Làm bác sĩ thế nào

Một buổi tối, tôi đang uống trà thì có một chàng thanh niên rất trẻ, có thể nói hầu như trẻ con, với những sợi ria rất mờ, đến thăm.
 Anh ta nói:
 - Thưa thầy.
 - Ấy, cứ gọi tôi là chú, hay bác thôi, cho nó thân mật.
 - Không, thưa thầy. Mọi người đều nói thầy là bậc chữ nghĩa, đáng tin. Em không dám làm mất thì giờ của thầy. Xin thầy cho em lời khuyên để bước vào đường đời ạ.
 Tôi mỉm cười theo cách để cậu bé yên lòng, nói:
 - Được, vậy em muốn hỏi tôi điều gì?
 - Thưa thầy, em muốn hỏi nên làm nghề gì cho tốt ạ?
 - A, chữ tốt có năm bảy đường.
 - Em muốn làm nghề gì đóng góp nhiều cho xãhội, lại làm em hạnh phúc.
 - Cậu đòi hỏi nhiều quá. Thôi, vậy cậu muốn làm gì?
 - Em muốn làm những nghề nhân đức như thầy thuốc, kỹ sư, nhà văn...
 - Thế cơ à?
 Tôi thực sự kêu lên.
 - Thời buổi này mà vẫn có người như thế cơ à. Quý lắm đấy.
 - Dạ. Thế em có nên làm bác sĩ không ạ?
 - Sao cậu cứ nhất định phải chọn nghề thầy thuốc?
 - Dạ, vì nó cao quý lắm ạ. Cứu người, đẩy lùi cái chết. Được làm việc ở những nơi trang nghiêm.
 - Nên lắm em ạ.
 - Nên ạ?
 - Phải.
 Cậu bé lộ vẻ phấn khởi:
 - Em có khát vọng tự tay đẩy lùi những căn bệnh thế kỷ.
 - Cao quý lắm.
 - Thế ạ?
 - Phải. Trước tiên cậu được mặc áo blu trắng. Cố nhiên sau khi tốt nghiệp, và xin được việc làm như ý.
 - Vâng.
 - Thế rồi cậu sẽ ngồi sau một bàn giấy to.
 - Vâng.
- Mọi người sẽ nhìn vào chỗ cậu, trông chờ chỉ một mình cậu thôi.
 - Vì họ muốn em chữa khỏi bệnh mà.
 - Phải. Cậu sẽ làm họ hy vọng. Cậu nhìn những chỗ họ bị tổn thương, nói phải như thế này như thế kia thì mới khỏi bệnh được.
 - Đó là chức trách của em.
 - Đúng quá đi mất. Chức trách của cậu, đầu tiên, là an ủi người bệnh. Sau đó cậu sẽ kê đơn. Cậu kê đơn như thế nào?
 - Dạ, em kê đúng bệnh đúng thuốc, diệt tận căn, trừ mọi triệu chứng.
 - Này, cậu chắc gì biết đúng bệnh của người ta mà kê đúng thuốc được. Sau nữa, dù cậu chẩn đoán đúng, thì lấy đâu ra thuốc cho họ?
 - Có nhà nước, hoặc các hiệu thuốc chứ ạ.
 - Vớ vẩn. Thế cậu định moi rỗng kho nhà nước, tự gánh lấy tội hà lạm công quỹ à? Thế này nhé, chẳng hạn họ là bệnh nhân da liễu, cậu sẽ kê cho họ cồn rửa.
 - Vâng.
 - Sau đó là nước xanh.
 - Vâng.
 - Cuối cùng là tuýp mỡ đáng năm trăm đồng.
 - Đấy chỉ là những thuốc ban đầu thôi ạ.
 - Đấy là tất cả. Dù bệnh nhân có da liễu kiểu gì,
cậu cũng chỉ kê đại loại như thế thôi đã. Bảo hiểm y tế của họ chỉ đáng hưởng như thế, kể cả khi họ phải đóng hai mươi phần trăm. Thế cậu sẽ làm gì, nếu bệnh nhân của cậu lại là nội khoa?
 - Dạ, em sẽ chẩn bệnh ngay.
 - Không, thật ngớ ngẩn. Cậu sẽ viết một phiếu chụp X quang, điện tâm đồ, chụp cắt lớp não, hay bất cứ thứ gì cậu thích. Lúc đó rồi sao? Các đồng nghiệp sáng ý của cậu sẽ hiểu ngay phải làm gì. Họ sẽ ra những giá chính thức và làm luật mà không một người có thu nhập bình thường nào chấp nhận được cả!
 - Thế thì vô lý quá.
 - Không vô lý một tí nào. Bảo hiểm y tế không đủ chi dùng, thì phải lấy từ túi bệnh nhân chứ. Ai bảo họ mang bệnh. Ai bảo họ không đeo khẩu trang, mặc bảo hộ lúc làm việc. Ai xui họ đi lại ngoài đường, hay trèo lên mái đảo lại ngói đâu. Họ tự làm ra bệnh, còn kêu ca bác sĩ nỗi gì. Và bây giờ mới là mấu chốt đây. Cậu có nhận thấy các cửa hàng dược phẩm rất sẵn ở ta không?
 Cậu thanh niên gật đầu xác nhận một cách đề phòng.
 - Thế nếu thuốc không bán được thì sao? Các cửa hàng chết đói à? Nhưng không, không bao giờ như thế đâu nhé. Nghĩa là luôn luôn có người mua thuốc, dù không có đơn.
 - Bệnh nhân không tin bác sĩ ạ?
 - Không phải họ không tin. Có điều họ tin ở họ hơn. Họ tự biết bệnh họ hay bị thì dùng loại thuốc nào tốt nhất mà không cần qua các bệnh viện trạm xá để bác sĩ kém đủ các hạng phán linh tinh, ra đủ loại thuốc mà có khi làm bệnh nặng thêm. Thế cậu làm thế nào để thầy yêu, bạn quý, bệnh nhân tin tưởng?
 - Em sẽ tuân theo y đức.
 - Cậu nói cứ như sách ấy. Phải làm thế này cơ: Ngoài quy định cấp phát bảo hiểm, cậu cứ kê đơn thuốc thật đắt tiền vào. Bệnh nhân sẽ tự nhủ, thuốc ngoại mới lạ, giá cao cắt cổ, hẳn phải có công hiệu kỳ diệu chứ. Thế là họ sung sướng bỏ tiền ra mua. Dược sĩ biết ơn anh, nếu anh liên kết làm ăn với họ, anh được họ lại quả đều đều.
 Tôi mệt mỏi hớp một ngụm trà. Rồi lại hỏi:
 - Thế cậu có định dự trữ thuốc y. Chúng mày không biết sinh mệnh tao quý như thế nào hay sao. Tao chết thì vợ tao, con tao, gia đình tao trông vào đâu. Sự nghiệp của tao còn dở dang. Đồ khốn nạn!
 Anh hướng cái nhìn căm hờn vào hình thù bé nhỏ lờ mờ sát cạnh:
 - Con đĩ kia. Tao mà khỏe mạnh, tao bóp cổ mày. Mày giữ tao lại hành lang này. Không có mày, tao đâu phải chết nhục nhã như thế này, chết vùi chết khát.
 Hạ ngồi cuộn tròn người, lặng lẽ khóc:
 - Nhưng mà anh lúc đó giữ em lại đấy chứ. Anh bảo em là...
 - Bọn cấp cứu khốn nạn. Chúng mày phè phỡn trên đó, lấy tiền, rồi cút về nhà. Chúng mày có cần biết đến ai. Tao mà ra được, tao giết tất.
 Hạ khẽ nói:
 - Đừng nói nữa anh, để giữ sức.
 - Câm mồm.
 Anh lại ngất đi.
 Khi tỉnh dậy, anh nghe tiếng gõ của Hạ. Những tiếng gõ rời rạc, thưa thớt, yếu ớt.
 Nam nghĩ lại. Anh hiểu, Hạ kiệt sức.
 Anh thều thào nói:
 - Kéo anh lại. Để chân anh chạm vào tường kia.
 Hạ im lặng.
 Nam nói:
 - Để anh giúp em phát tín hiệu.
 - Anh không làm nổi điều đó đâu.
 - Chúng ta phải cứu nhau chứ.
 Hạ cúi xuống mình Nam. Cô thấy thân thể Nam là tảng đá khổng lồ đối với cô. Cô có cảm tưởng mình phải lay chuyển một vật không thể lay chuyển.
 Nhưng bằng cách nào đó, chân Nam đã chạm mảnh tường của hành lang.
 Anh đạp chân nào nó.
 Nhưng chỉ vài cái đạp, anh hiểu mình phí sức vô ích. Anh đã kiệt lực. Mỗi cái đạp là sự tra tấn đối với anh. Sự đau đớn rung chuyển toàn thân thể.
 Anh lơ mơ, rồi chìm vào trạng thái bất định. Anh thấy lại mình xưa kia trẻ trung trai tráng. Anh cùng người yêu đầu tiên dắt tay nhau đi dạo phố.
 Anh bảo Hạ:
 - Nếu em còn sống, hãy bảo mọi người rằng anh đã rất yêu họ.
 Rồi anh ngoặt đầu sang bên.
 Hạ sờ tay dưới mũi Nam, rồi nhặt viên gạch lên, dùng hai tay gõ như điên dại vào tấm bêtông. Cô hiểu anh có thể chết, vì anh bị thương nặng đã lâu. Cái chết của anh làm cô sợ hãi xiết bao.
 Viên gạch đối với cô giờ đây nặng hơn một quả tạ thật lớn.
 Cô gập chúi người xuống. Viên gạch rơi thẳng vào đầu gối cô. Hạ kêu lên đau đớn. Cô đưa cả hai tay bóp chặt lấy chỗ bị thương.
 Cô nghĩ:
 - Đói thật, nhưng nếu có nước, ta sẽ sống được đến khi mọi người cứu ta ra.
 Cô nhìn xuống bụng mình.
 Không, thậm chí cô cảm thấy bụng mình cũng đã khô không khốc như chiếc bình gốm ngoài nắng.
 Cô phảng phất nghe tiếng rên của Nam.
 - Anh ấy mất nước nhiều hơn mình.
 Cô quay lưng lại phía Nam, nhìn chằm chằm vào chỗ trước đây là một cây cột.
Cô chần chừ rất lâu.
 Nam chợt tỉnh. Anh thấy ngay môi mình hơi ướt, răng, lưỡi cũng vậy. Anh sung sướng kêu lên:
 - Có nước!
 Anh vẹo đầu tìm kiếm.
 - Nước! Đâu đây có nước!
 Tiếng Hạ buồn buồn:
 - Không đâu có nước cả.
 - Thế mà hình như anh vừa uống nước.
 Nam bỗng im mặt. Anh vừa sung sướng vừa tủi hổ.
 Hạ cầm viên gạch lên, nhưng lần này chưa được một tiếng gõ, cô đã lăn quay.
 - Hạ ơi, em đừng chết nhé.
 Nam thì thào.
 Anh dùng hai chân kẹp lấy một mẩu gạch, đập chát một cái xuống nền nhà. Sau đó, anh lại kiên nhẫn kẹp mẩu gạch lên, thả nó xuống.
 Hạ hồi lại, nhặt viên gạch của cô, nhưng nó bất động trong tay cô.
 Họ đều thực sự tuyệt vọng.
 Hạ lết lại phía Nam, đưa tay vuốt ve anh:
 - Anh chàng đẹp trai của em.
 Nam nhìn cô một cách biết ơn. Anh hé miệng, Hạ cúi xuống. Họ hôn nhau với niềm xúc động khôn tả. Đó là nụ hôn của con người dưới địa ngục.
 Nam thực dạ nghĩ Hạ là người đàn bà cuối cùng mà anh may mắn được biết.
 Khi Hạ mở mắt, cô ngỡ ngàng vì ánh sáng chói lòa.
 Người hộ lý vui mừng nói:
 - Cô tỉnh rồi! Xin chúc mừng.
 - Anh Nam ở đâu?
 - Bạn cô ấy à? Ở phòng bên.
 - Còn sống chứ?
 - Đương nhiên. Người ta tìm thấy cô chú đúng lúc. Khi đó, cô chú như chết thật rồi.
 - Ơn trời phật.
 - Có một người quả quyết anh ta nghe thấy tiếng gõ dưới đống gạch, trong khi không ai nghe thấy gì. May mà mọi người cuối cùng đã tin anh ấy.
 - Em lúc đó trông xấu xí lắm phải không?
 - Phải, tay cô đầy máu, bầm dập.
 Hạ mỉm cười yếu ớt.
 - Cho em mượn cái gương.
 Người hộ lý cười hiền lành:
 - Rồi cô sẽ xinh đẹp như xưa. Chị muốn hỏi, cô chú là người yêu của nhau phải không? Hay vợ chồng?
 Hạ cười hạnh phúc:
 - Chị thấy như thế à? Chị có thấy em gầy gò xấu xí lắm không? Người ta hay bảo, em làm gì cũng đoảng vị đấy.
 24/2/1999
cho riêng mình không?
 - Tủ thuốc cá nhân ấy ạ?
 - Ừ, tủ cá nhân để cung ứng cộng đồng ấy mà.
 - Dạ, có. Cổ kim, đông tây, thầy thuốc nào cũng có kho dược riêng.
 - Phải lắm! Thế cậu làm thế nào tiêu thụ chúng?
 - Thì khi cháu, hoặc bệnh nhân cần.
 - Không được! Dứt khoát không được dùng phí phạm! Cậu phải nhìn mặt bệnh nhân, một khi họ tỏ ra bối rối hoang mang cực độ, thì phải bắt họ chờ đợi thật lâu, rồi ngoáy ra giấy dòng chữ mà không một ai, kể cả dược sĩ cao cấp biết được nó là tên thuốc gì. Sau đó, khi bệnh nhân đãtìm bốn phương tám hướng mà không thấy thuốc đó, thứ thuốc cải tử hoàn sinh đó, thì cậu nói cậu có. Chỉ một mình cậu có, rõ chưa. Khi đó, một khi họ đã phải hầu như quỳ xuống chân cậu rồi, thì cậu lấy từ tủ cá nhân ra bất cứ thuốc nào cậu muốn, đưa cho người ta dùng. Dù phải mua với bất cứ giá nào, bệnh nhân cũng hàm ơn cậu vô kể. Dĩ nhiên cậu đừng lú mà cho họ thứ thuốc gây tử vong.
 - Tiêu cực thế kia ạ?
 - Thế rồi, khi cậu đãnổi tiếng là người có lắm phương thuốc lạ, là “người giời” rồi, thì cậu bắt đầu tuyên bố là mình sắp sáng chế ra loại thuốc rẻ tiền chữa được những căn bệnh trầm kha như ung thư, yếu sinh lý, AIDS... Với phong cách bí ẩn mà tôi tin cậu đủ khôn ngoan tạo ra cho mình, tôi tin cậu sẽ thành công lớn đấy.
 - Thầy nói làm em nghi ngờ.
 - Cậu nghi ngờ tôi phải không? Khi cậu đãnổi tiếng và giàu có rồi, nhớ làm việc từ thiện. Cậu sẽ trở thành anh hùng dân tộc. Khi đó, có thể người ta sẽ đúc tượng đồng của cậu.
 Tôi khoan khoái ngửa mình trên chiếc ghế dựa cổ lỗ sĩ:
 - Đó, đó là những điều chỉ ra cho cậu thấy làm bác sĩ có nên không. Còn quyết định hay không, tùy cậu chọn.
 Cậu thanh niên lắp bắp:
 - Thế còn những nghề khác em thích ạ?
 Tôi mỉm cười:
 - Cậu ơi, kỹ sư thì khó mà làm cho người khác phải lệ thuộc cả phần xác lẫn phần hồn vào cá nhân mình, nhà văn lại càng như thế.
 Cậu bé giận dữ đứng lên:
 - Bác nói thế nào ấy! Dù sao, cháu cũng chọn nghề cháu thích. Cháu nghĩ nghề nào lương thiện cũng tốt, và những người trong nghề thì cũng có người nọ người kia. Nếu cháu làm nghề y, cháu sẽ là danh y có đức. Cháu biết tiếng nhiều người cao quý như vậy.
 Tôi thân thiện chìa tay ra bắt tay chàng thanh niên:
 - Chúc thành công!
4 - 11 - 1998