ăn Bình đã nói dối Lệ Liên. Dầu nàng chôn nhau cắt rốn ở Bá Linh, nàng cũng khó thể am tường những ngõ ngách bí hiểm của thành phố này bằng chàng. Trong hồ sơ điệp vụ chính thức, chàng mới ghé lại ba lần. Lần thứ nhất, vượt qua đường ranh giới một cách công khai, trao trả nhà bác học hỏa tiển Bilatốp cho Hồng Quân Sô Viết. Lần thứ nhì, chàng từ phía Đông trốn sang phía Tây trong một công tác hiểm nghèo dẫn chàng qua các cộng hòa xã hội chủ nghĩa Trung Âu. Hồi ấy, bức tường bê- tông và kẽm gai được mệnh danh là bức tường ô nhục đã sừng sững mọc lên, ngăn đôi thành phố [1]. Lần này là lần thứ ba. Chàng ngoan ngoãn theo Lệ Liên lên xe hơi đến một lữ quán bậc trung mà nàng ca tụng là sạch sẽ, lịch sự, thức ăn ngon, hầu hạ ưng ý, và nhất là yên tĩnh. Nàng mở máy sưởi, và trước khi vào phòng đóng kín cửa sổ, nàng kéo chàng thò đầu ra bao lơn và giải thích: Anh biết con đường này không? Đường Ac-cơ đấy [2], con đường đầu tiên bị công an Đông Đức bít nghẹn năm 1961. Ngày xưa, cong đường này vui và đông đáo để... giờ đây, nó buồn như bãi chôn người chết, phải không anh? Văn Bình lặng thinh, không tỏ ý kiến. Nàng không ngờ rằng ngày đại lộ Ac-cơ sửa soạn bị cắt đứt bằng những tấm đan xi-măng cao một mét rưỡi do xe cần trục đổ xuống thì chàng cũng có mặt trong khu phố kế cận, đúng hơn, trong một bãi chôn người chết, gọi là nghĩa trang thánh Sô-phi, để điều khiển việc thâm nhập những toán điệp viên cuối cùng vào Đông Đức bằng đường Bá Linh. Chàng lặng thinh vì ngày 18 tháng 6 - 1961, ngày bức tường ô nhục bắt đầu được xây cất là một ngày chủ nhật. Chàng đến Ba Lê vào chiều thứ bẩy vì trong vòng một đêm một ngày, hàng chục biến cố nghẹt thở và toát mồ hôi lạnh đã xảy ra.... Như thể nàng là nhân viên của sở Du Lịch và chàng là du khách mới đặt chân xuống trường bay. Lệ Liên tíu tít ca ngợi những vẻ đẹp của thị trấn Tây Bá Linh. Nào là thành phố có đủ thứ ăn chơi xác thịt, nhưng cũng là nơi dinh dưỡng tinh thần tuyệt hảo với những nhánh sông nhằng nhịt, với gần một triệu cây được trồng lại trong công viên để ban phát bóng rợp và hơi mát và giúp mọi người quên được những tàn phá ghê gớm của trận thế chiến thứ hai. Nào là khách khó tính đến mấy cũng ưa ý, khách có thể săn lợn lòi trong rừng cách thị trấn 20 cây số cũng như săn đàn bà đẹp thuộc mọi mầu da và mọi túi tiền. Lệ Liên kêu bưng lên phòng đủ món ăn la liệt, món nào cũng đượm tính chất quốc hồn quốc túy của người Đức. Nàng xúc bỏ vào đĩa cho chàng, không khác lối mời tiếp của người miền Bắc ngày xưa, đồng thời khen nức nở "anh thử xem, ngon lắm, kẻo không có dịp được nếm lại, vì lữ quán này nấu ngon nhất món Đức, anh nghe danh súc-sích và dăm-bông Đức chưa, trên thế giới chưa có đồ nguội nước nào ngon bằng, úi chao, bánh ngọt của Đức cũng khét tiếng ngon kinh khủng...." Chàng muốn hét vào tại nàng... "Không, em ơi, các món ăn em vừa kể cũng chưa độc đáo, nói đến Đức mà quên món ngỗng rán, sò huyết chiên ròn, cá nướng giầm rượu, gỏi cá hương, xúp tôm hùm và xúp lươn thì thật đoãn vị.... bợm nhậu nước anh khoái những món nhai sần sật để nhắm rượu thì đây có mõm bò trộn xà-lách tai heo nấu đậu nghiến, lưỡi heo xắc nhỏ nấu hành..." Không để ý đến bàn ăn thịnh soạn và bụng đói cồn cào, chàng kéo Lệ Liên lại chiếc giường kê gần máy sưởi. Chàng hôn cái cổ trắng ngần của nàng và rỉ rả: Anh thích ăn cái này hơn. Chàng vừa thốt ra những ý nghĩ chân thành nhất. Thực vậy, thực đơn Đức chàng không ăn hôm nay chàng có thể ăn ngày mai. Nhưng còn thực đơn.... tình yêu, chàng phải tận hưởng vì sợ "không có dịp nếm lại". Chai whuýt-ky trên bàn đã hết nhẵn, chàng vẫn kêu khát. Chàng uống cạn chai thứ hai, với Lệ Liên ấm áp, thơm tho nằm gọn trong vòng tay. Không biết vì cơn truy hoan vũ bão hay vì men rượu mà chàng lăn ra ngủ. Khi ấy nàng còn tỉnh. Nàng chỉ uống mấy đốt huýt-ky. Suốt buổi, nàng chuốc rượu cho chàng, khi bị nài ép hết sức nàng mới nâng ly rượu lên môi. Nàng rón rén ra ngoài hành lang. Khoảng ba phút sau, nàng trở vào, trèo lên giường, rúc vào cái lưng trần cân đối, đầy múi thịt tròn lẳng của chàng. Căn phòng khách sạn hoàn toàn im lặng. Bao lơn căn phòng nhìn xuống con đường cũng hoàn toàn im lặng. Phía sau con đường im lặng này là bức tường ô nhục... Từ trên cao nhìn xuống, bức tường ô nhục giống như con giun đất khổng lồ. Bên trên, người ta không giăng dây thép gai như thường lệ để ngăn người vượt qua. Thay vào đó, có những cái ống tròn, đụng nhẹ là quay, nên phương pháp này hữu hiệu hơn kẽm gai nhiều. Bức tường dài 45 cây số, sau bức tường là một khoảng trống khá rộng, gồm nhiều lớp rào bê-tông, rào sắt, những lô-cốt được canh phòng ngày đêm, một hào sâu chôn sâu những cái hố mắc dây thép gai truyền điện, những chướng ngại vật để cản chận xe cộ, chưa kể những binh sĩ võ trang hùng hậu và đàn chó bẹt-giê chuyên cắn cổ và xé xác.... song thật ra chàng không ngủ, chàng đang chờ cơ hội hoạt động, chàng chỉ ngáy giả vờ. Giây phút trọng đại sắp tới, chàng lợi dụng cơ hội được nghỉ ngơi để vận khí, xả duỗi các bắp thịt để cơ thể và tinh thần thoải mái. Đang ôm lưng chàng chặt cứng, Lệ Liên bỗng rời ra. Nàng nằm ngửa ngó lên trần phòng tối đen. Rồi thở dài. Nàng khua chân xuống đất, lại bàn, mở cái va li dẹt mang theo ra. Bên trong, giấu dưới xấp đồ lót ni-lông hồng là một khẩu súng tí hon. Nàng trở lại đầu giường, ngần ngừ một giây rồi vặn đèn lên. Ánh đèn xanh nhạt chiếu một vòng tròn lung linh trên nệm giường còn trũng vết thân thể hai người. Dấu tích của đêm ái ân cuồng nhiệt vẫn còn đó. Lệ Liên nâng súng lên, nhắm giữa lưng Văn Bình, ngón tay nàng đặt sẵn lên cò, song nàng lại không bóp. Nàng gọi chàng: Anh ơi, anh ngủ hay thức? Dĩ nhiên là Văn Bình tiếp tục ngáy. Nàng thở dài: Trời ơi, anh ngủ làm gì thế? Tại sao anh chưa chịu tỉnh dậy? Văn Bình trở mình, quay mặt lại, tủm tỉm cười. Lệ Liên hốt hoảng: Ơ kìa, anh đang ngủ say.... Anh giả vờ ngủ phải không? Văn Bình gật đầu. Lệ Liên lấy bàn tay che mặt: Nghĩa là anh đã biết em làm những gì. Biết hết. Anh tha lỗi cho em. Em đã cân nhắc tình yêu và bổn phận. Và em đã nghĩ là không thể làm tròn bổn phận. Em không thể bắn anh. Văn Bình lượm khẩu súng, bấm nút cho bì đạn tuột vào lòng bàn tay rồi đưa cho Lệ Liên coi: Anh phải xin tha lỗi mới đúng. Lệ Liên bàng hoàng: Trời ơi, đây là đạn giấy. Anh thay xạt-giơ đạn giấy này khi nào? Khi em ra ngoài, gọi điện thoại. Anh có nghe em gọi cho ai không? Có. Họ sắp đến nên tinh thần em bị bấn loạn. Vâng. Em đã quá yêu anh. Em tưởng có thể coi thường tình yêu, giờ đây em mới thấy lầm. Thấy lầm, sau hơn mười năm hoạt động cho lý tưởng và nghề nghiệp. Giờ đay em mới thấy rằng lý tưởng chỉ là điều phụ. Tình yêu là chính. Tình yêu là điều trên hết. Em phục vụ cho R.u. lâu chưa? Trước ngày em về làm việc cho Nguyễn Phước Bửu Khoa. Em là người Nga, mẹ em dân Pháp nên em nói tiếng Pháp giỏi như tiếng mẹ đẻ. Em sang Ba Lê du học rồi ở luôn, em được lệnh trà trộn vào các tồ chức khoa học để lấy tin tức. Em về với Bửu Khoa vì 3 lý do, thứ nhất là lệnh trên, thứ hai, Bửu Khoa là nhà di truyền học đại tài, em lại thích bộ môn khoa học này, và thứ ba là những liên hệ tình cảm. Em yêu Bửu Khoa? Vâng, nhưng chỉ yêu tinh thần, vì.... Nếu anh nhớ không lầm thì chiều qua ở Ba Lê em nói với anh là có đứa con trai 3 tuổi. Anh nhớ không lầm tí nào. Vâng, em có đứa con trai 3 tuổi. Và đích là con của Bửu Khoa. Những trục trặc về sinh lý của Bửu Khoa mới xảy ra cách đây 2 năm. Em yêu Bửu Khoa, tại sao lại hạ sát ông ta? Việc này không do em chủ trương. Người điều khiển toàn diện là đại tá Sôminốp. Em không phải là thuộc viên của hắn, song em cũng không đưọc biết đến công việc của hắn. Sôminốp chỉ thông báo cho em sau khi Bửu Khoa bị giết và nhà ở bị đặt bom nổ tung. Em không phản đối? Nếu em thiếu thành thật, em sẽ nói là em phản đối. Cái chết của Bửu Khoa làm em buồn thật đấy, song em không thể quên em là nhân viên GRU được nuôi dưỡng trong kỷ luật sắt. Vả lại, trong trường hợp em phản đối, hành động của em cũng chẳng đi đến đâu, không khéo còn đi hại cho em nữa. Vì, như anh đã hiểu. Sôminốp cũng như em, hắn cũng chẳng hơn gì em, hắn chỉ là con cờ trên bàn cờ rộng lớn. Xét cho cùng, Sôminốp phải thủ tiêu Nguyễn Phước Bửu Khoa là để buộc anh tìm em. Bửu Khoa có 3 người thân. Diễm Hà chết, chú Sáu chết, anh không tìm em thì còn tìm ai nữa. Em biết giờ và nơi anh sẽ gặp Tôlan, nhưng kẹt một nỗi là theo kế hoạch tiếp xúc mà Bửu Khoa tiết lộ cho em biết thì Tôlan chỉ xuất đầu lộ diện nếu người đến gặp là anh. Tôlan và cô thư ký của ông ta hóa trang tài tình như vậy, Sôminốp và em có đến chờ cũng vô ích, đó là chưa nói đến những tài liệu quan trọng khác như thư từ hình ảnh và chi phiếu nữa.... Vả lại, Sôminốp muốn hốt luôn cả anh. Tôlan là chiến lợi phẩm to lớn, nhưng anh cũng có giá trị lớn không kém, mỗi người trong một lãnh vực. Hắn sợ anh nghi ngờ nên bố trí cho anh chứng kiến cảnh em bị tra tấn. Hắn nhốt anh chung với em trong xe fuốc-go-nét là để em cắt dây trói, giúp anh thoát thân. Hắn đinh ninh ăn chắc trăm phần trăm. Không ngờ hắn đã thất bại trăm phần trăm. Anh Văn Bình, anh khám phá ra vai trò hàng hai của em từ khi nào? Khi làm tình trên xe fuốc-go-nét. Ạnh cười em ư? Vâng, em thú nhận là việc lôi kéo anh là một phần của chương trình, nhưng vấn đề yêu đương nồng nhiệt không phải không có.... và phút này em đau khổ cũng vì em không cưỡng nổi mệnh lệnh của con tim. Không, anh đâu dám mang chuyện chúng mình yêu nhau ra làm trò đùa, anh không phải là hạng người sống sượng như vậy. Sự thật là trong khi ân ái trên xe fuốc-go-nét anh mới nẩy ra nghi ngờ. Em mặc bộ đồ hở hang, hết sức hở hang, nhưng đó lại là một kiểu dạ phục ngắn dành cho các cuộc tiếp tân ngoài bãi biển do tiệm Fath trình bày.... Kiểu áo này gồm cả giầy cao gót bằng da mạ vàng rất độc đáo, nhưng em lại dận giầy vải thật nhẹ và thật mỏng. Trong khi làm tình, anh chạm đế giầy của em và anh bắt đầu thắc mắc. Đến khi xe fuốc-go-nét đậu lại, chúng mình tông cửa tẩu thoát, anh mới hiểu. Thì ra em dùng giầy vải là để chạy xa dễ dàng trong bóng tối. Rồi còn hộp lưỡi lam.... trong phòng em không có ngăn kéo nào mở sẵn, bàn trang điểm lại kê tít ở góc, em bị trói giữa nhà, thử hỏi em làm cách nào thủ được hộp lưỡi lam và giấu vào mình. Tuy nhiên, đôi giầy đế mỏng và hộp lưỡi lam cũng chưa làm anh thắc mắc bằng thái độ của em khi ấy. Anh sửa soạn triệt hạ Voi đen thì em giả vờ kêu anh quay lại, hầu Voi đen có điều kiện rút súng uy hiếp anh. Vụ giết chú Sáu cũng lưu lại kẽ hở: em nghĩ coi, phải là cộng sự viên thân tín của Bửu Khoa mới biết chú Sáu có các dụng cụ phát tuyến và trắc giác tối tân. Bửu Khoa chỉ có 3 cộng sự viên thân tín, và 2 đã bị loại khỏi vòng chiến, còn lại một mình em.... Anh còn đợi gì mà chưa giết em? Nghề điệp báo hành động là nghề không có sự phân biệt nam nữ, yêu ghét, nhưng đối với anh, đàn bà đẹp là báu vật thiêng liêng. Phương chi em lại yêu anh... dầu tim bằng đá anh cũng không ngăn được rung cảm khi nhớ đến những phút thần tiên trong xe fuốc-go-nét. Em hiểu rồi. Anh muốn thử lại đáp số bài toán. Nếu hồi nãy em nhẫn tâm lảy cò thì phút này đây anh cũng sẽ nhẫn tâm.... Văn Bình chẳng nói chẳng rằng, tra bì đạn vào súng, kéo qui-lát cho viên thứ nhất nhảy lên nòng, đoạn lấy cái gối bông lớn bọc chung quanh, tạo ra tác dụng ống cao su hãm thanh. Bụp một tiếng, viên đạn chui tọt qua gối bông, đục một lỗ nhỏ sâu hoắm trên bức tường trước mặt. Bắn xong, Văn Bình thở dài vứt súng xuống đất, kêu choang. Lệ Liên ngó chàng sững sờ. Rồi nàng òa khóc, ôm choàng lấy chàng, nước mắt rớt lã chã trên vai chàng. Chàng vuốt tóc, vuốt má nàng, cử chỉ âu yếm. Khóc một hồi, nàng mới nói Té ra đạn thật, không phải đạn mã tử. Nghĩa là nếu em lảy cò thì anh phải chết. Té ra.... Văn Bình kéo nàng ngửa mặt lên, và hôn vào môi nàng. Mắt nàng nhắm nghiền, nàng tỉ tê như trong cơn say: Anh ơi.... té ra anh yêu em... anh biết trước là em không thể bắn anh.... Từ ngoài đường xa xa có tiếng kèn xe hơi. Một tiếng ngắn khô khan. Rồi im bặt. Lệ Liên buông Văn Bình, giọng thiểu não: Họ đến rồi. Họ đang chờ em. Anh ơi.... em không muốn về nữa, em chỉ muốn được ở lại với anh. Người đón em, chở lén sang Đông Bá Linh là trung tá Mêrích, giám đốc trú sứ R.u. ở đây. Anh giết hắn đi.... Theo kế hoạch của trung ương R.U., em về Liên Sô độ bao lâu? Từ 3 đến 6 tháng. Con trai của em được gửi nuôi tại Ba Lê. Có thể nào thượng cấp giữ em lại, không cho xuất ngoại nữa không? Không. Phó tổng aacute;i gọi. Loại gái gọi này có đến cả vạn ở Ba Lê (Sàigòn cũng chẳng hiếm đâu nhé, theo tin tức riêng của z.28 thì có đến ba trăm, ba trăm có nơi ăn chốn ở chững chạc và số dây nói oai vệ...), giá biểu hành nghề tùy khu vực và tùy sự giới thiệu. Nếu ở khu chợ trung ương hoặc ra đến gần ngoại ô thì giá biểu không cao hơn giá biểu Gò Vấp là mấy, nhưng coi chừng... ở khu hữu ngạn, kế cận đại lộ Champs Elysées, con đường huyết mạch của thành phố thì gấp ba, gấp bốn, hoặc đôi khi cả chục lần là cái chắc. Lẽ ra, quay lầm số của gái gọi, Văn Bình phải cúp. Một cậu bé cũng biết cách gián đoạn điện đàm. Chỉ đặt máy vào gìá rồi đút cái giơ-tông khác vào khe là xong. Nhưng chẳng hiểu sao khi ấy chàng lại quên cả phương pháp cúp giây nói. Chàng cứ thích nghe thêm nửa. Bỗng dưng chàng đâm ra tiếc tiền. Tiếc nửa phật-lăng bỏ ra hồi nảy để mua giơ-tông. Chàng tiếc một số tiền tương đương với ba, bốn chục bạc Việt-Nam, trong khi điệp vụ chàng đang có bổn phận thực hiện có thể mang về cho sở xoàng ra từ 500 triệu đến 800 triệu. Nói cho đúng, chàng không hề biết tiếc tiền. Chẳng qua bệnh hảo ngọt bắt chàng tiếc... món quà trời ơi, đất hỡi. Chàng cũng cười họa theo: Tại sao em không đòi 30 hoặc 20 cho nó chẵn mà lại ra giá 32 phật-lăng? Cô gái đáp ngay: Anh cù lần lắm. sở dĩ em xin anh 32 là vì má em vừa xài hết của em 32 phật-lăng. Bà ấy mới 35, 36 tuổi nên ngày nào cũng đi xi nê và chải tóc. Hên cho anh, chứ có ngày bà ấy tiêu đến trăm phật-lăng. Em có cái tính kỳ lạ, má em cần bao nhiêu thì em làm bấy nhiêu. Tuy chưa giáp mặt anh nhưng em đoán anh đẹp trai nên châm chước cho anh, em mà tính thêm tiền buộc-boa cho bồi phòng nữa thì anh sẽ nghẹn thở. Em đến liền nhé? Văn Bình thè lưỡi liếm mép. Đúng như lời cô gái gọi, trời teng teng và lất phất mưa rét như thế này, được du dương trong phòng sưởi ấm với người đẹp Ba Lê thì sướng hơn Lưu Nguyễn ngày xưa. Nhưng chàng không thể hẹn hò. Dầu cô gái mới 15, 16 chàng cũng không dám. Vì chỉ thị của sở đã nói dứt khoát "sau khi đến nơi, phải kêu điện thoại ngay cho giáo sư Nguyễn Phước Bửu Khoa". Tuy tiếc rẻ, chàng vẫn phải hạ máy. Cửa ca-bin điện thoại mở hé, hơi lạnh sông Sein ùa vào làm da thịt chàng cóng buốt. Kể ra, mùa đông chưa tới, thời tiết chưa có gì là lạnh, bằng chứng là đàn bà sồn sồn - nghĩa là hết khả năng hỏa diệm sơn, cởi trần đi giữa băng tuyết mà da thịt vẫn nóng hôi hổi - còn mặc đồ ngắn tay. Thế mà điệp viên z.28 mới trên ba mươi lại lạnh phát run. Xa xa, những cụm hoa đủ màu sặc sở nổi bật trên nền lá xánh dưới bầu trời xế chiều không nắng. Văn Bình sực nhớ đang ở tả ngạn, ở khu vực cổ xưa nhất thành phố, khu vực Thị-đảo [4]. Những đốm xanh đỏ trắng tím vàng trước mặt chàng là Chợ Hoa [5]. Ba Lê có nhiều nơi bán hoa song đây là chợ hoa lớn nhất. Chàng đến nơi đúng buổi chiều thứ bẩy, nếu là chủ nhật thì trong tiếng xe cộ lưu thông, tiếng rì rầm của giòng sông, tiếng người cười nói, chàng có thể nghe tiếng chim hót, vì ngày chủ nhật, Chợ Hoa biến thành Chợ Chim vào buổi chiều. Và phía sau ca-bin điện thoại là khối nhà ảm đạm xám xịt của bệnh viện thành phố, đi thêm một quãng nữa là đến nhà thờ Chánh Tòa [6], giáo đường hùng vĩ và tráng lệ mà bất cứ du khách ngoại quốc nào cũng ráng trèo đủ 387 bậc để lên đỉnh tháp hầu có thể nhìn thấy toàn diện thành phố. Văn Bình chắc lưỡi, cúi đầu xuống máy điện thoại. Chàng là con người sắt đá nhưng khi cần lại đa sầu đa cảm hơn cả nhà thơ lãng mạn nữa. Chiều thứ bảy là chiều thần tiên nhất trong tuần, thiên hạ chỉ nghĩ đến ái tình trong khi chàng phải lao đầu vào công tác hiểm nghèo, xa quê hương, xa những hình bóng thương mến. Điện thoại gồm 7 số, lần này chàng quay từ từ, vì chàng chỉ có hai giơ-tông, nếu gọi lộn, chàng phải mất thời giờ đổi tiền mua cái khác. May thay, chàng khỏi phải đợi lâu, chàng vừa vừa hỏi "alô, có phải văn phòng bác sĩ Nguyễn Phước Bửu Khoa không" thì có tiếng trả lời ngay. Chàng hỏi bằng tiếng Pháp và cũng được trả lời bằng tiếng Pháp êm ái. Dĩ nhiên, người trả lời là đàn bà. Chàng nói luôn một hơi: Tôi vừa ở Ba Lan tới, cách đây 3 tuần tôi đã nhận được thư của giáo sư, hiện tôi đang ở tạm nhà quen ở khu Mông-mác. Mật khẩu khá dài này gồm 4 chữ "Ba Lan, 3 tuần, thư riêng và Mông-mác". Chàng nghe hai ba tiếng dạ liên tiếp rồi giọng nói êm ái quen thuộc lại cất lên: Xin ông chờ một phút, để tôi liên lạc với giáo sư. Người đẹp dặn một phút nhưng trên thực tế, đường dây câm lặng hơn ba phút dài giằng giặc. Rồi Văn Bình nghe giọng người đàn ông. Người Quảng chính cống. Giọng của giáo sư Bửu Khoa. Và chàng định thần mới nghe được rõ vì giọng nói này quá nhỏ, hơn nữa, một đoàn xe hơi vừa chạy qua rầm rầm. Nguyễn Phước Bửu Khoa là tôi đây. Hân hạnh được ông gọi điện thoại, ông thuộc đường trong thành phố không? Chàng đáp: Cũng khá. Đường nào không biết thì nhờ tài xế tắc-xi. Đường tôi sắp hẹn với ông không đến nỗi khó lắm đâu. Tôi chắc ông đã qua đó nhiều lần. ông biết đường Đồng Hồ dọc tả ngạn không? Đường Đồng Hồ, quai de 1Horloge chỉ cách ca-bin điện thoại chàng đang nói và Chợ Hoa một quảng đường ngắn. Bửu Khoa lại hỏi: Ông cũng biết công trường Đô-phin chứ? Biết. Bây giờ là 16 giờ 24. Không, tôi lầm, đồng hồ tôi bị chậm 2 phút. Bây giờ là 16 giờ 26 phút. Đúng 17 giờ, nghĩa là đúng 5 giờ chiều nay, sẽ có xe hơi của tôi đến đón ông ở công trường Đô-phin, ông nhớ nhé, công trường Đô-phin nhưng là về phía đường Đồng Hồ. Thôi, chào ông. ông cần hỏi thêm điều gì nữa không? Cần. Đón bằng xe gì? À, xin lỗi, tôi đãng trí quên khuấy. Đó bằng xe 204 mui trần, màu đỏ, bảng số... Và người đón là... Biết rồi. Là cô thư ký vừa gọi điện thoại cho tôi. Ông tài thật. Vâng, tôi có 2 nữ thư ký, một Việt, một Pháp. Cô người Pháp sẽ đích thân lái xe đón ông. ông phải có mặt đúng giờ đấy, tôi bận lắm. Văn Bình mở cửa ca-bin điện thoại bước ra đường. Chàng đang dưỡng sức trên bãi biển Busum thì tòa đại sứ từ Bonn gọi đến, yêu cầu về Ba Lê gấp. Busum là một trong hai trung tâm nghỉ mát nổi danh ở Tây Đức. Đặc điểm của Busum là sự hiện diện của những thanh niên khôi ngô sẵn sàng làm bạn với đàn bà cô đơn. Chàng lưu lại ba tuần lễ, và trong thời gian xả hơi này, chàng không bỏ lỡ cơ hội làm quen thật nhiều và hưởng thụ thật nhiều. Nhưng ngày nào cũng ăn một món đàn bà Đức thành nhàm chán, Văn Bình mong được ông Hoàng gọi về. Và ông Hoàng đã nhờ sứ quán liên lạc với chàng... Mọi lần đã qua, ông Hoàng quái ác chỉ rình những lúc chàng sánh vai với giai nhân mới kêu chàng đến trình diện để nhận điệp vụ. Bởi vậy mọi lần đã qua chàng đều oán ông tổng giám đốc. Ngoại trừ lần này. Lệnh của sở được gởi đến giữa lúc chàng đã ngấy bãi biển Busum. Giá sở quên gọi, chàng cũng khăn gói quả mướp trèo lên chuyến phi cơ gần nhất để vù tới kinh đô ánh sáng. Chàng không oán, chàng còn phải cám ơn ông tổng giám đốc nữa là khác. Vả lại, cho dầu ông Hoàng lại giở trò phá đám Văn Bình cũng không dám oán. Vì chàng được tin ông đau nặng. Từ mấy năm nay, ông đau hoài. Hết tim đến ruột. Khỏi khan cổ thì phổi lại réo thuốc. Các bệnh có vi trùng được chữa khỏi thì đến phiên bệnh không vi trùng thi đua hoành hành. Đúng như các vị y sĩ riêng tiên liệu, ông Hoàng khó thể giữ chức tổng giám đốc đến già. Sự lo nghĩ, và những bệnh của thời hoạt động giang hồ xưa kia còn sót lại đã làm ông già trước tuổi. Hai tuần trước, chàng nghe nói ông bị mệt, suýt mê man, phải chở vào bệnh xá đặc biệt của sở, và nằm 72 giờ đồng hồ trong phòng lạnh dưới sự chăm sóc cẩn mật của một nhóm bác sĩ chuyên khoa. Chàng muốn về thăm ông song không được phép. Công việc ở nhà mà ông Hoàng gọi đùa là "đi chợ và nấu nướng" được giao một phần cho Triệu Dung với sự cộng tác của chàng "sếu vườn" Lê Diệp và nữ bí thư "không bao giờ lấy chồng" Nguyên Hương, còn công việc xông pha hòn tên mũi đạn "công việc kiếm tiền nuôi vợ con" chỉ có Văn Bình mới đảm nhiệm nổi. ông Hoàng thường dặn chàng "anh phải cố gắng xoay cho thật nhiều tiền", sở có thật nhiều tiền thì mới đủ khả năng tồn tại và tôi mới có thể bình thản nhắm mắt. Ông Hoàng muốn ra đi trong sự thoải mái, để công việc lại cho các cộng sự viên mà ông mất bao tâm cơ huấn luyện, chuẩn bị mọi mặt, song họ lại không muốn ông ra đi. Họ muốn ông ở lại với họ. Con người không ai sống mãi, họ biết ông Hoàng sẽ phải ra đi, nên họ tìm cách kéo dài thời gian ông Hoàng còn sống trên cõi thế. Kéo dài bằng thuốc men. Kéọ dài bằng những phát minh khoa học kỳ lạ. Gần đây họ dồn nỗ lực vào công cuộc nghiên cứu di truyền học để tiến đến cải lão hoàn đồng. Trước ngày lên đường chàng không được giáp mặt ông tổng giám đốc. Vì ông còn nằm bệnh viện. Đây là một ngoại lệ, vì sau bao năm hoạt động dưới quyền ông, Văn Bình đều nhận mệnh lệnh của ông, ngay cả những lần ông liệt giường, ông cũng kêu ch&a" class="ui-bar-a" onClick="noidung1('noidung.aspx?tid=2qtqv3m3237nvntnmnmn3n31n343tq83a3q3m3237n')" onMouseOut="#">