ôm nay em thực là mệt mỏi rã rời. Trong lòng em tựa hồ như có một sợi dây đàn quá căng thẳng luôn trong mấy ngày, bất chợt bị buông lỏng ra, khiến tiếng nhạc cũng tắt ngấm.Cái giờ phút em lo sợ đã qua rồi! Không, em không cho chị biết kết quả nó đi tới đâu. Em sẽ kể cho chị nghe tất cả câu chuyện, để rồi tự chị phán đoán nó ra làm sao. Còn đối với em… thôi em chẳng kể khúc đuôi trước khúc đầu đâu.Chúng em cho người nhà đưa tin đến cha mẹ em, thỉnh cầu người cho phép trưa hôm sau chúng em sẽ lại hầu. Người nhà đi về nói rằng cha em nghe tin anh em về lập tức người bỏ đi Thiên-Tân ngay. Chắc cha em muốn tránh cái phút khó khăn… cũng như người vẫn thường làm kiểu đó để tránh phải quyết định một công việc gì! Mẹ em thay mặt cha em, chỉ định giờ sẽ tiếp anh em và em, vào buổi trưa. Mẹ em không nhắc nhở gì tới cô gái ngoại quốc cả, nhưng anh em kêu: "Nếu tôi đi, thì vợ tôi cũng đi!".Thế là ngày hôm sau đến giờ em đi trước, và một chị ở bưng quà biếu đi trước em. Anh em đã lựa mua những món quà này ở ngoại quốc, món nào trông cũng lạ mắt, xinh xắn, ít thấy ở đô thị này: một chiếc đồng hồ đặt trong bụng một đứa trẻ mạ vàng, toàn thể không cao quá sáu ngón tay; một chiếc đồng hồ đeo tay nạm ngọc thạch rất khéo; một cái máy khi lên giây có thể nói và kêu la; một cây đèn không cần châm lửa mà vẫn cháy sáng bao lâu cũng được; một cái quạt lông đà điểu trắng như một chùm hoa lê.Em đến yết kiến mẹ em với những món quà ấy. Mẹ em cho người ra bảo mẹ em sẽ tiếp chúng em ở trong phòng khách. Lúc em vào thì mẹ em đã ngồi trên một chiếc ghế bành lớn bằng trắc đen trạm trổ, bên phải một chiếc bàn, dưới bức họa Minh Hoàng. Mẹ em mặc một chiếc áo gấm đen, và giắt trâm vàng trên mái tóc. Tay bà đeo đầy nhẫn vàng nhận hột xoàn và hoàng ngọc, rất thích hợp với tuổi cao trọng của bà. Bà tựa trên chiếc gậy hắc đàn nạm bạc. Em chưa từng trông thấy mẹ em uy nghiêm như vậy. Nhưng em biết rõ mẹ em nên em lại gần ngắm kỹ nét mặt xem sức khỏe mẹ em thực sự ra sao, và lòng em kinh hoảng. Mầu đen của chiếc áo gấm chỉ làm tăng thêm nét mặt gầy yếu và làn da xanh trong của mẹ em. Mẹ em gầy đến nỗi đôi môi đã cong cứng ra hầu như chết rồi; đôi mắt thì to ra và lõm vào như mắt người ốm nặng. Nhẫn đeo ở ngón tay thì lỏng lẻo và va chạm nhau thành một tiếng nhạc êm nhẹ mỗi khi mẹ em cử động bàn tay. Em muốn hỏi xem mẹ em ra sao, nhưng lại không dám vì em biết hỏi như vậy sẽ làm cho mẹ em khó chịu. Mẹ em đã thu hết can đảm để gặp mặt chúng em hôm nay, nên phải để cho Người có đủ sức mạnh để chịu đựng.Cho nên thấy mẹ em tiếp em mà không nói gì, em đành dâng tặng phẩm lên; em đón từng món một trong tay chị ở và đặt trước mặt mẹ em. Mẹ em trịnh trọng gật đầu thâu nhận, rồi chẳng ngó ngàng chi tới, bà ra hiệu cho chị ở của bà đứng hầu bên cạnh cất vào một phòng khác. Được mẹ em thâu nhận cho như vậy em thấy phấn khởi thêm. Nếu mẹ em từ chối không nhận, theo ngôn ngữ tặng phẩm, tức là anh em cũng bị cự tuyệt. Em liền nói:- Bẩm mẹ, anh con đã về đây và đương đợi lệnh mẹ.Mẹ em lạnh lùng nói:- Mẹ đã nghe tin này rồi.- Anh con mang theo cả người ngoại quốc về.Em rụt rè nói ra như vậy, vì em nghĩ rằng thà cứ nói trắng ngay câu chuyện không hay ra còn hơn cứ ấp úng mãi, tuy nhiên em thấy lòng em lịm đi.Mẹ em lẳng lặng không nói gì cả. Nhìn nét mặt bất biến của mẹ em, em không thể đoán nổi ý mẹ em ra sao.Em thất vọng quá, không biết nói gì hơn là cứ làm theo như kế hoạch đã định, em liều hỏi:- Bẩm mẹ có cho phép mấy người vào hầu mẹ không?Mẹ em, giọng vẫn lạnh lùng, đáp:- Cho anh con vào.Em lưỡng lự không biết làm sao cho phải. Người ngoại quốc kia đã chẳng đứng chờ ngay ở ngưỡng cửa đó ư? Em quay ra cửa, vén rèm lên, nhắc lại lời mẹ cho anh em nghe và bảo anh hãy nên vào một mình thì hơn.Anh sa sầm mặt lại y như hồi còn bé mỗi khi có điều gì thất ý. Anh dùng ngoại ngữ nói với người ngoại quốc kia mấy câu. Chị ấy nhướng mắt, so một bên vai lên, rồi bình thản đứng đợi. Bất chợt, anh em nắm lấy tay nàng lôi phắt chị ấy cùng vào, khiến em không kịp cản lại.Một nhân vật lạ lùng như vậy mà dám đặt bước vào đại sảnh của tổ tiên em! Em sững sờ đứng níu lấy tấm rèm cửa. Người đầu tiên có dòng máu khác giống bước qua ngưỡng cửa này! Em ngẩn người ra nhìn theo chị ấy, quên bẵng hẳn mẹ em một lúc lâu. Tuy nhiên ngay lúc ấy cảm thấy mơ hồ rằng mẹ em cũng lạnh người đi vì thấy anh em cương quyết không vào một mình, làm cho mẹ em mất cả cái tình của mẹ em đối với anh và nỗi lòng tự nhiên của người mẹ mong mỏi được gặp con sau bao năm xa cách. Trước cảnh tượng đó, em bàng hoàng cả người.Anh em đã chọn cho chị ấy mặc quốc phục Trung Hoa, một chiếc áo lụa xanh dầy và mềm loáng nhoáng thêu bạc. Chiếc xiêm bằng đoạn đen, hoàn toàn trơn, là thẳng nếp. Ở chân thì anh em cho chị ấy đi giầy nhung đen không thêu gì cả. Mang những xiêm áo màu sẫm như thế, da chị ấy nổi bật lên trắng trong như ngọc trai dưới ánh trăng, tóc bay tung lên như những ngọn lửa vàng xung quanh khuôn mặt. Mắt chị ấy xanh như màu da trời trong cơn giông tố, đôi môi trễ xuống bình thản và kiêu kỳ. Chị ấy bước vào trong nhà, lưng thẳng, vẻ kiêu ngạo, đầu ngẩng lên. Mắt chị ấy nhìn thẳng vào mắt mẹ em, không sợ hãi mà cũng không tươi cười.Thấy vậy, em vội đưa tay lên bịt lấy miệng cho khỏi thốt ra một tiếng kêu. Không hiểu sao anh em lại không bảo cho chị ấy biết đứng trước một bậc tôn trưởng thì mắt phải ngó xuống? Thực đáng tiếc cho anh em để cho chị ấy có dáng điệu kiêu ngạo như thế, chẳng khác gì một bà hoàng hậu đương tại vị tới thăm bà hoàng thái hậu.Mẹ em chăm chăm ngó chị ấy. Bốn mắt vừa gặp nhau, lập tức coi nhau như thù nghịch. Mẹ em kiêu ngạo quay đi nhìn vào khoảng trống bên ngoài khung cửa. Người đàn bà ngoại quốc giọng bình tĩnh nói một câu gì với anh em. Về sau em mới biết là chị ấy hỏi: "Bây giờ em đã phải quỳ xuống chưa?"Anh em gật đầu và cả hai người cùng quỳ xuống trước mặt mẹ em, rồi anh em nói ra những lời đã sắp đặt sẵn."Bẩm Mẹ, con bất hiếu của mẹ đã vâng lệnh cha mẹ, từ những xứ xa xôi trở về đây trình diện với cha mẹ. Con rất vui mừng thấy mẹ đã thâu nhận những món quà nhỏ mọn vô giá trị của chúng con. Con nói là "của chúng con", vì con đã dẫn theo vợ con, mà con đã nhờ một người bạn của con viết thư về trình với cha mẹ. Vợ con theo về đây để làm dâu con của mẹ. Tuy có huyết mạch ngoại quốc, vợ con yêu cầu con kính trình với mẹ rằng từ khi lấy con, lòng vợ con đã trở thành Trung Quốc. Nàng sẵn sàng bỏ nòi giống để theo nòi giống phong tục và tập quán của gia đình ta. Con trai nàng cũng sẽ là của thiên quốc chúng ta, công dân của chính thể Cộng Hòa huy hoàng và kế thừa của Trung Quốc. Vợ con kính cẩn chào mẹ."Anh em quay lại ra dấu cho người ngoại quốc đương lẳng lặng đợi chờ trong khi anh em nói. Chị ấy liền cúi xuống, trán đụng sát đất dưới chân mẹ em, dáng điệu trang nghiêm kỳ lạ. Chị ấy lễ ba cái rồi cùng với anh em lễ thêm ba lễ nữa. Lễ xong hai người cùng đứng lên đợi lệnh mẹ em.Mẹ em không nói gì cả. Mắt bà suốt từ lúc nãy vẫn đăm đăm ngó ra khoảng trống không ở ngoài sân. Bà im lặng như thế một lúc lâu, người ngay thẳng, vẻ kiêu kỳ.Em chắc là trong lòng mẹ em đương bối rối vì nỗi anh em đã dám cả gan trái lời mẹ đưa ngay cả người ngoại quốc kia vào thay vì vào một mình như mẹ em đã truyền bảo. Em chắc mẹ em im lặng vì còn đương phân vân chưa biết xử trí ra sao. Em thấy hai bên má bà ửng đỏ và một bên gân quai hàm giựt lên. Nhưng trong cái tư thái mỹ lệ của mẹ em không lộ một vẻ gì là bối rối.Mẹ em ngồi hai bàn tay đặt trên đầu cái gậy bằng bạc, mắt nhìn qua đầu hai người không chớp. Hai người vẫn đứng chờ đợi ở trước mặt bà. Sự im lặng lúc ấy sao mà nặng nề đến thế.Bất chợt một cái gì làm mất vẻ nghiêm khắc trên mắt mẹ em đi. Nét mặt bà biến đổi hẳn. Má bà lúc ửng hồng lên nhanh như thế nào thì lúc tái đi cũng nhanh như thế. Một bàn tay mẹ em buông lỏng rơi xuống đùi, đôi mắt mơ hồ nhìn xuống đất, hai vai thõng xuống, mẹ em hơi lả người xuống ghế, nói nhanh giọng yếu ớt:"Con trai của mẹ… con trai của mẹ… mẹ mừng con đã trở về. Mẹ sẽ nói chuyện với con sau… bây giờ con hãy lui ra."Anh em ngẩng lên nhìn mẹ em, tìm hiểu nét mặt mẹ. Anh em không hiểu rõ bằng em, song cũng biết là có chuyện không hay. Anh do dự quay lại nhìn em. Em thấy anh ấy muốn nói thêm điều gì với mẹ em, có lẽ anh muốn trách mẹ đã đối xử lạnh lùng với anh. Nhưng em lo cho mẹ em, nên em lắc đầu bảo anh đừng nói. Anh bảo gì với người ngoại quốc kia rồi hai người cùng cúi chào và đi ra.Em vội chạy đến cạnh mẹ em, nhưng bà đưa mắt bảo em lui ra. Em muốn xin lỗi mẹ em, nhưng mẹ em không cho em nói. Em biết mẹ em bị một nỗi đau khổ thầm kín nào đó làm cho người bất chợt suy nhược đi. Nhưng em không được phép ỻ ta. Cử chỉ của chị ta đối với mẹ vụng về hết sức. Mẹ thấy chị ta chưa bao giờ được học hỏi lễ độ phép cư xử với người trên. Mẹ sẽ chẳng hoài hơi gặp lại chị ta nữa. Quên được chuyện chị ta đi và chỉ nghĩ rằng con trai mẹ đã trở về ở dưới mái nhà của tổ tiên là mẹ thấy sung sướng dễ chịu trong người hơn.Em ngạc nhiên thấy anh em không kể cho em biết chuyện mẹ em cho gọi chị ấy vào pha trà hầu mẹ em. Đó là một việc quan trọng. Nhưng nghĩ cho kỹ em thấy anh ấy đã cố tình không kể cho em biết chuyện đó nguyên vì mẹ em không ưa chị ấy một chút nào. Nhớ tới nỗi lo âu của anh em, em hỏi thêm một câu nữa, liều thực là liều:- Bẩm mẹ, chị ấy ở đây không quen biết ai cả, vậy con có thể mời chị ấy lại chơi đằng con một lát không ạ?Mẹ em lạnh lùng đáp:- Không được, con đối với chị ta như vậy là đủ lắm rồi. Chị ta còn ở đây thì không bao giờ mẹ cho phép chị ta ra khỏi cổng nhà. Muốn ở đây thì phải học lấy phép cấm cung xứng đáng với phụ nữ con nhà quý phái. Cả đô thị xì xào về chuyện này, mẹ chẳng quan tâm. Mẹ thấy chị ta tự do phóng túng, cho nên phải kiểm soát mới được. Thôi đừng đả động đến chị ta nữa.Câu chuyện giữa hai mẹ con em về sau chẳng có gì đáng kể lại. Mẹ em không nói gì khác ngoài những chuyện vặt xẩy ra hàng ngày - nào là muối dưa cho người ở, nào vải may quần áo cho trẻ con lên giá, nào cúc trồng bây giờ để lấy hoa mùa thu đã nẩy nhiều mầm. Thấy thế em chào mẹ em xin phép về.Nhưng lúc đi qua mấy cái cổng nhỏ, em gặp anh em. Anh ấy đương đi ra ngoài cổng lớn để hỏi người gác một việc gì đó, song em biết ngay là anh ấy chỉ viện cớ ra đấy để đón em, em đến sát gần anh để dò xét nét mặt anh; em thấy những khí phách và ý chí cương quyết làm cho anh có vẻ một người xa lạ đã biến mất và chỉ thấy những nét lo âu, ngơ ngác; lại thêm bộ quần áo Tầu và cái đầu cúi xuống làm cho anh giống cậu thư sinh thuở trước, hơi quạu quọ như hồi chưa xuất ngoại. Không để cho anh ấy nói, em hỏi trước:- Chị ấy thế nào?Môi anh run lên, anh đưa lưỡi ra liếm.- Không được vui mạnh chút nào. Cô ạ! Anh chị không chịu đựng nổi lối sống này. Anh phải làm một cái gì khác - đi xa hay kiếm công việc làm ăn…Thấy anh ngừng không nói hết câu, em vội khuyên anh ấy phải kiên nhẫn trước khi quyết ý ra đi. Mẹ em cho người ngoại quốc kia vào ở trong dinh nhà đã là quá lắm rồi, vả một năm cũng không lâu la gì.Nhưng anh em lắc đầu rầu rĩ nói:- Ngay cả vợ anh cũng đã bắt đầu thất vọng. Trước khi về ở đây, chị ấy vững tâm lắm. Nhưng bây giờ một ngày một ngã lòng. Thức ăn của mình không hợp với chị ấy… mà anh thì không kiếm được thức ăn ngoại quốc cho chị ấy. Chị ấy chẳng ăn gì cả. Ở trong nước chị ấy tự do quen và được người ta kính trọng. Chị ấy được mọi người cho là đẹp và nhiều cậu yêu chị ấy. Chiếm được chị ấy anh hãnh diện lắm. Anh cho như vậy tỏ ra rằng người mình hơn họ. Bây giờ vợ anh chẳng khác gì một bông hoa đã bị ngắt khỏi cành, cắm vào một cái bình bạc, nhưng không có nước. Ngày nọ qua ngày kia, chị ấy chỉ ngồi một chỗ im lặng, hai mắt đỏ ngầu trên khuôn mặt mỗi ngày một xanh xao thêm.Em ngạc nhiên thấy anh em cho việc người đàn bà được nhiều người yêu là một đức hạnh. Ở nước em, đó chỉ là một lời khen dành riêng cho bọn thanh lâu. Như vậy làm sao người ngoại quốc kia có thể hy vọng thành một người như chúng em được? Nhưng những lời của anh em nói làm nẩy ra một ý ở trong óc em.Em vội hỏi:- Thế chị ấy có muốn quay về với người nước chị ấy không?Em thấy ở đây có một giải pháp. Nếu chị ấy đi, biển mênh mông lại chia cách hai người, thì anh em, dầu sao chăng nữa cũng chỉ là một người đàn ông, sẽ không còn nghĩ tới chị ấy nữa, và trở về với bổn phận. Nhưng em khó lòng quên ngay được cái nhìn của anh em khi em hỏi câu ấy. Hai con mắt anh rọi vào em giận dữ.Em không ngờ anh ấy hung hăng nói:- Nếu chị ấy đi thì anh cũng đi. Nếu chị ấy mà chết ở trong nhà này, thì anh không bao giờ còn nhận là con của cha mẹ nữa!Em nhẹ nhàng trách anh ấy sao lại nói những lời bất hiếu bất mục như vậy, thì bất chợt anh ấy vùng lên khóc và chạy đi chỗ khác.Em đứng ngẩn người ra, nhìn theo anh em cúi gầm xuống đi khuất vào trong khu phòng của anh, và em lưỡng lự bước theo anh, thực ra thì em cũng sợ mẹ em biết.Em vào thăm người ngoại quốc kia. Chị ấy đương bối rối đi đi lại lại ở sân trong khu phòng của anh em. Chị ấy lại mặc quốc phục của chị ấy, một cái áo màu xanh thẫm cắt để hở chiếc cổ trắng nõn ra. Tay chị ấy cầm một cuốn sách ngoại ngữ, mở ngỏ, có những hàng chữ ngắn chạy ngang và xếp thành từng đoạn nho nhỏ ở giữa trang giấy.Chị vừa đi vừa đọc sách, lông mày cau lại, nhưng khi trông thấy em, nét mặt chị đổi tươi ngay lại; chị ấy đứng sững ra chờ em đi tới. Chúng em trao đổi với nhau một vài câu, những câu tầm thường vớ vẩn. Bây giờ những chuyện thường thường chị ấy nói rất trôi chẩy. Em từ chối không vào hẳn trong nhà, lấy cớ em phải về ngay với con em, chị ấy có vẻ buồn.Em nhắc đến cây đỗ tùng cũ ở trong sân, chị ấy thì nói tới một món đồ chơi tay chị ấy làm cho thằng con em bằng vải nhồi bông gòn. Em cảm ơn chị ấy - thế là hết chuyện nói với nhau. Em chờ một lát rồi cáo biệt; em cảm thấy một nỗi buồn mơ hồ, vì biển cả chia cách chúng em, em chẳng giúp gì được cho anh em và mẹ em.Nhưng khi em quay ra về thì chị ấy bỗng nắm lấy bàn tay em, bóp chặt. Em nhìn chị ấy và thấy chị ấy lắc đầu mạnh một cái để hất những giọt nước mắt đi. Em thấy thương tâm, lúng túng nói với chị ấy, nhưng không biết nói gì khác hơn là hứa sẽ trở lại thăm chị ấy một ngày gần đây. Môi chị ấy run lên gượng cười.Chương Kết
TIỂU SỬ
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
Cành Hoa E Ấp
Đất Lành
Đứa Con Người Yêu
Gió Đông Gió Tây
Gió Đông Gió Tây (1)
Những Người Đàn Bà Trong Gia Đình Kennedy
Tiếng Nói Trong Nhà
Tình yêu sau cùng
Từ Hy Thái Hậu
*
Một tháng lại trôi qua như vậy. Rồi cha em về. Có điều lạ lùng là cha em tỏ ra hết sức chú ý đến người vợ của anh em và thương mến chị ấy là khác nữa. Vương Đại-Ma kể lại rằng cha em vừa bước vào trong cổng lớn đã hỏi ngay xem anh có đưa theo người ngoại quốc ấy về nhà không; và khi nghe chuyện xong, cha em liền thay quần áo và sai người báo tin cho anh em biết là ăn cơm xong, cha em sẽ đến thăm khu phòng của anh ấy ngay.Cha em tới nơi, ân cần hớn hở, nhận lễ chào mừng của anh em xong, ngỏ ý muốn xem mặt người ngoại quốc kia. Khi chị ấy vào, cha em cười luôn miệng, ngắm nghía chị ấy và tự do phóng túng, phê bình về người của chị ấy.Cha em vui vẻ nói:- Chị ấy có cái vẻ đẹp riêng của chị ấy đấy. Hay, hay, cũng là một chuyện mới lạ ở trong gia đình. Chị ấy có biết nói tiếng Trung-Hoa không?Anh em có vẻ không bằng lòng cái tính phóng túng của cha nên chỉ trả lời vắn tắt là chị ấy đương học. Cha em cười hềnh hệch và nói to:- Khỏi lo… khỏi lo… Ta chắc những lời yêu đương nói bằng ngoại ngữ cũng êm ngọt như quốc ngữ…hề, hề, hề!Và cha em cười đến run cả người lên. Còn chị ấy thì không thể hiểu hết những lời cha em quen tính nói vô ý vô tứ, giọng thô mà lưu loát, nhưng vẻ thân mật làm cho chị ấy vui lên, vả anh em cũng không thể nào nói cho chị ấy biết là cha em thiếu lễ độ đối với chị ấy.Em nghe nói cha em đến thăm chị ấy luôn và bỡn cợt với chị ấy, nhìn soi mói vào mặt và dạy chị ấy những lời, những tiếng mới. Cha em còn gửi cho chị ấy kẹo mứt và có lần cả một cây phật thủ trồng trong một cái chậu men xanh. Dẫu sao, anh em giữ ý luôn luôn có mặt trong những lúc cha em đến thăm.Chị ấy thì như trẻ con, không hiểu biết gì cả.*
Hôm qua ngày lễ, sau khi đến chào mừng mẹ em xong, em lại rẽ vào thăm chị ấy. Em không dám để cho mẹ em buồn thấy em ở chơi lâu với chị ấy, sợ mẹ em lại cấm không cho em lai vãng đến khu phòng của anh em nữa.Em hỏi:- Chị có được sung sướng hơn không?Chị ấy phác thoáng một nét cười, làm cho vẻ mặt đăm chiêu của chị bỗng tươi lên như mặt trời chợt ló ra khỏi đám mây mờ.Chị ấy đáp:- Vâng, có lẽ thế. Ít ra thì cũng không đến nỗi tệ quá. Chị chỉ gặp mẹ có mỗi một lần hôm mẹ gọi chị đến pha trà. Từ bé đến giờ chị chưa pha trà kiểu ấy bao giờ. Còn cha thì gần như ngày nào cũng tới thăm anh chị.Em nói:- Chúng mình cần phải kiên nhẫn. Rồi cũng có ngày mẹ sẽ bớt nghiêm khắc đi.Chị ấy bỗng sầm mặt lại, khẽ nói vắn tắt:- Chị có làm gì quấy đâu. Yêu nhau và lấy nhau đâu có phải là một tội lỗi? Ở trong nhà này chị chỉ có mỗi mình cha là thân thiện. Người đối với chị rất ân cần tử tế, mà chị thì cần có sự ân cần tử tế ấy, chị có thể nói với cô như vậy! Chắc chị không thể chịu đựng cảnh này được lâu hơn nữa, giam hãm như thế này!Chị ấy hất bộ tóc vàng cắt ngắn một cái, rồi mắt bỗng sa sầm xuống giận dữ. Em thấy chị nhìn vào phía sân trong; em liền nhìn theo.- Cô xem đấy! Họ lại kéo đến đứng kia kìa… tựa hồ như chị là một trò chơi của mấy người đàn bà ấy! Họ soi mói làm chị ngán đến chết đi được. Vì cớ gì mà lúc nào họ cũng thì thầm, rình mò và chỉ trỏ như vậy?Chị ấy vừa nói vừa hất cằm ra phía cửa vòng nguyệt. Một bọn mấy người vợ lẽ và năm sáu con đứng ngấp ngó ở lối ra vào. Họ ăn đậu phụng và bóc vỏ cho cái họ ăn, nhưng họ vẫn để ý nhìn trộm chị ấy; em nghe rõ cả tiếng họ cười. Em cau mày nhìn họ, nhưng họ vờ không trong thấy em nạt họ. Sau rồi chị ấy phải kéo em vào trong phòng và khép kín hai tấm cửa gỗ nặng lại.Chị ấy cóng XXhttp://eTruyen.com