P9


P14
Ghi chú các nhân vật

(Những chữ viết tắt dùng để chỉ các quốc gia Việt nam, Lào, Campuchia, Trung hoa, Hoa kỳ)
Bành Bái (TQ): Cán bộ lãnh đạo cộng sản Trung hoa tại Quảng Châu những năm 1920. Thày dạy nhiều lãnh tụ cộng sản Việt nam trong những lớp do Quốc tế cộng sản tổ chức mà Hồ Chí Minh làm thông ngôn. Bị Quốc dân đảng hành quyết năm 1929.
Bành Chân (TQ): Thị trưởng Bắc kinh từ 1951 tới 1966. Bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn Hoá.
Bành Đức Hoài (TQ): Thống Chế Hồng quân. Tư lệnh quân Trung hoa tại Cao Ly từ 1950 đến 1954. Bị mất chức Bộ trưởng quốc phòng năm 1959.
Bluecher Vasily (LX): Tướng lãnh Liên xô, bí danh Ga-lin, cố vấn quân sự trong phái bộ Borodin của Quốc tế cộng sản, giúp thành lập trường Hoàng Phố. Sau 1927, về nước, bị Stalin bắt, đày đi Siberi rồi chết ở đó.
Borodin, Mikhail Markovich (LX): Trưởng phái đoàn cố vấn Liên xô cho Quốc dân đảng, thủ trưởng của Hồ Chí Minh từ 1925 đến 1927. Sau khi về nước, bị Stalin cho bắt và đày đi Siberi rồi chết ở đó.
Bou Thang (Campuchia): Cán bộ Khmer Đỏ trốn sang Việt nam. Sau này được thăng tướng, Bộ trưởng quốc phòng của Hun Sen.
Brévié (Pháp): Thống Đốc Nam Kỳ năm 1935, người đã vẽ ranh giới lãnh hải giữa Việt nam và Campuchia.
Brezinski, Zbigniew (Mỹ): Cố vấn an ninh của Tổng thống Carter, thúc đẩy việc thiết lập ngoại giao với Trung hoa để kìm hãm Liên xô, và vì thế đã trì hoãn việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt nam.
Bùi Đình Hòe: Tư lệnh sư đoàn 320 sau 1975.
Bùi Cát Vũ: Tư lệnh phó quân đoàn 4 xâm lăng Campuchia, sau này giữ chức tư lệnh phó quân khu VII.
Bùi Phùng: Tổng cục trường Tổng cục hậu cần cộng quân Việt nam trong thời gian chiến tranh biên giới.
Chakray (Campuchia): Tư lệnh quân khu Phnom Penh của Khmer Đỏ, (có tài liệu nói là tư lệnh sư đoàn I). Bị giết năm 1976 vì bị Pol Pot nghi ngờ âm mưu đảo chánh.
Chaplin, B.N. (LX): Đại sứ Liên xô tại Hà nội trong thời gian chiến tranh Đông dương III.
Chu Chẹt (Campuchia): Bí thư khu Tây Khmer Đỏ, bị thanh trừng tháng 3 1978.
Chu Dương (TQ): Chỉ đạo văn nghệ Trung hoa. Bị mất chức năm 1976.
Chu Đức (TQ): Thống chế Hồng quân. Từng làm Bộ trưởng quốc phòng và Chủ tịch Quốc hội Trung quốc. Bị hạ bệ trong cuộc Cách mạng Văn Hoá.
Chu Ân Lai (TQ): Thủ tướng Trung hoa từ 1949 đến lúc chết năm 1976. Bí danh Tiểu Sơn. Từng tham dự hội nghị Genève về Việt nam năm 1954.
Chu Huy Mân: Thượng tướng Cộng quân Việt nam, tổng cục trưởng tổng cục chính trị trong thời gian tranh chấp, mất chức năm 1987.
Diêu Văn Nguyên (TQ): Một trong “Lũ bốn người”, xuất thân phê bình văn nghệ. Tiến thân nhờ thân cận với Giang Thanh. Bị bắt năm 1976 và bị xử tử.
Diệp Kiếm Anh (TQ): Thống chế Hồng quân. Đóng vai trò quan trọng trong việc thanh toán nhóm Giang Thanh. Chủ tịch nhà nước từ 1978 đến 1983.
Duch (Campuchia): Chỉ huy trưởng Công an Khmer Đỏ, chỉ huy trung tâm thẩm vấn Tuol Sleng. Hung thủ những cuộc tra tấn và tàn sát dã man.
Dương Đắc Chí (TQ): Đại tướng Hồng quân. Tham dự trận chiến Cao Ly. Tư lệnh quân khu Tây Nam (Thành Đô). Cùng Hứa Thế Hữu chỉ huy quân Trung hoa trong trận chiến biên giới Việt Hoa. Năm 1980 được thăng Tham mưu trưởng quân đội Trung hoa. Năm 1989 dù đã về hưu cũng viết thư ngỏ cho Đặng Tiểu Bình khuyên không nên dùng quân đội đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn.
Đào Đình Luyện: Tư lệnh Không quân năm 1978. sau này được thăng Tổng tham mưu Trường quân đội thay Đoàn Khuê.
Đào Huy Vũ: Tư lệnh thiết giáp năm 1979.
Đàm Văn Nguỵ: Gốc người Thổ, từng giữ chức tư lệnh sư đoàn 316, sau 1980 thay Đàm Quang Trung làm tư lệnh quân khu I.
Đàm Quang Trung: Gốc Thổ, trong chiến tranh Đông dương II làm tư lệnh quân khu IV, trách nhiệm chính trong vụ thảm sát tết Mậu Thân. Được cử thay Chu Văn Tấn làm tư lệnh quân khu I. Mấy năm sau, thăng làm một trong sáu Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Có lẽ là tư lệnh quân đoàn 14 được thành lập khi tình hình Lạng Sơn nguy ngập.
Đặng Tiểu Bình (TQ): Tác giả đường lối cởi mở và thực dụng của Cộng đảng Trung hoa. Đã bị thanh trừng và phục chức hai lần. Từng là Phó Thủ tướng, Tổng bí thư đảng, Chủ tịch quân uỷ Trung ương...
Đặng Dĩnh Châu (TQ): Vợ Chu Ân Lai. Sau khi Chu Ân Lai chết, ủng hộ phe Đặng Tiểu Bình và được bầu vào Bộ Chính trị năm 1978.
Đặng Xuân khu (TQ): Bí danh Trường Chinh. Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam từ 1940. Mất chức Tổng bí thư năm 1956 sau chính sách Cải cách ruộng đất. Sau đó giữ chức Chủ tịch Quốc hội và rồi Chủ tịch nhà nước.
Đỗ Văn Dũng: Tư lệnh sư đoàn 7 khi xâm lăng Campuchia.
Đoàn Khuê: Tư lệnh quân khu V trong trận chiến 1978-1979. Năm 1987, thay Lê Đức Anh làm Tổng tham mưu trưởng quân đội rồi sau đó Bộ trưởng quốc phòng.
Dap Chuon (Campuchia): Cựu tỉnh trường Siem Reap. Được sự giúp đỡ của chính phủ Ngô Đình Diệm, âm mưu lật đổ Sihanouk năm 1959, nhưng bị bại lộ và bị bắn chết.
Đinh Bá Thi: Tên thật Ưng Văn Chương, được Lê Duẩn nâng đỡ nhờ bày kế để Duẩn lấy người vợ thứ ba. Đại diện Việt nam tại Liên hiệp quốc sau 1975, bị triệu hồi năm 1978 sau vụ án gián điệp. Có tin bị công an đặc biệt của Việt nam giết vì đã móc nối với Trung hoa.
Đỗ Phạm: Tư lệnh sư đoàn 325 thuộc quân đoàn 2 năm 1978, tham dự trận xâm lăng mặt nam Campuchia.
Đồng Văn Cống: Tư lệnh phó quân khu VII, có lẽ đã chỉ huy lực lượng chủ lực quân khu VII (các sư đoàn 5, 302, 303...) để xâm lăng Campuchia từ hướng tây bắc tỉnh Tây Ninh.
Giang Thanh (TQ): Vợ thứ ba của Mao Trạch Đông, xuất thân là diễn viên. Chỉ bắt đầu lộ diện trong cuộc Cách mạng Văn Hoá. Là một trong “Lũ bốn người”, bị bất năm 1976, và bị xử tù chung thân đến lúc chết.
Hieng Samrin (Campuchia): Cựu tư lệnh sư đoàn 4 Khmer Đỏ. Trốn sang Việt nam năm 1978, sau đó được đưa về làm Chủ tịch nhà nước.
Hồ Diệu Bang (TQ): Được Đặng Tiểu Bình nâng đỡ làm Tổng bí thư Cộng đảng Trung hoa từ 1980 đến 1987. Chết năm 1989. Cái chết gián tiếp đưa đến vụ thảm sát Thiên An Môn.
Hồ Chí Minh: Tên thật Nguyễn Tất Thành, còn có nhiều tên khác như Nguyễn ái Quốc, Trần Vương... Khi viết sách tự ca tụng mình thì lấy tên Trần Dân Tiên. Chủ tịch Đảng Lao động (cộng sản) Việt nam và Chủ tịch nhà nước Bắc Việt. Chết năm 1969.
Hoa Quốc Phong (TQ): Chủ tịch đảng cộng sản Trung hoa từ 1976 đến 1982. Từng là Bí thư đảng uỷ Hồ Nam. Bộ trưởng An Ninh năm 1975. Được Mao Trạch Đông đưa lên làm Thủ tướng sau cái chết của Chu Ân Lai. Mất dần quyền lực sau năm 1978.
Hoàng Cầm: Bí danh Năm Thạch. Cựu tư lệnh sư đoàn 312 và 9. Sau 1975, tư lệnh quân đoàn 4. Chỉ huy mũi tấn công chính xâm lăng Campuchia. Sau này được thăng làm Tư lệnh quân khu IV.
Hoàng Minh Chính: Bí thư đoàn Thanh niên cộng sản Việt nam trước 1954. Từng du học tại Liên xô. Cựu Viện trưởng Viện Triết học. Mất chức năm 1967 vì bị coi là “xét lại”
Hoàng Hoa (TQ): Cựu Bộ trưởng ngoại giao của Trung quốc. Mất chức năm 1978 vì thuộc phe của Hoa Quốc Phong.
Hoàng Hoa: Thiếu tướng Cộng quân, Tham mưu trưởng đội quân chiếm đóng của Việt nam tại Campuchia.
Hoàng Văn Hoan: Một trong những lãnh tụ Cộng đảng Việt nam đầu tiên. Từng là Uỷ viên Bộ Chính trị, đại sứ Bắc Việt tại Trung hoa, phó chủ tịch Quốc hội. Trốn sang Tàu năm 1979, tố cáo phe Lê Duẩn bán nước.
Hoàng Minh Thảo: Trung tướng quân đội nhân dân Việt nam. Tư lệnh sư đoàn 304 rồi liên khu tư trong chiến tranh Đông dương I. Chỉ huy mặt trận Tây Nguyên trong chiến tranh Đông dương II. Sau 1975, giữ chức Giám đốc học viện quân sự cao cấp.
Hoàng Hữu Thái: Tư lệnh Hải quân năm 1978.
Holbrook, Richard (Mỹ): Thứ trưởng ngoại giao Hoa kỳ thời Carter, phụ trách việc đàm phán với Việt nam.
Hou Youn (Campuchia): Một trong những lãnh tụ Khmer Đỏ. Đậu tiến sĩ kinh tế học tại Pháp. Mất tích năm 1975, có lẽ bị Pol Pot thanh trừng vì chống đối đường lối quá khích.
Hu Năm (Campuchia): Cựu Bộ trưởng Thông tin Khmer Đỏ. Có bằng Tiến sĩ Luật Khoa, từng dạy ở Đại học Phnom Penh. Bị Pol Pot bắt vào Tuol Sáng ngày 10-4-1977 và bị xử tử
Hun Sen (Campuchia): Trung đoàn trưởng Khmer Đỏ thuộc quân khu Đông. Bỏ trốn sang Việt nam cuối năm 1977. Được Việt nam đưa về, sau này trở thành Thủ tướng.
Hứa Thế Hữu (TQ): Bí thư và Tư lệnh quân khu Quảng Châu. Bảo vệ Đặng Tiểu Bình trong cuộc thanh trừng lần thứ hai. Tổng chỉ huy quân Trung hoa trong trận chiến biên giới. Vì bị tổn thất nặng, mất thực quyền chỉ huy cho Dương Đắc Chí và sau đó bị mất chức.
Ieng Sary (Campuchia): Tên Việt là Kim Trang, em cột chèo của Pol Pot, ngoại trưởng Khmer Đỏ.
Kayson Phomvihan (Lào): Tổng bí thư đảng cộng sản Lào, sau 1975 làm Thủ tướng Lào. Tên thật không rõ, con của Nguyễn Trí Loan, một công chức người Việt tại Lào.
Ke Pauk (Campuchia): Bí thư khu uỷ khu Trung tâm của Khmer Đỏ Trực tiếp thanh trừng quân khu Đông.
Keo Meas (Campuchia): Lãnh tụ cộng sản Campuchia kỳ cựu Bí thư thành uỷ Phnom Penh tới 1958. Bị Pol Pot bắt ngày 20-9-1976 và bị xử tử.
Kham phan Vilacit (Lào): Đại sứ Lào tại Campuchia thời Pol Pot. Xuất thân tu sĩ Phật Giáo.
Khieu Ponnary (Campuchia): Vợ Pol Pot, Chủ tịch Hội Phụ Nữ Khmer Đỏ 1975-1979.
Khieu Sam phan (Campuchia): Tốt nghiệp Sorbonne. Từng giừ chức Chủ tịch nhà nước của chế độ Khmer Đỏ. Hiện nay đại diện Khmer Đỏ trong chính phủ liên hiệp.
Khieu Thirith (Campuchia): Vợ Ieng Sary, từng giữ chức Bộ trưởng Xã Hội Khmer Đỏ.
Kim Tuấn: Tư lệnh sư đoàn 320 năm 1975, sau đó thăng tư lệnh quân đoàn 3. Bị bắn chết tại chiến trường Campuchia.
Koy Thoàn (Campuchia): Bí thư khu uỷ khu Bắc của Khmer Đỏ, bị thanh trừng đầu năm 1976.
La Quý Ba (TQ): Cố vấn chính trị của Trung hoa cho Việt nam từ 1950 đến 1954. Sau 1954 làm đại sứ tại Hà nội. Cố vấn cho Việt nam phát động Cải cách ruộng đất.
Lâm Bưu (TQ): Thống chế Hồng quân. Từng tham chiến ở Mãn Châu, Triều tiên. Được coi như người kế vị Mao Trạch Đông trong những năm của cuộc Cách mạng Văn Hoá. Tử nạn máy bay khi muốn trốn sang Liên xô sau khi đảo chánh thất bại năm 1969.
Lê Đức Anh: Bí danh Sáu Nam, từng phụ tá cho Trần Văn Trà. Đầu năm 1975, được cử tư lệnh đoàn 232 tiến đánh Sài gòn từ hướng nam. Sau ngày 30-4-1975, được cử tư lệnh quân khu IX. Gặp nhiều may mắn và gặp thời. Năm 1977, làm tư lệnh quân khu VII, rồi tư lệnh chiến dịch xâm lăng Campuchia. Thăng Tổng tham mưu trưởng năm 1986, rồi Bộ trưởng quốc phòng và cuối cùng Chủ tịch nhà nước.
Lê Quảng Ba: Gốc người Tày, tư lệnh đầu tiên của sư đoàn 316 (còn gọi là sư đoàn Thổ) trong những năm trận chiến Đông dương I. Bị khai trừ cùng lúc với Chu Văn Tấn.
Lê Ngọc Bi: Tư lệnh mặt trận tỉnh lộ 13 Tây Ninh năm 1978, có lẽ lúc đó kiêm nhiệm tư lệnh sư đoàn 2.
Lê Duẩn. Gia nhập phong trào cộng sản rất sớm. Từng giữ những chức vụ quan trọng như bí thư xứ uỷ Trung Kỳ rồi Nam Kỳ. Sau khi Trường Chinh bị mất chức, được cử làm Bí thư thứ nhất (1957), rồi Tổng bí thư (1976).
Lê Quang Hoà: Tư lệnh quân khu IV năm 1979.
Lê Thiết Hùng: Tốt nghiệp Hoàng Phố, tư lệnh Liên Khu Tư năm 1946. Chỉ huy trưởng trường Lục quân từ 1947 tới 1954. Cùng các cố vấn Trung quốc phát động Rèn cán chỉnh quân để thanh lọc hàng ngũ sĩ quan.
Lê Linh: Thiếu tướng Cộng quân Việt nam, chính uỷ quân đoàn 2 từ 1974.
Lê Hồng Phong: Được gửi đi Liên xô trong thập niên 1920, học trường chính trị Stalin và làm lính không quân Liên xô. Được Quốc tế cộng sản gửi về sau năm 1930, đứng đầu ban “Chỉ huy ở ngoài”, bị Pháp bắt năm 1940.
Lê Khả Phiêu: Phó chính uỷ quân đoàn 2 năm 1975. Tới 1991 làm tổng cục trưởng tổng cục chính trị thay Nguyễn Quyết.
Lê Trọng Tấn: Đại tướng, bí danh Ba Long, xuất thân hạ sĩ quan quân đội Pháp. Trong chiến tranh Đông dương I, làm tư lệnh sư đoàn 312. Trong chiến tranh Đông dương II, làm tham mưu trưởng Cục R. Năm 1972, chỉ huy quân đoàn 72 E đánh Quảng Trị. Tới 1975, chỉ huy cánh quân duyên hải đánh xuống miền Nam. Sau 1975, làm Tổng tham mưu phó quân đội. Năm 1980, thay Văn Tiến Dũng làm Tổng tham mưu trưởng. Chết bất ngờ năm 1986, sau khi được đề cử làm Bộ trưởng quốc phòng.
Lê Thanh: Năm 1979, thiếu tướng quân đội nhân dân Việt nam, tư lệnh phó quân khu I.
Lê Đức Thọ: Tên thật Phan Đình Khải, theo cộng sản từ 1925, từng bị cầm tù tại Sơn La. Năm 1949, được cử vào hoạt động tại miền Nam. Sau 1954, được cử làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng. Từ 1968 đến 1973, cố vấn cho Xuân Thuỷ tại Hội nghị Ba Lê. Được coi như cánh tay mặt của Lê Duẩn sau 1975, đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh với Campuchia. Bị mất chức năm 1986, khi đảng cộng sản phải “cải tổ” để xoa dịu sự bất mãn của nhân dân.
Liêu Thừa Chí (TQ): Chủ tịch Uỷ ban Hoa kiều Hải ngoại Vụ của Trung hoa, người đầu tiên công bố chính sách của Trung hoa đối với Hoa kiều hải ngoại.
Lưu Thiếu Kỳ (TQ): Chủ tịch nhà nước Trung quốc từ 1958 đến 1967. Là mục tiêu chính của Hồng vệ binh. Thầy dạy nhiều cán bộ lãnh đạo Cộng đảng Việt nam, trong đó có Hoàng Văn Hoan.
Lon Nol (Campuchia): Tham mưu trưởng quân đội Campuchia từ 1954. Đảo chánh Sihanouk năm 1970, và làm quốc trưởng tới 1974.
Lý Tiên Niệm (TQ): Phó Thủ tướng Trung quốc nhiều năm (từ 1962). Chủ tịch nhà nước Trung hoa từ 1983 đến 1988.
Mai Xuân Tần: Tham mưu trưởng Quân Đoàn 2 năm 1979. Sau thăng thiếu tướng.
Mao Trạch Đông: Chủ tịch đảng cộng sản Trung hoa từ 1945 đến 1976. Tư tưởng cũng như đường lối của Mao đã được các lãnh tụ cộng sản Việt nam tôn sùng và học tập.
Nghiêm Kế Tổ: Lãnh tụ Việt nam Quốc dân đảng có uy tín với Quốc dân đảng Trung hoa, từng can thiệp để cứu Hồ Chí Minh ra khỏi tù. Thứ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp 1945.
Ngô Đình Diệm: Thủ tướng rồi Tổng thống Nam Việt nam từ 1954. Bị giết trong vụ đảo chánh ngày 1-11-1963.
Ngô Điền: Đại sứ Việt nam tại Phnom Penh trước 1978 và sau 1979.
Ngô Đình Nhu: Em ruột và cố vấn cho Ngô Đình Diệm, bị giết cùng lúc với anh.
Ngô Trọng Hiếu. Đại sứ Nam Việt nam tại Phnom Penh thời Tổng thống Diệm. Dự phần trong các âm mưu lật đổ và ám sát Sihanouk.
Nhim Ros (Campuchia): Bí thư khu uỷ khu Tây Bắc của Khmer Đỏ, bị Pol Pot thanh trừng vào cuối năm 1977.
Nguyễn Hữu An: Từng tham dự trận Điện Biên Phủ với chức Trung đoàn trưởng. Tư lệnh quân đoàn 2 sau 1975. Sau trận chiến Đông dương III, được thăng trung tướng, thay Hoàng Minh Thảo làm Giám đốc Học viện quân sự.
Nguyễn Thế Bôn: 1975 tư lệnh phó quân đoàn 1, năm 1979 phụ tá cho Hoàng Cầm chỉ huy quân đoàn 4 để xâm lăng Campuchia. Năm 1980, được thăng làm một trong nhiều Tổng tham mưu phó quân đội.
Nguyễn Nhơn: Tư lệnh sư đoàn 2. Năm 1979 thay Nguyễn Hữu An làm tư lệnh quân đoàn 2 trong một thời gian ngắn.
Nguyễn Khắc Hào. Chính uỷ sư đoàn 3 trong trận chiến Việt Hoa. Mấy năm sau thăng thiếu tướng, tư lệnh quân đoàn 5 Tân lập.
Nguyễn Xuân Hoà: Thiếu tướng, tư lệnh binh đoàn 94, một binh đoàn được thành lập tại Campuchia, rút về nước năm 1987 và bị giải thể. Năm 1990, Nguyễn Xuân Hoà được cử làm chính uỷ quân khu VII.
Nguyễn Nam Hưng: Tư lệnh sư đoàn 303 thuộc lực lượng quân khu VII xâm lăng từ hướng tây bắc Tây Ninh.
Nguyễn Văn Linh: Bí danh Mười Cúc, bí thư thành uỷ Sài gòn năm 1975. Được vào Bộ Chính trị năm 1976. Tới 1986, được bầu Tổng bí thư. Được Gorbachev hậu thuẫn, phát động chính sách “đổi mới”.
Nguyễn Quyết: Tư lệnh quân khu III năm 1979, sau đó được thăng Thượng tướng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị từ năm 1987, thay Chu Huy Mân. Còn được giữ chức tư lệnh quân đoàn 68, một quân đoàn được thành lập năm 1979 để phòng thủ biên giới Việt Hoa. Quân đoàn này bị giải thể cuối năm 1980.
Nguyễn Sơn: Tốt nghiệp Hoàng Phố và phục vụ Cộng quân Trung hoa, theo Mao Trạch Dông chạy đến Diên An. Về nước sau 1945 được cử làm tư lệnh Liên Khu Tư. Vì bất hoà với Hồ và Giáp nên bị gửi trả về Trung quốc.
Nguyễn Cơ Thạch: Thứ trưởng ngoại giao năm 1979. Thay Nguyễn Duy Trinh làm ngoại trưởng năm 1980. Tới 1992 bị mất chức.
Nguyễn Quốc Thước: Tư lệnh quân đoàn 3 tại Campuchia sau khi Kim Tuấn tử trận. Năm 1988, thay Hoàng Cầm làm tư lệnh quân khu IV.
Nguyễn Duy Trinh: ngoại trưởng chính phủ cộng sản nhiều năm cho tới 1980.
Nguyễn Thanh Tùng. Thiếu tướng Cộng quân. Tư lệnh binh đoàn 99, một binh đoàn được thành lập để bình định Campuchia. Binh đoàn này rút về nước năm 1987, có lẽ đã bị giải thể. Hiện Tùng được cử làm chính uỷ kiêm tư lệnh phó quân khu IX.
Nguyễn Duy Thương: Tư lệnh sư đoàn 3, sư đoàn chính phòng thủ Lạng sơn.
Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại sứ Việt nam tại Bắc kinh trong thời gian tranh chấp.
Nguyễn Văn Vịnh: Trung tướng Cộng quân, bị kết tội làm gián điệp cho Liên xô trong những năm Liên xô chủ trương “xét lại”. Nhưng chỉ bị giáng xuống thiếu tướng khi Việt nam muốn lấy lòng Liên xô.
Nguyễn Trọng Xuyên: Chính uỷ quân khu III năm 1979. Hiện là tổng cục trưởng tổng cục hậu cần.
Nuon Chia (Campuchia): Nhân vật số 2 của Khmer Đỏ sau Pol Pot.
Pen Sovan (Campuchia): Cán bộ Cộng Sản Campuchia. Tập kết đi Hà nội năm 1954, đeo quân hàm thiếu tá Cộng quân Việt nam trước khi được đưa về năm 1979. Được đề cử làm Chủ tịch đảng cộng sản mới thành lập năm 1979, sau đó bị mất chức vì không được lòng cán bộ Việt nam.
Phạm Văn Ba: Đại sứ Việt nam tại Phnom Penh trước 1978.
Phạm Văn Đồng. Bí danh Lâm Bá Kiệt, theo cộng sản rất sớm. Học trường Bưởi nhưng bỏ học vì rớt Tú tài. Bộ trưởng Tài chánh năm 1945. Thủ tướng Bắc Việt từ 1954 đến 1975, Thủ tướng cả nước từ 1975 đến 1986. Nơi nào, lúc nào mà Đồng làm Thủ tướng có lẽ là thời gian và nơi chốn mà nhân dân Việt bị nghèo đói và điêu linh nhất.
Phạm Hùng: Tên thật Phạm Văn Thiện, trong thời kỳ chiến tranh Đông dương III, đứng hàng thứ tư trong Bộ Chính trị. Sau đó có lúc được làm Thủ tướng một thời gian ngắn.
Phan Hiền: Một trong nhiều Thứ trưởng ngoại giao của Việt nam.
Phương Nghị (TQ): Cán bộ Cộng đảng Trung hoa. Từ 1961, là Chủ tịch Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trực tiếp phụ trách công tác viện trợ cho Việt nam trong nhiều năm. Năm 1978 là Phó Thủ tướng.
Pol Pot (Campuchia): Tên thật Saloth Sar. Lãnh tụ Khmer Đỏ.
Sam Sary (Campuchia): Cựu cố vấn của Sihanouk. Đại sứ Campuchia tại Luân Đôn năm 1957. Trở thành đối lập sau khi bị triệu hồi. Mất tích từ 1962, có lẽ bị Sihanouk cho người ám sát.
Siêu Heng (Campuchia): Nhân vật số 2 phong trào cộng sản Campuchia trong chiến tranh Đông dương I. Hồi chánh Sihanouk năm 1959.
Sihanouk Norodom (Campuchia). Hiện đã trở về làm Quốc trưởng Campuchia, một chính trị gia khôn khéo, nhưng cũng gặp nhiều phen trầm từ khi cầm quyền trong một nửa thế kỷ qua.
Sirik Matak (Campuchia): Đối thủ chính trị của Sihanouk, cùng Lon Noi đảo chánh năm 1970. Từ chối di tản, và ở lại bị Khmer Đỏ giết.
So Khaeng (Campuchia): Đại sứ Campuchia tại Hà nội tới 1977, về nước bị thanh trừng vì bị một viên chức ngoại giao Hà nội “ôm hôn thắm thiết” khi từ giã tại phi trường.
So Phim (Campuchia). Cán bộ lãnh đạo Khmer Đỏ, từng giữ những chức Uỷ viên thường vụ đảng, phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, tư lệnh quân khu Đông. Bị Pol Pot thanh trừng ngày 2-6-1978.
Son Sann (Campuchia): Cựu Bộ trưởng Tài Chánh thời Sihanouk trước kia, lập một Mặt trận giải phóng sau khi Việt nam xâm lăng, hiện đứng đầu một trong ba thành phần của chính phủ liên hiệp.
Son Sen (Campuchia): Bộ trưởng quốc phòng của Khmer Đỏ.
Sơn Ngọc Minh Campuchia) Chủ tịch đầu tiên của cộng sản Campuchia, tập kết đi Hà nội năm 1954 rồi chết ở Bắc kinh.
Sơn Ngọc Thành (Campuchia). Chính khách Campuchia, sinh tại Nam Việt nam. Bộ trưởng ngoại giao rồi Thủ tướng năm 1945.
Souphanouvong (Lào) Thuộc hoàng tộc Lào, theo cộng sản, được giữ chức Chủ tịch nhà nước sau 1975.
Sùng Lãm: Tư lệnh đặc khu Quảng Ninh sát biên giới Việt Hoa năm 1979.
Sử Chân Hoa (TQ): Tư lệnh hải quân Trung hoa năm 1979
Ta Mok (Campuchia): Tên thật Chhit Chhoeun, bí thư khu uỷ khu Tây Nam, sau được cất nhắc làm Tổng tham mưu trưởng quân Khmer Đỏ.
Ta Po (Campuchia): Tư lệnh quân khu Đông sau khi So Phim bị thanh trừng.
Tauch Phoem (Campuchia): Bộ trưởng Công Chánh Khmer Đỏ bị thanh trừng ngày 26-1-1977
Tôn Hạo (TQ): đại sứ Trung hoa tại Campuchia trong thời gian 1975-1978
Tou Sanmouth (Campuchia): Tổng bí thư Đảng Lao động Campuchia từ 1960. Mất tích năm 1962, có lẽ bị Pol Pot ám sát để đoạt quyền.
Trần Xuân Bách: Trưởng đoàn B68, phụ trách cố vấn hành chánh cho chính quyền Hồng Samrin. Năm 1986, được bầu vào Bộ Chính trị, nhưng bị loại năm 1990 vì chủ trương đổi mới thực sự.
Trần Tử Bình. Theo cộng sản rất sớm. Chính uỷ trường Lục quân trong chiến tranh Đông dương I. Sau làm đại sứ Bắc Việt tại Bắc kinh. Bị thất sủng vì thân Trung hoa.
Trần Canh (TQ): Đại tướng Trung quốc, tốt nghiệp Hoàng Phố. Cố vấn đặc biệt cho Hồ Chí Minh trong chiến dịch biên giới 1950. Chết năm 1955 khi đang giữ chức Thứ trưởng quốc phòng.
Trần Bá Đạt (TQ). Thăng tiến nhờ ở cuộc Cách mạng Văn Hoá. Hàng thứ năm trong Bộ Chính trị năm 1966. Bị phe Đặng Tiểu Bình thanh trừng năm 1976 khi đang là bí thư thành uỷ Thượng Hải.
Trần Trọng Kim: Học giả, Thủ tướng đầu tiên của Việt nam, nổi tiếng về đạo đức và sự thanh bạch. Tác giả nhiều bộ sách biên khảo giá trị như Việt nam sử lược, Nho Giáo.
Trần Tích Biên (TQ): Tư lệnh quân khu Bắc kinh từ 1974. mất chức năm 1980 vì thuộc phe Hoa Quốc Phong.
Trần Nghiêm Thay Lê Đức Anh làm tư lệnh quân khu IX năm 1977.
Trần Chí Phong (TQ). Đại sứ Trung hoa tại Hà nội tướng thời gian tranh chấp.
Trần Hải Phụng: Cựu tư lệnh sư đoàn 303, giữ chức tư lệnh đặc khu Sài gòn từ hơn mười năm nay.
Trần Hồng Quý (TQ): Phó Thủ tướng Trung hoa, xuất thân giám đốc Đại trại, một nông trường tập thể khuôn mẫu từng được lấy làm điển hình “Nông nghiệp học tập Đại trại công nghiệp học tập Đại khánh”. Mất chức năm 1979 vì thuộc phe Hoa Quốc Phong.
Trần Văn Trà. Bí danh Tư Chi, hoạt động cộng sản ở miền Nam suốt trong hai cuộc chiến Đông dương I và II. Sau 1975, được cử tư lệnh quân khu VII, tới 1977 thì mất chức.
Trần Trọng Trai: Tư lệnh sư đoàn 304 thuộc quân đoàn 2 trong thời gian xâm lăng Campuchia.
Trần Văn Trân: Tư lệnh phó quân đoàn 4, cựu tư lệnh sư đoàn 341, mất chức này năm 1975 sau khi sư đoàn này bị sư đoàn 18 VNCH đánh tan tại Xuân Lộc.
Trần Độc Tú (TQ) Chủ tịch đảng đầu tiên của Cộng đảng Trung hoa từ 1921 đến 1927.
Trần Thanh Vân. Tư lệnh sư đoàn 5 Cộng quân Việt nam.
Triệu Tử Dương (TQ): Uỷ viên Bộ Chính trị Cộng đảng Trung hoa năm 1979. Thủ Tướng 1980. Thay Hồ Diệu Bang làm Tổng bí thư 1987. Mất chức năm 1989 ngay trước khi xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn.
Trương Đình Dzu: Cựu Luật sư tại Nam Việt nam, thành lập thành phần thứ ba”. Bị bắt ra Côn Đảo. Sau 1975, được cộng sản thả ra một thời gian ngắn rồi bị bắt lại.
Trương David: Con Trương Đình Dzu, bị toà án Hoa kỳ kết án về tội gián điệp. Định cư ở Hoà Lan sau khi mãn hạn tù.
Trương Xuân Kiều (TQ): Một trong lũ bốn người. Trong cuộc Cách mạng Văn Hoá, được bầu Ban thường vụ Bộ Chính trị. Năm 1975 là Phó Thủ tướng. Sau cuộc thanh trừng năm 1976, bị bắt và bị xử tử.
Vance, Cyrus (Mỹ): ngoại trưởng Hoa kỳ năm 1979. chủ trương hoà hoãn với cả Trung hoa lẫn Liên xô.
Văn Tiến Dũng. Từng bị bắt vì tội sát nhân năm 1944, thoát nạn nhờ Nhật đảo chính Pháp. Vì xuất thân lao động, nên được đặc biệt nâng đỡ. Được phong thiếu tướng từ 1948, Tư lệnh sư đoàn 320 năm 1952. Sau thất bại của mùa hè đỏ lửa năm 1972, Võ Nguyên Giáp bị mất chức, Dũng lên thay làm Tổng tham mưu trưởng, rồi Bộ trưởng quốc phòng năm 1980. Bị đảng khai trừ năm 1986 để xoa dịu sự bất mãn của binh sĩ đối với lãnh đạo.
Vi Quốc Thanh (TQ): Đại tướng Trung quốc. Phụ trách tiếp vận cho chiến dịch biên giới của Việt nam năm 1951. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trong thời gian chiến tranh Đông dương III. Gốc người Nùng.
Võ Văn Dần: Cựu Tư lệnh Sư Đoàn 9 Cộng quân Việt nam. Từ 1975, tư lệnh phó quân đoàn 4, sau 1980 thay Hoàng Cầm làm tư lệnh.
Võ Nguyên Giáp: Đại lượng cộng quân Việt nam, nổi liếng nhờ trận Điện Biên Phủ. Đứng hàng thứ 5 trong Bộ Chính trị năm 1955, rồi mất dần quyền hành sau thất bại của Tết Mậu Thân và mùa hè đỏ lửa. Tới 1980 thì mất luôn chức Bộ trưởng quốc phòng
Vorn Veth (Campuchia): Một lãnh tụ Khmer Đỏ, cựu Bí thư Thành uỷ Phnom Penh, bị bắt vào Tuol Sleng ngày 2-11-1978 và bị xử tử.
Vũ Cao: Tư lệnh sư đoàn 341 Cộng quân Việt nam trong cuộc chiến Đông dương III.
Vũ Lập: Tư lệnh quân khu II trong thời gian chiến tranh biên giới.
Vũ Hán (TQ): Phó Thị Trưởng Bắc kinh khi bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hoá. Tác giả vở kịch “Hải Thuỵ bị mất chức”.
Vương Chân (TQ): Phó Thủ tướng Trung hoa trong thời gian chiến tranh biên giới. Phạm lỗi lầm chiến thuật khi báo trước sẽ không tiến vào châu thổ sông Hồng. Nổi tiếng tàn nhẫn và khát máu (đích thân ngồi xe lăng tấn công sinh viên trong vụ thảm sát Thiên An Môn 1989)
Uông Đông Hưng (TQ): Uỷ viên Bộ Chính trị. Chỉ huy biệt đội 8341 bảo vệ các yếu nhân đảng. Góp phần quan trọng trong việc thanh toán Lũ bốn người. Phó Chủ tịch đảng từ 1977, đến 1980 thì mất chức.
Vương Minh (TQ): đối thủ của Mao Trạch Đông trong những năm đầu tiên của Cộng đảng Trung hoa. Nhờ sự nâng đỡ của Quốc tế cộng sản, được cử làm Tổng bí thư đảng một thời gian ngắn trong năm 1931 khi mới 24 tuổi.
Vương Hồng Văn (TQ): Một trong “Lũ bốn người”, sau bị bắt và bị tù chung thân.
Vương Thừa Vũ: Cựu Tư lệnh sư đoàn 308. Năm 1954, chủ tịch Uỷ ban tiếp quản Hà nội, sau làm tư lệnh quân khu III, rồi Tổng tham mưu phó huấn luyện. Không hiểu căn cứ vào tài liệu nào, Douglas Pikes cho tên thật Vũ là Vương Văn Giao, rất giỏi toán, trong khi trong cuốn “Trưởng thành trong chiến đấu”, Vũ nhận tên thật là Nguyễn Văn Đồi, và hồi nhỏ chỉ học võ Tàu.
Woodcock, Leonard (Mỹ): Cựu chủ tịch nghiệp đoàn công nhân xe hơi, trưởng phái đoàn thiện chí Mỹ qua thăm Việt nam năm 1976, khuyến dụ Việt nam thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai năm sau, khi làm trường phái bộ liên lạc Hoa kỳ lại Bắc kinh, lại khuyến cáo Tổng thống Carter đình hoãn chuyện đó.
(Bảng liệt kê danh sách, gồm những người ít nhiều liên quan đến thời cuộc lúc đó. Để giúp cho việc tra cứu và cập nhật hoá, tác giả đưa ra thêm một số người đã không được nêu ra trong cuốn sách).