Tiêu Phong từ khi lỡ tay ngộ sát A Châu, ông thương A Tử như em gái mình, nên nàng được Liêu chúa gia ơn, ông cũng ngỏ lời bái tạ.Gia Luật Hồng Cơ lại cho là mình đoán không sai, bụng bảo dạ:- Bây giờ ta thành toàn hôn sự cho y một cách vinh quang, rồi sai y khởi binh đánh Tống chắc là y phải tận tâm kiệt lực. Tiêu Phong lại tự hỏi:- Phen này Hoàng thượng Ðông du là có ý gì? Ngài đã phong A Tử làm công chúa mà còn thêm hai chữ "Bình Nam" là nghĩa làm sao? Hỡi ôi! Bình Nam, Bình Nam!... Phải chăng là có ý động binh đánh xuống Nam triều?Hồng Cơ nắm lấy tay Tiêu Phong nói:- Ngự đệ! Hai ta lâu ngày chưa gặp nhau. Bây giờ đi chơi nói chuyện với nhau một lúc.Hai người cưỡi ngựa đi về phía Nam. Ngựa hay mà đường sá lại bằng phẳng. Chớp mắt đã đi được ngoài ba mưoi dặm. Nơi đây là một khu đồng ruộng bát ngát hoang vu, toàn lúa má cùng cỏ dại, mọc chen nhau. Chỗ nào cũng đầy chông gai, vì lâu ngày không người đi lại.Tiêu Phong nghĩ thầm:- Người Tống vì sợ bọn mình đến đây cướp lương thảo, nên đành bỏ hoang mấy trăm vạn khoảnh ruộng tốt này. Mỗi một khoảnh ruộng này đều nuôi sống được bao nhiêu sinh linh. Họ đã tốn bao nhiêu huyết lệ mới làm thành ruộng tốt như vậy.Gia Luật Hồng Cơ ra roi cho ngựa chạy lên trên một cái gò nhỏ, đứng nhìn bốn phía ra vẻ tự hào.Tiêu Phong cũng giục ngựa theo lên. Ông ngó theo con con mắt của Hồng Cơ nhìn về phía Nam thấy núi đồi chập chùng bao la bát ngát, không biết đâu là cùng tận.Gia Luật Hồng Cơ trỏ đầu roi ngựa về phía Nam nói:- Ngự đệ ơi! Trẫm nhớ lại ba mươi năm trước đây phụ hoàng đã dẫn trẫm tới đây trỏ cho hay giang sơn gấm vóc này là của nhà Ðại Tống...Tiêu Phong nói:- Dạ!Hồng Cơ lại nói:- Ngự đệ từ thửa nhỏ sinh trưởng ở đất Nam, am hiểu nhiều về nhât vật cùng sông núiNam Mau. Phải chăng dưới đó sung sướng hơn nhiều chứ, không rét mướt khổ sở như chúng ta?Tiêu Phong đáp:- Thần nghĩ rằng ở đâu cũng có cái khoái lạc của nó. Trong tâm có thư thái thì người mới vui sướng được. Người Nam không quen ở Phương Bắc. Người Bắc cũng không quen ở phương Nam. Tạo hoá đã an bày như vậy. Nên hễ ai miễn cưỡng đứng núi này trông núi nọ thì tổ rước lấy phiền não vào mình.Hồng Cơ hỏi:- Thứ thì người Bắc xuống ở Phương Nam quen rồi lại quay trở về Miền Bắc cũng cảm thấy phiền não sao?Tiêu Phong đáp:- Thần là người phiêu bạt giang hồ. Bốn bể đâu cũng là nhà, nên khác với những người dân thượng. Nay được bệ hạ ban cho có chỗ nương thân lại được quan cao lộc hậu, trong lòng rất đại đức, còn có điều chi phiền muộn nữa?Hồng Cơ quay lại nhìn vào mặt Tiêu Phong một lúc. Tiêu Phong không muốn bốn mắt gặp nhau liền mỉm cười, rồi nhìn ra phía khác. Hồng Cơ chậm rãi nói:- Ngự đệ! Trẫm cùng ngự đệ tuy có bổn phận vua tôi mà thực là anh em kết nghĩa. Lâu ngày chưa nói chuyện với nhau sao ngự đệ giữ thủ lễ quân thân?Tiêu Phong đáp:- Trước kia kẻ vi thần chưa được biết bệ hạ, thấy mình mạo Muội đã nhiều. Nhưng sau khi biết rồi, đâu dám lấy nghĩa anh em mà xử?Hồng Cơ thở dài nói:- Làm Hoàng đế thì không được giao kết thân nhiệt cùng người hết lòng hết dạ với mình hay sao? Ngự đệ ơi! Trẫm muốn cùng hiền đệ bôn tẩu giang hồ, không bị điều gì câu thúc. hoá ra lại nóng. Tiêu phong nói:- Bệ hạ đãthích kết bạn cũng chẳng khó gì, Thần có hai người kết nghĩa đệ huynh ở Trung Nguyên, một là Hư Trúc Tử ở cung Linh Thức và một là Ðoàn Dự người nước Ðại Lý. Họ đều là những hầu tử ôm bầu nhiệt huyết phơi gan trải mật cùng người. Nếu bệ hạ muốn gặp họ, thần xin mời họ qua chơi Liêu quốc. Nguyên Tiêu Phong từ khi về Nam Kinh, hàng ngày phải giao thiệp với quần thần cùng tướng sĩ nước Liêu. Từ lời nói cho đến tính tình đều không phù hợp, nên ông vẫn nhớ Ðoàn Dự và Hư Trúc, ông mong họ đến nước Liêu.Hồng Cơ cả mừng nói:- Hiền đệ đã có anh em kết nghĩa, thì sai người đưa thư mời họ đến nước Liêu. Nếu họ muốn làm quan thì trẫm sẽ phong cho hai người đó có những quan tước lớn.Tiêu phong mỉm cười đáp:- Thần mời họ qua chơi thì được, nhưng làm quan thì họ không làm được đâu. Hồng Cơ trầm ngâm một lúc rồi nói:- Hiền đệ! Trẫm xem nét mặt cùng lời nói của hiền đệ dường như có ý không vui.Trẫm dù là vua, giầu gồm bốn bể, mà không làm cho ngự đệ được như ý, còn làm ca ca thế nào được!Tiêu Phong trong lòng cảm động đáp:- Thần không dám giấu bệ hạ, việc lầm lỡ của thần là một mối hận chung thân, không còn cách nào vãn hồi được nữa.Rồi ông thuật sơ quan lại chuyện đã ngộ sát A Châu cho Hồng Cơ nghe. Hồng Cơ vỗ đùi đánh đét một cái rồi nói:- Thảo nào hiền đệ gần bồn mươi tuổi vẫn chưa lấy vợ thì ra không quên được người cũ. Hiền đệ! Cái lầm lỡ của hiền đệ đều gốc tự bọn người Hán tàn bạo mà ra. Nhất là bọn Cái Bang lại càng vong ân bội nghĩa. Hiền đệ bất tất phải phiền não. Trẫm lập tức hưng binh chinh phạt Nam Man giết cho kỳ hết bọn Cái Bang cùng võ lâm Trung Nguyên để trả mối thù chúng hạ sát mẫu thân đệ cùng cái hậu vây khốn đệ ở Tụ Hiền trang. Hiền đệ thích con gái Nam Man xinh đẹp thì trẫm sẽ bắt về cho hiền đệ một vài nghìn tên để phục thị cũng chẳng khó gì.Tiêu Phong nở một nụ cười đau khổ nghĩ thầm:- Mình đã giết lầm A Châu thì kiếp này quyết chẳng lấy ai nữa. Dù là hàng ngàn hàng vạn thiếu nữ người Hán cũng chẳng thay thế cho nàng được. Hoàng thượng chỉ quen ở với hàng trăm hạng cung phi chưa hiểu chữ "tình" thế nào được?Ông liền nói:- Ða tạ bệ hạ! Nhưng mối thù oán giữa thần và bọn võ lâm Trung Nguyên không còn nữa, vì chính tay vi thần đã giết không biết bao nhiêu người Trung Nguyên. Nếu còn kéo dài mối thù oán gây cuộc chiến chinh thì hoạ hoạn không biết đến đâu mà kể. Gia Luật Hồng Cơ cười ha hả, nói:- Người Tống trọng văn khinh võ, nói khoác thì hay lắm, nhưng đụng đến chiến tranh, chưa chắc đã chịu nổi một trận. Hiền đệ anh hùng vô địch, lãnh binh Nam chinh chỉ trong một ngày bình định Nam Man còn lo gì hoạ hoạn? Hiền đệ! Lần này ca ca đến đây, hiền đệ có biết vì lẽ gì không?Tiêu Phong đáp:- Thần đang trông chờ bệ hạ cho biết!Hồng Cơ cười nói:- Việc thứ nhất là trẫm đến đây bàn với hiền đệ. Tình thế nước Tây Hạ hiểm trở thế nào? Quân mã mạnh yếu ra sao? Hiền đệ mới qua Tây Hạ chắc đã biết rõ? Vậy hiền đệ cho trẫm hay liệu lấy nước Tây Hạ được chăng?Tiêu Phong giật mình kinh hãi nghĩ thầm:- Hoàng thượng mưu đồ nhiều quá! Ðã muốn chiếm Nam Tống, còn toan lấy Tây Hạ.Ông nghĩ vậy, liền đáp:- Thần vừa rồi đi Tây Hạ chỉ là để xem cuộc náo nhiệt về việc cầu thân của công chúa nước này, không nghĩ gì đến địa thế chiến trận cả. Xin bệ hạ minh xét. Thần tuy từng trải giang hồ, nhưng chỉ là những cuộc tỷ đấu tầm thường với người võ lâm, còn việc hành binh bố trận, thiệt tình không hiểu gì hết.Gia Luật Hồng Cơ nói:- Hiền đệ bất tất phải quá khiêm nhượng. Nay ca ca đến đây còn có việc thứ hai nữa là thăng quan tấn tước cho hiền đệ. Vậy hiền đệ nghe ca ca gia phong.Tiêu Phong đáp:- Kẻ vi thần chịu ơn nặng của bệ hạ đã nhiều... Gia Luật Hồng Cơ dõng dạc ngắt lời:- Nam Viện đại vương Tiêu Phong hãy nghe trẫm gia phong!Tiêu Phong đành phải vội vàng nhảy xuống ngựa, lạy phục dưới đất. Bỗng nghe Hồng Cơ tuyên bố:- Nam Viện đại vương Tiêu Phong hết dạ trung thành với quốc gia, làm chân tay cho trẫm. Nay phong lên tước Tống vương lĩnh ấn Bình Nam đại nguyên soái. Khâm thử!Tiêu Phong trong lòng nghi hoặc không biết làm thế nào, liền tâu:- Kẻ vi thần chưa làm nên công trạng gì, không dám thọ lãnh ơn sâu của bệ hạ! Hồng Cơ nghiêm giọng hỏi:- Sao? Ngươi kháng cự mệnh lệnh của trẫm ư?Tiêu Phong thấy Hoàng đế nghiêm giọng, biết rằng không thể chối từ đành khấu đầu đáp:- Thần Tiêu Phong tạ ơn bệ hạ! Hồng Cơ cười ha hả, nói:- Có thế mới là hiền đệ của trẫm! Liêu chúa đưa hai tay ra đỡ Tiêu Phong dậy, nói:- Hiền đệ! Lần này trẫm xuống Nam không phải là chỉ tới Nam Kinh mà thôi,còn muốn ngự giá vào thành Biện Lương nữa!Tiêu Phong lại một phen kinh hãi, quỳ tâu:- Bệ hạ muốn đến Biện Lương... Thế thì sao...Liêu chúa cả cười ngắt lời:- Hiền đệ đã là Nam Bình đại nguyên soái thống lĩnh ba quân lên đường trước đi! Chúng ta tới thẳng Biện Lương! Sau này bình xong Tống quốc hiền đệ sẽ đặt phủ Tống vương ở ngay hoàng cung của thằng lỏi Triệu Hú trong thành Biện Lương.Tiêu Phong hỏi:- Theo lời bệ hạ thì ra ta khai chiến với Nam triều ư? Liêu chúa đáp:- Không phải là khai chiến! Ngày trước Nam triều còn Hoàng thái hậu cầm quyền chính, mọi việc đều có khuôn phép, nên tuy ta muốn khởi binh Nam chinh, nhưng không nắm chắc phần thắng. Bây giờ mụ già đó chết rồi, thằng lỏi Triệu Hú chưa ráo máu đầu, tự nhiên phái người chỉnh đốn việc Bắc phòng, huấn luyện ba quân, dồn lương chứa thảo, mộ binh nuôi ngựa. Thế là thằng lỏi đó cố ý gây hấn với ta, chứ còn gì nữa?Tiêu Phong nói:- Việc Nam triều huấn luyện sĩ tốt, tưởng ta bất tất phải can thiệp đến họ. Mấy năm nay Tống, Liêu không xảy ra cuộc giao binh, hai nước từ trong triều cho chí ngoài nội đều an hưởng thái bình. Giả tỷ Triệu Hú có xâm phạm cõi bờ, rồi ta đánh cho tàn tạ. Còn y mà sợ oai võ của bệ hạ không dám vọng động, ta chẳng cần gây sự với y làm gì?Hồng Cơ nói:- Hiền đệ có chỗ chưa hay, là Nam triều đất rộng người nhiều, sản vật phong phú. Nếu họ có vị minh chúa trị nước mà muốn thôn tính Ðại Liêu, chúng ta khó lòng địch nổi. May mà thằng lỏi Triệu Hú mới lên cầm quyền đã làm điều bất nghĩa, phóng trục hết những vị đại thần có kiến thức. Cả Tô Ðông Pha còn bị biếm ra đồn thủ biên cương. Lúc này vua tôi họ chẳng đồng lòng, thật là cơ hội ngàn năm một thuở. Nếu mình không cử sự thì còn đợi đến bao giờ?Tiêu Phong nhìn về phía Nam tưởng tượng ra cảnh hàng ngàn hàng vạn quân Liêu đang rong ruổi, nhà cửa bị tàn phá, lửa cháy ngút trời, già trẻ trai gái ở Trung Nguyên đều bị vó ngựa dày xéo rên xiết!Tên bắn như mưa, quân Tống và quân Liêu đang chiến đấu cực kỳ khốc liệt. Những cảnh máu đổ thây phơi, xương chất thành non, hiện ra trước mắt...Tiêu Phong còn đang đau buồn về những ảo ảnh sắp xảy ra, thì Hồng Cơ lại lên tiếng:Ðoàn Dự không còn nói sao được nữa. Chàng biết những lời mẫu thân mình đều là sự thực. Những hơn hai chục năm trời chàng đã kêu Ðoàn Chính Thuần là phụ thân. Mặt khác, y đối với chàng vẫn một lòng tự ái, khi nào đột nhiên chàng đi nhận người chưa có một chút liên quan nào làm cha được? Hơn nữa, gia gia và mẫu thân chàng có thể nói là đã bị hại về tay Ðoàn Diên Khánh. Chàng nhìn nhận Ðoàn Diên Khánh tức là nhìn nhận kẻ thù làm cha, lại càng khổ tâm lắm. Chàng buồn bực vô cùng, nghiến răng nói:- Lão muốn giết thì giết. Ta không thể nhìn nhận lão được. Ðoàn Diên Khánh lại càng tức giận. Lão lẩm bẩm:- Mình tuy có con mà con không chịu thừa nhận thì cũng chẳng khác gì không con.Tính hung dữ lại nổi lên. Lão cầm cây cương trượng toan đâm xuống lưng Ðoàn Dự. Những đầu trượng mới chạm vào áo chàng, bất giác lòng lão lại mềm nhũn ra. Lão buông một tiếng thở dài lẩm bẩm:- Ðời ta thật cay đắng vô cùng! Trên đời chẳng có một ai là thân nhân. Nay mình biết được là có đứa con đâu phải là chuyện dễ dàng. Thế thì nỡ lòng nào lại đang tay hạ sát? Gã nhận cũng hay mà không nhận cũng vậy. Bề nào gã cũng là máu huyết của mình.Sau lão lại nghĩ:- Ðoàn Chính Thuần chết rồi, ngôi Hoàng đế nước Ðại Lý đương nhiên là do con ta thừa kế. Thế là ngôi vua lại quay về trực hệ của phụ thân ta. Tuy ta chẳng làm Hoàng đế, nhưng cái mộng ta ôm ấp suốt đời cũng được kể là thành tựu. Ðoàn Dự lại la lên:- Lão muốn giết ta sao không hạ thủ mau đi?Ðoàn Diên Khánh vỗ vào những huyệt đạo để giải khai cho chàng rồi vẫn dùng thuật truyền âm nói:- Ta không thể nào giết con ta được. Ngươi đã chẳng chịu nhìn nhận ta thì dùng phép Lục mạch thần kiếm giết phứt ta đi, để báo thù cho vợ chồng Ðoàn Chính Thuần.Lão nói xong ưỡn ngực ra để chờ Ðoàn Dự hạ thủ.Lúc này Ðoàn Diên Khánh nổi lên bao nỗi bi thảm. Những nỗi bi thảm này nó đã chứa đầy trong lòng lão ngay từ lúc lão bị trọng thương đến thành tàn phế. Vì thế mà lão đã làm bao nhiêu điều tàn ác để phát tiết mối bi phẫn trong lòng. Bây giờ lão nghĩ lại suốt đời người chẳng làm nên trò gì thì đưa mình ra cho con giết đi để buông xuôi mọi sự.Ðoàn Dự đưa tay trái lên lau nước mắt. Lòng chàng rất đỗi bâng khuâng. Chàng muốn dùng Lục mạch thần kiếm để giết con người đại ác, báo thù cho song thân. Những lời mẫu thân chàng lại nhắn nhủ bên tai: "Lão chính là cha ruột", thì khi nào chàng dám hạ thủ?Ðoàn Diên Khánh thấy Ðoàn Dự giơ tay lên rồi lại buông xuống, buông xuống rồi lại giơ lên. Lão liền cất giọng khàn khàn trách móc:- Ðã là nam tử hán, là đại trượng phu thì hành động phải cương quyết. Ta không ngờ có đứa con rụt rè như vậy. Thật chết cũng không nhắm mắt. Ðoàn Dự nghiến răng rụt về nói:- Mẫu thân ta đã nói tất chẳng sai ngoa. Ta không giết lão nữa. Ðoàn Diên Khánh cả mừng nổi lên một tràng cười ha hả. Lão biết Ðoàn Dự đã nhìn nhận mình, trong lòng rất lấy làm mãn nguyện. Lão chống đầu gậy xuống đất, rồi băng mình đi luôn chẳng thèm ngó đến gã Vân Trung Hạc đang nằm ngất xỉu lấy một lần cuối cùng nữa.Ðoàn Dự trong lòng đau đớn, lại sờ đến mạch Ðoàn Chính Thuần và mẫu thân thì hai người đều tắt thở rồi, không còn cách nào vãn hồi được nữa. Chàng không giữ nổi đau đớn khóc oà lên...Bỗng nghe phía sau có thanh âm thiếu nữ lên tiếng:- Xin Ðoàn công tử bớt nỗi bi ai! Bọn nô tỳ đến chậm một chút không kịp cứu ứng. Thực là đáng tội muôn thác.Ðoàn Dự ngoảnh đầu nhìn lại thì thấy ngoài cửa sổ có bảy tám thiếu nữ đứng đó. Hai ả đi đầu tướng mạo giống nhau. Chàng nhận ra đó là bọn tỳ nữ tại cung Linh Thứu của Hư Trúc. Những chàng không nhớ rõ ai là Mai kiếm, ai là Cúc kiếm. Ðoàn Dự nước mắt đầm đìa vừa khóc vừa nghẹn ngào nói:- Gia gia và mẫu thân bị người mưu hại chết rồi! Hai ả này là Trúc kiếm và Cúc kiếm ở cung Linh Thứu.Trúc kiếm nói:- Ðoàn công tử! Chủ nhân tiểu tỳ được biết tôn đại nhân dọc đường gặp sự nguy biến, liền sai bọn tỳ tử dẫn mọi người đuổi theo tiếp viện. Không ngờ tới đây đã chậm mất rồi.Cúc kiếm cũng nói:- Vương Ngọc Yến cô nương bị cầm tù ở trong địa lao đã được cứu ra bình yên vô sự. Xin công tử an tâm.Bỗng nghe đằng xa có tiếng còi pho pho vọng lại. Trúc kiếm nói:- Mai thư và Lan tỷ cũng đã tới đây!Lại nghe tiếng vó ngựa vang lên. Hơn mười người kỵ mã đã đến trước cửa. Hai người đi đầu là Lan kiếm và Mai kiếm. Hai ả bước lẹ vào trong nhà thấy dưới đất thây chết ngổn ngang thì tức mình dậm chân luôn mấy cái.Mai kiếm nhìn Ðoàn Dự thi lễ nói:- Chủ nhân tiểu tỳ ân cần gởi lời vấn an Ðoàn công tử và người rất hối hận về một việc lỗi ước với công tử nhưng đó là vì người ở vào một tình trạng bất đắc dĩ. Xin công tử lượng thứ cho. Ðoàn Dự không hiểu hai ả nói việc gì. Chàng nghẹn ngào đáp:- Anh em chúng ta kết nghĩa chi lan đâu còn chuyện riêng tây. Gia gia cùng mẫu thân ta chết hết rồi, ta chẳng còn nghĩ đến chuyện gì nữa. Lúc này Phạm Hoa, Tiêu Ðốc Thành, Ðồng Tử Quy đã ngửi thuốc giải độc và huyệt đạo cũng đã giải khai rồi. Tiêu Ðốc Thành thấy Vân Trung Hạc vẫn nằm dưới đất thì nổi giận đùng đùng, cầm dao chém ngay một nhát. Thế là tên Cùng Hung Cực ác Vân Trung Hạc đầu một nơi, thân một ngả. Phạm, Tiêu, Ðồng ba gã quỳ xuống, bên cạnh thi thể của vợ chồng Ðoàn Chính Thuần khóc lóc rất bi thảm. Sáng sớm hôm sau, bọn Phạm Hoa ra ngoài thị trấn mua quan tài. Ðến trưa thì quần nữ bộ Chu Thiên cung Linh Thứu đưa Vương Ngọc Yến, Ba Thiên Thạch, Chu Ðan Thần, Chung Linh tới nơi. Bọn này sau khi bị đàn ong "Tuý nhân phong" đốt hiện giờ vẫn mê man chưa tỉnh lại. Ðoàn Dự vừa thấy Vương Ngọc Yến thì vừa đau lòng, vừa vui mừng. Lúc này mọi người đã khâm liệm các thi thể. Nơi đây cũng thuộc về bờ cõi nước Ðại Lý, Phạm Hoa liền truyền tin đến các châu huyện lân cận.Các quan châu, huyện được tin vợ chồng Trấn Nam vương bị bạo bệnh mà chết ở địa hạt mình thì sợ hãi điếng người. Họ nghĩ rằng ít ra là không thể tránh thoát cái tội lười biếng chính vụ, thị phụng bề trên không được chu đáo. Ai nấy cuống quít kêu gọi dân phu đến để chuyển vận linh cữu vợ chồng Trấn Nam vương về thành. Vương Ngọc Yến, Ba Thiên Thạch, Chu Ðan Thần, Chung Linh sau khi tỉnh dậy lại khóc lóc bi thương một hồi tưởng không cần thuật cho rườm lời. Quần nữ cung Linh Thứu sợ dọc đường lại xảy ra biến cố, liền đưa Ðoàn Dự về tới kinh thành nước Ðại Lý. Vụ Trấn Nam vương tạ thế ở dọc đường được Thế tử đưa linh cữu về nước báo vào kinh thành Ðại Lý rất mau chóng. Trấn Nam vương có nhiều công trạng với quốc gia lại được lòng dân chúng. Bá quan cùng trăm họ ra xa ngoài mười dặm nghinh tiếp. Tiếng khóc bi ai vang động một góc trời.Ðoàn Dự vào thẳng nội cung báo cáo cùng bá phụ về nguyên nhân cái chết của phụ thân. Còn bọn Vương Ngọc Yến và đoàn người cung Linh Thứu thì được Chu Ðan Thần tiếp đãi ở nhà quân dịch. Ðoàn Dự vừa vào nội cung đã thấy Ðoàn Chính Minh vì khóc nhiều mà hai mắt sưng húp. Chàng toan lạy phục xuống, Ðoàn Chính Minh vội gọi:- Hài tử! Bất tất phải thế! Nhà vua ôm lấy chàng. Bác cháu lẳng lặng nhìn nhau một lúc.Ðoàn Dự không dám dấu giếm đem hết việc ở dọc đường bẩm lại một lượt. Cả những lời Ðoàn phu nhân nói với chàng, chàng cũng không bỏ sót.Chàng kể xong, phục lạy xuống đất nói:- Gia gia đã không phải là cha ruột của hài nhi thì hài nhi đã thành một đứa con oan nghiệt, không dám ở lại trong cung nữa.Ðoàn Chính Minh nghe chàng thuật chuyện cũng kinh tâm động phách. Nhà vua thở dài lẩm bẩm:- Oan nghiệt! Thật là oan nghiệt! Rồi giơ tay ra nâng Ðoàn Dự dậy nói:- Hài nhi! Vụ bí mật đó trên đời chỉ có ngươi và Ðoàn Diên Khánh biết mà thôi. Kể ra ngươi bất tất phải bẩm với ta. Thế mà ngươi cứ nói thẳng không giấu giếm gì, đủ tỏ lòng ngươi rất trung thành. Ta cùng gia gia ngươi đều không có con cái. Ðừng nói ngươi cũng là người họ Ðoàn, dù ngươi có khác họ ta cũng quyết ý lập ngươi làm thừa tự. Hơn nữa ngôi Hoàng đế này nguyên là của Diên Khánh Thái tử, ta trộm ở ngôi mấy chục năm trời trong lòng thường lấy làm hổ thẹn. Nay đức Thượng đế an bài như vậy thì thật là hay lắm.Ðoàn Chính Minh nói xong, lột chiếc mũ vàng để trật cái đầu trọc lóc ra. Trên đỉnh đầu đã điểm chín vết tàn hương. Ðoàn Dự giật mình kinh hãi la lên:- Bá phụ!... Ðoàn Chính Minh nói:- Ngày lên chùa Thiên Long chống lại với Cưu Ma Trí, sư phụ ta đã làm phép thệ phát và truyền giới, người ban cho pháp hiệu là Thiện Trần. Việc đó ngươi cũng biết rồi. Ta vào đầu cửa Phật đáng lẽ phải truyền ngôi cho phụ thân ngươi ngay. Những vì khi đó y vào Trung Nguyên nên ta phải tạm thời quyền nhiếp đế vị. Nay bất hạnh y tạ thế ở dọc đường. Vậy hôm nay chính là ngày ta truyền ngôi cho ngươi. Ðoàn Dự kinh hãi nói:- Hài nhi nhỏ tuổi kiến thức nông cạn, lên ngôi lớn thế nào được? Hơn nữa, thân thế hài nhi lại mập mờ. Xin bá phụ... cho hài nhi được vào chốn thâm sơn mai danh ẩn tích.Ðoàn Chính Minh gắt lên:- Về chuyện thân thế ngươi từ nay không được nhắc đến nữa. Song thân ngươi đối với ngươi thế nào? Ðoàn Dự nghẹn ngào đáp:- Ơn sâu tựa biển, đức nặng như sơn.Ðoàn Chính Minh nói:- Thế thì được rồi! Ngươi muốn báo đáp ân đức song thân thì phải bảo toàn thanh danh cho người. Lên làm Hoàng đế, ngươi chỉ cần ghi nhớ hai điều: Một là thân dân, hai là nghe lời can gián. Ngươi bản tính nhân hậu, tất nhiên không có chuyện tàn ngược trăm họ. Có điều khi lớn tuổi, ngươi chớ ỷ mình, không làm điều vọng động, gây cuộc binh đao với lân quốc. Trong hoàng cung nước Ðại Lý, Ðoàn Chính Minh đem ngôi vua truyền lại cho Ðoàn Dự và dặn bảo mọi điều. Cũng trong thời gian này, trong hoàng cung thành Biện Lương nhà Ðại Tống bà Thái hậu là Cao Thị cũng bị bệnh nằm trong điện Sùng Khánh. Bà đang dặn dò hoàng tôn là Triệu Hú (tức Tống Triết Tôn):- Hài nhi! Tổ tiên khó nhọc dựng nên cơ đồ và phải bao nhiêu công trình mới có được thiên hạ thái bình như ngày nay. Trước gia gia ngươi lên cầm quyền chính làm sôi động toàn quốc, gây nên đại biến. Hiện nay trăm họ được an vui nhưng nhớ tới những ngày khủng khiếp đã qua vẫn còn kinh tâm động phách. Ngươi có biết tại sao không?Triệu Hú đáp:- Hài nhi thường nghe Nhưng Nhưng nói là vì gia gia hài nhi tin theo lời Vương An Thạch thay đổi pháp độ cũ của nhà nước để đến nỗi muôn dân cực khổ. Thái hậu nét mặt khô đét, máy miệng thởnội loạn, nhất định không thể đối phó được. Trời ơi! Thật là một cơ hội ngàn năm một thuở mà để lỡ mất rồi!Hoàng thái hậu lớn tiếng:- Lúc nào ngươi cũng chỉ nghĩ đến chuyện gây hấn với nước Liêu. Ngươi... ngươi... Ðột nhiên bà ngồi dậy trỏ tay vào mặt Triệu Hú.Triệu Hú thấy Hoàng thái hậu nổi cơn thịnh nộ, thì giật mình lùi lại ba bước. Chân y loạng choạng suýt nữa ngã quay. Tay y nắm chặt đốc kiếm. Trống ngực đánh thình thình, y lớn tiếng la:- Mau! Các ngươi vào đi! Bốn tên Thái giám nghe chúa thượng la gọi, liền tiến vào điện. Triệu Hú run lên hỏi:- Các ngươi... hãy trông kìa! Thái hậu làm sao rồi? Y vừa nói ra bao nhiêu lời hùng tâm tráng chí, muốn quyết ra trận tử chiến cùng người Khất Ðan. Thế mà một bà già ốm o bệnh hoạn vừa ra oai, y đã hoảng vía kinh hồn. Chân tay luống cuống, như vậy đủ biết đởm lượng y rất tầm thường. Một tên nữ Thái giám tiến lại gần mấy bước, chú ý nhìn Hoàng thái hậu đưa tay ra sờ mặt, rồi nói:- Khẩu tấu Hoàng thượng! Ðức Thái hậu đã cỡi hạc quy tiên rồi! Triệu Hú cả mừng, cười ha hả lên:- Hay quá! Hay quá! Ta là Hoàng đế rồi! Ta là Hoàng đế rồi! Thực ra, Triệu Hú đã làm Hoàng đế bảy năm nay, nhưng trong thời gian ấy thì chỉ có danh hiệu mà thôi. Bấy giờ y mới chân chính là Hoàng đế cầm quyền trị nước. Triệu Hú tự mình trông coi mọi việc triều chính. Việc đầu tiên của y là giáng chức quan lễ bộ thượng thư Tô Thức phải đi làm tri phủ huyện Ðịnh Châu. Tô Thức là một nhà văn lừng danh thiên hạ, ai cũng trọng vọng. Thế mà Hoàng đế vừa thực hành quyền chính đã giáng quan nhà văn này. Các vị đại thần trong triều thấy thế nghị luận xôn xao.Tô Thức là kẻ đối đầu với Vương An Thạch. Sự xích mích giữa các quan văn, quan võ là thường tình. Trong khoảng thời gian niên hiệu Nguyên, Hựu đức Hoàng thái hậu buông rèm nghe chính trọng dụng bọn Tư Mã Quang và anh em Tô Thức, Tô Triệt, Hoàng thái hậu vừa băng hà mà Hoàng đế đã giáng chức Tô Thức làm cho từ triều đình đến dân gian đều bị bao phủ một làn không khí sợ hãi. Ai nấy than thầm:- Hoàng đế thi hành chính lệnh mới làm khốn khổ trăm họ đến nơi rồi! Dĩ nhiên cũng có kẻ mừng thầm vì chính lệnh mới sẽ là cơ hội khiến cho họ được thăng quan phát tài.Lúc này những người cầm quyền binh trong triều đều là cựu thần do Hoàng thái hậu nhiệm dụng.Hán lâm học sĩ là Phạm Tô Vũ cầm bản tâu dâng lên Hoàng đế, rồi nói:- Ðức Tiên Hoàng thái hậu lấy công binh chính trực làm gốc, bài bỏ tân pháp độ của bọn Vương An Thạch, Lã Huệ Khanh mà áp dụng chính lệnh cũ của tổ tiên. Nhờ thế mà xã tắc gặp buổi nguy nan trở lại an ninh, lòng người ly tán trở lại đoàn kết. Thậm chí Liêu vương cùng Liêu Tể tướng bàn bạc với nhau nói là Nam triều thi hành chính sự của vua Nhân Tôn chỉ nên giữ nguyên Kinh Ðịa, phòng thủ bờ cõi, không nên sinh sự. Bệ hạ cứ xem địch quốc còn nghị luận như vậy, đủ biết lòng người trong nước thế nào? Nay bệ hạ thay đổi chính sách, bọn tiểu nhân sẽ thừa cơ vận động, mà kẻ vụ lợi cũng đã ngấm nghé dòm nom. Thần xin bệ hạ nghĩ đến tổ tiên trải bao gian nan, xây dựng cơ nghiệp, đức Hoàng thái hậu đã phải nhọc lòng giữ vững giang sơn, mà nghe lời tiểu thần, xa lánh tiểu nhân, noi theo chính cũ khiến nhà nước vững bền, bá tánh an vui thì thật may cho thiên hạ. Triệu Hú càng coi bản tâu càng tức giận, đập bàn quát:- Ngươi nói xa lánh kẻ tiểu nhân. Vậy những ai là quân tử, ai là tiểu nhân? Nhà vua lại quắc mắt lên nhìn Phạm Tô Vũ.Phạm Tô Vũ dập đầu tâu:- Xin bệ hạ minh xét. Buổi đầu đức Hoàng thái hậu nghe việc triều chính thì thần dân trong triều ngoài nội có đến hàng vạn người đều nói là chính lệnh không hay làm cho trăm họ phải đau khổ. Ðức Hoàng thái hậu thể tuất dân tình đã đổi pháp lệnh, lại đổi luôn người hành khắp có tội. Bệ hạ đã vâng theo lời Hoàng thái hậu cho thuận lòng dân. Những thần tử bị đuổi đó là tiểu nhân.Triệu Hú cười lạt nói:- Ðó là Hoàng thái hậu đuổi họ, có can dự gì đến trẫm?Nói xong rũ áo lui chầu.Triệu Hú chán ghét quần thần nhưng mới lên thân hành chấp chính không tiện đuổi hết đại thần. Nhà vua lập tức hạ sắc phong thăng quan cho bọn nội thị Nhạc Sĩ Tuyến, Lưu Duy Giản, Lương Tòng Chính để thưởng chúng đã có công phụ họa với mình. Mấy ngày liền nhà vua cáo bệnh không lâm triều.Quan Thái giám đưa bản tâu nét chữ rất tinh vi của Tô Thức vào. Triệu Hú lẩm bẩm:- Thằng cha này chữ thật tốt, chẳng hiểu hắn nói gì đây? Rồi mở tấu chương ra xem thấy viết rằng:"Hạ thần đang chầu chực dưới trướng, được lệnh đi thú biên cương. Hạ thần ra đi không được vào bái mạng mà muốn thông tin đến bệ hạ thật là khó khăn." Triệu Hú nói:- Ta không muốn nhìn thấy bộ râu quai nón của ngươi, vĩnh viễn không muốn gặp ngươi nữa. Nhà vua lại đọc tiếp: "Những hạ thần đâu dám chẳng hết lòng trung. Ðó là theo hành vi của thánh nhân để dạy. Phải vào chỗ tối mới được biết chỗ sáng, ngồi chỗ tĩnh để coi chỗ động, thì vạn vật đều bày ra trước mắt. Bệ hạ là bậc thánh trí hơn đời, đang tuổi thanh niên." Triệu Hú tủm tỉm cười nghĩ bụng:- Thằng cha rậm râu này hỗn lắm! Hắn vẫn ra giọng mỉa mai. Hắn bảo ta thánh trí hơn đời, mà lại đèo câu đang tuổi thanh niên thì ra hắn bảo mình nhỏ tuổi. Ðã nhỏ tuổi thì còn hiểu việc trị nước thế nào được? Nhà vua lại coi tiếp: "Hạ thần nguyện để tâm theo dõi, chưa dám hành động gì, để chiêm nghi
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41 8')">Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 159
Hồi 160(hết)
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
Anh Hùng Xạ Điêu
Bạch mã khiếu tây phong
Bích Huyết Kiếm
Cô Gái Đồ Long
Hiệp Khách Hành
Liên Thành Quyết
Liên Thành Quyết - Hàn Giang Nhạn
Lộc Đỉnh Ký
Lộc Đỉnh Ký (2)
Lộc Đỉnh ký (bản mới)
http://eTruyen.com