Chủ tịch xã Lê Phồn ra lênh đanh và dứt khoát:- Tất cả rút lui. Một mình tôi ở lại.- Không được. Cháu ở lại với chú.- Em xin ở lại cùng rút lui với anh.- Anh Phồn ơi! Tất cả cùng đánh, cùng sống, cùng chết. Anh cho em ở lại với anh! Ông Phồn đứng bật dậy:- Tôi chủ tịch xã ra lệnh:- Rút lui theo kế hoạch tác chiến! Tất cả im lặng. Loạt đạn rát rạt của địch bên kia sông cũng im bặt. Ông ôn tồn- Các đồng chí hãy nghe tôi. Chúng ta rút lui không phải thua mà phải bảo toàn lực lượng cho kháng chiến. Tôi có kinh nghiệm ở lại cản địch rồi rút sau. Đồng chí cấp dưỡng nấu nồi cháo thiệt ngon bồi dưỡng cho anh em nghe. Tôi sẽ về ăn cháo với các đồng chí! Bây giờ, đồng chí Trần Thuận chỉ huy anh em rút lui an toàn. Nhớ qua bên kia sông là đánh đắm thuyền ngay. Tôi sẽ rút lui theo đường của tôi. Các đồng chí yên tâm! Lúc này thời gian là vàng. Lệnh của tôi là cao nhất. Chỉ có một tiếng nói: Rút! Người chạy theo đoàn quân rút lui cuối cùng bỗng quay trở lại, chạy ào đến nhà chỉ huy như cơn lốc. Lê Phồn hét to:- Ai đứng lại, không tôi bắn!- Cha ơi! Con đây. Lê Soán phục dưới chân cha:- Cha ơi cho con được ở lại bên cha.- Không được con ơi! Con phải thắng, phải về với mạ, với em- Nhưng còn cha- Nói đến sự cùng, nếu cha hy sinh thì con là chỗ dựa duy nhất của mạ con của cả gia đình mình. Thôi con hãy rút lui với anh em. Đứng quá lo cho cha. Xung quanh Lê Phồn là những băng đạn, những lựu đạn và cả cây dao rựa sắc lẹm, sáng quắc. “Ý cha là tử thủ đến viên đạn cuối cùng”. Hiểu ra, Lê Soán ôm chặt cha khóc nức nở. Ông Phồn ôm con vào lòng, xoa nhẹ lên mái tóc rễ tre khét nắng của con trai. Giọng ông trầm xuống. - Lúc này không còn chỗ cho nước mắt con ạ. Không gian yên tĩnh lạ lùng. Du kích lặng lẽ rút lui. Địch kiên nhẫn ém quân. Khoảng lặng quý giá cho cha con ông Phồn sống bên nhau. Và khoảng lặng quá ngắn ngủi, như một khoảnh khắc có thể làm con người ta mềm lòng. Ông Phồn đẩy nhẹ, nhìn thẳng vào mắt con trai:- Đi đi con- Không! Cha ơi- Tôi chủ tịch xã ra lệnh - đồng chí Lê Soán rút. Thi hành ngay. Mé sông. Bọn địch phát hiện đường rút lui của du kích chặn đánh quyết liệt. Lê Phồn ôm chặt con trai rồi đẩy nhẹ ra khỏi hầm chỉ huy. Lê Soán gạt nước mắt kêu to: “Cha!” rồi vụt chạy. Hai gọng kìm của địch xiết dần, xiết dần đến nhà chỉ huy. Tiếng súng phía bờ sông im hẳn, hoả lực địch tập trung vào nhà chỉ huy. Hướng rút lui của Lê Soán có tiếng súng nổ. Kiểu bắn điểm xạ của Lê Soán. Ông Phồn bồn chồn: Con trai chia lửa, hút hoả lực địch, hay mở lối tấn công. Lúc này ông không thể kiểm soát được con trai. Tiếng súng rộ lên hướng Lê Soán, nghe rõ tiếng tên chỉ huy: “Bắt! bắt sống Việt Minh”. Lê Phồn nổ súng. Hoả lực địch tập trung về phía ông. Hơn chục tên khố xanh, khố đỏ đang bò lên con dốc nhà chỉ huy. Đợi thật gần, ông Phồn ném lựu đạn. Khói mịt mù, địch kêu la. Tiếng súng hướng Lê Soán im hẳn. Lê Phồn vận động theo giao thông hào đến gần chân dốc nghe rõ tiếng tên chỉ huy chửi rủa.- Chúng mày là một lũ ăn hại. Có mỗi tên Việt Minh mà không bắt được. Ông Phồn thở phào quay lại hầm chỉ huy. Ông Phồn quấn điếu thuốc to bằng ngón tay. Thuốc quẩn thuốc, dòng khói nặng trĩu, bay là là mặt đất. Ông tự hỏi: tại sao bọn địch lại mở trận càn bất ngờ và quá lớn như vậy, đúng lúc đoàn cán bộ của tỉnh, của khu đang họp. Lộ bí mật do việt gian hay có nội gián? Ông tính sau trận càn này phải rà soát lại toàn bộ quy chế bảo vệ chiến khu. Việc trước mắt là thu hút hoả lực địch để cán bộ, du kích rút lui an toàn. Bọn địch đã hình thành ba mũi tấn công vào hầm chỉ huy. Súng máy quét ràn rạt. Ụ đất trước cửa hầm bị cày xới. Không có tiếng súng bắn trả. Quân địch dàn hàng ngang tràn vào. Chờ đến thật gần, Lê Phồn ngắm chính xác tên chỉ huy bóp cò. Hắn ngã bật ra phía sau. Ông đứng thẳng người ném cả chùm lựu đạn. Tốp đi đầu tan tác. Mũi phía sau bắn xối xả. Cánh tay trái ông tê dại, máu đầm đìa. Ông ghì súng, bóp cò. Răng cắn giật nụ xoè, tay ném lựu đạn. Tiếng súng và lựu đạn nổ liên tục. Chỉ một mình ông mà bọn địch tưởng cả một cứ điểm đang chống trả. Hết đạn, chúng ùa lên bắt sống ông. Lê phồn ngồi yên, hai chân xếp bằng, một tay rỉ máu, tay kia cầm dao rựa sắc lẹm. Tên chỉ huy cánh quân sau lưng gầm lên: - Đầu hàng đi Lê Phồn lừ mắt:- Mi là chỉ huy hử - đến gần đây, ta thảo luận quy chế đầu hàng.- Ha ha, hơ hơ… thằng Việt minh này lạ thiệt. Đầu hàng là đầu hàng, cần chi phải quy chế. Lê Phồn quắc mắt:- Tao chỉ huy Việt Minh ở đây. Đứa đến bắt tao phải là chỉ huy của chúng bay. Thằng chỉ huy cười sằng sặc đến giật vai Lê Phồn. Ông vung dao rựa. Năm tên lính xông vào. Ông đứng thẳng dậy. Lựu đạn bật nắp đồng loạt nổ vang trời. Thằng chỉ huy và năm tên lính chết ngay, mắt trợn ngược. Hình hài và linh hồn của chủ tịch Lê Phồn quyện vào khói lựu đạn hoà vào dòng, sông Sa Lung. Anh em du kích nhặt từng miếng thi thể của chủ tịch Lê Phồn thận trọng đặt vào quan tài phủ cờ đỏ sao vàng. Mộ ông đặt trên đồi cao chiến khu lộng gió. Lê Soán nhặt bảy chiếc vỏ đạn súng trường nơi cha hy sinh gói cẩn thận đặt sâu trong ba lô. Ngày giỗ cha, anh đặt trang trọng bẩy vỏ đạn lên bàn thờ: “cha ơi! Con đi suốt cả cuộc đời này để trả thù cho cha”. Trần Thuận ôm chặt vai bạn đang rung lên trong tiếng nấc.- Bây giờ tôi mới hiểu vì sao anh không rời bảy chiếc vỏ đạn súng trường.