong lịch sử Nếu theo phương pháp truyền thống tiến hành cuộc đấu tranh đường lối thì có đầy đủ nội dung. Nhưng làm như thế thì kết quả sẽ ra sao? Trước hết, nếu dùng đấu tranh đường lối để định nghĩa sự chuyển biến lịch sử từ sau Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ ba, thì thể tất phải đặt Mao Trạch Đông vào thế đối lập. Như vậy, sẽ rất có khả năng không phải là hoàn toàn phủ định Mao Trạch Đông, mà là Đặng bị đánh đổ. Hai là, dù có không bị đánh đổ nhưng do đã cắt đứt mối liên hệ truyền thống trong Đảng Cộng sản, tính hợp pháp của chính quyền mới rất khó giữ được, Đặng sẽ có thể bị bươu đầu sứt trán, Goócbachốp đã là một thí dụ. Ba là, đường lối từ sau Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ ba rất có khả năng chuyển sang một cực đoan khác. Vì không có nhân tố hợp lý là kế thừa thời Mao Trạch Đông, thì cải cách tất sẽ dẫn tới sự rối loạn xã hội rất khó khống chế. Đặng không tiến hành đấu tranh đường lối mà dùng phương pháp ra “nghị quyết về những vấn đề lịch sử”, tránh việc tự mình đứng ra. Trong khi vạch ra một loạt sai lầm nghiêm trọng của Mao lúc cuối đời đã đồng thời khẳng định công lao vĩ đại của Mao và sau đó đã thông qua các biện pháp cải cách để khắc phục những sai lầm của Mao. Kết quả, ông đã né tránh được cái hố sâu chính trị và đã đưa tới sự chuyển biến cách mạng vượt khỏi bất kỳ cuộc đấu tranh đường lối nào trong lịch sử.Việc xử lý với Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương là thí dụ tốt nhất về việc Đặng đã từ bỏ phương pháp đấu tranh đường lối, cũng có thể nói đó là mẫu mực của phương thức đấu tranh mới trong đảng mà Đặng đã sáng tạo ra trong tình hình mới. Hồ, Triệu đều đã bị vấp ngã về vấn đề tự do hóa, hai điểm cơ bản, họ đã tay chặt tay lỏng, theo cách quy kết cũ, hoàn toàn có thể gọi là “sai lầm về đường lối”. Mà Hồ, Triệu đều là nhân vật số một trong đảng, theo lô gích trước kia, nếu không phạm sai lầm về đường lối thì kho mà bị đảnh đổ. Đặng lại áp dụng biện pháp rất ôn hòa, chỉ không cho họ làm tổng bí thư nữa, cũng không gọi là “cách chức”, chỉ gọi là “từ chức”. Hồ sau khi từ chức, còn được làm ủy viên Bộ Chính trị. Trong cuộc động loạn, Triệu đã phạm sai lầm “chia rẽ sự lãnh đạo của đảng”, trước kia, với loại sai lầm đó, thì khi thay thế, còn bị phê phán về đường lối sai lầm. Đặng không những không cho phê phán, mà còn nhấn mạnh là đường lối cũ không thay đổi một chữ nào, người tiếp thu chức vụ cần rút bài học của người trước là đủ. Nếu cho phép phê phán “đường lối sai lầm” của Hồ, Triệu, thì kết quả sẽ ra sao? Những thế lực chống chính sách sẽ thừa cơ phản công, bài xích, đả kích thế lực cải cách, cuối cùng sẽ chĩa mũi nhọn vào bản thân Đặng. Ngoài ra, nó còn làm mất hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tiền đồ, vận mạng quốc gia: Đó là tính liên tục về chính sách và sự ổn định về chính trị4.11. Trong con mắt Níchxơn, việc Đặng rút lui thành công trong danh dự là không giống với bất kỳ chính phủ nàoSau khi triệu tập Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ ba, uy tín và quyền lực khống chế Trung quốc trên thực tế của Đặng Tiểu Bình ngày càng lên cao. Đồng thời, ông không ngừng rút dần khỏi các chức vụ trên vũ đài quyền lực. Năm 1980, từ chối chức Phó Thủ tướng, năm 1981, từ chối chức Chủ tịch Đảng và Nhà nước, năm 1987, rút khỏi chức ủy viên trung ương, năm 1989, rút khỏi chức Chủ tịch Quân ủy.Cái đạo tiến lui đó không phải nhà chính trị nào cũng hiểu được. Theo nhận xét của Níchxơn, việc Đặng rút lui thành công trong danh dự là không giống với bất kỳ chính phủ nào. Đờ Gôn kiên trì chống lại người kế tục đương nhiên của mình là Pompiđu; Sớcsin kiên trì chống lại Iđơn; Ađênauơ kiên trì chống lại Bộ trưởng tài chính tài giỏi của mình là Erhát.Mỗi lần rút lui của Đặng đều là một lần tiến lên thành công. Hoặc có thể nói, ông đã lùi để tiến, và lùi trong quá trình tiến lên, kết hợp khéo léo giữa tiến và lui. Những nhà chính trị kể trên thiếu cái phong độ khi rút lui, chính vì họ đã thiếu mưu lược để tiến lên.Mùa thu năm 1980, các thành viên trong Quốc vụ viện (tức chính phủ - Người dịch) có sự thay đổi lớn: Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Trần Vân, Từ Hướng Tiền, Vương Chấn, Vương Nhâm Trọng và Trần Vĩnh Quý, tất cả 8 người đồng thời rút khỏi các cương vị lãnh đạo trong chính phủ. Đặng giải thích sự rút lui đó là để giải quyết vấn đề kiêm chức và chức phó quá nhiều. quyền lực quá tập trung và tệ không phân tách giữa đảng và chính quyền, và để chuẩn bị cho việc bàn giao già-trẻ. Đúng như vậy, ngoài Trần Vĩnh Quý “từ chức”, 7 người còn lại đều là thôi kiêm chức. Sau khi được phục chức năm 1977, Đặng không tăng thêm chức vụ nào, vẫn giữ những chức Mao trao cho từ cuối năm 1974, trong đó chức “phó chủ tịch đảng thứ nhất” còn lui xuống, đứng sau Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh, chỉ ở vị trí thứ ba. Lần này, ông lại từ chức Phó Thủ tướng. Hoa Quốc Phong không nên buồn vì mất chức Thủ tướng, vì đồng thời rút khỏi chính phủ còn có Đặng và một số lão đồng chí khác. Nhưng, người tiến lên tiếp thu chức Thủ tướng là Triệu Tử Dương, người kế thừa do Đặng tự tay lựa chọn. Như vậy, trong chính phủ, Đặng không còn chức Phó Thủ tướng nhưng lại thêm một trợ thủ đắc lực làm Thủ tướng. Còn Hoa rút lui thì thua hoàn toàn, chỉ còn chức Chủ tịch Đảng hữu danh vô thực, thực quyền đã bị Hồ Diệu Bang, một người thừa kế khác của Đặng thay thế với chức Tổng bí thư. Lần rút này của Đặng, không những đã thanh trừ được phái “phàm là” mà còn đưa một số lão đồng chí có thể gây trở ngại cho cải cách ra ngoài chính phủ. Thật là khôn khéo? Tháng 6.1981, Hoa Quốc Phong chính thức từ chức khỏi chức Chủ tịch Đảng và Chủ tịch Quân ủy. Chức vụ này tượng trưng quyền lực tối cao của Trung quốc, trước kia thuộc về Mao Trạch Đông. Xét về mọi điều kiện, từ quá trình, uy tín, năng lực, cống hiến, mọi người đều cho rằng từ nay không ai xứng với chức ấy hơn Đặng. Nhưng Đặng kiên trì từ chối làm như vậy. Ông để Hồ Diệu Bang làm Chủ tịch Đảng, Diệp Kiếm Anh làm Chủ tịch nước, bản thân chỉ nhận làm Chủ tịch Quân ủy, chức vụ trong Đảng vẫn ở vị trí thứ ba, sau Hồ và Diệp. Tại sao lại sắp xếp như vậy?Mọi người đều biết, công đầu trong việc thanh trừ phái “phàm là” thuộc về Đặng. Theo quy tắc di chuyển quyền lực trước kia, Hoa xuống đài thì người thay thế sẽ là Đặng. Đặng không tiếp thu toàn bộ quyền lực của Hoa theo lệ cũ, là để cho mọi người thấy rằng việc ông đấu tranh với phái “phàm là” không phải là việc tranh giành quyền lực, mà là vì tiền đồ và vận mệnh quốc gia. Nếu lúc đó Đặng chính thức ngồi vào vị trí quyền lực tối cao của đảng và nhà nước, thì uy tín và hình tượng của ông có thể bị ảnh hưởng lớn..Ý nghĩ mưu lược có tính tích cực khác là để lưu một ấn tượng cho các vị nguyên lão trong đảng: Những dc già nên tự giác nhường đường cho lớp người trẻ. Khi Hoa từ chức, bản thân Đặng cũng đã 80 tuổi, thuộc lớp già. Từ thập kỷ 80, ông đã nêu ra việc phế bỏ chế độ tại chức suốt đời, khuyên các đồng chí già tự động nhường chỗ, để cống hiến vào việc trẻ hóa ban lãnh đạo. Làm sao có thể khuyên người khác lui mà mình lại cứ tiến lên? Nay Đặng không còn giữ địa vị cao trong đảng và chính phủ, thì việc khuyên các đồng chí khác nhường chức mới có sức thuyết phục.Ba chức chủ tịch Đảng, chính quyền, quân đội, theo thể chế chính trị Trung quốc chức thứ nhất và thứ ba là quan trọng nhất, trước kia đều do một người đảm nhiệm, để bảo đảm việc đảng lãnh đạo tuyệt đối đối với quân đội, nay do Hồ và Đặng chia nhau giữ. Hồ giữ chức Chủ tịch đảng (Tổng bí thư) có hai điều kiện: Một là, Hồ là chủ tướng của phái thực tiễn, là tiên phong trong việc dẹp bỏ rối loạn, trở lại đúng đắn, có thể hoàn toàn nhất trí với Đặng về những vấn đề quan trọng. Hai là, Hồ còn tương đối trẻ, lên nhận chức phù hợp với yêu cầu trẻ hóa ban lãnh đạo, các lão đồng chí cùng lứa với Đặng không thể dị nghị. Người có quá trình lâu dài và uy tín trong đảng tương đương với Đặng chỉ có nguyên soái Diệp Kiếm Anh, nhưng Diệp đã quá nhiều tuổi, sức khỏe lại không tốt, nên đảm nhiệm chức Chủ tịch nước là chức vụ có tính chất lễ nghi là thích hợp.Lui lại một bước có khoảng trời rộng rãi. Sau Đại hội XII, Đặng luôn để hai trợ thủ chủ yếu là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đóng vai trò chủ yếu ở phía trước, giữ hai mặt đảng và chính quyền. Đặng không giữ một chức vụ nào trong chính phủ, và xếp vị trí thứ ba trong đảng. Song thường vụ Bộ Chính trị của Đại hội XII có 6 người, Hồ, Triệu, Đặng chiếm ba vị trí, Đặng đã đủ để nắm vững bộ máy ra quyết sách này. Ngoài ra, ông vẫn nắm chức Chủ tịch Quân ủy, nắm lực lượng trụ cột là Quân Giải Phóng Nhân Dân. Do đó, dù sau này Hồ, Triệu có xuất hiện vấn đề, Đặng vẫn khống chế được tình hình một cách có hiệu quả Sau này Đặng có nói biện pháp đó không được coi là thành công (như từng nói: “Buông rèm nghe chính sự”, “danh bất chính, ngôn bất thuận” v.v.. ) nhưng Đặng không nói biện pháp thành công hơn là thế nào.Năm 1987, tại Đại hội XIII, Đặng lại lui một bước nữa, rút khỏi ủy viên trung ương (ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên thường vụ Bộ Chính trị) và ủy viên cố vấn, chỉ giữ chức Chủ tịch Quân ủy. Do ông dẫn đầu, còn có một số lão đồng chí như Trần Vân, Lý Tiên Niệm, Bành Chân, Đặng Dĩnh Siêu, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vĩnh Trăn. Lý và Bành sau đó còn rút khỏi chức Chủ tịch nước và Chủ tịch quốc hội. Năm 1985, các lão đồng chí đã lui gần hết, lần này là tốp cuối cùng. Cuối cùng còn có Trần Vân (chủ nhiệm ủy ban cố vấn khóa cuối), Dương Thượng Côn và Vương Chấn (Chủ tịch và Phó chủ tịch nước), và bản thân Đặng. Đặng tuyên bố mình chỉ là Chủ tịch Quân ủy, kiên trì không hỏi han tới việc hàng ngày của Trung ương. Nhưng Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ nhất cũng lại tuyên bố: Đặng Tiểu Bình tuy đã rút khỏi trung ương, nhưng địa vị tác dụng của ông với tính cách là người ra quyết sách về những vấn đề quan trọng của đảng và nhà nước thì vẫn không thay đổi, vì đảng và nhà nước vẫn cần ông cầm lái. Đặng biết rõ rằng sau khi phái “phàm là” xuống đài vào cuối những năm 70 thì trở lực chủ yếu đối với cải cách sẽ xuất phát từ sự lo lắng của các đồng chí cũ, mà trở lực đó chỉ có ông mới khắc phục được. Phương pháp căn bản để khắc phục là để các đồng chí cũ nhường chỗ. Nếu các đồng chí còn ở chức vụ thì ông cũng phải ở chức vụ, mới có thể đối phó được. Với sự khuyên nhủ và dẫn đầu của Đặng, các đồng chí cũ lần lượt rút lui, bản thân ông đương nhiên cũng rút lui, nhưng sự rút lui của ông có khác với người khác. Người khác rút lui thì phần nhiều không còn ảnh hưởng, còn phía sau ông vẫn để lại người và chính sách. Rút về phía sau, những thế lực chống cải cách không còn nữa, còn lại đều là người tích cực ủng hộ chính sách cải cách. Kết quả, tuy ông ở “tuyến hai”, nhưng vẫn sừ dụng được quyền lực tốt hơn Mao Trạch Đông năm nào. Chức vụ từng bước lùi về sau, nhưng chính sách lại từng bước đi lên, dù ông rút lui hay không rút lui, lui toàn bộ hay lui một nửa, bánh xe cải cách vẫn đi trên quỹ đạo do ông thiết kế, nếu có sai lệch, người khác sẽ mời ông ra hoặc thậm chí khiêng ông ra.4.12. Những người thống trị xưa nay đều muốn mình sống mãi trên vũ đài chính trị, nhưng ông lại “muốn mình dần dần mất đi trên vũ đài chính trị”Ngày 5.9.1988, Đặng Tiểu Bình thổ lộ tâm tư với tổng thống Tiệp Khắc Huxắc: Ông mong muốn mình dần dần vắng mặt trên vũ đài chính trị.Những người thống trị xưa nay đều muốn mình sống mãi trên vũ đài chính trị, tại sao Đặng lại muốn mình mất đi?Danh dự cao quá là một gánh nặng đối với mình, đó chỉ là một trong những suy nghĩ. Quan trọng hơn là Đặng nhận thức rằng, vai trò của mình quá lớn sẽ không có lợi cho Đảng và Nhà nước.Ngay từ năm 1984, Đặng đã yêu cầu không nên tuyên truyền tác dụng của mình một cách ghê gớm quá. Ông nói, đó không phải là khiêm tốn, mà là việc lớn quan hệ tới an toàn của quốc gia. Năm 1989, ông chú ý đến tin đồn ở Hồng Kông nói rằng ông bị bắt hoặc ốm đau, dẫn tới xao động trong thị trường cổ phiếu. Còn rất nhiều quốc gia đặt chính sách với Trung quốc của họ tùy thuộc vào tình hình bệnh tật hoặc cái chết của ông. Uy tín to lớn đó dễ khiến người ta say sưa, nhưng Đặng rất không yên tâm. Ông ý thức một cách tỉnh táo rằng đặt vận mệnh của một quốc gia vào uy tín của một người là một hiện tượng không bình thường và cũng là rất nguy hiểm. Như vậy, hễ bản thân người đó có thay đổi là sẽ gây ra biến động; có việc gì sẽ rất khó giải quyết. Ông không mong muốn có tình hình là: một ngày nào đó ông mất đi, Trung quốc sẽ như người mất hồn, hoặc hình thành một ấn tượng với bên ngoài Đặng không còn thì chính sách của Trung quốc có thể sẽ thay đổi. Đó sẽ là bị kịch của cả cá nhân và đất nước. Đặng thấy không nên để mình phải gánh vác trách nhiệm đó, nên cần tìm cách tránh.Phương pháp tránh là nhân lúc mình còn khỏe mạnh, rút khỏi vũ đài quyền lực. Song ở một nước có truyền thống rất sâu về nhân trị như Trung quốc, việc rời khỏi Kim Tự Tháp quyền lực không dễ dàng như việc leo lên. Ý muốn thành thật muốn rút lui của Đặng là không có gì phải nghi ngờ, nhưng lần nào cũng có nhân tố cho rằng người khác có thể rút nhưng Đặng không thể rút. Ông thấy mình cũng ở trong trạng thái lúng túng: Một mặt, xuất phát từ việc phế bỏ chế độ làm việc suốt đời, ông cần phải làm gương rút trước; mặt khác ông lại cần là người lui sau cùng để tiện đôn đốc quá trình bàn giao quyền lực, giữ tác dụng điều hòa trong khi chuyển đổi thể chế. Năm 1980, Pharaxi hỏi ông bao giờ thì rút lui, ông hứa tới năm 1985. Đặng dự kiến đến năm 1985, sẽ cơ bản hoàn thành việc bàn giao cũ mới, ông không cần thiết ở lại chức vụ nữa. Nhưng sự thực lại không như vậy, đến năm 1986 đã muộn một năm, Oalaisơ lại hỏi ông đến bao giờ thì rút, ông hứa tới Đại hội XIII vào năm sau. Đặng phát hiện mọi người rất quan tâm tới việc tiến lui của ông, có người mong ông sớm rút để hoàn thành thể chế hưu trí; có người lại nói ông không thể lui, Trung quốc vẫn cần có ông cầm lái. Hai cách nói đều có lý.Thế là tại Đại hội XIII, ông áp dụng biện pháp chiết trung: lui một nửa; lui khỏi ban chấp hành trung ương, chỉ còn làm Chủ tịch Quân ủy, kiên trì không hỏi han tới công việc hàng ngày để dần dần mất hẳn, quá độ tới rút lui hoàn toàn.Không lâu sau khi “rút một nửa”, Tuynidi truyền tới tin chính biến: Tổng thống Buốcghiba, người lãnh đạo lâu năm của phong trào giải phóng dân tộc Tuynidi đột nhiên bị phế truất thẳng thừng vào 7.11.1987. Theo nói lại, mấy ngày đó Đặng vô cùng chú ý đến sự phát triển của tình hình và các nguồn tin từ các phía, tâm tình rất không bình tĩnh. Ông rút ra một bài học từ cảnh ngộ của Buốcghiba: Không thể thi hành được chế độ “người già nắm quyền”. Uy tín của Buốcghiba tại Tuynidi vốn rất cao, nhưng ông ta không sắp xếp tốt việc về sau, nên để người khác sắp xếp số mệnh của ông. Cách làm của Đặng đương nhiên sáng suốt hơn nhiều, từ năm 1980, đã đem hết tâm sức lo việc về sau. Nhưng cho tới lúc đó vẫn chưa sắp xếp xong, vẫn chưa hoàn toàn rút được, điều đó làm ông rất lo lắng. Bao giờ sẽ rút lui hoàn toàn? Theo bài học của Buốcghiba, Đặng muốn rút trước khi đầu óc kém minh mẫn, để tránh sau này lẩm cẩm, dễ phạm sai lầm, sẽ gặp cảnh bị phế truất như Buốcghiba. Đặng có thể nói ra điều đó chứng tỏ đầu óc của ông còn rất sáng suốt, sáng suốt hơn các lãnh tụ những nước cộng sản khác.Đương nhiên, tốt nhất là rút lúc sức khỏe còn tốt. Như vậy có đầy đủ tinh lực để sắp xếp việc giao nhận, bảo đảm tốt tính liên tục của chính sách. Ngoài ra, sau khi rút lui, hoàn toàn không làm việc nữa, sức khỏe vẫn tốt, có thể có tác dụng ổn định nhân tâm.Trong lúc ông còn sống, nhân tố quyết định việc ông có thể rút là chính sách hiện hành có thể tiếp tục khi ông không còn giữ chức. Không cần ông quản lý mà vẫn tiến hành được không có sai lầm thì ông có thể yên tâm rút để ảnh hưởng cá nhân của mình lặng lẽ tan biến vào lịch sử. Nếu vẫn còn sống, mà thấy có sai lầm, lẽ nào ông không quản được?“Rút một nửa” chính là ông xuất phát từ sự suy nghĩ này: Chưa thật yên tâm. Là một hình thức quá độ, Đặng kiên trì không hỏi han công việc hàng ngày, nhưng việc lớn như “cơn bão táp năm 1989”, ông không thể không quản. Đặng đã nói: Cơn sóng gió đó sớm muộn cũng sẽ tới, nhưng đến sớm thì tốt hơn, vì có các lão đồng chí còn sống nên có thể chặn được. Nếu không, tính chất của sự kiện sẽ rất khó xác định.Sau việc đó, kế hoạch rút lui hoàn toàn lại phải xem xét lại Sau khi sự kiện phát sinh, Đặng thấy rút ngay thì chưa được. Nhưng đợi đến lúc nào thích hợp mới rút cũng rất khó. Nếu chưa rút, sẽ rất khó bảo đảm rút trước khi đầu óc kém minh mẫn. Do đó, ba tháng sau sự kiện trên, Đặng thấy tình hình đã bình ổn, liền hạ quyết tâm, nhân lúc này hoàn toàn rút khỏi vũ đài.Lần này là rút lui hoàn toàn. Đặng hy vọng ban lãnh đạo mới không trao cho ông chức gì nữa. Ông không muốn có tác dụng gì nữa. Đương nhiên, ông vẫn nói nếu có việc gì cần thì cứ tìm đến ông, ông sẽ không từ chối, vì còn có thể đứng bên cạnh để giúp đỡ, dù sẽ không còn như trước nữa.Đặng quyết tâm từ đó thôi không can dự gì nữa. Nhưng đến đầu thập kỷ 90, kinh tế xuống dốc, chính sách gặp trở ngại, nhân tố “tả” lại nổi lên, trước mắt có nguy cơ không quản được. Đặng lại phải ra mặt đi tuần du phương Nam và phát biểu ý kiến. Ông vốn đã tưởng có thể lánh mặt di, nhưng lúc này lại trở thành trung tâm chú ý của mọi người. Song, Đặng hầu như tính toán làm “một lần cuối cùng”, nói hết những điều cần nói, làm hết những việc cần làm (như sắp xếp nhân sự), cố gắng cứ thế 100 năm sau không thay đổi, hình thành cục diện mới cho đại hội XIV. Một trăm năm không dám nói, nhưng ít nhất sau đó hai ba năm, Đặng không quản nữa, mà mọi việc vẫn như ý. Thế là được. Không có ông quản nhưng vẫn làm theo phương châm do ông đề ra. Như thế, cũng coi như làm cho mình hoàn toàn biến mất khỏi vũ đài, hòa tan vào lịch sử.4.13. Người ta chỉ biết đó là khiêm tốn, mà không biết đó là trí tuệTháng 9.1989, Đặng Tiểu Bình quyết định rút khỏi chức vụ cuối cùng để tiện vắng mặt trên vũ đài chính trị. Khi trao đổi về chính trị với những người lãnh đạo thế hệ mới, Đặng còn nói tới việc về sau của bản thân mình. Phương thức rút lui càng giản đơn càng tốt, không cần làm chuyện ca tụng công đức, tang lễ khi chết cũng nên giản đơn. “Đánh giá về tôi cũng không nên quá ca ngợi, không nên coi vai trò của tôi quá lớn. Có người đặt tôi lên trên Mao Chủ tịch, như thế không tốt. Tôi rất sợ có những việc đó, danh dự quá cao cũng là một gánh nặng”. Người ta chỉ biết đó là khiêm tốn, mà không biết đó là trí tuệ, và là điển hình của trí tuệ phương Đông, là bí quyết làm người và cũng là đạo của người quân tử. Ngạn ngữ A Rập nói: Một cây càng có nhiều quả thì người mang đá đến ném càng nhiều. Trung quốc cũng có những câu như: Càng trắng thì càng dễ bẩn, càng cao thì càng dễ gẫy, cây lớn chịu gió nhiều, người không dễ thành phật...Trong một đất nước cần có anh hùng, nhân dân không cho phép người anh hùng mà mình sùng bái có một chút thiếu sót nào. Đặng biết mình không làm nổi người anh hùng như thế. Ông thẳng thắn thừa nhận mình trong mấy chục năm cách mạng, tuy cũng có chút công lao, nhưng cũng có nhiều khuyết điểm, sai lầm, Đặng không tin rằng có người hoàn mỹ như thánh nhân. Với Mao, ông đánh giá cơ bản là 7 ưu 8 khuyết. Còn với bản thân, ông nói nếu được 6 ưu, 4 khuyết là thỏa mãn rồi. Mỗi cá nhân đều có tính cục hạn khó tránh khỏi. Vì vậy, ca ngợi quá mức sẽ trở thành một nhân vật mang tính biếm họa, trở thành bất lợi.Ngoài ra, Đặng còn nghĩ tới việc danh vọng cá nhân quá quan trọng sẽ bất lợi cho nhà nước, tập thể và quần chúng. Có nhà triết học, sử học từng nhắc nhở người ta đề phòng các anh hùng trong lịch sử, địa vị của anh hùng quá cao sẽ làm chìm quần chúng, làm chìm tổ chức, gây họa lớn cho quốc gia. Béctôn Brétsơ người Đức trong vở kịch Galilê đã có hai câu nói mở đầu, một câu là lời của một học trò Galilê: “Một nước không có anh hùng thì thật bất hạnh biết bao”. Một câu là lời đáp của Galilê: “Không? Một nước cần có anh hùng mới là bất hạnh!”. Mao Trạch Đông tuy biết rằng “cây tốt hơn rừng thì gió sẽ làm đổ”, nhưng về cuối đời ông lại vui vẻ tiếp nhận sự sùng bái của người khác đối với mình, kết quả tạo nên hậu quả đầy tai họa. Trong khi lịch sử chuyển từ thời đại anh hùng sang thời đại dân chủ, đó không chỉ là bị kịch cá nhân mà còn là bị kịch của một dân tộc.Đặng không muốn làm một Mao Trạch Đông thứ hai. Ông luôn giữ thái độ phản đối việc sùng bái anh hùng, vì ông thấy rõ rằng gửi gắm số mệnh của một quốc gia vào uy tín của một hai người thì rất nguy hiểm. Ông nhiều lần từ chối yêu cầu của người nước ngoài về viết tự truyện, và cũng phản đối việc nói quá mức về tác dụng của mình, chứ hoàn toàn không phải là kiêng kỵ gì. Tuy ông rất coi trọng sự nghiệp, sứ mệnh và hành động, nhưng không muốn làm nổi bật mình mà nghiêng về dặt mình trong tập thể. Thí dụ ông không chạy theo ngôi vị “đứng đầu” một cách hình thức mà muốn đặt mình ở vi trí thích hợp. Ông sửa chữa có hệ thống những sai lầm cuối đời của Mao, mở ra cục diện phục hưng cho nước cộng hòa nhân dân, nhưng không quên xếp mình sau Mao. Chỉ căn cứ vào điểm đó, người ta cũng đã có thể quả quyết: Hình tượng lịch sử của Đặng Tiểu Bình sẽ có khả năng vượt hơn Mao Trạch Đông. Đương nhiên điều đó phụ thuộc vào trình độ đánh giá của nhân dân.4.14. Cố gắng bớt làm việc để có thể sống thêm mấy năm nữa, có lợi cho sự trưởng thành của thế hệ trẻMột lần nữa, Đặng Tiểu Bình giới thiệu phương pháp làm việc của mình cho các lão đồng chí trong ủy ban cố vấn, đó là cố gắng bớt làm việc..Bớt làm việc, đối với mọi người nói chung thì đâu có phải là một phương pháp làm việc, chỉ giản đơn là tiêu cực hoặc lười biếng. Nhưng đối với Đặng, bớt làm việc có rất nhiều cái hay, ông nêu ra hai điểm:Một là, để mình có thể sống thêm mấy năm. Đó là một kiểu “uy mua” điển hình của Đặng Tiểu Bình: Sống thêm mấy năm là yêu cầu của việc ổn định quốc gia, cũng là nguyện vọng của bản thân ông.Hai là, có lợi cho sự trưởng thành của thế hệ trẻ.Điểm này có ý nghĩa phổ biến với các lão đồng chí trong ủy ban cố vấn. Đặng từng nhắc nhở là làm cố vấn không nên can dự, gây trở ngại cho các đồng chí trẻ làm việc trên tuyến một. Đặc điểm của các lão đồng chí là có cương vị vững chắc, uy tín cao. Đặng lại càng như thế. Nếu ông làm việc quá nhiều, thì người xung quanh không thể độc lập triển khai công việc, làm trở ngại đến tính tích cực của bên dưới, khiến họ không phát huy được tính sáng tạo và gây thành thói quen ỷ lại, khó tự mình đảm đương hoàn toàn mọi mặt công tác. Ngược lại, nếu mình bớt làm việc, phóng tay cho những người trẻ tuổi làm thì họ vốn có tinh lực đồi dào, đầu óc linh hoạt, sẽ có thể làm được tốt.Đầu thời kỳ dựng nước, Chu Ân Lai đã từng đánh giá về phương pháp làm việc của Đặng Tiểu Bình và Lưu Bá Thừa, rằng Đặng “nâng vật nặng như nâng vật nhẹ”, còn Lưu thì “nâng vật nhẹ như nâng vật nặng”. Một cán bộ cũ nói với giọng đầy cảm thán: Có một số việc, đồng chí Tiểu Bình hoàn toàn có thể rảnh tay. Buông tay không quản, để người khác quản, nên Chu phải khen Đặng có tài chỉ huy “nâng vật nặng như nâng vật nhẹ” còn mình chỉ có tài thực hiện, “nâng vật nhẹ như nâng vật nặng”. Vào thập kỷ 80, khi Đặng trở thành người ra quyết sách tối cao, phong cách lãnh đạo “nắm đường hướng chính” của ông càng nổi bật. Ông một mực chỉ quản phương châm lớn về chính trị, nắm phương hướng con tàu cải cách, và khi cần thiết thì đưa ra quyết sách quan trọng. Còn những việc cụ thể hàng ngày, những quy tắc về chính sách tỷ mỉ, việc thực hiện, đôn đốc và đánh giá, ông đều giao cho người khác, mạnh dạn để những người trẻ tuổi dưới quyền thực hiện.Bớt làm việc cũng có một loại nguy hiểm là dẫn tới việc tuột mất đại quyền. Vào thập kỷ 60, sau khi Mao Trạch Đông lui về tuyến hai đã từng có cảm giác ấy. Nhưng Đặng không gặp nguy cơ đó, ông làm rất ít việc nhưng khống chế được đại cục. Bí quyết là ở chỗ Đặng nắm vững đường lối tổ chức. Những người làm việc cụ thể đều do ông tự tay chọn lên. Đương nhiên, người do mình chọn chưa hẳn đã nghe theo mình. Vấn đề là những người đó đều thuộc thế hệ sau. Đặc điểm chính sách của Trung quốc là càng già thì uy tín càng cao. Trong khi các đồng chí già còn sống, thế hệ trẻ gặp vấn đề quan trọng chưa quyết định được, bao giờ cũng nhường quyền quyết định cho thế hệ già. Nhưng trong phong trào cải cách thể chế, thế hệ già lần lượt được Đặng khuyên rút lui. Bản thân Đặng cũng đang rút, song Trung quốc cần ông cầm lái và kiểm tra việc bàn giao quyền lực, nên ông là người lui cuối cùng. Đặng hiểu rõ trở lực cải cách không ở thế hệ trẻ, thế hệ trẻ không thể tạo nên sự uy hiếp với thế hệ già, sự uy hiếp chính là từ những người già cùng thế hệ với ông. Cho nên, sau khi những người già đã rút, dù Đặng chỉ đứng ở bên cạnh cũng đủ để gây ảnh hưởng, có thể ung dung cùng với những người trẻ chia quyền ra quyết sách. Dù trên hình thức, ông không ở chức vụ lãnh đạo tối cao, thế hệ trẻ vẫn vui lòng để ông ở vị trí ra quyết sách tối cao, để ông làm trọng tài cuối cùng trong những vấn đề quan trọng nhất. Một số vấn đề quyết sách không phải là chuyện ông có cần quản hay không, mà là người khác không thể không mời ông quản. Vì vậy, Đặng quản ít mà vẫn quản chặt, quản tốt.Từ đó có thể thấy, bớt làm việc không phải chỉ có hai điều tốt đó mà ít nhất còn có hai điều sau đây nữa: Bớt làm việc, ngược lại, lại có tác dụng. Công lao chính trị không quyết định bởi việc quản nhiều hay ít, những người cầm quyền vùi đầu vào công việc không phải là những người có nhiều tác dụng trong lịch sử. Đặng chỉ quản việc lớn, không bận rộn với những việc cụ thể, phương thức lãnh đạo ưu việt đó khiến ông có thể nhìn xa trông rộng, nắm được toàn cục, giành được nhiều thời gian cho việc suy nghĩ về chiến lược, nhân sự, mục tiêu cải cách, điều chỉnh cơ cấu và tìm các phương pháp mới để giải quyết vấn đề, thu được hiệu quả”.Nhiều người chỉ biết lạm quyền, mà không biết rằng quyền lực gắn liền với trách nhiệm, chỉ biết tranh công, mà không biết rằng công lao thường” kèm theo sai lầm. Những người quản mọi việc, sẽ chịu trách nhiệm về mọi việc Nếu việc có kết quả, họ sẽ chiếm toàn bộ công lao, nhưng khi có sai sót, họ cũng chịu toàn bộ trách nhiệm. Đó là nguyên lý làm việc nhiều thì phạm sai lầm nhiều, làm việc ít thì phạm sai lầm ít. Cải cách của Trung quốc là một cuộc thí nghiệm lớn, nhiều sóng gió, lúc nào cũng có thể bị lật thuyền. Hễ có sai sót là nhất định chịu sự công kích của thế lực đối lập. Nếu Đặng ôm đồm mọi việc, thì rất có thể ông chống đỡ được năm 1986, nhưng không chống đỡ được năm 1989. Ngược lại, ông chỉ quản phương châm chính trị lớn mà không hỏi tới việc cụ thể thì có thể tránh được nhiều mũi nhọn công kích, thoát khỏi vũng xoáy tận dụng ưu thế, lúc thì tả xung hữu đột, lúc thì đứng giữa điều hòa, tiến lui chủ động trong sóng gió cải cách.Đương nhiên, Đặng không thể như Trương Lương, mưu thần của Hán Cao Tổ, sau khi công thành danh toại thì nhẹ nhàng rời bỏ, không hỏi han đến thế sự. Đặng bớt làm việc, chỉ là cố gắng làm ít, chứ không phải không làm gì. Thí dụ, phát hiện thấy cải cách bị quấy phá, ông phải đứng ra dẹp, tư tưởng của mọi người bị gò bó, ông phải đứng ra giúp giải phóng tư tưởng v. v.